Tài liệu Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 (49) - Thaùng 01/2017
102
Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết
Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái
Spiritual element in The Apocalypse Bell Tolls in the Human World
by Ho Anh Thai
ThS. NCS. Trương Thị Kim Anh
Trường Đại học Đồng Nai
Truong Thi Kim Anh, M.A. Ph.D. student.
The University of Dong Nai
Tóm tắt
Bài viết đề cập tới yếu tố tâm linh trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái qua việc phân
tích vấn đề Thiện – Ác từ câu chuyện mà nhà văn đã xây dựng. Đồng thời cũng đề cập tới hành trình
sám hối của nhân vật Tôi và hành trình tìm đường trở về với chính mình của cô gái có tên Mai Trừng.
Toàn bộ câu chuyện có chất huyền bí và tâm linh nhưng đó cũng chính là hiện thực của cuộc sống
đương đại ngày nay. Nhà văn đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về cái ác đang chế ngự trong cõi
người, nhưng từ trong sâu thẳm tác phẩm vẫn gieo vào lòng người đọc một niềm tin ở sự hướng thiện
của con người.
...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 (49) - Thaùng 01/2017
102
Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết
Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái
Spiritual element in The Apocalypse Bell Tolls in the Human World
by Ho Anh Thai
ThS. NCS. Trương Thị Kim Anh
Trường Đại học Đồng Nai
Truong Thi Kim Anh, M.A. Ph.D. student.
The University of Dong Nai
Tóm tắt
Bài viết đề cập tới yếu tố tâm linh trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái qua việc phân
tích vấn đề Thiện – Ác từ câu chuyện mà nhà văn đã xây dựng. Đồng thời cũng đề cập tới hành trình
sám hối của nhân vật Tôi và hành trình tìm đường trở về với chính mình của cô gái có tên Mai Trừng.
Toàn bộ câu chuyện có chất huyền bí và tâm linh nhưng đó cũng chính là hiện thực của cuộc sống
đương đại ngày nay. Nhà văn đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về cái ác đang chế ngự trong cõi
người, nhưng từ trong sâu thẳm tác phẩm vẫn gieo vào lòng người đọc một niềm tin ở sự hướng thiện
của con người.
Từ khóa: Tiểu thuyết, đương đại, tâm linh, cõi người, cái thiện, cái ác, sám hối, lời nguyền.
Abstract
The article discusses spiritural elements in the novel The Apocalypse Bell Tolls in the Human World by
Ho Anh Thai by analyzing the good and the evil in the story, the remorse journey of the narrating
character and the journey for self-identification of the girl named Mai Trung. The entire story is covered
in magical and spiritual colors, but it reflects the reality of the contemporary life. The author rings an
alarm bell about the evil that has been controlling the human world, but the novel, deep down, still
makes readers believe in human’s kind hearts.
Keywords: novel, contemporary, spiritual, human world, good, evil, remorse, curse.
1. Mở đầu
Trong những năm gần đây giới nghiên
cứu văn học bắt đầu chú ý đến vấn đề yếu
tố tâm linh được sử dụng trong các tác
phẩm văn học Việt Nam, đặc biệt là trong
thể loại tiểu thuyết. Ở đây chúng ta thấy
dòng văn học đương đại đã xuất hiện rất
nhiều cuốn tiểu thuyết mang dấu ấn tâm
linh như: Mẫu Thượng ngàn (2005), Đội
gạo lên chùa (2011) của Nguyễn Xuân
Khánh, Cách trở âm dương (2009) của Vũ
Huy Anh, Và khi tro bụi (2006) của Đoàn
Minh Phượng, Cõi người rung chuông tận
thế (2002) của Hồ Anh Thái, Hoang Tâm
(2013) của Nguyễn Đình Tú, Họ vẫn chưa
về (2009) của Nguyễn Thế Hùng, Chân
103
trần (2013) của Thùy Dương Dù rằng
tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế
của Hồ Anh Thái ra đời khá sớm hơn so
với các tác phẩm trên nhưng cho tới hôm
nay thì cuốn tiểu thuyết này vẫn được tái
bản nhiều lần, điều đó chứng tỏ sức hút của
nó đến bạn đọc rất lâu. Khi trả lời phỏng
vấn Báo Sài Gòn giải phóng (19-10-2002),
Hồ Anh Thái nhấn mạnh: “Quan niệm hiện
thực là những gì ta thấy, ta nghe, ta trải
nghiệm là chưa đủ. Hiện thực còn là cái ta
cảm nữa. Những gì tồn tại ở thế giới bên
ngoài đều có thể tìm thấy ở thế giới bên
trong mỗi người, ở trong tâm và trí của họ.
