Tài liệu Ý thức văn nghệ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017
3
Ý thức văn nghệ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
Aesthetic consciousness of Nguyen Cong Tru
PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn
Trường Đại học Sài Gòn
Nguyen Viet Ngoan, Assoc.Prof.,Ph.D.
Saigon University
Tóm tắt
Ý thức văn nghệ trong sáng tác sẽ tạo nên phong cách cá nhân của tác giả. Ở văn học Việt Nam thời
Trung đại, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, chính ý thức văn nghệ này
đã giúp cho thế hệ các nhà Nho tài tử - trong đó có Nguyễn Công Trứ - trở thành chủ nhân của một nền
văn học chống Nho giáo và hướng về chủ nghĩa nhân đạo. Bài viết nhằm làm rõ hơn vấn đề chủ thể hóa
sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Công Trứ, để ông - trong sáng tác của mình, có được một phong cách
cá nhân nổi trội và khác lạ so với đương thời.
Từ khóa: ý thức văn nghệ, Nguyễn Công Trứ, phong cách cá nhân, chủ thể hóa, nổi trội, khác lạ.
Abstract
Aesthetic consciousness helps writers to c...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý thức văn nghệ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017
3
Ý thức văn nghệ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
Aesthetic consciousness of Nguyen Cong Tru
PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn
Trường Đại học Sài Gòn
Nguyen Viet Ngoan, Assoc.Prof.,Ph.D.
Saigon University
Tóm tắt
Ý thức văn nghệ trong sáng tác sẽ tạo nên phong cách cá nhân của tác giả. Ở văn học Việt Nam thời
Trung đại, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, chính ý thức văn nghệ này
đã giúp cho thế hệ các nhà Nho tài tử - trong đó có Nguyễn Công Trứ - trở thành chủ nhân của một nền
văn học chống Nho giáo và hướng về chủ nghĩa nhân đạo. Bài viết nhằm làm rõ hơn vấn đề chủ thể hóa
sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Công Trứ, để ông - trong sáng tác của mình, có được một phong cách
cá nhân nổi trội và khác lạ so với đương thời.
Từ khóa: ý thức văn nghệ, Nguyễn Công Trứ, phong cách cá nhân, chủ thể hóa, nổi trội, khác lạ.
Abstract
Aesthetic consciousness helps writers to construct their personal styles. Amorous-and-talented
Confucian scholars in Vietnam from the late 18
th
to the early 19
th
century, among whom Nguyen Cong
Tru was the most famous, were empowered by this aesthetic consciousness to create a humanistic
literature against Confucianism. This article analyzes how Nguyen Cong Tru created the self in his
writings, which helped to stand his style out of other literary works of the time.
Keywords: aesthetic consciousness, Nguyen Cong Tru, personal style, self, stand out.
1. Có thể xem rằng, quá trình sáng tạo
văn học của Nguyễn Công Trứ như là nhu
cầu tất yếu do một ý thức cá nhân đặc biệt
tác động. Hành trình nghệ thuật cũng chính
là hành trình bản ngã. Vì rằng, những sự
khai phá trong sáng tác cũng chính là do
nhu cầu thể hiện giá trị con người mãnh liệt
nơi ông. Chính con người Nguyễn Công
Trứ mang trong nó cả một mớ mâu thuẫn
của cái cá thể đang tồn tại trong một quần
thể (cộng đồng). Bị hữu hạn trong không
gian và thời gian, ông luôn khao khát sự vô
hạn, sự toàn diện. Trong sự đua nở đầy
sáng tạo nghệ thuật, cá tính - do bản chất
của nó, bao giờ cũng có xu hướng đi tìm
cái phổ quát. Và cá tính càng mạnh thì nó
càng rộng mở để đi đến phổ quát. Nguyễn
Công Trứ làm văn chương cũng là một
cách tạo ra một phương tiện lành mạnh và
hữu hiệu nhất để hóa giải các mâu thuẫn
bản thể. Đối với văn chương Nguyễn Công
Trứ, có lẽ sự triệt tiêu các mâu thuẫn này,
sự giải thoát khỏi chúng đã mang lại những
cảm xúc thẩm mỹ. Nó buộc con người cá
thể nơi ông phải bộc lộ rõ tới tận cùng
chiều sâu bên trong bằng sự tự ý thức. Nó
Ý THỨC VĂN NGH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
4
như là một cuộc đối thoại bằng thơ bắt
buộc giữa Nguyễn Công Trứ với cuộc đời,
để ông tự nhận thức ra mình. Nó như là
một sự nhận đường, tự nhận thức kiếp nhân
sinh, cũng là cách tự nhận thức về bản thân
mình. Khi xem xét Nguyễn Công Trứ trên
phương diện là một nhà sáng tác văn học,
cần lưu ý cái cá biệt của văn chương ông,
vì cái cá biệt này là đặc trưng quan trọng,
là nguồn gốc sinh động của tính cách và
hình tượng.
