Yếu tố nước trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Trà Vinh – Tiếp cận lý thuyết văn hóa sinh thái

Tài liệu Yếu tố nước trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Trà Vinh – Tiếp cận lý thuyết văn hóa sinh thái: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017 98 Yếu tố nước trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Trà Vinh – Tiếp cận lý thuyết văn hóa sinh thái Water in Chol-Chnam-Thmay festival of Khmer people in Tra Vinh – From the approach of ecological culture ThS. Lê Thúy An, Trường Đại học Trà Vinh Le Thuy An, M.A., Tra Vinh University Tóm tắt Nước là một dạng vật chất đặc biệt. Trong một số nền văn hóa, nước vừa có giá trị vật chất vừa mang ý nghĩa tinh thần. Nước vừa phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sản xuất, kinh tế và đồng thời cũng mang ý nghĩa thiêng trong một số nghi thức tôn giáo. Nước lại càng có ý nghĩa đối với người Khmer ở Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung. Người Khmer Trà Vinh sinh sống trên những vùng đất giồng cao (nơi vừa thừa nước vừa thiếu nước) nên văn hóa ứng xử của người Khmer với nước vô cùng đặc biệt. Bài báo nhằm giới thiệu văn hóa ứng xử với nước trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Trà Vinh. Trong lễ nà...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố nước trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Trà Vinh – Tiếp cận lý thuyết văn hóa sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017 98 Yếu tố nước trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Trà Vinh – Tiếp cận lý thuyết văn hóa sinh thái Water in Chol-Chnam-Thmay festival of Khmer people in Tra Vinh – From the approach of ecological culture ThS. Lê Thúy An, Trường Đại học Trà Vinh Le Thuy An, M.A., Tra Vinh University Tóm tắt Nước là một dạng vật chất đặc biệt. Trong một số nền văn hóa, nước vừa có giá trị vật chất vừa mang ý nghĩa tinh thần. Nước vừa phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sản xuất, kinh tế và đồng thời cũng mang ý nghĩa thiêng trong một số nghi thức tôn giáo. Nước lại càng có ý nghĩa đối với người Khmer ở Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung. Người Khmer Trà Vinh sinh sống trên những vùng đất giồng cao (nơi vừa thừa nước vừa thiếu nước) nên văn hóa ứng xử của người Khmer với nước vô cùng đặc biệt. Bài báo nhằm giới thiệu văn hóa ứng xử với nước trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Trà Vinh. Trong lễ này, nước mang ý nghĩa về mặt tinh thần là có chức năng thanh tẩy, xua đi những xui xẻo và muộn phiền trong năm cũ để đón chờ một năm mới thanh sạch và nhiều may mắn hơn. Từ khóa: nước, Chôl Chnăm Thmây, người Khmer Trà Vinh, văn hóa sinh thái. Abstract Water is a special material. In some cultures, water has both materialistic value and spiritual meaning. In addition to being used for survival needs, production and economic purposes, water also conveys essential meanings in some religious rituals. Water has more meanings with Khmer people in Tra Vinh particularly and in Southern areas generally. Khmer people in Tra Vinh have lived in a high mound (where water abundance and water shortage are co-existent), which results in very special cultural behavior with water. This article will introduce cultural behavior with water in Chol-Chnam-Thmay Festival of Khmer people in Tra Vinh. In this festival, the spiritual meaning of water is cleaning and dismissing unlucky and depressive things in the past year so as to welcome a new year with more blessings. Keywords: water, Chol-Chnam-Thmay, Khmer in Tra Vinh, ecological culture. 