Tài liệu Yêu cầu của xã hội thế kỉ 21 và những năng lực cốt lõi cần có đối với học sinh phổ thông Việt Nam sau 2015: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0137
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 3-9
This paper is available online at
YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI THẾ KỈ 21 VÀ NHỮNG NĂNG LỰC CỐT LÕI
CẦN CÓ ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG VIỆT NAM SAU 2015
Nguyễn Thị Kim Dung
Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến một vấn đề không mới, nhưng rất cần trong điều kiện hiện
nay nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước – đó là các năng lực cốt lõi cần có ở học sinh phổ thông Việt
Nam sau 2015. Bài báo đi sâu phân tích những đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội thế kỉ
21 và những yêu cầu đặt ra cho giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó, bài báo đã đề xuất 11
năng lực chung, cơ bản mà giáo dục phổ thông phải hướng đến hình thành ở học sinh. Đó
là năng lực đọc- viết và tính toán, năng lực tự học và làm chủ bản thân, năng lực công nghệ
thông tin và truyền thông; năng lực sáng tạo v...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yêu cầu của xã hội thế kỉ 21 và những năng lực cốt lõi cần có đối với học sinh phổ thông Việt Nam sau 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0137
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 3-9
This paper is available online at
YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI THẾ KỈ 21 VÀ NHỮNG NĂNG LỰC CỐT LÕI
CẦN CÓ ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG VIỆT NAM SAU 2015
Nguyễn Thị Kim Dung
Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến một vấn đề không mới, nhưng rất cần trong điều kiện hiện
nay nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước – đó là các năng lực cốt lõi cần có ở học sinh phổ thông Việt
Nam sau 2015. Bài báo đi sâu phân tích những đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội thế kỉ
21 và những yêu cầu đặt ra cho giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó, bài báo đã đề xuất 11
năng lực chung, cơ bản mà giáo dục phổ thông phải hướng đến hình thành ở học sinh. Đó
là năng lực đọc- viết và tính toán, năng lực tự học và làm chủ bản thân, năng lực công nghệ
thông tin và truyền thông; năng lực sáng tạo và tư duy phản biện; năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực công dân.
Từ khóa: Yêu cầu xã hội, Thế kỉ 21, Năng lực cốt lõi, Học sinh phổ thông.
1. Mở đầu
Chúng ta hiện đang sống trong một xã hội (XH) ngày càng đa dạng, toàn cầu hóa và thấm
đậm các phương tiện truyền thông hiện đại. Những thay đổi và phát triển liên tục ở mọi khía cạnh
của cuộc sống đã xác định rõ con đường mà loài người bước vào thế kỉ mới: con đường phát triển
một nền kinh tế mới, một xã hội mới dựa chủ yếu vào các nguồn lực thông tin và tri thức, với xu
thế toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu,
những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho toàn thể nhân loại thì con người nói chung và thế hệ trẻ
nói riêng hiện đang và sẽ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh như nóng lên toàn cầu, nghèo
đói, hạn hán, các vấn đề về sức khỏe và các vấn đề môi trường và xã hội khác. Những vấn đề này
đòi hỏi thế hệ trẻ phải có khả năng giao tiếp, hành động và sáng tạo ra những thay đổi mang tính
cá nhân, xã hội, kinh tế và chính trị ở các cấp độ: địa phương, quốc gia và toàn cầu [3, 7].
Tuy nhiên, những vấn đề công nghệ nổi lên và những vấn đề toàn cầu cũng tạo nhiều cơ hội
cho việc tồn tại những phát hiện và phát triển mới như những hình thức năng lượng mới, những
tiến bộ y học, sự khôi phục những khía cạnh môi trường bị tàn phá, giao lưu, và khám phá vũ trụ...
Chính vì vậy, giáo dục phải chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ tham gia vào quá trình toàn cầu hóa
này, sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ của kinh tế - XH [6].
Tất cả những điều này đòi hỏi ở người học phải có những năng lực mới để đáp ứng nguồn
nhân lực cho XH hiện đại. Bài báo đi sâu phân tích những đặc trưng nổi bật của thế kỉ 21 có liên
quan đến việc xác lập các năng lực cốt lõi cho học sinh (HS) phổ thông Việt Nam sau 2015.
Ngày nhận bài: 10/6/2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015.
