Tài liệu Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần có đối với sinh viên Sư phạm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0038
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 125-133
This paper is available online at
YÊU CẦU CỦA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
VÀ NHỮNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CẦN CÓ ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Kim Dung1, Trần Thị Tuyết Mai2
1Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Trường Trung học cơ sở Quyết Tâm, Thành phố Sơn La
Tóm tắt. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là một trong những khía cạnh đổi mới
quan trọng được đề cập đến trong đổi mới giáo dục phổ thông. Những đặc trưng cơ bản của
HĐTNST là: Sự trải nghiệm và sáng tạo của người học; sự đa dạng, tích hợp và phân hóa
cao về nội dung hoạt động; Sự đa dạng về hình thức và phương pháp tổ chức; linh hoạt về
quy mô và địa điểm; sự phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường; sự đa dạng và phong phú các mối quan hệ giao tiếp của học sinh;. . . Sự thay đổi
này đặt ra những yêu cầu mới v...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần có đối với sinh viên Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0038
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 125-133
This paper is available online at
YÊU CẦU CỦA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
VÀ NHỮNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CẦN CÓ ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Kim Dung1, Trần Thị Tuyết Mai2
1Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Trường Trung học cơ sở Quyết Tâm, Thành phố Sơn La
Tóm tắt. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là một trong những khía cạnh đổi mới
quan trọng được đề cập đến trong đổi mới giáo dục phổ thông. Những đặc trưng cơ bản của
HĐTNST là: Sự trải nghiệm và sáng tạo của người học; sự đa dạng, tích hợp và phân hóa
cao về nội dung hoạt động; Sự đa dạng về hình thức và phương pháp tổ chức; linh hoạt về
quy mô và địa điểm; sự phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường; sự đa dạng và phong phú các mối quan hệ giao tiếp của học sinh;. . . Sự thay đổi
này đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nghề nghiệp cho giáo viên nói chung và sinh viên
sư phạm nói riêng. Bài viết đi sâu phân tích những yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông
và những năng lực cần có đối với sinh viên sư phạm để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo.
Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sinh viên sư phạm, năng lực, đổi mới giáo dục.
1. Mở đầu
Một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết 29
đề ra là “. . . Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng,
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; . . . Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy
tốt, học tốt, quản lí tốt;. . . ”. Để đạt được mục tiêu này, Nghị quyết cũng xác định một trong những
giải pháp quan trọng là phải đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo
theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học,. . . Chuyển từ học chủ yếu trên
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học... [3]. Để cụ thể hóa những mục tiêu và giải pháp trên trong Đề án đổi mới chương trình
và sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề xuất “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” (HĐTNST) là
một trong 3 thành phần chính và là một trong 9 nội dung học tập cơ bản của chương trình giáo dục
phổ thông mới [2].
Trường sư phạm với tư cách đào tạo những giáo viên tương lai – phải đi trước, đón đầu
trong việc chuẩn bị cho giáo sinh ra trường đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.
HĐTNST là nội dung giáo dục không phải mới hoàn toàn, đã có trong nội dung đào tạo môn Giáo
Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 25/2/2017.
