Tài liệu Yếu tố tiên lượng trong điều trị viêm tinh hoàn mào tinh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 540
YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TINH HOÀN MÀO TINH
Lê Anh Tuấn*, Phạm Hữu Đương*, Mai Bá Tiến Dũng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm tinh hoàn – mào tinh là bệnh lý cấp tính của một bên tinh hoàn. Có nhiều diễn tiến trong
quá trình điều trị và chỉ định nhập viện. Điều trị cần được thực hiện ngay sau khi có chẩn đoán bao gồm kháng
sinh, giảm đau và phẫu thuật nếu cần thiết.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: từ năm 2015 – 2017, dữ liệu của các bệnh nhân viêm tinh hoàn
mào tinh ở khoa nam học được thu thập dần. Chúng tôi đánh giá các đặc điểm của bệnh nhân trong quá trình
nhập viện và phân tích các yếu tố tiên lượng trong điều trị viêm tinh hoàn mào tinh.
Kết quả: trong 2 năm, 371 bệnh nhân viêm tinh hoàn mào tinh được ghi nhận. 4 trường hợp (1,1%) bị
nhiễm khuẩn huyết, không có trường hợp tử vong. Trong 119 trường hợp (32,1%) trải qua phẫu thuậ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố tiên lượng trong điều trị viêm tinh hoàn mào tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 540
YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TINH HOÀN MÀO TINH
Lê Anh Tuấn*, Phạm Hữu Đương*, Mai Bá Tiến Dũng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm tinh hoàn – mào tinh là bệnh lý cấp tính của một bên tinh hoàn. Có nhiều diễn tiến trong
quá trình điều trị và chỉ định nhập viện. Điều trị cần được thực hiện ngay sau khi có chẩn đoán bao gồm kháng
sinh, giảm đau và phẫu thuật nếu cần thiết.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: từ năm 2015 – 2017, dữ liệu của các bệnh nhân viêm tinh hoàn
mào tinh ở khoa nam học được thu thập dần. Chúng tôi đánh giá các đặc điểm của bệnh nhân trong quá trình
nhập viện và phân tích các yếu tố tiên lượng trong điều trị viêm tinh hoàn mào tinh.
Kết quả: trong 2 năm, 371 bệnh nhân viêm tinh hoàn mào tinh được ghi nhận. 4 trường hợp (1,1%) bị
nhiễm khuẩn huyết, không có trường hợp tử vong. Trong 119 trường hợp (32,1%) trải qua phẫu thuật cắt tinh
hoàn hoặc dẫn lưu áp xe, 72 bệnh nhân (19,4%) cần cắt tinh hoàn một bên và có độ tuổi lớn hơn các bệnh nhân
còn lại có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Dựa vào phân tích thống kê, các yếu nguy cơ cắt tinh hoàn bao gồm: lớn
tuổi (P < 0,001), phập phều (P < 0,001), áp xe mào tinh (P < 0,001), áp xe tinh hoàn (P = 0,004) và giảm hoặc mất
phổ mạch máu tinh hoàn (P <0,001). Dựa vào các kết quả trên, 371 bệnh nhân được chia làm 5 nhóm bệnh nhân.
Kết quả điều trị trong từng nhóm được đánh giá nhằm xây dựng hệ thống tiếp cận bệnh nhân viêm tinh hoàn
mào tinh.
Kết luận: viêm tinh hoàn mào tinh là một bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đễn phẫu thuật cắt tinh hoàn.
Trong nghiên cứu, tuổi tác, phập phều ở bìu, áp xe tinh hoàn và mào tinh là yếu tố nguy cơ của cắt tinh hoàn.
Phân nhóm hệ thống tiếp cận bệnh nhân có thể giúp trong điều trị bệnh nhân viêm tinh hoàn mào tinh.
Từ khóa: viêm mào tinh, viêm tinh hoàn, áp xe, cắt tinh hoàn, phân độ
ABSTRACT
PROGNOSTIC FACTORS OF EPIDIDYMO-ORCHITIS TREATMENTS
Le Anh Tuan, Pham Huu Duong, Mai Ba Tien Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 541 - 547
Introduction and objective: Acute epididymo-orchitis is an acute inflammatory disease of the epididymis
and ipsi-lateral testis. There is considerable variability regarding its incidence and implications in a hospital
setting. Treatment should be started immediately after diagnosis and includes antibiotics, analgesics, and if
necessary surgery.