Sáng tác văn chương ở Nguyễn Công
Trứ đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh
vực bảo tồn và phát triển nguyên lý chơi
mà ông tôn thờ, nên nó là một hoạt động có
tính hai mặt: vừa làm, vừa chơi. Tất nhiên,
Nguyễn Công Trứ sáng tác văn chương
không chỉ để mà chơi:
Ngồi buồn mà trách ông xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
(Vịnh cây thông)
Cái tầm thường, tẻ nhạt, chán ngắt của
nền chính trị lỗi thời, khiến ông chỉ biết
cười chua chát, khi ông đã qua bao phen
dày vò, phẫn uất. Sự cười của ông như là
hình thái tương phản của tiếng khóc, khi
không còn nổi nước mắt nữa. Như vậy, văn
chương đâu phải là chuyện đùa? Xuân
Diệu cho rằng “ngoài cuộc đời vui, vui hể
hả, phè phỡn, dung tục, thì chỉ làm cho thi
sĩ (NCT) khóc; ngoài cuộc đời buồn tênh
bởi chán quá, tầm thường quá thì nhà
thơ bèn cười, cười gằn” [1, tr.466].
Ở Nguyễn Công Trứ, sáng tác văn
chương và chơi không đồng nhất, nhưng
gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ, hữu cơ.
Sáng tác văn chương ở ông như là một thứ
lao động đặc biệt, một kiểu làm như chơi.
Sức hấp dẫn của văn chương Nguyễn Công
Trứ không những chỉ là ở sự tài nghệ, mà
còn ở tinh thần tự do, bay nhảy. Chúng ta
quý trọng văn chương Nguyễn Công Trứ
một phần cũng nhờ ở chỗ chính ông là
người biết chơi và dám chơi. Đành rằng cái
chơi này không sản sinh ra cái gì cả, mà
chỉ nhằm hoàn thiện bản thân mình.
Tính cá biệt của phong cách sáng tác
Nguyễn Công Trứ thể hiện rất rõ ở chỗ:
trong văn thơ của ông xuất hiện đậm đặc
các danh xưng: kẻ tài tử, kẻ tài bộ, đấng
anh hùng, đấng phi thường, ông Hy Văn tài
bộ Hoàn cảnh nói năng và phát ngôn
thời trung đại, do các quy phạm nghiệt ngã,
nên con người thường không dám xưng
danh, nên đại từ nhân xưng Việt luôn ở vào
tình trạng phi trung tính, thường là nghiêng
về phía nhún nhường, mặc cảm. Thế mà,
Nguyễn Công Trứ chẳng những không e
ngại, mà lại vừa xưng danh, vừa giới thiệu
về mình. Điều đó có nghĩa là, không chỉ ở
cuộc đời thực, mà kể cả trong văn chương,
tâm thế sáng tác của ông luôn hướng tới
đích là nhằm khẳng định cá nhân mình
trong nội dung phản ánh và tuân theo quy
luật chủ thể hoá trong sáng tạo nghệ thuật.
Chính cái cá biệt của phong cách Nguyễn
Công Trứ đã nâng tầm vóc ông lên và khái
quát nó tiêu biểu cho một khuynh hướng
sáng tác văn học của thời đại. Tác giả
(Nguyễn Công Trứ) cũng đồng thời là nhân
vật văn học. Dĩ nhiên, cũng cần hiểu rằng,
phong cách Nguyễn Công Trứ và các tác
giả của cả xu hướng đó là những lát cắt của
một phong cách thống nhất. Nói rõ hơn,
phong cách cá nhân Nguyễn Công Trứ là
một dạng cá thể của phong cách thời đại.