Liên hệ: Nguyễn Thị Kim Dung, e-mail: kimdung28863@gmail.com
125
Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Thị Tuyết Mai
dục học với tên gọi là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, với mức độ quan trọng của
nó được xếp tương đương với môn học và những thay đổi về nội dung và phương thức tổ chức thì
rất cần có học phần riêng về vấn đề này. Chính vì vậy, cần phải bổ sung những nội dung đào tạo
nhằm phát triển năng lực thiết kế, tổ chức HĐTNST cho sinh viên sư phạm để khi ra trường các
em có thể đáp ứng các yêu cầu mới của nhà trường phổ thông. Bài viết đi sâu phân tích những yêu
cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực cần có đối với sinh viên sư phạm để tổ
chức HĐTNST.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông về hoạt động trải nghiệm
sáng tạo
2.1.1. Vị trí của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông
mới
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đã xác định vị trí của HĐTNST như
sau:
Hoạt động TNST dành cho tất cả học sinh (HS) từ lớp 1 đến lớp 12 là hoạt động giúp các
em vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm
của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Bên cạnh việc hình thành và phát triển
các năng lực chung của chương trình giáo dục, HĐTNST còn tập trung hình thành, phát triển các
năng lực đặc thù cho HS, đó là: năng lực tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản lí cuộc sống,
năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình HĐTNST tập trung vào việc hình thành các phẩm
chất nhân cách, những thói quen, kĩ năng sống cần thiết. . . Thông qua hoạt động trải nghiệm, HS
được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các đề án, dự án, các hoạt động thiện nguyện, hoạt
động lao động, các loại hình câu lạc bộ... Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi HS vừa
là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên HS không
những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách
tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai
đoạn này, mỗi HS cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ
bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
Ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp, chương trình HĐTNST được tổ chức gắn với nghề
nghiệp tương lai chặt chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn. HS sẽ được
đánh giá về năng lực, hứng thú. . . và được tư vấn để lựa chọn và định hướng nghề nghiệp. Ở giai
đoạn này, chương trình có tính phân hóa và tự chọn cao. HS được trải nghiệm với các ngành nghề
khác nhau dưới các hình thức khác nhau [2].
2.1.2. Bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
(i) Khái niệm Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Theo Đinh Thị Kim Thoa: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông
qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà
trường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóa
thành năng lực” [6].
Tác giả Nguyễn Thị Hằng và nhóm nghiên cứu cho rằng: “HĐTNST là một loại hình hoạt
126
Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo...
động giáo dục tích cực, tự giác có mục đích, được tổ chức theo phương thức trải nghiệm nhằm tạo
điều kiện cho học sinh tham gia trực tiếp vào các loại hình hoạt động và giao lưu, nhằm hình thành
và phát triển ở các em những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những
năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại, . . . . và phát huy khả năng sáng tạo ra cái mới
có giá trị đối với bản thân và xã hội” [4].
Nhìn chung, dù được diễn đạt bằng những cách khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất
ở một điểm: HĐTNST là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo phương thức trải nghiệm và sáng
tạo nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh (HS). HĐTNST coi trọng các hoạt động thực
tiễn, mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân của HS, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển
sự sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những hoạt động giáo dục được
tổ chức gắn liền với kinh nghiệm và cuộc sống của HS. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương
pháp tổ chức HĐTNST phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Thuật ngữ
“HĐTNST” vừa chứa đựng nội dung, đặc điểm, tính chất và phương thức tiến hành hoạt động.
(ii) Đặc trưng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo [4-6]
a) Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu đặc trưng cơ bản, chỉ rõ bản chất và phương thức
hoạt động
HĐTNST tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm, sáng tạo trong thực tiễn để tích lũy và chiêm
nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách riêng của mình. HĐTNST
có khả năng huy động sự tham gia tích cực của HS ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ
thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm,
ý tưởng sáng tạo; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản
thân, được đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn. . . từ
đó phát triển ở các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.
b) Nội dung HĐTNST rất đa dạng, mang tính tích hợp và phân hóa cao
Nội dung HĐTNST rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của
nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo
dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục
lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo
dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội,... Điều này làm cho các nội dung giáo dục thiết
thực và gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em
vận dụng những hiểu biết của mình vào việc giải quyết các vấn đề, những tình huống gặp phải
trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Bên cạnh đó, việc được tự nguyện lựa chọn
tham gia nhiều loại hình HĐTNST đa dạng, phong phú, phù hợp với sở trường, sở thích, được thể
hiện năng khiếu của mình giúp cho HS phát huy được thế mạnh, năng lực sáng tạo riêng của mỗi
cá nhân.