Patients and method: From 2015 -2017, a data collection of epididymo-orchitis patient in our hospital
andrology department have been started. We reviewed patient demographics, course of hospitalization and identify
prognostic factors of epididymo-orchitis out comes.
Results: in 2 years, 371 admitted patients with epididymo-orchitis were identified. 4 (1.1%) became septic,
and no one died during hospitalization. Among 119 (32.1%) patients who underwent incision and drainage of the
abscess, 72 (19.4%) patients had a unilateral orchiectomy and were significantly older than those who did not (P <
0.001). Upon analysis, risk factors for having an orchiectomy included older age (P < 0.001), malacia (P < 0.001),
epididymal abscess (P < 0.001), testicular abscess (P = 0.004) and reduction or absence of testicular blood flow (P <
* Bệnh viện Bình Dân TP. HCM
Tác giả liên hệ: BS. Lê Anh Tuấn ĐT: 01668571847 Email: tuanledr@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 541
0.001). Depending on examination results, 371 patients were divided into five groups. The clinical outcomes in
each group were analyzed to create a classification facilitates systematic approach for epididymo-orchitis patient.
Conclusion: Epididymo-orchitis is a serious problem that can lead to orchiectomy. In this cohort, older age,
malacia, epididymal and testicular abscess are the risk factors for having an orchiectomy. Classification facilitates
systematic approaches is able to help in treatment of epididymo-orchitis.
Keywords: epididymitis, orchitis, abscess, orchiectomy, classification.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã được
Hippocrates đã mô tả. Viêm tinh hoàn mào tinh
thường xuất hiện một bên bìu có thể do vi trùng,
virus, do bệnh lý tự miễn.
Viêm tinh hoàn là tình trạng tổn thương
viêm ở mô tinh hoàn thường do tác nhân virus.
Viêm mào tinh ngược lại thường xuất phát từ các
tác nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu xâm nhập
ngược dòng theo ống dẫn tinh gây viêm mào
tinh. Tuy nhiên, vì hai cấu trúc tinh hoàn và mào
tinh có sự thông nối về mạch máu và đường sinh
tinh nên đã phần các trường hợp đều có tình
trạng viêm tinh - hoàn mào tinh ở một mức độ
nào đó. Viêm tinh - hoàn mào tinh cũng là thuật
ngữ thường dùng trong chẩn đoán các trường
hợp bệnh trên lâm sàng.
Diễn tiến viêm ở tinh hoàn và mào tinh có
thể tiến triển thành viêm tinh hoàn mào tinh
mạn tính, áp xe tinh hoàn - mào tinh, hoại tử tinh
hoàn đòi hỏi cần can thiệp phẫu thuật. Khi can
thiệp phẫu thuật, khả năng bảo tồn của tinh
hoàn thấp dần.
Tổn thương viêm tinh hoàn mào tinh có
thể gây ra tình trạng vô sinh, tổn thương tinh
hoàn ở nhiều mức độ khác nhau và là nguyên
nhân lớn nhất gây mất một tinh hoàn ở nam
giới trưởng thành.
Diễn tiến lâm sàng thực tế ở Việt Nam khác
nhiều với các nước phương Tây vì tình hình kinh
tế, tình trạng kháng kháng sinh. Không có nhiều
tài liệu nói về các chỉ định phẫu thuật hoặc chỉ
dừng lại ở dẫn lưu ổ áp xe. Khi nào bệnh nhân
cần phẫu thuật cắt mào tinh, phẫu thuật cắt tinh
hoàn, hoặc thoát lưu áp xe từ mào tinh và tinh
hoàn, các yếu tố nào sẽ tiên lượng cho việc điều
trị viêm tinh hoàn mào vẫn là một câu hỏi cần
đặt ra.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên dữ liệu
hồi cứu của 371 trường hợp viêm tinh hoàn -
mào tinh có chỉ định nhập viện được điều trị tại
khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân từ tháng
11/2015 đến tháng 11/2017.
Các bệnh nhân với biểu hiện lâm sàng là các
tổn thương viêm sưng ở tinh hoàn và mào tinh
được đưa vào nghiên cứu. Các bệnh nhân có tổn
thương áp xe từ vùng mô mềm ở bìu không
được đưa vào nghiên cứu. Các dấu hiệu lâm
sàng, cận lâm sàng được sử dụng nhằm phân
chia các bệnh nhân thành các nhóm lâm sàng
khác nhau.