Cả một đời sống tâm linh cũng là hiện
thực, không ai dám nói là đã đào sâu hiểu
thấu cái thế giới tâm linh ấy” [3.260].
Trong bài viết “Ám ảnh và dự cảm”
tác giả Phạm Chí Dũng nhận định rằng:
“Nếu so sánh Cõi người rung chuông tận
thế với một số tác phẩm hiện thực – tâm
linh trong những năm gần đây, chúng ta có
thể khách quan nhận xét rằng dù sao thì Hồ
Anh Thái vẫn còn là một tác giả có cái tâm
thành thực, với lòng mong muốn tha thiết
về một xã hội hướng thiện, hoặc chí ít thì
cũng bớt đi được cái ác vốn đang ngự trị”
[3. 322]. Còn trong bài viết “Cõi người
rung chuông tận thế, nhìn từ vài con số
thống kê” tác giả Phan Văn Tú cho rằng:
“Dung lượng không lớn nhưng Cõi người
rung chuông tận thế dồn nén một mảng
hiện thực khá rộng: quá khứ và hiện tại, cái
thiện và cái ác, cái cao thượng và cái thấp
hèn, hiện thực và huyền ảo, truyền thống
và hiện đại, bảo thủ và hội nhập, thời bao
cấp và thời kinh tế thị trường, hận thù và
tình yêu” [3.330]. Trong bài viết “Giọng
tiểu thuyết đa thanh” tác giả Nguyễn Thị
Minh Thái nhận định như sau: “Quả là một
câu chuyện huyền hoặc, nhưng tuyệt nhiên
không phải là kết quả vay mượn kiểu tiểu
thuyết “huyền ảo Mỹ Latinh” như có người
nhận xét. Thực ra, câu chuyện trong Cõi
người rung chuông tận thế phảng phất sắc
màu huyền thoại kiểu tâm linh phương
Đông, và đặc biệt thuần Việt, khi tác giả
tinh tế củng cố cái thông điệp truyền thống:
ác giả thì ác báo” [3.279]. Đi cùng với các
bài viết và kèm với những lời nhận định trên
thì bài viết của chúng tôi một lần nữa đi tìm
hiểu sâu hơn vào cái tầng huyền bí có tính
chất tâm linh của tác phẩm về vấn đề Thiện
– Ác trong “cõi người” đương đại này.