c) Hoạt động TNST được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng và phương pháp khác
nhau [1]
HĐTNST bao gồm các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa nghệ thuật, thẩm mĩ,
thể dục thể thao, vui chơi giải trí, khoa học kĩ thuật, lao động công ích,... được tổ chức dưới nhiều
hình thức, phương pháp khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu
tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình
nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm,
kịch tham gia,...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,... Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng,
127
Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Thị Tuyết Mai
phong phú mà việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn,
không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của
HS. Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá HĐTNST, cả giáo viên lẫn HS đều có
cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của
các hình thức tổ chức hoạt động.
d) Hoạt động TNST được tổ chức với quy mô và địa điểm linh hoạt, phù hợp với ngữ cảnh,
điều kiện, yêu cầu của từng nội dung, loại hình hoạt động
HĐTNST có thể tổ chức theo những quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối
lớp, theo trường hoặc liên trường. Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế
hơn về nhiều mặt như: tổ chức đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, HS tham gia được nhiều
hơn và có nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh. HĐTNST có thể tổ
chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng
đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di
tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, nhà các nghệ nhân,
các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ
đề hoạt động.
đ) Hoạt động TNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường
HĐTNST cần thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, Cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội, Ban
Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa
phương,... Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt
động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối
hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (như: hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ
chức hoạt động hoặc đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do
vậy, HĐTNST tạo điều kiện cho HS được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục;
được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động.
e) Tổ chức HĐTNST là quá trình tổ chức các mối quan hệ giao tiếp phong phú, đa dạng cho
học sinh.
Khi tham gia vào các loại hình hoạt động, các mối quan hệ giao lưu/ giao tiếp của HS càng
trở nên phong phú, các em được giao tiếp, tương tác với những con người khác nhau: với bạn bè
trong lớp, trong trường và với các trường học khác; với đại diện các lực lượng xã hội và vì thế
quan hệ xã hội trở nên phong phú, giúp hình thành ở các em các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp
tác. . . tóm lại là hình thành nên các giá trị, kĩ năng sống cho bản thân.
h) Hình thành xúc cảm tích cực là nét đặc trưng quan trọng của HĐTNST
Trải nghiệm trong hoạt động mang đến cho con người không chỉ tri thức mà có đánh giá của
chủ thể, cảm xúc, thái độ. Thông qua hoạt động, HS được trải nghiệm xúc cảm khác nhau, hình
thành được những xúc cảm tích cực. Xúc cảm là yếu tố vô cùng quan trọng để hình thành nên tình
cảm, thái độ, giá trị, niềm tin, hứng thú, say mê, quyết tâm. . . Như vậy, thông qua HĐTNST, HS
sẽ được giáo dục xúc cảm, làm cơ sở để hình thành niềm tin, thái độ, giá trị của các em. Xúc cảm
cũng là yếu tố quan trọng tạo động cơ, hứng thú cho hoạt động nói chung và sáng tạo nói riêng.
128
Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo...
2.2. Các năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần có đối với sinh
viên sư phạm
2.2.1. Khung năng lực tổ chức hoạt động sáng tạo cần có đối với sinh viên sư phạm
Trên cơ sở phân tích làm rõ quan niệm, mục tiêu và bản chất của HĐTNST, chúng tôi xác
định khung năng lực tổ chức HĐTNST đối với sinh viên sư phạm – giáo viên tương lai bao gồm
ba nhóm năng lực:
(i) Nhóm năng lực lập kế hoạch: Năng lực xác định mục tiêu, nội dung HĐTNST; Năng lực
lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức HĐTNST; Năng lực huy động các nguồn lực trong và
ngoài nhà trường.
(ii) Nhóm năng lực thiết kế HĐTNST:Năng lực xây dựng kế hoạch HĐTNST; Năng lực thiết
kế từng loại hình HĐ TNST.
(iii) Nhóm năng lực tổ chức HĐTNST: Năng lực tổ chức HĐTNST; Năng lực kiểm tra, đánh
giá HĐTNST.