1. Dẫn nhập Trà Vinh là tỉnh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông thuộc miền Tây Nam Bộ, có dân số hơn 1 triệu người, trong đó người Khmer chiếm 30%, khoảng 300.000 người. Trà Vinh là nơi hội tụ của 4 dân tộc chính cùng nhau sinh sống: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Người Khmer Trà Vinh là cư dân nông nghiệp và cư ngụ chủ yếu ở vùng nông thôn, đó là vùng sản xuất nông nghiệp với cây lương thực chủ yếu là lúa nước. Bên cạnh đó họ LÊ THÚY AN 99 còn kết hợp trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc và gia cầm, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, và một bộ phận người Khmer cũng tham gia buôn bán tại các chợ thị trấn trong tỉnh. Trong quá trình sinh sống tại vùng đất này, người Khmer đã sáng tạo, tích lũy được nhiều tri thức dân gian trong lao động sản xuất, trong cuộc sống hằng ngày và họ đã tạo ra một nền văn hóa mang đậm dấu ấn của dân tộc mình trên cả hai phương diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Cũng như người Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, người Khmer ở Trà Vinh có đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú. Trong một năm, ngoài các hoạt động tín ngưỡng dân gian, người Khmer Trà Vinh có 3 lễ hội lớn là Chôl Chnăm Thmây; Sen Đôlta và Ok Om Bok. Mỗi lễ hội hầu như đều mang dấu ấn văn hóa nông nghiệp và cách ứng xử với tự nhiên rất rõ nét. Như lễ Chôl Chnăm Thmây được diễn ra vào thời điểm chuẩn bị vào một mùa vụ mới, người nông dân Khmer cần có nước để làm ruộng. Đây còn là thời điểm có khí hậu nóng nhất trong năm với những trận hạn mà người Trà Vinh hay gọi là “hạn bà chằn”. Văn hóa sinh thái là sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên theo những cách khác nhau và sáng tạo ra những giá trị văn hóa đa dạng. Julian Steward 1 cho rằng: “những nền văn hóa trong cùng môi trường phát triển có xu hướng theo những chuỗi phát triển giống nhau và lập thành công thức tương tự nhau đáp ứng với những thay đổi của môi trường” [4]. Phương pháp của văn hóa sinh thái hướng đến việc làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường từ quan điểm coi con người là thể tồn tại thích ứng với môi trường thông qua văn hóa, đến lượt mình, văn hóa chịu ảnh tác động lớn của các loại tài nguyên môi trường do con người sử dụng. J. Steward cũng quan tâm đến việc lý giải sự giống nhau giữa các nền văn hóa trong những khu vực khác nhau. Theo ông, những khu vực khác nhau nhưng có môi trường giống nhau và phương pháp khai thác môi trường giống nhau dễ dẫn đến có những nền văn hóa giống nhau. Hiện nay có rất nhiều quan điểm liên quan đến thuyết nghiên cứu văn hóa sinh thái trong giới khoa học. Việc nhận thức con người là một bộ phận của giới tự nhiên, sống và tương tác với tự nhiên đã khiến nhiều nhà nghiên cứu nhân học, văn hóa học bàn đến về sự ảnh hưởng, tác động của tự nhiên với văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của con người. Trong các nghiên cứu, có thể có những tư duy nghiên cứu không giống nhau nhưng khi xét mối quan hệ giữa môi trường và văn hóa, xã hội, các nhà nghiên cứu đều có cùng quan điểm điều kiện môi trường nơi tộc người cư trú thường có những ảnh hưởng đến văn hóa đời sống của tộc người đó. Từ lý thuyết này, chúng tôi muốn giải mã điều kiện tự nhiên sinh sống của người Khmer đã ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa ứng xử với nước trong lễ Chôl Chnăm Thmây. 