2. Nội dung
2.1. Yếu tố tâm linh qua cuộc truy đuổi
giữa cái thiện và cái ác
Vấn đề Thiện – Ác là một vấn đề tồn
tại muôn thuở trong xã hội loài người. Làm
sao để biết được hành động chúng ta đang
làm là hành động thiện hay là ác là một câu
hỏi nan giải với mỗi con người. Ranh giới
giữa hành động ác và hành động thiện rất
chi là mong manh. Trong Tam tự kinh của
Trung Quốc có nói rằng “Nhân chi sơ, tính
bổn thiện” – nghĩa là con người khi sinh ra
vốn đã có tính thiện, vậy còn tính ác từ đâu
mà có? Phải chăng từ sự tác động bởi
những thế lực vô hình nào đó ở thế giới
bên ngoài, gieo rắt vào lòng người những ý
định xấu như là trả thù, chiếm đoạt, tranh
giành... Ngay từ những câu chuyện cổ tích
xa xưa đã có sự đấu tranh quyết liệt giữa
cái thiện và cái ác, giữa sự tàn nhẫn và
lòng vị tha của con người. Và chính nghĩa
đã thắng gian tà, đó là môtíp kết thúc trong
các câu chuyện cổ tích xa xưa. Còn hôm
nay sống giữa một xã hội phức tạp, con
người thì đa đoan, Hồ Anh Thái với Cõi
người rung chuông tận thế không chỉ nói
đến vấn đề Thiện – Ác trong xã hội nữa mà
còn phản ánh hiện thực đầy tính thời sự của
đời sống đương thời như: nạn đua xe trái
phép, tệ nạn mua bán mại dâm, quyền lực
104
xã hội đen hoành hành, tình yêu riđô trong
ký túc xá sinh viên, vấn đề giải tỏa mặt
bằng
Mở đầu tác phẩm nói về việc một cô
gái bị chết trong lúc tắm biển với mấy
người bạn trai. Đúng là có một cô gái tắm
biển cùng với mấy người bạn trai nhưng cô
ấy không phải là người “nộp thuế” cho
biển năm ấy mà là một gã trai – cháu của
nhân vật tôi tên là Đông. Liên tiếp trong
vòng một tháng mà Đông phải chứng kiến
ba cái chết của ba đứa cháu mình, cả ba cái
chết điều hết sức phi lí. Cái chết đầu tiên là
thằng Cốc trên bãi biển khi ba chú cháu đi
tắm biển ở bãi biển Bình Sơn. Cốc chết
trong lúc anh ta trêu chọc và muốn chiếm
đoạt thể xác một cô gái ngay lúc tắm biển,
nhưng Cốc không biết được hành động anh
ta đang làm là một hành động “ác” và anh
ta đã bị trừng trị ngay khi cái ác mới bắt
đầu bằng cái chết tức tưởi ngay trên biển:
“thằng Cốc bỗng giật nảy theo phương
thẳng đứng. Nảy mạnh. Nảy cao. Đến nỗi
trong chớp mắt phơi lộ mọi thứ đúng theo
phỏng đoán của tôi với chiếc quần bơi tụt
xuống gần đầu gối. Nó rơi trở xuống không
một tiếng kêu. Quằn quại. Vặn xoắn. Quẫy
ùm ùm như một con cá mập mắc câu”
[3.23]. Cô gái mà Cốc muốn chiếm đoạt
trên biển hôm ấy có tên là Mai Trừng – một
cái tên có nhiều ý nghĩa và chứa đựng nhiều
nỗi hận thù khi cha mẹ đặt cho cô trong lúc
sinh cô ra ở chiến trường năm xưa. Ngay từ
nhỏ Mai Trừng đã nhận ra được một sức
mạnh bí ẩn nào đó đang tồn tại trong con
người cô, khi cô bị những người chung
quanh định hãm hại cô thì ngay lập tức họ
sẽ bị trừng trị bằng chính hành động họ định
làm tổn hại đến Mai Trừng.
Ngay từ khi mới sinh ra “con bé sinh
đẹp lạ lùng. Một thứ tiên nữ bị oan trái thế
nào đó mà bị giáng xuống làm người trần”
[3.202]. Chính vì Mai Trừng xinh đẹp như
“một tiên nữ giáng trần” nên khi lớn lên cô
đi đến đâu là đều có người theo đến đó, rồi
họ hành động bằng một ý nghĩ là muốn
chiếm đoạt thể xác cô hơn là tâm hồn cô
chính vì thế lần lượt “họ cứ như thiêu thân
lao vào lửa và bị trừng phạt” [3.210]. Khi
Mai Trừng đến làm cho “Công ty Trách
nhiệm Hữu hạn Hồng Hoang”, Quốc Đài –
giám đốc công ty cũng đã bị cuốn hút bởi
vẻ đẹp của Mai Trừng và anh ta đã không
ngăn nổi được ngọn lửa dục vọng muốn
chiếm đoạt Mai Trừng trong lòng anh ta.
Lần thứ nhất trong phòng giám đốc hắn đã
đã vòng tay ôm Mai Trừng như một con
trăn siết chặt miếng mồi nhưng “đột ngột
một cơn lạnh buốt chạy từ phía đốt xương
cụt dọc lên sống lưng rồi đâm nhói lên đầu.