Bệnh nhân được thăm khám với các xét
nghiệm chẩn đoán huyết đồ, siêu âm bụng, siêu
âm Doppler bẹn bìu nhằm đánh giá tổn thương
viêm, cấu trúc mạch máu của tinh hoàn.
Bệnh nhân cũng đồng thời được điều trị
kháng sinh và đánh giá lại mỗi 48-72 giờ bằng
lâm sàng, đánh giá đáp ứng viêm toàn thân,
công thức máu và siêu âm Doppler bẹn bìu.
Bệnh nhân được đánh giá đáp ứng với điều
trị nội khoa nếu giảm các triệu chứng đau, giảm
sưng viêm tinh hoàn, bạch cầu máu giảm.
Nếu không đáp ứng điều trị hoặc tình trạng
viêm tinh hoàn mào tinh diễn tiến xấu hơn như
hình thành áp xe, hoại tử tinh hoàn, bệnh nhân
sẽ được phẫu thuật. Các phương pháp can thiệp
bao gồm cắt mào tinh hoàn, dẫn lưu áp xe, cắt
tinh hoàn. Nếu phần tinh hoàn còn lại có hiệu
tượng viêm hoại tử, hoặc phần áp xe chiếm phần
lớn cấu trúc tinh hoàn thì bệnh nhân có chỉ định
cắt tinh hoàn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 542
Các kiểm định t test và chi square test được
dùng để kiểm định các thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong khoảng 2 năm, có 371 trường hợp
viêm tinh hoàn mào tinh được điều trị tại bệnh
viện Bình Dân, 4 trường hợp (1,1%) nhiễm trùng
huyết, không có trường hợp tử vong. 119 trường
hợp (32,1%) cần can thiệp phẫu thuật, trong đó
72 trường hợp (19,4%) cắt tinh hoàn, 47 trường
hợp (12,7%) cắt mào tinh. Có 16 trường hợp
được rạch thoát lưu áp xe trước nhưng 6 trường
hợp (37,5%) phải phẫu thuật cắt tinh hoàn sau
đó, 8 trường hợp (50,0%) cắt mào tinh, 2 trường
hợp (12,5%) điều trị thành công, 19 trường hợp
(5,1%) có tình trạng giảm tưới máu hoặc mất tưới
máu tinh hoàn.
Đặt Điểm Dịch Tể
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân viêm tinh
hoàn – mào tinh trong nghiên cứu là 42,2 ± 16,5.
Bảng 1. Phân bố độ tuổi của bệnh nhân
TUỔI N TRUNG BÌNH
Viêm tinh hoàn 88 34,6 ± 13,9
Viêm mào tinh 161 42,4±14,3
Viêm tinh hoàn – mào tinh 55 44,6 ± 15,4
Áp xe mào tinh 30 46,1 ± 14,3
Áp xe tinh hoàn 5 53,0 ± 23,3
Áp xe mào tinh + tinh hoàn 10 65,2 ± 22,3
Diễn tiến hoại tử tinh hoàn 21 36,4 ± 13,2
Số ngày điều trị của các bệnh nhân không
điều trị phẫu thuật, phẫu thuật cắt mào tinh
hoàn, cắt tinh hoàn lần lượt là 5,0 ± 2,1; 6,1± 2,5;
7,5 ± 2,7.
Đặt Điểm Lâm Sàng –Cận lâm sàng
9,4 % bệnh nhân có bệnh nội khoa kèm theo,
hàng đầu là đái tháo đường (5,7%), tiếp theo là
lao phổi (2,7%).
Có 128 bệnh nhân (34,5%) có bạch cầu niệu
trong nước tiểu. E coli là nhóm vi khuẩn chiếm
phần lớn trong các trường hợp cấy dương tính.
Có 27 bệnh nhân (9%) cấy nước tiểu dương tính
(E. coli (51,9%). 16 bệnh nhân cấy mủ dương tính
trong phẫu thuật, E. coli chiếm 63,8%.
Vi khuẩn lao chiếm 30/47 (63,8%) mẫu mào
tinh hoàn và 37/72 (44,4%) mẫu tinh hoàn.
Các Yếu Tố Tiên Lượng Khả Năng Điều Trị
Một số yếu tố nhằm đánh giá tiên lượng khả
năng điều trị bảo tồn tinh hoàn được đưa vào
kiểm định. Tuổi của bệnh nhân (P < 0,001), dấu
hiệu phập phều (P < 0,001) trên lâm sàng, áp xe
mào tinh (P < 0,001), áp xe tinh hoàn (P = 0,004),
giảm tưới máu tinh hoàn (P < 0,001) là các dấu
hiệu tiên lượng khả năng kém đáp ứng điều trị
nội khoa của bệnh nhân.