2.2.2. Các yêu cầu cụ thể ở từng năng lực
(i) Nhóm năng lực lập kế hoạch
* Năng lực xác định mục tiêu, nội dung HĐTNST
Mục tiêu chung của HĐTNST là nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các
năng lực tâm lí – xã hội. . . , giúp HS tích lũy kinh nghiệm trong các mối quan hệ, hoạt động, ứng
xử, giải quyết vấn đề. . . cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân người học làm tiền đề
cho cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống sau này. Trên cơ sở mục tiêu chung đó, từng
bậc học có những mục tiêu đặc thù và ngay trong từng trường, từng lớp mục tiêu HĐTNST cũng
có những nét riêng.
Nội dung HĐTNST được xây dựng thành các chủ đề mang tính chất mở, linh hoạt và tương
đối độc lập với nhau dựa trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, sản xuất, khoa học công nghệ,
giáo dục, văn hoá, chính trị xã hội,... của địa phương, vùng miền, đất nước và quốc tế để học sinh
và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả. Ở mỗi bậc học, nội dung
HĐTNST có những trọng tâm riêng, đặc thù của lứa tuổi.
Để có được năng lực này, sinh viên sư phạm cần:
- Trình bày, phân tích được các mục tiêu, nội dung của HĐTNST bao gồm mục tiêu, nội
dung chung và mục tiêu, nội dung từng bậc học;
- Biết cách và xác định được mục tiêu chương trình HĐTNST cho lớp mình phụ trách trong
giai đoạn thực tiễn nghề nghiệp (thực hành, thực tập sư phạm);
- Biết cách và xác định được nội dung HĐTNST cho lớp mình phụ trách trong giai đoạn
thực tiễn nghề nghiệp (thực hành, thực tập sư phạm),.
* Năng lực lựa chọn các hình thức và phương pháp, phương tiện tổ chức HĐTNST
Hình thức, phương pháp tổ chức HĐTNST ở cấp học rất phong phú, đa dạng. Cùng một
chủ đề, nội dung giáo dục nhưng HĐTNST có thể được tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động
với nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của HS, tùy theo điều kiện cụ thể
của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Mỗi hình thức tổ chức HĐTNST đều có những đặc
thù riêng, nhưng có một đặc trưng chung là mềm dẻo, linh hoạt và mở về không gian, thời gian,
quy mô, đối tượng và số lượng người tham gia.
Để có được năng lực này, sinh viên sư phạm cần:
129
Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Thị Tuyết Mai
- Trình bày, phân tích được các hình thức, phương pháp, phương tiện, kĩ thuật tổ chức
HĐTNST được thể hiện trong bản thiết kế cụ thể;
- Biết lựa chọn và sử dụng phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức HĐTNST
phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, trường, địa phương; giải thích và bình luận việc chọn và sử
dụng phương pháp, phương tiện và kĩ thuật đó;
- Biết thiết kế và thực hiện kế hoạch hoạt động thể hiện các hình thức, phương pháp, phương
tiện, kĩ thuật tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục;
- Biết chế tạo một số phương tiện hỗ trợ tổ chức HĐTNST đơn giản.
* Năng lực huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường
Tổ chức HĐTNST thường đòi hỏi sự phối kết hợp của nhiều lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường cả về nguồn lực và nhân lực ngay từ khâu thiết kế chương trình HĐTNST đến
việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Sự thành công của HĐTNST phụ thuộc tương đối vào
năng lực huy động sự tham gia của những tổ chức, cá nhân vào việc đầu tư hỗ trợ đến tổ chức hoạt
động cho HS.