Trong cả dàn hợp xướng chung của cả
dòng văn học vì con người đó, Nguyễn
Công Trứ cũng như mọi tác giả khác đều
có âm chủ riêng. Có điều, nếu ta xem cái
nhìn nghệ thuật của cả dòng thơ này như ở
một chuẩn, thì cái nhìn nghệ thuật của
NGUYỄN VIẾT NGOẠN
5
Nguyễn Công Trứ vừa tách bạch, đồng thời
vừa là một lệch chuẩn. Chính sự lệch
chuẩn này mới tạo nên phong cách cá nhân
độc đáo Nguyễn Công Trứ, nhất là trong
một giai đoạn hết sức đặc biệt của xã hội
phong kiến Việt Nam, do nhiều tác nhân,
đã làm xuất hiện cả một thế hệ nhà Nho tài
tử. Ở họ có chung những cảm nhận cuộc
đời lẫn những khúc xạ của lòng trắc ẩn,
cũng như chất bẩm sinh đa cảm của người
nghệ sĩ, khiến họ trở thành chủ nhân của
một khuynh hướng văn học đầy tính chất
nhân đạo. Bằng phong cách của mình,
Nguyễn Công Trứ trở thành một tiêu điểm
quan trọng để tìm hiểu quy luật cho sự phát
triển của cả một giai đoạn văn học này.
2. Dựa trên lí thuyết mỹ học, nếu
chúng ta nhìn nhận và thừa nhận sáng tác
văn chương Nguyễn Công Trứ là lối chơi
nghệ thuật như vừa nói, thì có nghĩa là, các
tác phẩm của ông (đặc biệt là các bài Hát
nói và kể cả bài phú Hàn nho phong vị)
nghiêng về chủ thể, phản ánh cuộc đời qua
trải nghiệm và kinh nghiệm cá thể. Dù sao
đi nữa, do quy luật chủ thể hóa chi phối,
nên động cơ sáng tạo văn chương của
Nguyễn Công Trứ trước hết là vị ngã (vì
mình), vì nhu cầu nội cảm hóa. Nguyễn
Công Trứ không hề giấu diếm về điều này,
tức là phải từ động cơ vị ngã này mới đến
vị tha (vì người khác), đến được với những
ai tri âm tri kỉ:
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thời trèo với thông
(Vịnh cây thông)
Dĩ nhiên, sự nội cảm hóa này được bộc
lộ qua nhu cầu tự biểu thị trong sáng tác nơi
Nguyễn Công Trứ, chưa hẳn phải là của con
người cá nhân hoàn thiện như sau này trong
văn học hiện đại. Nói cho cùng, phong cách
sáng tác Nguyễn Công Trứ mới chỉ là sản
phẩm của một lối sống theo sở thích cá
nhân, một cá nhân sống ngoài và không
chịu ràng buộc của cộng đồng cổ truyền.
Cũng nhờ tính chất vị ngã của quy luật
chủ thể hóa nghệ thuật, mà tiếng nói văn
chương ở Nguyễn Công Trứ như là một
nhân danh cá nhân. Minh chứng sống động
nhất cho điều đó chính là Bài ca ngất
ngưởng. Bài ca như một thông điệp văn
chương nhằm tổng kết cuộc đời của bản
thân ông bằng cảm thức ngất ngưởng.
Nguyễn Công Trứ tỏ ra rất tự bằng lòng về
mình bằng một từ tự khen - đó là ngất
ngưởng - Trong triều ai ngất ngưởng như
ông. Giọng điệu có vẻ khoa trương, nhưng
người ta vẫn cảm thấy thiện cảm. Chắc là
Nguyễn Công Trứ không phủ định công
tích của mình, nhưng cái nhìn với công tích
vẫn là cái nhìn khinh bạc. Cũng có thể xem
đây là nhật kí bằng thơ nhưng rất đặc biệt.