Hắn rùng mình dữ dội. Con trăn nới lỏng
vòng quấn. Hắn hơi hoang mang vì chưa
bao giờ trục trặc cơ quan sinh dục và hoạt
động ái tình như vậy. Hắn rã rời buông cho
Mai Trừng ra đi” [3.144]. Chưa dừng lại ở
đó, lần thứ hai trong một chuyến đi công
tác hắn cũng ôm ghì lấy Mai Trừng trong
phòng nhưng “thình lình hắn thấy lạnh
buốt ở chỗ ấy, như thể công cụ của hắn
bỗng biến thành một khối đá lạnh. Chỉ
trong một thoáng chốc tê dại, dục vọng
thoát ra bay biến khỏi người hắn. Hắn ôm
chỗ đau lăn lộn co quắp trên giường vài
phút thì khỏi” [3.164]. Lần này Mai Trừng
tiết lộ cho hắn biết là “hễ có ai định làm
điều xấu cho em thì người ấy gặp ngay tai
nạn” [3.147]. Không chỉ có hắn mà cả vợ
hắn cũng định hãm hại Mai Trừng vì lòng
ghen tuông ích kỉ bằng cách dùng con dao
định rạch trên mặt cô nhưng chưa kịp làm
thì “con dao đã đập xuống nền gạch hoa
đánh choang một cái. Mụ đàn bà nấc lên,
ngã vật ra, tay trái ôm lấy cái tay phải đã
cứng đờ như khúc củi Mụ lăn lộn kêu
105
trời” [3.149]. Mai Trừng giống như là một
cô gái do trời đất sinh ra để đi trừng phạt
cõi người đầy tội lỗi này chăng? Hay là Hồ
Anh Thái đang rung lên một hồi chuông
cảnh báo về sự tồn tại của cái ác đang có ở
khắp nơi, ở mọi tầng lớp, mọi thế hệ trong
“cõi người”.
Quay về với câu chuyện của nhân vật
Tôi, đó là sau khi đưa cái chết bất ngờ của
Cốc ở bãi biển về thì “mấy ngày sau, tôi
đang ngồi cùng thằng Phũ trong phòng
quản trị thì thằng Bóp bước vào. Nó bảo đã
tìm ra chỗ ở của cái con khốn nạn đã giết
thằng Cốc. Nó đã nắm được quy luật đi lại
của con kia. Nó bảo trừ khử ngày hôm nay
là tốt nhất” [3.49]. Lại bắt đầu một cuộc
hận thù mới, rồi lại đi trả thù, cứ thế dường
như cái ác không bao giờ mất trong “cõi
người” này. Cả thằng Phũ và Bóp đều cho
rằng cái chết của Cốc trên bãi biển hôm ấy
là do Mai Trừng làm vì thế khi về đến
thành phố gặp lại cô, Bóp và Phũ đã bàn
cách tiếp cận nhà Mai Trừng để hãm hại
cô. Bóp “lấy ra một đôi găng tay mỏng da
người. Một bình xịt thuốc mê. Và một cuộn
dây. Có nghĩa là nó đã chọn hình thức xử
lý như đã làm với những con dê. Sau đó
cuộn dây sẽ đánh lạc hướng điều tra như
một vụ treo cổ tự tử” [3.49]. Bóp làm nghề
đầu bếp hay ra tay giết những con dê bằng
cách là “bóp cổ” chúng và đây cũng là cách
Bóp chọn để đi giết Mai Trừng sau đó
dùng sợi dây treo cổ cô lên. Khi Bóp chọn
cách trả thù này cũng là đồng nghĩa với
việc Bóp chọn cách chết cho mình vì thế
khi chưa đi tìm Mai Trừng thì Bóp đã chết
trong phòng tắm với một tư thế “đang đung
đưa như một hình nộm giữa phòng tắm khá
rộng. Một sợi dây thừng siết quanh cổ nó,
treo vào mái nóc ở trên trần. Mặt nó bầm tụ
máu, mắt nó trợn tròn, lưỡi nó thè lè”
[3.54]. Và sau này Phũ cũng vậy, cũng
nhận đúng “cái mà nó định làm để trừ khử”
Mai Trừng ngay khi cô đang đi trên đường
phố Sài Gòn. Thế là một đứa cháu nữa của
Đông ra đi với nhiều câu hỏi nghi vấn mà
không có câu trả lời. Đông và Phũ đưa xác
Bóp vào Sài Gòn vì cha mẹ của Bóp ở
trong Sài Gòn, sau đó thì Phũ thấy Mai
Trừng ở Sài Gòn và lại nảy sinh hai chữ
“trả thù”. Phũ định dùng chiếc xe “750
phân khối” để đâm vào Mai Trừng và ý