2. Ứng xử với nước trong lễ Chol-Chnam-Thmay của người Khmer Trà Vinh Chôl Chnăm Thmây còn gọi là “lễ chịu tuổi” hay “vào năm mới” của người Khmer Nam Bộ. Người Khmer mừng năm mới vào giữa tháng “chét” (tức khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Lễ này thường được tổ chức trong 3 ngày 13, 14, 15 (đối với năm thường) hoặc 4 ngày 13, 14, 15, 16 (đối với năm nhuần). Chôl Chnăm Thmây (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ mừng năm mới YẾU TỐ NƯỚC TRONG LỄ CHÔL CHHHNAM THMÂY CỦA NGƯỜI KHMER TRÀ VINH 100 theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Thời gian diễn ra lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Nam Bộ cũng là những ngày đầu năm mới ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer Trà Vinh được diễn ra với các nghi thức: lễ rước Maha Sangkran, lễ dâng cơm, lễ đắp núi cát, lễ tắm tượng Phật, tắm sư sãi và lễ cầu siêu. Chôl Chnăm Thmây có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Khmer vì đây vừa là ngày mở đầu năm mới, mở đầu thời vụ mới và cũng là ngày hạnh phúc tươi vui nhất trong năm. Theo quan niệm của người Khmer, tháng 4 là thời điểm giao thời giữa mùa khô và mùa mưa. Sự thay đổi, chuyển mùa của thiên nhiên mang lại sự tươi tốt cho cây cỏ và cũng có ý nghĩa khởi nguồn những gì tốt đẹp cho con người. Lễ Chôl Chnăm Thmây được tổ chức vào giai đoạn kết thúc mùa khô và chuẩn bị vào mùa mưa. Đây là giai đoạn những người nông dân có thời gian nhàn rỗi sau những ngày đồng áng mệt nhọc. Dịp lễ này cũng còn là ngày hội để người Khmer có dịp vui chơi giải trí sau một năm làm ăn vất vả để họ chuẩn bị cho một vụ mùa mới đạt được nhiều thành quả hơn. Người Khmer rất háo hức mong chờ đón mừng ngày Chôl Chnăm Thmây. Trong một năm làm lụng, người Khmer thường dành dụm để sắm sửa cho ngày năm mới. Với người Khmer, ngày năm mới này không chỉ sắm sửa quần áo mới cho cá nhân, trang hoàng nhà cửa cho tươm tất mà quan trọng hơn hết là phải tu bổ, trang hoàng cho nhà chùa một cách lộng lẫy. Người Khmer có cuộc sống tâm linh hướng về thế tục và có quan niệm rằng cuộc sống hiện tại chỉ là cõi tạm, con người sống phải tích phước bằng cách tu bổ, sắm sửa cho nhà chùa để kiếp sau có cuộc sống an nhàn, sung túc hơn. Chôl Chnăm Thmây của người Khmer thường được tổ chức trong 3 ngày. Ngày thứ nhất là ngày lễ rước Đại lịch “Maha Sangkran mới”. Trong ngày đầu năm mới này, người Khmer chuẩn bị vật phẩm như nhang, đèn, hoa quả mang đến chùa. Dưới sự chỉ dẫn của vị Achar2 mọi người xếp thành hàng rồi đi vòng quanh chánh điện 3 lần để làm lễ đón chào năm mới. Maha Sangkran được hiểu như vị hành khiển trong ngày Tết năm mới của người Việt. Cứ mỗi năm, người Khmer lại đón 1 vị Maha Sangkran cai quản và trông coi mọi việc của năm đó. Ngày thứ hai là ngày Phật tử dâng cơm cho sư sãi vào buổi sáng và buổi trưa ở chùa. Sau khi thọ thực, các sư sãi bắt đầu tụng kinh chúc phúc. Buổi chiều, mọi người đến chùa để làm lễ đắp núi cát để mong gặp nhiều điều may mắn. Núi cát thường được đắp vào những ngày gần Tết. Vào những ngày giáp Tết, các