Nó có cái khác lạ của phong cách Nguyễn
Công Trứ. Đặc điểm tự sự của ông thường
rất chân thật. Trong những tình thế chênh
vênh của cuộc đời, thậm chí trong cả
những trường hợp trước các đối kháng
nguy hiểm, Nguyễn Công Trứ vẫn tỏ ra
thượng phong trước các cung bậc của sự
thách thức. Nó không đến nỗi quá văn
chương mà quên đi sự thật phũ phàng,
nhưng cũng không hẳn là trần trụi để đánh
mất đi giá trị của những lời bộc bạch, tâm
sự. Đây chính là sự trộn lẫn, dung hợp giữa
nghệ thuật và đời sống. Chẳng những ông,
mà cả con bò vàng hình như cũng trở nên
ngất ngưởng. Bài thơ quả như là một sinh
thể nghệ thuật cựa quậy và phấn khích.
Cũng có lúc, đây đó chúng ta như nhận ra
những khoảng trống vắng: Kìa núi nọ phau
phau mây trắng. Có gì như thoáng chút
bâng khuâng, chua chát? Nhưng thực tình,
Ý THỨC VĂN NGH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
6
với con người sôi nổi như ông, một chút
bâng khuâng triết học này dù đã xuất hiện
nhưng không dừng lâu được. Một lằn ranh
rất nhỏ giữa vô vi của Lão với hư vô của
Trang. Rất dễ trở thành con bướm, nhưng
cũng không được phép vướng tục. Nhờ đã
thăng bằng trên các chênh vênh đó, nên
tiếng nói cảm xúc trở nên viên mãn, đĩnh
đạc. Cảm hứng sáng tác của ông không chỉ
là sự xung động mạnh của tình cảm, không
chỉ là sự gắn bó với cuộc đời, mà nó còn là
chiều sâu của quan niệm sống. Chính tầm
sâu rộng này đã định hình được chân dung
Nguyễn Công Trứ - con người ngất
ngưởng. Hơn nữa, ông như đã khởi xướng
được một khuynh hướng mới trong sáng
tác tả thực, ảnh hưởng không những cho
đương thời (Cao Bá Quát, Nghè Tân), mà
còn tới cả hậu thế (Tú Xương, Tản Đà).
Quả đúng như ông tự nhận xét và tiên
đoán: Trong triều ai ngất ngưởng như ông.
Sự thức tỉnh cái Tôi khi xét trên
phương diện sáng tác còn giúp Nguyễn
Công Trứ gắn liền và gần như thôi thúc để
cho xuất hiện loại thể chân dung tự họa.
Trong khi đó, ở các tác giả khác, dù cho
vẫn sử dụng bút pháp tự trào có đôi nét cá
nhân, nhưng xét đến cùng, đấy vẫn chỉ là
phương tiện để nói về nhân tình, thế thái.
Các đặc điểm cá nhân bị tẩy xóa hoặc uốn
nắn cho phù hợp, khiến cho chân dung cổ
truyền chỉ là tranh thờ hay thơ chúc tụng.
Bằng bút pháp lạ hóa “Ông Hy Văn tài bộ
đã vào lồng”, “Trong triều ai ngất ngưởng
như ông”, Nguyễn Công Trứ đã nhìn mình
từ ngoài vào với con mắt của kẻ khác, biết
biến mình thành đối tượng quan sát của
chính mình, và để có thêm điều kiện nói rõ
về mình hơn, chi tiết hơn, xác thực hơn.
Thực ra, cũng ở các tác giả khác, nếu ở giai
đoạn đầu chỉ sử dụng liệu pháp chân dung
người khác để tìm cách thể hiện mình, thì
càng về sau này họ cũng đã để cho phương
tiện tự ý thức và tự biểu hiện nhiều hơn.
Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Du
đều không ngần ngại việc tự thuật. Yếu tố
tự thuật trở nên bằng chứng tiêu biểu của
việc xuất hiện chủ thể trữ tình trong lịch sử
văn học. Tuy nhiên, chỉ đến (nếu như
không muốn gọi là đợi đến) Nguyễn Công
Trứ, thì việc tự biểu hiện mình, nhìn mình
như một kẻ xa lạ, kể cả việc không ngần
ngại nói về những khuyết tật của mình,
mới thực sự là những dấu hiệu đặc biệt
định tính.