nghĩ của hắn là “coi như một vụ tai nạn va
quệt, rồi bỏ chạy mất dạng” [3.91], nhưng
dường như cái ác không thể thắng cái thiện
được, cũng như Bóp, Phũ đã chọn lấy cách
chết của mình ngay trong ý nghĩ và hành
động đi trả thù. Phũ không giết chết được
Mai Trừng như dự định mà chính anh mới
là người “bật ra khỏi xe cũng quay tít, đầu
quật vào một gốc cây vỡ toang sọ, lăn lông
lốc mấy vòng rồi nằm vắt mình trên một
miệng cống để ngỏ” [3.93]. Thế là lần lượt
từng đứa cháu của Đông ra đi mà anh
không có câu trả lời, chỉ có nỗi đau không
thể nói lên thành lời vì mọi nỗi đau đều
được thời gian xoa dịu. Mọi sai lầm đều có
thể sữa chữa được. Chỉ trừ cái chết.
Một câu chuyện kì lạ về ba cái chết và
một cô gái có tên Mai Trừng đầy bí ẩn với
những thế lực siêu nhiên có trong cô mà
chính cô cũng là nạn nhân của những thế
lực đó. Có phải đây là “ác giả ác báo”
trong “cõi người” chăng? Trong bài viết
“Cõi người rung chuông tận thế từ góc
nhìn Phật giáo” tác giả Võ Anh Minh nhận
định: “Hồ Anh Thái đã gióng lên hồi
chuông cảnh báo với cõi người, hãy thanh
lọc hết hận thù, hãy bao dung và yêu
thương đồng loại, đừng để cái ác ngự trị
trong tâm hồn, bởi cái gì cũng có giá của
nó, mỗi người có một cái Nghiệp của riêng
mình” [3.361]. Đúng là nhà văn đang
“gióng lên hồi chuông cảnh báo” về cái ác
106
đang chế ngự trong “cõi người”, nhưng từ
trong sâu thẳm tác phẩm vẫn gieo vào lòng
người đọc một niềm tin ở sự hướng thiện
của con người.
2.2. Yếu tố tâm linh qua hành trình
sám hối và giải thiêng lời nguyền
Sau ba cái chết của ba đứa cháu lại đến
Đông muốn trả thù, thực ra anh đã sống
trong sự thù hận trước đó rồi, ngay lúc anh
ngồi sau lưng xe của Phũ đi giết Mai Trừng
thì anh đã là tòng phạm của cái ác rồi. Và
trước đó anh cũng đã thừa nhận rằng: “Tôi
cũng muốn trả thù. Tôi cũng muốn dẹp hận
thù lại cùng một lúc” [3.67]. Khi trở ra
Bắc, Đông đã tìm đến công ty Hồng Hoang
- nơi Mai Trừng đang làm việc, trước khi
đi anh lại giống như những đứa cháu của
mình là định sẵn việc trả thù bằng cách
nào. Đông đã chọn cách là dùng thuốc độc
để thực hiện hành động trả thù của mình,
anh còn nói “thuốc độc của tôi một liều cực
mạnh chỉ bằng cái cúc áo có thể quật ngã
tức thì một con trâu mộng” [3.139]. Nhưng
khi đến công ty Hồng Hoang nghe ông
giám đốc nói về sự bí ẩn và thần bí trong
con người Mai Trừng đã làm cho Đông
không còn ý nghĩ trả thù nữa mà chỉ còn lại
một điều là “tôi bỗng thấy thèm sống hơn
bao giờ hết” [3.157]. Bởi vì anh đã hiểu ra
một điều rằng khi anh có ý đinh trừ khử
Mai Trừng bằng thuốc độc thì anh đã tự lựa
chọn cái chết cho chính mình mà không
hay biết. Và những cái chết kia không liên
quan gì đến Mai Trừng mà chính là do
những con người đó phải nhận lấy cái điều
ác chính họ gieo nên. Cuộc hành trình sám
hối của Đông cũng bắt đầu từ đây, anh đã
ném viên thuốc độc đi và “việc cùng lúc tôi
phải làm là thanh lọc cái tâm hồn tội lỗi
của mình. Từ giờ trở đi không được phép
nghĩ ác về Mai Trừng. Một điều ác người
ta định làm cho cô, dù chỉ trong tâm tưởng,
cũng sẽ rơi trở lại xuống đầu người đó”
[3.162].