nhà sư trong chùa thường tiến hành đắp núi cát (Phnom – Khsach) theo hình tháp (Sthâup) xung quanh chính điện. Ngày nay, trong một số chùa ở Trà Vinh có thay hình thức đắp núi cát bằng đắp núi lúa. Dù núi cát hay núi lúa cũng đều là biểu hiện ma thuật nhằm mang ước vọng những núi cát này sẽ ngăn cản mây và tạo ra những cơn mưa [2]. Ngày thứ ba: là ngày tắm tượng Phật. Đây là nghi lễ quan trọng nhất và thiêng liêng nhất đối với đồng bào Khmer. Nghi lễ tắm tượng Phật liên quan rất nhiều đến tâm thức ứng xử với nước của người Khmer Tây Nam Bộ. Nghi lễ tắm Phật tiến hành như sau: khi dâng cơm sáng cho các vị sư xong, mọi người trong phum, sóc đem nước ướp hương thơm (Tưk-op)3 cùng nhang, đèn đến bàn thờ Phật để cùng làm lễ tắm tượng Phật. Khi tắm Phật xong LÊ THÚY AN 101 là đến tắm các vị sư cao niên nhằm rửa sạch hết những muộn phiền trong năm cũ để sang năm mới được thanh sạch, vui vẻ hơn. Hiện nay, việc tắm những nhà sư không còn phổ biến mà chỉ còn tồn tại ở một số chùa. Nước thơm sau khi tắm Phật, người Khmer còn mang về nhà tắm cho người lớn tuổi để cầu chúc sức khỏe, bình an và may mắn. Người già khi được tắm nước thơm trong ngày đầu năm mới sẽ vô vùng hạnh phúc vì nhận được tấm lòng hiếu thảo của con cháu. Trong ngày Tết năm mới này còn có lễ cầu siêu gọi là “Băng skol”. Các vị sư sau khi tắm Phật ở chính điện đến các tháp xung quanh chùa tụng kinh cầu siêu nhằm chúc phước lành cho người quá cố. Sau khi tụng kinh cầu siêu, các nhà sư dùng nước rảy vào ngôi tháp và rảy vào con cháu người quá cố quỳ dưới chân tháp. Mọi người rất hoan hỉ khi được rảy nước vào người. Đó như một lời chúc phước lành trong ngày đầu năm mới. Với người Khmer, nước thơm được sư sãi rảy trong những nghi thức là một thứ nước rất thiêng liêng. Nó có chức năng thanh tẩy và chúc phúc. Trong các nghi lễ của người Khmer thường có nghi thức rảy nước này. Từ nghi lễ dành cho trẻ nhỏ trong lễ tròn tháng, nghi lễ dành cho đôi vợ chồng khi làm lễ kết hôn đến lễ dành cho người chết đều có sự xuất hiện của dòng nước thanh tẩy này. Những nghi thức mang ý nghĩa thanh tẩy của nước nhằm xóa đi những điều không sạch sẽ đã qua để cầu mong một sự tái sinh may mắn thanh sạch. Hiện nay, trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer ở Trà Vinh thường ngừng lại ở nghi thức tắm Phật ở chùa rồi đến tắm ông bà ở nhà và không còn phổ biến tục té nước. Theo khảo sát của chúng tôi, chỉ còn lại một vài chùa còn lưu giữu tục này như một cách bảo tồn văn hóa truyền thống của người Khmer. Ở Trà Vinh có chùa Bổn Thanh, tại xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải và chùa Ktưng ngụ tại phường 8, thành phố Trà Vinh là vẫn còn tục té nước. Trong chuyến thực tế điền dã, chúng tôi đã có dịp chứng kiến một lễ té nước của người Khmer. Trước khi bắt đầu tắm Phật, các sư sãi bắt đầu chuẩn bị nước đầy thùng, thau có rắc cánh hoa tươi dùng để để té nước. Sau khi tắm Phật xong, bà con cùng nhau lấy nước tạt vào nhau bất kể người lớn hay trẻ con. Ai ai cũng vui cười đón nhận nước. Thậm chí các nhà sư cũng được té nước để cầu phúc. Không phân biệt tuổi tác, địa vị, tất cả mọi người đến với ngày hội té nước là để cầu phúc lành và cùng vui chơi thỏa thích. Rảy nước tại chùa Ktưng, Trà Vinh Nguồn: tư liệu điền dã năm 2014 Không chỉ té nước ở chùa, một số người còn chạy xung quanh sóc té nước vào nhau. Chôl Chnăm Thmây