Bảng 2. Các yếu tố tiên lượng điều trị của bệnh nhân
viêm tinh hoàn mào tinh
YẾU TỐ N PHÂN
BỐ
P
Tuổi Cắt tinh hoàn 51,1 ±
17,4
P <
0,001
Không cắt tinh
hoàn
39,4 ±
15,3
Thời gian diễn tiến đến
khi nhập viện
Cắt tinh hoàn 15,4 ±
12,1
P =
0,383
Không cắt tinh
hoàn
10,4
±14,8
Phập phều Có 68 P <
0,001
Không 303
Bạch cầu máu > 20000/mL 307 P =
0,204
< 20000/mL 64
Áp xe mào tinh Có 60 P <
0,001
Không 311
Áp xe tinh hoàn Có 54 P =
0,004
Không 317
Giảm hoặc mất tưới
máu tinh hoàn
Có 19 P <
0,001
Không 352
Dựa trên các yếu tố trên các bệnh nhân được
chia thành các nhóm có đặc điểm lâm sàng và
cận lâm sàng khác nhau:
Nhóm I: có 103 bệnh nhân, tổn thương chính
là viêm mào tinh hoàn đơn thuần không có viêm
mào tinh hoặc áp xe tinh hoàn - mào tinh.
Nhóm IIA: có 98 bệnh nhân có tổn thương
viêm tinh hoàn đơn thuần không có viêm mào
tinh hoặc áp xe tinh hoàn - mào tinh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 543
Nhóm IIB: có 56 bệnh nhân tổn thương viêm
tinh hoàn kết hợp viêm mào tinh không có áp xe
tinh hoàn - mào tinh.
Nhóm III: có 53 bệnh nhân có Áp xe mào
tinh đơn thuần.
Nhóm IV: có 42 bệnh nhân có Áp xe tinh
hoàn ± Áp xe mào tinh.
Nhóm V: có 19 bệnh nhân có diễn tiến hoại
tử tinh hoàn với đặc điểm tổn thương giảm
hoặc mất tưới máu tinh hoàn trên siêu âm
Doppler.
Bảng 3. Phân nhóm viêm tinh hoàn mào tinh và kết quả điều trị
Nhóm N Tổn thương trên siêu
âm
Phập
phều
Kích thước áp
xe
(mm)
Điều trị HIỆU QUẢ
BẢO TỒN
TINH HOÀN
I
103 Viêm mào tinh - - Nội khoa: 85,4 %
Cắt mào tinh:14,6%
100%
IIA
98 Viêm tinh hoàn - - Nội khoa: 95,9%
Cắt tinh hoàn: 4,1%
95,9%
IIB
56 Viêm tinh hoàn - mào
tinh
- - Nội khoa: 78,6% 92,9%
Cắt mào tinh:14,3%
Cắt tinh hoàn: 7,1%
III
53 Áp xe mào tình hoàn ± 8,7±4,2 Nôi khoa: 11,3% 57,7%
17,6 ±10,3 Cắt mào tinh: 45,3%
13,6 ± 5,6 Cắt tinh hoàn: 43,4%
IV
42 Áp xe tinh hoàn ± Áp xe
mào tinh
± 13,7 ± 2,7
(Max:14
Min:10)
Nội khoa: 38,1% 38,1%
23,9 ± 8,7
(Max:14
Min:40)
Cắt tinh hoàn: 61,9%
V 19 Mất phổ mạch máu tinh
hoàn ± Áp xe mào
tinh/tinh hoàn
± Nội khoa:21,1%
Cắt tinh hoàn:78,9%
21,1%
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu, các bệnh nhân viêm tinh
hoàn mào tinh do virus, vi khuẩn, lao được phân
tích chung nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện thực
tế khi điều trị một trường hợp viêm tinh hoàn
mào tinh.