Khi tìm đến nhà Mai Trừng không gặp
được cô ấy Đông “hoàn toàn tuyệt vọng.
Tôi sẽ chết. Một cái chết oan uổng. Mai
Trừng sẽ không hề biết rằng tôi tìm đến cô
để sám hối, để xin cô tha thứ cho tội lỗi của
ba gã trai đã chết, tha thứ cho cái ý đồ ban
đầu của tôi là định giết cô bằng thuốc độc”
[3.164]. Thì ra khi con người đứng bên bờ
vực thẳm của cái chết, họ mới càng muốn
được sống, càng muốn hướng thiện hơn
bao giờ hết. Đông thốt lên rằng “không, tôi
còn muốn sống” [3.164], nhưng anh lo
rằng “khoảng thời gian sống của tôi đang
dần dần bị thu hẹp. Nếu không nhanh chân,
biết đâu tôi không thể đến kịp để xin được
sám hối” [3.184]. Anh luôn hy vọng rằng
dù ở đâu đi chăng nữa thì Mai Trừng với
khá năng linh cảm siêu nhiên của mình
cũng “xin cô hãy chứng giám và ghi nhận
tấm lòng thành và lương thiện của tôi. Ở đó
không còn hận thù và độc dược nữa”
[3.184]. Ở đó chỉ có lòng hướng thiện của
con người và ở đó Đông đang rất muốn
sống chứ không muốn chết như số phận
những đứa cháu mình và anh đã quyết tâm
là “phải tìm cho bằng được để sám hối,
bằng không số phận tôi sẽ bị kết liễu chỉ
trong vòng ít ngày nữa” [3.186].
Cuộc tìm kiếm của Đông lại tiếp tục,
anh gặp Mai Trừng trên chùa Bảo Sơn, một
ngôi chùa nằm trên núi ở vùng biển Cửa
Lớn ở miền Trung. Tại đây anh đã làm một
hành động mà cả cuộc đời thủy thủ như
anh chưa bao giờ làm vì “một người thuyền
trưởng không bao giờ quỳ gối. Ngay cả
trước thủy quái và bão tố đại dương.
Nhưng sám hối và cầu xin tha tội thì phải
quỳ” [3.199]. Đúng như lời anh nói nếu ai
đó muốn sám hối và cầu xin sự tha tội thì
phải “quỳ” mới thể hiện được lòng thành
107
của mình và đi kèm với hành động “quỳ”
trước mặt Mai Trừng là lời nói sám hối của
Đông: “tôi đến để ăn năn” [3.199]. Nhưng
dường như lúc này anh cũng vỡ lẽ ra một
điều là Mai Trừng “cũng sợ anh bị chết” và
cô bảo rằng: “tôi cũng cần phải ăn năn. Vì
tôi mà bao nhiêu người phải chết” [3.199].