Để có được năng lực này, sinh viên sư phạm cần:
- Thu thập thông tin về môi trường gia đình, cộng đồng địa phương. . . và sử dụng kết quả
thu thập đó vào quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức HĐTNST;
- Lập kế hoạch phối hợp với CMHS, GV bộ môn, với Đoàn thanh niên và các lực lượng GD
có liên quan khác để tổ chức HĐTNST;
- Sử dụng các phương pháp, biện pháp phối hợp với các lực lượng GD (gia đình, chính
quyền địa phương, tổ chức xã hội, v.v) trong việc khai thác các nguồn lực, trong việc tổ chức và
đánh giá các HĐTNST.
(ii) Năng lực thiết kế HĐTNST
* Năng lực xây dựng kế hoạch HĐTNST
Kế hoạch HĐTNST là chương trình HĐTNST trong cả năm của lớp, nhằm xác định một
cách chính xác mục tiêu hướng tới và cách thức, phương pháp, các loại hình HĐTNST cần thực
hiện để đạt được điều đó. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, các câu hỏi cơ bản sau sẽ được trả
lời:
- Mục đích mà chương trình HĐTNST hướng đến là gì?
- Những HĐTNST nào cần được tổ chức?
- Các hình thức, phương pháp, phương tiện cần thiết để thực hiện?
- Đánh giá HĐTNST như thế nào?
Để có được năng lực này, sinh viên sư phạm cần:
- Trình bày và phân tích được những căn cứ để xây dựng kế hoạch HĐTNST, cấu trúc bản
kế hoạch trong đó làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố (Mục tiêu, nội dung, biện
pháp, thời điểm, nguồn lực, kết quả mong đợi. . . ) trên cơ sở yêu cầu, mục tiêu chương trình, kế
hoạch HĐTNST của nhà trường và mục tiêu phát triển tập thể lớp và nguồn lực có thể khai thác;
- Xây dựng được kế hoạch HĐTNST cụ thể cho một lớp trong đó thể hiện đầy đủ các mục
cần thiết của bản kế hoạch, bao gồm: Mục tiêu cần đạt (những năng lực nào cần hình thành cho HS
thông qua các HĐTNST); các lĩnh vực nội dung, chủ đề của chương trình HĐTNST; Các HĐTNST
cụ thể; Các hình thức, phương pháp, phương tiện cần thiết để thực hiện; các lực lượng phối hợp
chính; Tiêu chí và cách thức đánh giá HS trong HĐTNST. . .
* Năng lực thiết kế từng loại hình HĐTNST
130
Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo...
Sự đa dạng về loại hình hoạt động và phương thức tổ chức cũng như quy mô tổ chức của
HĐTNST như đã phân tích ở trên đòi hỏi giáo viên nói chung và SVSP phải nắm rõ từng loại hình
hoạt động với những đặc trưng, các phương pháp cụ thể . . . để từ đó có được bản thiết kế chi tiết
phù hợp. Đây là năng lực thiết kế một HĐTNST cụ thể như là một kế hoạch bài học. Bản thiết kế
HĐTNST phải đảm bảo từng HS đều có cơ hội thể hiện sự trải nghiệm, sự sáng tạo, tích cực, tự
giác, chủ động, cảm xúc tích cực và tính hấp dẫn, độc đáo của từng loại hình hoạt động.
Cấu trúc của một bản kế hoạch HĐTNST thể hiện ở các nội dung sau:
- Mục tiêu của hoạt động:
+ Nêu rõ mức độ HS cần đạt về các phẩm chất và năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ)
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được.
- Nội dung (thông điệp chính)
- quy mô, thời gian dự kiến
- Phương tiện cần thiết để tổ chức hoạt động; nguồn lực (kinh phí và nhân lực, lực lượng
phối hợp)
- Các công việc cần chuẩn bị đối với HS, GV
- Tổ chức các hoạt động: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động cụ thể. Với mỗi
hoạt động cần chỉ rõ: (i) Tên hoạt động; (ii) Mục tiêu của hoạt động; (iii) Cách tiến hành hoạt động
(trong đó chỉ rõ vai trò của HS, GV và những lực lượng giáo dục cùng tham gia); (iv) Thời lượng
để thực hiện hoạt động; (v) Kết luận sau mỗi hoạt động.