Số ngày điều trị của các bệnh nhân không
điều trị phẫu thuật, phẫu thuật cắt mào tinh
hoàn, cắt tinh hoàn lần lượt là 5,0 ± 2,1; 6,1± 2,5;
7,5 ± 2,7. Trong đó 82,1% bệnh nhân điều trị nội
khoa cho thấy tình trạng giảm sưng viêm ngay
sau 48 -72 giờ sau sử dụng kháng sinh. Tình
trạng đáp ứng điều trị diễn ra rất nhanh với các
trường hợp đáp ứng điều trị lâm sàng(1). Các
trường hợp không đáp ứng điều trị cần khảo sát
thêm bằng siêu âm, các dấu hiệu của phản ứng
đáp ứng viêm toàn thân, nhằm phát hiện các
diễn tiến xấu của viêm tinh hoàn mào tinh như
áp xe hóa và hoại tử tinh hoàn(13).
Viêm tinh hoàn mào tinh là một bệnh lý
thường gặp gây nên tình trạng nhiễm trùng
trong mô bìu, bệnh thường ghi nhận ở nam giới
18 - 50 tuổi(4,12,6). Các bệnh nhân trong nghiên cứu
có độ tuổi tương tự như các báo cáo của
Melekos(12) và Banyra(14). Các bệnh nhân viêm
tinh hoàn đơn thuần trong nghiên cứu có độ tuổi
34,6 ± 13,9 trẻ hơn các nhóm có tổn thương diễn
tiến nặng hình thành áp xe trong tinh hoàn hoặc
mào tinh. Điều này có thể được giải thích bởi
virus là nhóm tác nhân chính gây nên tình trạng
viêm tinh hoàn ở nhóm tuổi này(4,13,1). Các tổn
thương do virus thường ổn định và tự hồi phục.
Rất tiếc trong nghiên cứu, chúng tôi không đủ
phương tiện để chẩn đoán xác định nguyên
nhân viêm tinh hoàn – mào tinh do virus gây ra.
Trên thực tế lâm sàng, các bệnh nhân có viêm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 544
tinh hoàn do virus có các dấu hiệu nhiễm siêu vi
toàn thân, bạch cầu máu không tăng, bệnh nhân
thường sốt trước khi tinh hoàn –mào tinh sưng
phù nề(14).
Ngược lại, tình trạng diễn tiến thành áp xe
mào tinh hoặc tinh hoàn xảy ra nhiều ở nhóm
bệnh nhân lớn tuổi do tình trạng lớn tuổi với
nhiều bệnh lý nội khoa đi kèm theo như đái
tháo đường (5,7%), lao phổi (2,7%). Có những
bệnh nhân đã có đái tháo đường đã lâu nhưng
không được chẩn đoán, chỉ được chẩn đoán
lần đầu cùng bệnh cảnh viêm tinh hoàn mào
tinh. Vi khuẩn lao chiếm 63,8% trong các tổn
thương mào tinh hoàn và 44,4% mẫu tinh
hoàn, nên mủ cần được soi nhuộm và làm
PCR lao trước khi điều trị(9,11). Nhóm vi trùng
lao tạo nên các áp xe lạnh, triệu chứng không
rầm rộ nên một số bệnh nhân chỉ đến điều trị
khi các ổ lao đã diễn tiến lan rộng tạo áp xe
vùng mào tinh và tinh hoàn(15,11).
128 trường hợp (34,5%) trong nghiên cứu
có bạch cầu trong nước tiểu. Tác nhân nhiễm
khuẩn đường niệu thường gây các dấu hiệu
nhiễm khuẩn hệ niệu có thể có hoặc không có
triệu chứng và ngược dòng theo ống dẫn tinh
gây nên các tổn thương viêm ở tinh hoàn và
mào tinh(1,10). Tuy nhiên chỉ có 27 bệnh nhân
(9%) cấy nước tiểu và 16 bệnh nhân cấy mủ
dương tính. E. coli vẫn là tác nhân chính gây
nhiễm khuẩn trong bệnh cảnh viêm tinh hoàn
mào tinh. Tỷ lệ cấy vi khuẩn thấp có thể do
bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh kéo dài
trước và trong khi nhập viện. Tuy không thể
khẳng định hoàn toàn vi khuẩn trong nước
tiểu là tác nhân chính của bệnh, nhưng tất cả
các bệnh nhân cần được cấy nước tiểu trước
khi dung kháng sinh(1,10,14,16). Bệnh phẩm khi
được cắt ra cũng cần được cấy nhằm tạo tiền
đề cho các nghiên cứu sử dụng kháng sinh
theo kinh nghiệm lâm sàng đặt biệt trong tình
hình đề kháng kháng sinh phức tạp hiện nay.