Liên hệ: Nguyễn Thị Kim Dung, e-mail: kimdung28863@gmail.com
3
Nguyễn Thị Kim Dung
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những yêu cầu của kinh tế - xã hội thế kỉ 21 đối với giáo dục phổ thông
Nhiều học giả và các nhà giáo dục trên thế giới đều nhất trí cho rằng giáo dục (GD) của thế
kỉ 21 chịu sự tác động mạnh mẽ của ba nhân tố quan trọng: kinh tế tri thức, công nghệ thông tin
và toàn cầu hóa.
i. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là yếu tố quan trọng nhất có tác động sâu sắc đến mọi khía
cạnh, mọi lĩnh vực của đời sống XH. CNTT có tác động làm cho tri thức, sức sáng tạo của con
người trở thành yếu tố có ý nghĩa quyết định và nguồn lực có giá trị nhất - không phải là vốn mà là
trí lực, để tạo nên những giá trị gia tăng của các sản phẩm và dịch vụ. Sự phát triển của CNTT đòi
hỏi những năng lực về CNTT và tính toán, những cách tư duy mới [5, 7].
Thời đại thông tin dựa vào công nghệ đã làm thay đổi vai trò của thông tin trong XH và
thay đổi cấu trúc lực lượng lao động. Nhiều ngành nghề phụ thuộc trực tiếp vào việc sử dụng lực
lượng lao động mất đi, nhiều ngành nghề khác phụ thuộc vào các kĩ năng thông tin xuất hiện. Kinh
tế tri thức và thời đại thông tin đòi hỏi những ngành nghề dựa vào sản phẩm, phân phối và tiêu
thụ thông tin. Bên cạnh đó, CNTT cũng làm thay đổi bản chất của nhiều ngành nghề. Các nhiệm
vụ/công việc đòi hỏi lao động chân tay, hay làm theo thói quen, đều đặn hàng ngày sẽ dần ít đi
và được thay thế bằng những công việc/nhiệm vụ trừu tượng, đòi hỏi phải có tư duy phản biện, sự
sáng tạo, kĩ năng làm việc đồng đội mới giải quyết được (xem sơ đồ) [5].
Sơ đồ: Xu hướng thay đổi nhiệm vụ/công việc của ngành nghề
(Dựa trên mô hình của Autor và đồng nghiệp, 2003 – trích dẫn trong sách của P.Griffin, 2013)
Công nghệ thông tin được ứng dụng nhanh và rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế- xã hội, trong đó có giáo dục: Máy vi tính, thiết bị video và các thiết bị truyền dẫn thông
tin khác, những nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo dựa vào máy tính đã tạo ra được những hệ
thống có thể nhận ra được giọng nói, đọc được nét chữ và chẩn đoán được bệnh tật... đã làm thay
đổi không những cách chúng ta học, cái chúng ta phải học mà nó còn buộc chúng ta phải nhận ra
rằng tương lai sẽ đòi hỏi tất cả chúng ta phải là những người học liên tục và suốt đời.... Bên cạnh
đó, GD còn có nhiệm vụ giúp người học biết cách lựa chọn thông tin phù hợp, tiếp thu có chọn lọc
tinh hoa văn hóa của thế giới [2, 5].
Tất cả những thay đổi này đã tác động rất lớn đến GD. Hệ thống GD cần phải điều chỉnh,
đổi mới tư duy. Trong thế giới biến động ấy mỗi người nói riêng và mỗi dân tộc nói chung muốn
tồn tại và phát triển được thì điều đầu tiên là phải biết thích nghi, chủ động thích nghi, chủ động
tham gia một cách sáng tạo vào sự phát triển và góp phần thúc đẩy sự phát triển. Thích nghi và
4
Yêu cầu của xã hội thế kỉ 21 và những năng lực cốt lõi cần có đối với học sinh phổ thông...
sáng tạo là hai phẩm chất năng lực quan trọng của con người trong thời đại ngày nay. Bên cạnh
đó, các năng lực học, hợp tác và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin số trở thành nổi bật.