Không phải chỉ những người muốn làm
điều ác với cô là bị trừng trị không mà
ngay cả người cô yêu cũng bị trừng trị khi
chạm vào người cô. Chính điều này làm
cho Mai Trừng rất đau khổ, bởi vì cô
không thể yêu và được yêu như những
người con gái bình thường khác. Nhưng nó
cũng là động lực để cô quay về mảnh đất
chiến trường năm xưa, nơi cha mẹ cô yên
nghỉ để xin “giải thiêng lời nguyền” mà cô
đã mang theo suốt hai mươi sáu năm qua.
Ngày trước Bác Miên – người nuôi Mai
Trừng từ khi cha mẹ cô chết cũng cho cô
biết ý nghĩa cái tên mà mẹ cô bảo đặt:
“Mai Trừng – ngày mai lớn lên, nó sẽ đi
trừng phạt, diệt trừ kẻ ác để báo thù cho
cha mẹ” [3.210]. Nó giống như một lời
nguyền ám vào đời cô, vì thế trong suốt hai
mươi sáu năm qua, cô phải lãnh sứ mệnh là
đi diệt trừ kẻ ác nhưng dường như “con
người chưa đến nỗi phải bị trừng phạt đau
đớn như thế. Con người dù sao vẫn có thể
cảm hóa và cải biến được bằng con đường
giáo dục” [3.210]. Chính vì lẽ đó mà Mai
Trừng không muốn mình lãnh sứ mệnh này
nữa, không chỉ Đông sợ hãi nếu không tìm
được Mai Trừng để mà sám hối, để mà ăn
năn mà còn có cả Mai Trừng cũng muốn ăn
năn, cũng muốn sám hối, cũng muốn giải
thiêng lời nguyền để không phải chứng
kiến nhiều cái chết nữa.
Mai Trừng cùng với Đông lên đường
tìm về chiến trường năm xưa nơi có phần
mộ cha mẹ cô ở đó. Nhưng chiến tranh đã
lùi xa, nơi đó bây giờ cũng khác đi nhiều,
ngay cả những người thân từng tham gia
chiến đấu cùng với cha mẹ cô cũng không
nhớ đường đến đó. Nhưng dường như có
một thế giới tâm linh huyền bí nào đó đã
dẫn đường đưa lối chỉ cho cô đường đến
nơi yên nghỉ của cha mẹ mình qua những
giấc mơ rất kì lạ. Đó là “những ngày ở đây,
thỉnh thoảng Mai Trừng lại mơ thấy có một
bóng người dẫn cô đi. Đi qua một con
đường lớn và dài. Rồi rẽ ngoặt vào một lối
đi nhỏ trong rừng. Lướt qua những bụi cây
cành cây gai góc bùng nhùng. Bay trên một
cánh rừng đã dày rậm xanh lá, dù thảng
hoặc vẫn chen lẫn những thân cây bị cháy
thiêu trơ trụi. Đến bên một con suối cạn thì
bóng người dẫn đường biến mất” [3.218].
Cô đã mơ thấy những hình ảnh này đến
“lần thứ tư” trước khi cô lên đường và
đúng như trong giấc mơ khi đến nơi cô
bỗng reo lên “em đã nhận ra đường rồi”,
lúc đó Đông thấy cô như người đã bị nhập
đồng, cứ lao đầu về phía trước. Đi như
người mộng du. Đi như có người cầm tay
dẫn đi thì đúng hơn. Lúc này Mai Trừng
giống như người có một luồng khí ma quái
nào nhập vào cô, mọi hành động của cô
diễn ra như có một người “cõi trên” nào đó
đang nhập vào người để chỉ cho cô biết
nấm mồ của cha mẹ mình ở đâu giữa núi
rừng bao la này, để giúp cô giải thiêng lời
nguyền đã mang bên mình hai mươi sáu
năm qua. Sau khi biết được rằng hai mô đất
nằm liền kề nhau đó chính là hai nấm mồ
của cha mẹ mình thì Mai Trừng đã quỳ gối
và khấn vái rằng: “con lạy cha, con lạy mẹ,
cha mẹ hãy giải thoát cho con khỏi sứ
mệnh đi trừng phạt cái ác. Hai mươi sáu
năm con phải đi trừng phạt như vậy là dài
quá rồi” [3.227]. Và “xin cha mẹ cho con
trở về làm một đứa con gái bình thường.