Các bệnh nhân viêm tinh hoàn mào tinh nên
được chia làm các nhóm lâm sàng khác nhau
nhằm giúp tiên lượng khả năng và có kế hoạch
theo dõi điều trị cho bệnh nhân(1,14). Việc phân
nhóm bệnh nhân với các yếu tố nguy cơ khiến
việc điều trị trở nên thích hợp hơn. Bệnh nhân
cũng được tư vấn trước khả năng điều trị.
Tuổi (P < 0,001) là một trong các yếu tố tiên
lượng kém trong điều trị bảo tồn tinh hoàn vì vi
khuẩn là nhóm gây ra các triệu chứng chính ở
nhóm bệnh nhân lớn tuổi. Trong bối cảnh tình
hình đề kháng kháng sinh rất phức tạp ở nước
ta. Các bệnh nhân lớn tuổi thường có nhiều bệnh
lý nội khoa đồng thời làm giảm sức đề kháng cơ
thể như đái tháo đường, viêm phổi, hoặc đã trải
qua điều trị kháng sinh các bệnh khác trước đó.
Tinh hoàn có hệ thống hàng rào máu tinh hoàn,
khiến cho kháng sinh kém thâm nhập vào các
cấu trúc tinh hoàn mào tinh(7). Tất cả các yếu tố
trên khiến việc điều trị nhóm bệnh nhân lớn tuổi
trở thành một thách thức trong lâm sàng. Đôi khi
tình trạng nhiễm khuẩn quá nặng khiến việc
phẫu thuật cắt tinh hoàn cần thực hiện sớm
nhằm tránh diễn tiến nhiễm khuẩn huyết trên
bệnh nhân. Khác với các cấu trúc cơ quan khác,
việc mất một tinh hoàn, làm suy giảm nội tiết tố
có thể được hổ trợ bằng hormone nhân tạo và
đảm bảo thẩm mỹ bằng tinh hoàn nhân tạo.
Khám và sờ tinh hoàn mào tinh là bước đầu
tiên phát hiện tình trạnh viêm tinh hoàn mào
tinh, nhằm đánh giá cơ quan bị tổn thương và
mức độ viêm(5,6,7). Tác giả Banyra gợi ý rằng nếu
không phân biệt được mào tinh và tinh hoàn thì
mức độ tổn thương nặng. Tuy nhiên các trường
hợp lâm sàng trong nghiên cứu cho thấy khả
năng khám và phân biệt tinh hoàn và mào tinh
rất chủ quan, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
của bác sĩ lâm sàng.
Siêu âm Doppler rất nhạy trong chẩn tình
trạng của mào tinh và tinh hoàn, có thể giúp
phát hiện sự hình thành khối áp xe và đánh giá
mức độ tưới máu của tinh hoàn(9,16). Viêm tinh
hoàn mào tinh thể hiện bởi sự tăng tưới máu cấu
trúc tinh hoàn mào tinh, cấu trúc thừng tinh
nhằm phân biệt với các trường hợp xoăn thừng
tinh(1,9,10,16).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 545
Dấu hiệu phập phều trên lâm sàng là yếu
tố tiên lượng kém khả năng điều trị bảo tồn
tinh hoàn(14). Để tạo nên triệu chứng trên, khối
áp xe trong tinh hoàn mào tinh phải đủ lớn để
phá bỏ bao trắng tinh hoàn dò ra mô bìu xung
quanh, và đôi khi đây cũng là gợi ý bệnh diễn
tiến dai dẳng.
Việc rạch thoát lưu mủ trước có thể giúp
giảm khối lượng nhiễm trùng, gợi ý nhóm kháng
sinh điều trị và chẩn đoán trong trường. Trong
nghiên cứu có 16 trường hợp được rạch thoát
lưu. Tuy nhiên đa phần các bệnh nhân đều cần
phải phẫu thuật làm sạch khối nhiễm trùng. Sau
rạch thoát lưu áp xe, 2 trường hợp (12,5 %) phải
nhập viện lại cắt toàn bộ tinh hoàn sau vài tuần
do diễn tiến áp xe hoại tử phần mô tinh hoàn còn
lại, 4 trường hợp (33,2%) phải phẫu thuật cắt tinh
hoàn ngay trong quá trình nhập viện. Phần mô
tế bào còn lại của tinh hoàn và mào tinh thường
có tình trạng hoại tử, tưới máu kém không có sự
phát triển mô hạt đầy đủ để khu trú khối áp xe.