Trong thời đại công nghiệp, sự thống trị và ảnh hưởng của nguồn vốn vật chất (physical capital) là
chính thì trong thời đại thông tin, vốn con người được coi là giá trị nhất. Và như vậy việc đánh giá
nguồn vốn con người bằng số năm học đã kết thúc mà thay vào đó là đánh giá các năng lực đọc,
viết, tính toán và nhiều năng lực khác như năng lực tiếp cận, xử lí, đánh giá và sử dụng thông tin
để giải quyết vấn đề [1, 7, 8].
ii. Kinh tế tri thức
Các nhà nghiên cứu kinh tế và GD đều cho rằng kinh tế tri thức có những đặc trưng cơ bản
sau có liên quan chặt chẽ với GD [3, 7]:
Tri thức là vốn quý nhất, là yếu tố then chốt của lực lượng kiến tạo xã hội hiện đại, của
lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế, quan trọng hơn cả vốn, lao động, tài nguyên và đất đai.
Quyền sở hữu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất. Việc chiếm hữu nhân tài và tri thức quan
trọng hơn nhiều so với chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên.
Sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch chuyển từ sản xuất vật chất sang hoạt
động dịch vụ, xử lí thông tin là chủ đạo. Trong nền kinh tế tri thức, các ngành kinh tế dựa vào tri
thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ chiếm tỉ lệ cao. Chính vì thế, GD
nhà trường chỉ là một phần, một giai đoạn ngắn trong toàn bộ cuộc sống của mỗi con người. Trong
nền kinh tế tri thức, mô hình GD truyền thống (đào tạo xong rồi mới ra làm việc) không còn phù
hợp nữa, mà phải đào tạo cơ bản, ra làm việc và tiếp tục đào tạo, vừa học, vừa làm việc. Trong
kinh tế tri thức mỗi người có được bao nhiêu tri thức là do việc học tập tri thức và năng lực chuyển
hóa tri thức của cá nhân. Để không ngừng trau dồi kĩ năng, phát triển trí sáng tạo, mọi người đều
phải học tập, học thường xuyên, học suốt đời, học ở trường, học trên mạng, cả xã hội học tập –
Năng lực học suốt đời và biết cách học là những năng lực cốt lõi trong nền kinh tế tri thức.
Sản xuất tri thức, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất và luôn
biến đổi. Do đó đòi hỏi người lao động luôn phải thích nghi với những tri thức và công nghệ mới
và phải có tính sáng tạo cao. Phát triển năng lực tư duy sáng tạo và năng lực hành động phải trở
thành mục tiêu hàng đầu của GD. Các lí thuyết khoa học sáng tạo khẳng định năng lực sáng tạo
là thuộc tính nhân cách thiết yếu, là điều kiện bên trong cốt tử để một người có thể sáng tạo cái
mới trên bình diện cá nhân hay bình diện xã hội. Ngoài ra, môi trường lao động chứa đầy công
nghệ, nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng khó xác định rõ ràng đòi hỏi con người làm việc mang
tính đồng đội, thường là các đội đa chuyên môn, đa lĩnh vực mới giải quyết được.
iii. Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là quá trình đa diện của sự tăng cường trao đổi, hòa nhập mang tính toàn cầu
về kinh tế, văn hóa và xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực tự do hóa thương mại quốc tế và sản phẩm
của công nghiệp và GD cũng như của các lĩnh vực khác phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc
tế. Toàn cầu hóa đặt ra những vấn đề sau đối với GD:
- Thị trường thế giới thay đổi rất nhanh nên nó đòi hỏi phải có thông tin cập nhật, chính xác,
đủ và thích hợp.
- Học sinh sẽ phải học lịch sử, địa lí thế giới và phải giao lưu với bạn bè ở các nước khác
trên thế giới.
- Xây dựng nền móng học tập vững chắc để học sinh có thể xử lí được khối lượng tri thức
khổng lồ và phức tạp, luôn biến động.
- Phải có những cố gắng mới để hiện đại hoá và nâng cao khả năng làm chủ tiếng Anh với
5
Nguyễn Thị Kim Dung
tư cách là một ngôn ngữ quốc tế.
- Tăng cường giao lưu điện tử, truyền tin qua vệ tinh, viễn thông đường dài vô tuyến.
- Tăng cường sự hiểu biết những giá trị quốc gia và quốc tế [4, 6].