diễn ra vào thời điểm nóng nhất trong năm nên được té nước vào nhau mọi người càng trở nên vui thích vì được giải tỏa sức nóng của mặt trời. Nước đã mang bao ý nghĩa quan trọng trong ngày Tết vào năm mới của người Khmer ở TràVinh. Thế nhưng, hiện nay từ trong nhận thức người Khmer nước đang mất dần những giá trị linh thiêng. Qua phỏng vấn sâu của chúng tôi với một số YẾU TỐ NƯỚC TRONG LỄ CHÔL CHHHNAM THMÂY CỦA NGƯỜI KHMER TRÀ VINH 102 người dân sinh hoạt tôn giáo tại chùa Bổn Thanh, Duyên Hải thì hiện nay người Khmer chỉ nghĩ rằng té nước là những thói quen do tàn tích để lại mà chưa hiểu hết tầm quan trọng cũng như ý nghĩa sâu xa của nó. Chẳng hạn như khi chúng tôi phỏng vấn một số sư sãi chùa Bổn Thanh tại xã Ngũ Lạc huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh (năm 2011) về ý nghĩa của việc nhà chùa cho nước trong lễ Chôl Chnăm Thmây thì sư cả cho rằng: té nước vừa để cho bà con vui chơi vừa để bảo lưu những giá trị văn hóa của người Khmer. Đây là một trong các chùa hiếm hoi ở Trà Vinh còn lưu giữ tục té nước. Như một số nhà sư cho rằng: do ý thức của một số người dân khi tham gia té nước có tình trạng một số người dùng nước bẩn té vào người khác gây mất vệ sinh... Cũng có ý kiến cho rằng: té nước làm cho mọi người ướt và không thể đi chơi hội được nữa. Bởi trong lễ hội này, sau khi tắm Phật, người Khmer tổ chức đi đến nhà bạn bè hoặc đi nhiều nơi khác nữa. Còn tại chùa Ktưng ở phường 8, thành phố Trà Vinh, sau nghi thức tắm Phật trong chính điện chùa sẽ là nghi thức rảy nước cầu phúc cho bà con Khmer tại sân chùa. Đây có thể xem vừa là lễ vừa lại mang tính chất hội. Các sư chuẩn bị một chiếc bàn dài đặt giữa sân. Phía bên dưới là các ông bà lão niên được sắp xếp ngồi trên ghế. Còn những người trung niên và thanh niên thì được trải chiếu và ngồi trệt ở đất. Sư cả và các vị sư trong chùa tụng kinh cầu phúc cho đồng bào Khmer xong sẽ diễn ra nghi thức rảy nước cầu phúc. Trước tiên là sư cả dùng nước thơm rảy cho người già rồi dần dần đến những người trẻ. Càng về sau, nghi thức càng như ngày hội. Bà con Phật tử cùng nhau rảy nước như một hành động cầu chúc điều tốt lành. Kết thúc nghi thức tất cả bà con đều ướt sũng và ai cũng hân hoan với nụ cười đầy viên mãn cho một năm mới được mở ra. Trước những biến đổi xã hội, thiết nghĩ những nghi thức này cần được tiếp tục duy trì và phát huy. Bởi đây là một nghi thức ý nghĩa rất quan trọng và mang tính bản sắc trong văn hóa tinh thần của người Khmer. 3. Lễ Chol-Chnam-Thmay dưới góc độ tiếp cận văn hóa sinh thái Nước là một dạng vật chất nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Khmer Trà Vinh nhận thức về nước ở hai dạng: vừa tôn kính vừa sợ hãi. Người Khmer tôn kính nước vì nước mang đến sự sống, nước nuôi dưỡng, chở che và bao dung con người. Người Khmer sợ hãi nước bởi nước ngoài mang đến những lợi ích thì đôi khi nước lại nhấn chìm sự sống và mang khả năng hủy diệt dữ dội. Trong tâm thức người Khmer luôn mang hai trạng thái song song đối với nước: nước nguồn sống và tái sinh: tôn kính; nước hủy diệt: sợ hãi. Trong lễ Chôl Chhhnam Thmây của người Khmer ở Trà Vinh, yếu tố nước mang tính linh thiêng và có chức năng thanh tẩy. Nước tắm Phật, tắm sư sãi trong chùa hay nước tắm ông bà ở nhà là một loại nước thiêng (tưk-op) có khả năng hủy diệt những điều không may và tái sinh những điều mới hạnh phúc, may mắn