3. Lối văn chương của Nguyễn Công
Trứ là lối văn chương thị Tài cậy Tài, đầy
chất tài tử. Nhờ lối văn chương này, khiến
ông như có những khoảnh khắc bất chợt
dành cho thi hứng, đồng thời nó tạo ra
những cấu tứ bất ngờ. Cho nên, muốn hiểu
nội dung cuộc sống được phản ánh, ta phải
cảm được lối văn chương họ Nguyễn. Lối
văn chương ở đây bao gồm cái nhìn nghệ
thuật, cách tư duy, cách cảm nhận của
chính ông. Nói như M.B. Khrapchenco là
“Chân lí cuộc sống trong sáng tác nghệ
thuật không tồn tại ngoài cái nhìn nghệ
thuật có tính cá nhân đối với thế giới vốn
có ở từng nghệ sĩ thực thụ, không tồn tại
bên ngoài các đặc điểm về tư duy hình
tượng, bút pháp sáng tác của nghệ sĩ”
[2, tr.72]. Thời đại mà Nguyễn Công Trứ
sống và hoạt động, đã xuất hiện loại đô thị
phong kiến kiểu phương Đông, tác nhân cơ
bản để ra đời cả một thế hệ nhà Nho tài tử.
Họ cũng là chủ nhân của một nền văn học
chứa đựng mầm mống chống Nho giáo và
hướng về nhân đạo chủ nghĩa. Tuy sắc thái
biểu hiện ra ngoài có khác nhau, nhưng hầu
hết các tác giả tài tử đều có chung một loại
thái độ tự xác định cho mình đứng một tầm
cao hơn hẳn so với thế tục, so với người
đời. Trong số này, Nguyễn Công Trứ là
NGUYỄN VIẾT NGOẠN
7
một đại diện tiêu biểu, là tác giả có lối văn
chương thị Tài và cậy Tài điển hình nhất.
Trời đất cho ta một cái Tài
Dắt lưng ngày tháng để dành chơi
Dở dang với rượu khôn từ chén
Trót nợ cùng thơ phải chuốc lời
(Cầm, kỳ, thi, tửu)
Dĩ nhiên, do quy định của lịch sử, như
bao nhà Nho tài tử khác khi sáng tác văn
chương, Nguyễn Công Trứ càng tự biểu
hiện mình một cách trực tiếp bao nhiêu, thì
càng cảm nhận được những giới hạn nghiệt
ngã mà ông phải chịu đựng bấy nhiêu. Giới
hạn lịch sử đó nếu khiến cho người “hồng
nhan” phải bạc mệnh thì người “tài tử”
phải chịu cảnh đa cùng bấy nhiêu. Đến
ngay Nguyễn Du mà còn phải tự nhận
mình khi làm nghệ thuật, văn chương cũng
chỉ là kiếp điệp tử thư trung (con bướm
chết trong sách). Ở hầu hết các tác giả
chính của văn học Việt Nam giai đoạn này
đã diễn ra cuộc vật lộn giữa tài và mệnh.
Và tất nhiên, mỗi một tác giả - tài tử đều có
lối thoát riêng ra khỏi hoàn cảnh này. Đây
cũng là tác nhân và là nguyên nhân của sự
xuất hiện hai khuynh hướng sáng tác cơ
bản của giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ
XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX: khuynh
hướng văn học chữ THÂN và khuynh
hướng văn học chữ TÀI. Trần Đình Sử
khẳng định: “Từ Chinh phụ ngâm khúc,
Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân
Hương đã nổi lên con người cá nhân với
tình cảm thương thân xót phận. Có thể nói
trong văn học thời này đã khởi đầu một
khuynh hướng văn học chữ THÂN mà
Truyện Kiều là tiêu biểu nhất” [3, tr.175].