Các trường hợp thoát lưu mủ áp xe tinh hoàn
mào tinh thường diễn tiến kém. Khối mô tinh
hoàn mào tinh còn lại đa phần đều diễn tiến hoại
tử tiếp khiến tình trạng dò mủ và mô hoại tử dai
dẵng. Bệnh nhân phải nhập viện lại để phẫu
thuật hoặc kéo dài thời gian điều trị của bệnh
nhân. 8 trường hợp (50,0%) cắt mào tinh chủ yếu
do áp xe lan từ mào tinh hoàn, tình trạng áp xe
trong tinh hoàn rất ít hoặc không có. Có 2 trường
hợp áp xe tinh hoàn được rạch thoát lưu mủ và
khối áp xe ổn định dần là các trường hợp có khối
áp xe nhỏ khoảng 10 mm.
Áp xe mào tinh có thể được phẫu thuật
nhằm loại bỏ khối áp xe và toàn bộ mào tinh
giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị. Tuy nhiên nếu
ghi nhận có áp xe tinh hoàn phối hợp thì cần cân
nhắc khả năng phẫu thuật cắt toàn bộ tinh hoàn
vì việc cắt mào tinh gây tổn thương 2/3 nhóm
mạch máu chính của tinh hoàn(5,15,9,16). Khối áp xe
có thể diễn tiến nặng nề hơn do tình trạng thiếu
máu và giảm phân bố của kháng sinh điều trị ở
các mô tế bào còn lại.
Tương tự các dấu hiệu diễn tiến nặng của
viêm tinh hoàn như áp xe mào tinh, áp xe tinh
hoàn (P = 0,004), giảm tưới máu tinh hoàn (P <
0,001) gợi ý khả năng điều trị nội khoa thấp. Các
dấu hiệu trên cho thấy mức độ tổn thương nặng
của tinh hoàn. Trong lâm sàng các trường hợp
giảm tưới máu tinh hoàn được gợi ý bằng tình
trạng viêm diễn tiến tăng dần kết hợp với sự phù
nề thừng tinh(14,16).
Khả năng điều trị bảo tồn của tinh hoàn phụ
thuộc vào mức độ tổn thương các cấu trúc tinh
hoàn và mào tinh. Các bệnh nhân chỉ có viêm
tinh hoàn hoặc mào tinh, khả năng điều trị bảo
tồn từ 95,9% - 100% và giảm dần khi có áp xe
tinh hoàn- mào tinh, chỉ còn 38,1 - 57,7%. Tiên
lượng nặng nhất là diễn tiến hoại tử tinh hoàn
với dấu hiệu giảm tưới máu trên siêu âm
Doppler. 78,9 % các trường hợp có dấu hiệu dấu
hiệu giảm tưới máu trên đều phải cắt tinh hoàn
vì tinh hoàn diễn tiến hoại tử áp xe hóa lan rộng
sau đó. Các trường hợp này khi phẫu thuật, mô
tinh hoàn đều hoại tử, xuất hiện các vi áp xe
khắp toàn bộ tinh hoàn khiến việc điều trị bảo
tồn khó khăn.
Trong thực hành lâm sàng, các tài liệu trước
đây thường đánh giá viêm tinh hoàn mào tinh
dựa trên các mức độ nặng, nhẹ, trung bình. Mỗi
bác sĩ lâm sàng lại có kinh nghiệm riêng trong
điều trị dựa trên đánh giá của bản thân. Tuy
nhiên việc chỉ định thời gian và thời điểm can
thiệp phẫu thuật trên một bệnh nhân viêm tinh
hoàn mào tinh rất quan trọng. Một số tác giả ủng
hộ quan điểm can thiệp phẫu thuật sớm, một số
tác giả khác lại chú trọng việc điều trị bảo tồn.
Diễn tiến viêm lâm sàng của các trường hợp
viêm tinh hoàn mào tinh thực tế rất phức tạp tùy
thuộc vào điều kiện kinh tế và phổ vi khuẩn
kháng thuốc từng vùng. Tuy nhiên, việc can
thiệp phẫu thuật trễ các tổn thương viêm hoặc
áp xe mào tinh tạo điều kiện cho tình trạng
nhiễm trùng tiến triễn có thể dẫn đến áp xe và
hoại tử tinh hoàn sau đó. Dẫn lưu áp xe tinh
hoàn trong nghiên cứu cho thấy khả năng thấp
trong điều trị bảo tồn tinh hoàn. Nếu rạch thoát
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 546
lưu mủ áp xe tinh hoàn, bệnh nhân cần phải
được giải thích về khả năng sẽ có thể cắt tinh
hoàn sau đó nếu diễn tiến kém.