Từ những tác động và đòi hỏi trên đây của sự phát triển kinh tế XH trong điều kiện toàn cầu
hóa và kinh tế tri thức có thể khẳng định rằng mô hình GD "hàn lâm kinh viện" đào tạo ra những
con người thụ động, chạy theo bằng cấp, chú trọng việc truyền thụ những kiến thức lí thuyết xa rời
thực tiễn, còn gọi là "kiến thức chết" không còn thích hợp với những yêu cầu mới của XH và thị
trường lao động. Giáo dục cần đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu hiện đại của sự phát triển
kinh tế, xã hội và thị trường lao động phạm vi quốc gia và khu vực. Giao tiếp, hợp tác, quản lí làm
việc với thông tin và khả năng học tập suốt đời là các mục tiêu nhân văn cơ bản bên cạnh những
mục tiêu GD truyền thống mà bất kì chương trình GD đào tạo nguồn nhân lực thế kỉ 21 nào cũng
phải hướng tới.
2.2. Đề xuất những năng lực cốt lõi đối với học sinh phổ thông Việt Nam
sau 2015
Năng lực cốt lõi (key competencies) là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia
hiệu quả trong nhiều loại hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội. Đó là những
năng lực chung cần thiết cho mọi người. Trên cơ sở phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội của thế kỉ
21, chúng tôi xác định hệ thống 11 năng lực chung cần có ở HS phổ thông Việt Nam sau 2015 như
sau [4, 5, 6, 9]:
Năng lực đọc - viết
HS phải có năng lực sử dụng cả ngôn ngữ đọc, viết và nói để thể hiện và diễn giải các khái
niệm, suy nghĩ, cảm xúc, các sự kiện và quan điểm/ý kiến một cách tự tin, rõ ràng và súc tích. Bên
cạnh đó, các em phải biết sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả trong giao tiếp với người khác và tham
gia vào đời sống xã hội. HS phải biết nghe, đọc, nhìn thấy, nói, viết và sáng tạo bằng lời, viết ra
những bài học bằng thị giác hoặc số hóa, sử dụng, chỉnh sửa ngôn ngữ phù hợp với những mục
đích và trong các ngữ cảnh khác nhau. Các em cần phải biết đặt câu hỏi, phân tích các tình huống,
giải thích và minh họa kết quả. . .
Năng lực tính toán
HS phải có kiến thức và kĩ năng sử dụng toán học một cách tự tin thông qua toàn bộ các
lĩnh vực học tập trong nhà trường và trong cuộc sống của chúng. HS thừa nhận và hiểu vai trò của
toán học trong đời sống và có thái độ, cũng như năng lực sử dụng kiến thức và kĩ năng toán có
mục đích. Các em cần phải biết áp dụng những khái niệm toán và khoa học vào việc giải những
bài toán mới trong học tập và cuộc sống, biết áp dụng những quy tắc, định lí và phép tính vào cuộc
sống hàng ngày. . . . .
Năng lực tự học
Đây được xem là ưu tiên chủ yếu, cốt lõi mà giáo dục cần phải hướng đến hình thành ở HS
trong quá trình học ở trường – “học cách học” phải là một trong những mục đích hàng đầu của GD
nhà trường. Đó là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập của cá nhân một cách tự giác, chủ
động; tự đặt được mục tiêu học tập và nỗ lực phấn đấu thực hiện; lập và thực hiện kế hoạch học
tập nghiêm túc, nền nếp; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; . . .
Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
HS cần phải hiểu những tiềm năng to lớn cũng như những hạn chế của những công nghệ
dựa vào máy vi tính. Tất cả HS cần phải có những kĩ năng cần thiết để đánh giá các kho thông tin
6
Yêu cầu của xã hội thế kỉ 21 và những năng lực cốt lõi cần có đối với học sinh phổ thông...
mà khả năng máy tính ngày nay có thể xử lí được. HS phải có khả năng sử dụng thiết bị kĩ thuật
số, máy tính, phần mềm. . . để tìm kiếm thông tin phù hợp, phục vụ có hiệu quả cho các lĩnh vực
học tập ở nhà trường, và trong cuộc sống của các em ở ngoài trường học. Năng lực CNTT đòi hỏi
HS phải biết quản lí thông tin, sử dụng thông tin một cách có phê phán và chọn lọc, khả năng đánh
giá tài nguyên, độ tin cậy, chính xác và giá trị của thông tin mang lại và hạn chế những rủi ro đối
với chính các em và những người khác trong môi trường số. . .