Con cũng muốn yêu và được yêu” [3.228].
Dường như lời cầu xin của cô đã có linh
108
ứng, gió rừng thổi xao xác, những ngọn cỏ
đung đưa qua lại, còn cô thì “bỗng đổ vật
xuống. Lại giãy giụa trong cơn run quằn
quại. Một cái gì đó đang bị xé rách trong
người cô, bị giật ra từng mảnh, bị rút dần
ra như một sợi dây mảnh và bất tận. Rồi
vút một cái, tất cả bay thoát lên khỏi người
cô. Mai Trừng quẫy đạp mấy cái nữa rồi lật
nghiêng người. Cặp mắt lờ đờ hết hồn của
cô dần dần trở lại tỉnh táo và tinh nhạy”
[3.228]. Mai Trừng đã hoàn toàn giải thoát
được sứ mệnh đi diệt trừ cái ác, dù biết
rằng trong “cõi người” này cái ác vẫn đang
hiện diện ở khắp mọi nơi, nhưng diệt trừ
cái ác là việc của tất cả mọi người, của toàn
xã hội chứ không riêng gì của ai, cũng
không riêng gì ở Mai Trừng. Hãy để cho
người con gái ấy có được tình yêu, có được
hạnh phúc trong tình yêu như mọi người
con gái khác, đó cũng chính là việc thiện
mà “cõi người” này nên làm đối với cô ấy.
Mai Trừng đã được giải thoát, Đông cũng
được giải thoát nhưng có lẽ “cõi người”
này chưa được giải thoát.
3. Kết luận
Vấn đề Thiện – Ác ở đây không chỉ
mang dáng dấp từ những câu chuyện cổ
tích xa xưa nữa, mà cái ác đã trở thành một
thế lực tìm ẩn có ở khắp nơi, đang làm ngả
nghiêng cõi người đương đại. Cái ác không
chỉ có trong chiến tranh, trong quá khứ mà
nó còn hiện diện khắp nơi ở hiện tại. Vì thế
làm sao để cái ác lùi xa vĩnh viễn thì không
ai có thể làm được, nhưng nếu con người
biết chế ngự cái ác trong chính mình, để
cho tâm mình luôn hướng thiện thì xã hội
ngày càng trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết.
Ở đây, thông qua hành trình sám hối của
nhân vật Đông và hành trình tìm đường trở
về với chính mình của Mai Trừng, tác
phẩm Cõi người rung chuông tận thế của
Hồ Anh Thái như đem đến người đọc một
thông điệp: “không phải cứ làm điều ác để
rồi bị trừng phạt, như vậy cái ác vẫn tràn
đầy trong xã hội, thần chết vẫn lấy đi sinh
mạng của nhiều thân phận; để tận diệt cái
ác, điều cốt yếu là ở tâm mỗi người cần có
sự phục thiện, có sự thanh lọc tâm hồn để
trở về với điều thiện, bỏ qua hận thù, như
vậy tự thân cái ác sẽ không còn. Trừng
phạt chỉ là giải pháp. Ngộ ra lẽ phải, thực
tâm niệm thiện thì cái ác sẽ không còn, cõi
người sẽ bình an, đó mới là điều quan
trọng” [3.360].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Cẩm Giang (2014), Tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỉ XXI cấu trúc và khuynh
hướng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
2. E.M.Meletinsky, Thi pháp của huyền thoại
(Người dịch - Trần Nho Thìn, Song Mộc),
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Hồ Anh Thái (2013), Cõi người rung chuông
tận thế (tác phẩm và dư luận), Nxb Trẻ.
4. Bùi Việt Thắng (2009), Tiểu thuyết đương đại
(Tiểu luận - phê bình văn học), Nxb Văn hóa
thông tin.
5. Bùi Thanh Truyền (2014), Yếu tố kì ảo trong
văn xuôi đương đại Việt Nam, Nxb Văn học.
Ngày nhận bài: 14/10/2016 Biên tập xong: 15/01/2017 Duyệt đăng: 20/01/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 146_7953_2215198.pdf