trong năm mới. Theo chúng tôi, yếu tố nước với chức năng thanh tẩy như là một công cụ để giải tỏa về mặt tâm lí của con người được thực hiện trong các nghi lễ, phong tục của cộng đồng dân tộc. Bên cạnh đó, lý thuyết sinh thái văn hóa của Julian Steward được chúng tôi vận dụng nghiên cứu văn hóa ứng xử với nước trong lễ Chôl Chnăm Thmây của người Khmer ở Trà Vinh. Điều kiện sinh sống LÊ THÚY AN 103 của một tộc người có khả năng ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của tộc người đó. Người Khmer ở Trà Vinh có quá trình cộng cư lâu dài trên vùng đất đa dạng tộc người. Là một dân tộc đến sớm và khai phá những vùng đất trũng, hoang vu, sình lầy nhiều hiểm trở nên người Khmer đã sớm lựa chọn cho mình những giồng đất cao ráo để làm nơi sinh tụ. Đất giồng là loại phù sa cổ với đặc tính trên mặt là đất cát pha, dưới sâu là đất sét nên khô, dễ thoát nước. Có thể nói cách chọn cứ trú trên đất giồng là một cách ứng phó với tự nhiên của người Khmer. Bên cạnh việc cư trú trên đất giồng cao, người Khmer còn cư trú những vùng ven biển. Khi cư trú tại vùng đất ven biển người Khmer đã gặp không ít khó khăn trong vấn đề nước sạch để ăn uống và trồng trọt. Vùng đất này thường xuyên nhiễm mặn nên hàng năm có khoảng 6 tháng thiếu nước ngọt do hạn hán và nạ nhiễm phèn, nhiễm mặn. Để ứng phó với môi sinh khắc nghiệt, người Khmer rất chú trọng đến việc cải tạo môi trường nước, trong đó công tác làm thủy lợi được người Khmer đặc biệt quan tâm như: đắp đê ngăn mặn, đào bờ để giữ nước ngọt, đào mương đưa nước... mà vẫn hay được gọi là “dẫn thủy nhập điền”. Người Khmer Trà Vinh không chỉ ứng phó với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng mà còn ứng phó với thời tiết và khí hậu nơi đây. Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới, ít bị ảnh hưởng bão lũ và có khi hậu phân biệt hai mùa rõ rệt: 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa mưa. Chính sự phân bố không đều này đã dẫn đến cách ứng xử đa dạng và linh hoạt đối với môi trường tự nhiên. Người Khmer có những cách ứng xử thể hiện cách sống ôn hòa và tôn trọng thiên nhiên trong đó tôn trọng nước được xem là yếu tố hàng đầu. Người Việt có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để xếp mức độ quan trọng các yếu tố cần thiết cho nghề nông thì người Khmer cũng có câu “Làm ruộng nhờ nước, đánh giặc nhờ cơm” để nói lên sự cần thiết của nước trong sản xuất nông nghiệp. Tại Trà Vinh, người Khmer làm nông nghiệp cũng chịu ảnh hưởng tình hình khô cạn, đồng ruộng nứt nẻ vào mùa nắng. Các cánh đồng dọc theo các con giồng Duyên Hải, Tiểu Cần, Châu Thành vào mùa nắng hầu như không còn sự sống. Người Khmer ở Duyên Hải - Trà Vinh dùng cụm từ “đồng khô cỏ cháy’’ để chỉ các con giồng trước cái nắng hạn tháng 3, tháng 4 như thiêu như đốt. Không chỉ ứng phó với nắng hạn, người nông dân Khmer còn chịu ảnh hưởng bởi triều cường và xâm mặn của nước biển. Thông thường người nông dân có thể canh tác 2 đến 3 vụ trong năm nhưng khi tình trạng nắng kéo dài và những đợt nhiễm mặn nặng chỉ có thể canh tác 1 vụ trong năm. Những ảnh hưởng từ thời tiết, môi trường, đất đai đã ảnh hưởng nhiều đến sinh kế của người Khmer. Việc thích nghi với môi sinh đa dạng, người Khmer Trà Vinh hình thành nên những những tập quán, phong tục đặc trưng. Trong đó, để thích ứng và đối phó với nước là một nét văn hóa được hình thành từ những