Năng lực tư duy phản biện
HS phát triển năng lực tư duy phản biện bởi vì các em học để phát triển và đánh giá kiến
thức, làm rõ những khái niệm và ý tưởng, tìm kiếm các khả năng, quan tâm đến những phương
pháp thay thế, giải quyết vấn đề và ra quyết định, phát triển lập luận và sử dụng các minh chứng
chứng minh cho lập luận của mình. Tư duy phản biện đòi hỏi HS suy nghĩ rộng và sâu hơn khi sử
dụng các kĩ năng, hành vi và thái độ như lập luận, logich, trí tưởng tượng và sáng tạo trong tất cả
các lĩnh vực học tập ở trường học và trong cuộc sống của chúng ở ngoài nhà trường.
Năng lực sáng tạo
HS phải có khả năng đưa ra ý tưởng nào đó là mới đối với cá nhân, xử lí các tình huống
hiện hành với một phương pháp mới, nhận biết những giải thích khác, thiết lập các mối liên hệ và
tìm ra các cách thức mới nhằm vận dụng những ý tưởng để tạo ra được kết quả tích cực. Sáng tạo
đòi hỏi những đặc điểm như tư duy linh hoạt, mềm dẻo, tâm hồn phóng khoáng, khả năng thích
ứng và sẵn sàng thử nghiệm các phương pháp mới và tạo ra sản phẩm độc đáo, thích làm những
việc đòi hỏi phải suy nghĩ, tìm tòi. . .
Năng lực giải quyết vấn đề
HS phải có khả năng phát hiện và nêu được các tình huống có vấn đề xảy ra trong học tập
và cuộc sống; phân tích, tiên lượng được diễn biến có thể xảy ra khi giải quyết vấn đề theo những
cách khác nhau và xử lí được các tình huống xảy ra trong cuộc sống, trong học tập. . . cũng như
thấy trước được những khó khăn nảy sinh và tìm cách để vượt qua;
Năng lực giao tiếp
HS phải có khả năng lựa chọn mục đích, nội dung, cách thức và thái độ giao tiếp phù hợp
với đối tượng và bối cảnh khác nhau. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, HS phải biết giao tiếp
với những người thuộc các nền văn hoá khác nhau thông qua hình thức và phương tiện giao tiếp
đa dạng giúp cho việc mọi người hiểu lẫn nhau và dẫn tới các quan hệ xã hội thân thiện và tốt đẹp
hơn. Các em phải biết lắng nghe/ phản hồi tích cực, thể hiện sự tôn trọng, thiện chí, cảm thông..
với người khác trong giao tiếp. . .
Năng lực hợp tác
HS phải có khả năng làm việc hòa thuận với người khác để giải quyết các vấn đề nhằm
mang lại lợi ích cho tất cả các bên và góp phần vào mục đích chung; nhận rõ và chấp nhận vai trò
của cá nhân và tập thể, có tinh thần trách nhiệm, có mối quan hệ với cá nhân và nhóm khác nhau,
nhận biết được sức mạnh của các thành viên trong nhóm và xây dựng được các mối quan hệ XH
tích cực. . . .
Năng lực làm chủ bản thân
HS phải có khả năng tự nhận thức được bản thân như xác định điểm mạnh, điểm yếu, thời
cơ và thách thức. . . hay xác định giá trị bản thân; phải làm chủ được bản thân bằng cách tự đặt
mục tiêu, quản lí thời gian, hành vi và kế hoạch của cá nhân, dám nhận trách nhiệm về hành vi
và việc thực hiện của mình; biết học từ những thành công và thất bại; nhận biết và điều tiết cảm
xúc, xây dựng mối thiện cảm và hiểu người khác, thiết lập các mối quan hệ tích cực, đưa ra những
7
Nguyễn Thị Kim Dung
quyết định có trách nhiệm, làm việc hiệu quả trong nhóm và giải quyết các xung đột mang tính xây
dựng. HS phải biết tự đánh giá, tự điều chỉnh được hành động của bản thân trong học tập và cuộc
sống hàng ngày, thích nghi với sự thay đổi. . .