- Kết quả mong đợi: là những kết quả cuối cùng mà HS cần đạt được sau hoạt động.
- Đánh giá hoạt động: đưa ra các tiêu chí và cách thức đánh giá hoạt động (đánh giá quá
trình và đánh giá sản phẩm cuối cùng đạt được).
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: Xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện
sau hoạt động để củng cố, nâng cao các năng lực đã được phát triển trong hoạt động.
Để có được năng lực này, sinh viên sư phạm cần:
- Trình bày được đặc điểm từng loại hình HĐTNST.
- Phân tích được cấu trúc bản kế hoạch HĐTNST (kế hoạch bài học).
- Thiết kế được bản kế hoạch cụ thể một số loại hình HĐTNST trong đó: (i) Xác định được
mục tiêu của hoạt động căn cứ vào chuẩn năng lực cần đạt trong chương trình HĐTNST chung và
kế hoạch HĐTNST cụ thể của lớp; (ii) Xác định được phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức
HĐTNST phù hợp theo hướng đề cao vai trò tích cực, tự chủ, sự trải nghiệm, sáng tạo của HS; vai
trò hỗ trợ, tư vấn của GV; (iii) Thiết kế tiến trình hoạt động trong đó chỉ rõ vai trò của GV, HS và
các lực lượng tham gia khác; (iv) Xác định được cách thức đánh giá thích hợp (bao gồm đánh giá
quá trình và đánh giá kết quả); (v) Dự kiến được các tình huống có thể nảy sinh và phương án xử lí.
(iii) Năng lực tổ chức HĐTNST
* Năng lực tổ chức HĐTNST:
Như trên đã phân tích những đặc trưng cơ bản của HĐTNST là sự trải nghiệm và sáng tạo
của HS với những nội dung hoạt động đa dạng, phong phú, quy mô tổ chức cũng rất khác nhau . . .
đòi hỏi người tổ chức phải thể hiện vừa là nhà tổ chức, vừa là người hướng dẫn, người động viên,
khích lệ và phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực của từng HS. Việc tổ chức HĐTNST phải
đảm bảo để mỗi HS được trải nghiệm, được thể hiện bản thân, phát huy sự sáng tạo của mỗi cá
nhân, đồng thời khơi dậy những cảm xúc tích cực ở các em. . .
Để có được năng lực này, sinh viên sư phạm cần:
131
Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Thị Tuyết Mai
- (Biết) tổ chức, hướng dẫn và quản lí thực hiện kế hoạch hoạt động đã xây dựng dựa trên
sự tự quản, sự tham gia và hợp tác của mọi HS;
- (Biết) hướng dẫn, khích lệ, động viên HS tự tổ chức các HĐTNST đã được thể hiện trong
bản kế hoạch;
- (Biết) Khai thác được kinh nghiệm, sự sáng tạo của từng HS trong tổ chức và triển khai
hoạt động;
- (Biết) điều chỉnh, lựa chọn phương án thay thế cho phù hợp với tình hình thực tế khi triển
khai;
- (Biết) tổ chức đánh giá kết quả hoạt động, quá trình thực hiện hoạt động và rút kinh nghiệm
dựa trên sự tự quản, sự tham gia và hợp tác của mọi HS;
- (Biết) thu thập và xử lí thông tin phản hồi từ phía HS, đồng nghiệp và từ các nguồn khác
để đánh giá và điều chỉnh kế hoạch cũng như việc tổ chức các hoạt động.
* Năng lực kiểm tra đánh giá HĐTNST
HĐTNST là một trong những nội dung tự chọn bắt buộc cho tất cả HS từ lớp 1 đến lớp 12,
là hoạt động góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS với
các phẩm chất và năng lực chung cũng như năng lực đặc trưng cho người học được xác định cụ
thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giáo viên có thể
kiểm tra, đánh giá được mức độ phát triển của các năng lực mà HS đạt được thông qua HĐTNST?