ngày đầu tiên người Khmer đến cư trú trên vùng đất này. Thông qua cách ứng xử với nước trong lễ Chôl Chnăm Thmây chính là một biểu hiện của văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên mang tính sinh thái văn hóa của người Khmer Trà Vinh. Vào thời gian diễn ra lễ Chôl Chnăm Thmây là lúc nắng nóng, khô hạn nhất trong năm (nằm trong 6 tháng mùa khô ở Trà Vinh). Cho nên, tắm Phật, tắm sư sãi, ông bà cha mẹ hay té nước vào nhau của người Khmer ở Trà Vinh ngoài ý nghĩa thanh tẩy còn mang ý nghĩa gắn với cách YẾU TỐ NƯỚC TRONG LỄ CHÔL CHHHNAM THMÂY CỦA NGƯỜI KHMER TRÀ VINH 104 ứng xử sinh thái văn hóa. Thời điểm nắng gắt, khô hạn cộng thêm với hành vi xối nước, té nước còn mang ý nghĩa mang đến sự mát mẻ, thoải mái cũng là một cách ứng xử hài hòa với tự nhiên của người Khmer Trà Vinh. 4. Kết luận Chôl Chnăm Thmây là một lễ hội lớn và có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với đồng bào Khmer trà Vinh. Từ trước đến này lễ hội này đã được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Bài viết dưới góc tiếp cận lý thuyết văn hóa sinh thái đã góp thêm một nghiên cứu cho hướng tiếp cận liên ngành. Cách tiếp cận này giúp nhận diện một cách rõ nét hơn, toàn diện hơn với các ứng xử với nước như rảy nước cầu phúc, thanh tẩy; té nước cầu chúc may mắn là một cách ứng xử hài hòa linh hoạt với môi trường tự nhiên của người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer ở Trà Vinh nói riêng. Ghi chú: 1 Julian Steward (1902-1972). 2 Achar: người có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội của đồng bào Khmer. Achar thường là những người đã được tu học ở chùa, có đạo đức, vốn sống và đặc biệt là có sự am hiểu sâu sắc về phong tục, tín ngưỡng, lễ hội. Trong các nghi thức lễ tục của người Khmer, bên cạnh sự hướng dẫn của nhà sư còn có sự đóng góp rất lớn của các Achar. 3 Tưk-op: nước thơm (là một thứ nước sạch được người Khmer ướp thơm bằng hoa vạn thọ, hoa lài hoặc bằng tinh dầu thơm. Đôi khi nước thơm được ướp bằng hương nhang đốt lên. Khi chúng tôi điền dã đã thấy tại một số chùa Khmer tại Trà Vinh tiến hành làm nước thơm như sau: mỗi người mang một bình nước sạch đến chùa. Nhà sư dùng ba cây nhang bẻ cong, đốt cho cháy rồi bỏ vào ca nước sạch đậy nắp lại. Nước thơm này sẽ được dùng tắm Phật và sau đó mang về tắm ông bà ở nhà). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tri Nguyên (2010), Văn hóa học - Những phương diện liên ngành và ứng dụng, Nxb Đại học Công nghiệp - Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Trường Lưu (1993), Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, trang 41,42. 3. Trần Ngọc Thêm: Nước, văn hóa và hội nhập, van-hoa-hoc/van-hoa-va-phat-trien/25-tran- ngoc-them-nuoc-van-hoa-va-hoi-nhap.html. 4. Phan Thị Yến Tuyết (2009), “Tâm thức ứng xử với nước của người Khmer qua lễ hội Ok Angbok – Tiếp cận sinh thái văn hóa”, In trong kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bảo tồn và phát huy lễ hội Óoc Om Boc – Đua ghe ngo Sóc Trăng, trang 95. 5. R.Jon Mcgee – Richarrd L. Warms (2010), Lý thuyết nhân loại học giới thiệu lịch sử (Lê Sơn Phương Ngọc, Đinh Hồng Phúc dịch), Nxb Từ điển Bách khoa, trang 319. 6. Cùng tư liệu điền dã của tác giả vào năm 2011, 2014 tại Trà Vinh. Ngày nhận bài: 12/8/2016 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf73_8242_2215125.pdf
Tài liệu liên quan