KẾT LUẬN
Viêm tinh hoàn mào tinh vẫn là một nguyên
nhân lớn gây tổn thương tinh hoàn ở nam giới.
Các yếu tố như tuổi tác và các dấu hiệu lâm sàng
như phập phều, áp xe tinh hoàn, áp xe mào tinh
giảm tưới máu tinh hoàn là các dấu hiệu tiên
lượng xấu khả năng bảo tồn tinh hoàn. Siêu âm
đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện
sớm các dấu hiệu này. Việc phân nhóm bệnh
trong nghiên cứu góp phần hỗ trợ điều trị, giúp
bác sĩ lâm sàng tiên lượng khả năng và có kế
hoạch điều trị bệnh nhân. Các bệnh nhân nhóm
I-II cần được điều trị nội khoa tích cực, trong khi
nhóm III-V cần phải khảo sát lâm sàng liên tục
nhằm đánh giá khả năng phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arbuliev MG, Arbuliev KM, Gadzhiev DP, et al (2008).
Diagnosis and treatment of acute epididymo-orchitis.
Urologiia; (3): 49-52.
2. Berger RE, Alexander ER, Monda GD, et al (1978). Chlamydia
trachomatis as a cause of acute idiopathic epididymitis. N Engl
J Med; 298: 301-304.
3. Berger RE, Holmes KK, Mayo ME, et al (1980). The clinical use
of epididymal aspira-tion cultures in the management of
selected patients with acute epididymi-tis. J Urol; 124: 60-61.
4. Centre for Disease Control and Prevention. Sexually
Transmitted Diseases Management Guidelines (2006).
MMWR 2006; 55 (RR-11): 61-62.
5. Chattopadhyay A, Bhatnagar W, Agarwala S, et al (1997).
Genitourinary tuberculo-sis in pediatric surgical practice. J
Pediatr Surg; 32: 1283-1286.
6. De Jong Z, Pontonnier F, Plante P, et al (1988). The frequency
of Chlamydia tra-chomatis in acute epididymitis. Br J Urol; 62:
76-78.
7. Holmes KK, Berger RE, Alexander ER (1979). Acute
epididymitis: Etiology and therapy. Andrology; 3: 309-316.
8. Horner PJ (2001). European guideline for the management of
epididymo-orchitis and syndromic management of acute
scrotal swelling. Int J STD and AIDS; 12 (Suppl 3): 88-93.
9. Johnson WD Jr, Johnson CW, Lowe FC (2002). Tuberculosis
and parasitic diseases of the genitourinary system. In: Walsh
P.C., Retik A.B., Vaughan D.E. Jr, Wein A.J. et al editors.
Campbell’s Urology 8th edition. Philadelphia, Saunders;; pp
743-795.
10. Kaver I, Matzkin H, Braf ZF (1990). Epididymo-orchitis: a
retrospective study of 121 patients. J Fam Prac; 30 (5): 548-552.
11. Madeb R, Marshall J, Nativ O, et al (2005). Epididymal
tuberculosis: case report and review of the literature. Urology;
65 (4): 798.
12. Melekos MD, Asbach HW (1987). Epididymitis: Aspects
concerning etiology and treatment. J Urol; 138: 83-86.
13. Mittemeyer BT, Lennox KW, Borski AA (1966). Epididymitis:
a review of 610 cases. J Urol; 95: 390-392.
14. Oleg B, Shulyak A (2012). Acute Epididymo-Orchitis: Staging
and Treatment. Central European Journal of Urology 65.3 139–
143. PMC. Web. 26 Dec. 2017.
15. Reeve HR, Weinerth JL, Peterson LJ (1974). Tuberculosis of
epididymis and testicle presenting as hydrocele. Urology 1974;
4: 329-331.
16. Tanagho EA and Kane CJ (2008). Specific Infections of the
genitourinary tract. In: Tanagho EA, McAninch J.W. Smith’s
General Urology, 17th Edition, MC Graw Hill Medical, pp. 219-
221.
Ngày nhận bài báo: 25/12/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/01/2018
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- yeu_to_tien_luong_trong_dieu_tri_viem_tinh_hoan_mao_tinh.pdf