Điều này đòi hỏi giáo viên, trong đó có sinh viên sư phạm phải có được năng lực kiểm tra, đánh
giá HĐTNST.
Để có được năng lực này, sinh viên sư phạm cần:
- Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả HĐTNST cho toàn bộ chương trình và trong từng
hoạt động cụ thể;
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá quá trình hoạt động và mức độ đạt được về phẩm chất và
năng lực của từng HS;
- Lựa chọn được các phương pháp, phương tiện, các hình thức kiểm tra, đánh giá quá trình
và đánh giá kết quả sản phẩm cuối cùng;
- Xác định rõ mức độ tham gia của HS vào quá trình tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau;
- Xác định các nguồn thu thập thông tin khác nhau; Xử lí và phân tích các nguồn thông tin
thu thập được;
- Sử dụng thông tin phản hồi từ kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh HĐTNST;
- (Biết cách) ghi nhận xét và phản hồi kết quả đánh giá phù hợp với người nhận;
- (Biết) lưu giữ và khai thác kết quả đánh giá HĐTNST để lập hồ sơ cho từng HS.
3. Kết luận
HĐTNST là một trong những nội dung đổi mới quan trọng trong đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông với mục tiêu, yêu cầu về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức và kiểm tra,
đánh giá có những thay đổi theo hướng gắn liền với thực tiễn, sự trải nghiệm, sáng tạo của HS và
hình thành phẩm chất và năng lực thực hiện. Để sinh viên sư phạm ra trường có thể đáp ứng được
những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông, rất cần sự đổi mới chương trình đào tạo, bổ sung
nội dung đào tạo về HĐTNST cho SV. Sinh viên sư phạm khi ra trường phải có được những năng
lực cần thiết để tổ chức các hoạt động dạy học nói chung và HĐTNST cho học sinh.
132
Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông và những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hằng, 2015. Một số phương pháp tổ chức hoạt động
trải nghiệm sáng tạo cho HS phổ thông. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số 48 (109), Tháng 3,
tr 19-22.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự thảo Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục
phổ thông sau năm 2015 (lưu hành nội bộ).
[3] Nghị quyết 29 -NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 4 tháng 11
năm 2013.
[4] Nguyễn Thị Hằng và nhóm nghiên cứu (2015), Nghiên cứu phát triển năng lực thiết kế
chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên phổ thông, Mã số SPHN
2014-17-02NV.
[5] Phan Trọng Ngọ, 2016. Học tập trải nghiệm trong giáo dục phổ thông và trong đào tạo năng
lực nghề cho sinh viên đại học sư phạm. Kỉ yếu hội thảo “Trường sư phạm trong phát triển
năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục mới”, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, Tr. 176 - 185.
[6] Đinh Thị Kim Thoa, 2015. Mục tiêu, chuẩn kết quả, nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức giáo dục, đánh giá kết quả học tập của HS qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
chương trình giáo dục phổ thông mới, đề tài nhiệm vụ cấp Bộ.
ABSTRACT
Demands of general education innovation and the competencies requyred
for teachers to organize a creative experienced activity
Nguyen Thi Kim Dung1, Tran Thi Tuyet Mai2
1Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education
2Quyet Tam’ Lower Secondary School, Son La
Creative experienced activity (CEA) is one of important aspects mentioned in the general
education innovation. The main characteristics of creative experienced activity are: the learners’
experience and creation; the diversity, integration and differentiation of the CEA’ content;
the diversity of forms and methods; flexibility of location and scale; the cooperation with
educational forces inside and outside schools; the diversity and richness of the relations in students’
communication etc. These changes pose new demands on teachers’ competencies in general and
student teachers’ in particular. The article has carefully analyzed requirements of the general
education innovation and the competencies required for student teachers to organize a creative
experienced activity.
Keywords: Creative experienced activities, students, competency, education innovation.
133
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4733_ntkdung_0045_2130333.pdf