Năng lực công dân
Năng lực công dân bao gồm năng lực cá nhân, liên nhân cách, liên văn hóa và gồm tất cả
các dạng hành vi trang bị cho cá nhân tham gia theo cách có hiệu quả và mang tính xây dựng vào
cuộc sống xã hội và công việc, đặc biệt trong xã hội ngày càng đa dạng và trong việc giải quyết
mâu thuẫn khi cần. Năng lực công dân trang bị cho cá nhân tham gia đầy đủ vào cuộc sống công
dân dựa trên những kiến thức về khái niệm và cấu trúc xã hội và chính trị, và cam kết tham gia
tích cực và dân chủ. HS phải biết tôn trọng kỉ cương, tôn trọng sự cam kết vàhHành động có trách
nhiệm và đạo đức. Các em phải tham gia tích cực các hoạt động xã hội – cộng đồng dựa trên một
lợi ích hay văn hoá chung, đồng thời phải biết giữ gìn bản sắc văn hoa dân tộc, nhận thức và nhạy
cảm với các vấn đề văn hóa xã hội. . .
3. Kết luận
Toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và
công nghệ là xu hướng đã và đang diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội ở mọi quốc gia, trong
đó có Việt Nam. Điều này đòi hỏi người học phải có được những năng lực cần thiết đáp ứng những
đòi hỏi về nguồn nhân lực thế kỉ 21. Đó là các năng lực về đọc – viết – tính toán, năng lực tự học,
tư duy phản biện, năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực
công dân. Sự phân chia các năng lực có tính tương đối vì nhiều năng lực gối lên nhau hoặc đan
xen vào nhau. Có những năng lực là nền tảng để hình thành năng lực khác. Như năng lực với các
kĩ năng nền tảng về đọc, viết, tính toán và công nghệ thông tin, truyền thông là nền tảng cho việc
học, tự học, giao tiếp. Còn năng lực giao tiếp lại là nền tảng cho năng lực hợp tác và giải quyết vấn
đề. . .
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc
gia (NAFOSTED ) trong đề tải: “Tiếp cận giá trị và kĩ năng sống trong xây dựng chương trình
hoạt động giáo dục cho học sinh phổ thông trong đổi mới giáo dục sau 2015”. MS V12.1-2013.25.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Kim Dung, 2010. Nhà trường phổ thông hiện đại và yêu cầu đặt ra đối với người
giáo viên tương lai. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 6 năm 2010, Tr. 20-22.
[2] Nguyễn Thị Kim Dung, 2011. Xác định những yêu cầu sư phạm đối với sinh viên tốt nghiệp
nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông hiện nay ở nước ta. Đề tài khoa học
cấp bộ Giáo dục và Đào tạo, B2009-17-177.
[3] Trần Khánh Đức, 2009. Xã hội hiện đại, kinh tế tri thức và nhà trường tương lai. Kỉ yếu Hội
thảo: Phát triển nhà trường trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Hội đồng quốc
gia Giáo dục, Hà Nội, Tr. 30-43.
[4] Trần Khánh Đức, 2010. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. Nxb Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
[5] P.Griffin, B.McGraw, E.Care, 2013. Assessment and teaching of 21st century skills. Springer.
[6] Phạm Minh Hạc (chủ biên), 2002. Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ 21. Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
8
Yêu cầu của xã hội thế kỉ 21 và những năng lực cốt lõi cần có đối với học sinh phổ thông...
[7] Đặng Hữu (chủ biên), 2001. Phát triển kinh tế tri thức - rút ngắn quá trình công nghiệp hóa
– hiện đại hóa. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[8] Raja Roy Singh. Nền giáo dục cho thế kỉ 21: những triển vọng của châu Á - Thái Bình Dương
- UNESCO- Băng Cốc, 1991. Tài liệu dịch của Viện Khoa học Giáo dục, 1996.
[9] J. Solland, L.S. Haminton & B.M. Stecher, 2013. Measuring 21st century competencies –
Guidance for educators. A Global cities education Network, RAND Corporation.
ABSTRACT
Social requirements in the 21st Century and key competencies
for Vietnamese students after 2015
This article refers to a problem is not new but which is very important at this time.In order
to improve the quality of human resources which are key to theindustrialization and modernization
of the country - core competences for Vietnamese students is to improve after 2015. The article
provides an in-depth analysis of features of the 21st century economy and society and requirements
for general education. There are 11 key, basic competencies are proposed that must become
a part of basic general education. The competencies are: literacy and numeracy competency;
self-learning and self-management, information and communication technology skills; creative
and critical thinking; problem solving, communication and cooperation competency, and civic
competency.
Keywords: Social requirement, 21st Century, key competencies.
9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3639_ntkdung_7715_2178471.pdf