Bên cạnh đó, do ở trong một hoàn cảnh
“đến nay tan tành phong cảnh, nát bét quy
mô” (Phạm Thái), “nước Nam từ khi có
vua đến nay không thấy có ông vua hèn hạ
nào như thế - Hoàng Lê nhất thống chí”,
thì các cá nhân - tài tử lại phải tìm đến cái
tài như là một chỗ dựa ưu thắng cho mình.
Do đó, khuynh hướng tiêu biểu thứ hai
trong ý thức của các nhà sáng tác đều nhằm
vào sự hãnh diện về cái tài của bản thân, và
đều đòi hỏi phải đãi ngộ xứng đáng với cái
tài đó. Nguyễn Hữu Chỉnh, Phạm Thái,
Đặng Trần Thường, Cao Bá Quát và đặc
biệt là Nguyễn Công Trứ là những tác giả
tiêu biểu cho khuynh hướng văn học chữ
TÀI, thị Tài và cậy Tài. Ý thức về cái tài
và cậy tài này như tạo ra một nguồn cảm
hứng mới, rất đậm nét của cả giai đoạn, rồi
khép lại bởi hình ảnh một bậc đại trượng
phu, người anh hùng thư kiếm trong văn
chương Nguyễn Công Trứ.
Chính ý thức về cái tài cá nhân và
trông cậy vào cái tài đó khiến cho văn
chương Nguyễn Công Trứ như có sự uyển
chuyển nghệ thuật. Dù rằng, ở ông lắm lúc
như là sự tập hợp các xu hướng triết học
trong một giai đoạn suy tàn của lịch sử, sự
giằng xé của các hệ tư tưởng Nho, Lão,
Phật, đủ để lại cho ông khối mâu thuẫn, và
cả một bế tắc chung, nhưng niềm cảm xúc
thi ca của ông vẫn vút lên trên cái nền nặng
nề đó. Tư duy thơ Nguyến Công Trứ có
nhiều điểm mới lạ, tức là đã hòa hợp được
giữa con người xã hội hướng ngoại và con
người cá nhân hướng nội. Nó là sự trộn lẫn
giữa thực và mộng, mộng và thực. Hơi thở
nhân văn là luồng sinh khí của tư duy thơ,
cảm xúc thơ. Ông đã mượn chất tự nhiên
để thi vị hóa cuộc sống:
Thêm hương khi gió lá mưa cành
Mở mặt thấy giang sơn cười chúm chím
(Yêu hoa)
4. Cũng nhờ cái phong khí thị Tài và
cậy Tài mà trong sáng tác của mình,
Nguyễn Công Trứ nói nhiều tới chủ đề “cầu
nhàn hưởng lạc”. Điều này đã tạo ra trong
lòng độc giả một hình ảnh Hy Văn thi nhân
Ý THỨC VĂN NGH TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
8
có diện mạo riêng, không giống và khó so
sánh với các tác giả khác. Nhờ vậy mà văn
thơ của Nguyễn Công Trứ, băng qua hai thế
kỉ, từ đời này sang đời khác, chúng được
lưu truyền rộng rãi trong công chúng độc
giả trí thức Việt Nam, được tán thưởng và
bình phẩm nhiều. Dĩ nhiên trong văn học
quá khứ, ở các chủ đề khác, các tác giả cũng
đã tạo được cái đặc sắc riêng của họ. Chẳng
hạn Hồ Xuân Hương đanh thép và sắc bén
khi châm biếm xã hội hủ bại với lũ hiền
nhân quân tử giả dối, đạo đức giả. Cao Bá
Quát cũng rất siêu việt khi diễn tả tâm trạng
bi phẫn, bất đắc chí. Sau Nguyễn Công Trứ
còn có Nguyễn Khuyến, Tú Xương quá cụ
thể, quá chua cay khi phỉ báng thói đời lố
lăng, ô trọc Tuy nhiên chỉ có Nguyễn
Công Trứ cùng bộ phận văn thơ với chủ đề
cầu nhàn hưởng lạc mới khẳng định nhu
cầu hưởng thụ của con người, nâng nó lên
thành cả một quan niệm nghệ thuật.
Đào Tấn, nhà soạn tuồng nổi tiếng, lúc
làm Tổng đốc An Tịnh, khi bàn về Nguyễn
Công Trứ, cũng từng hạ bút mà phê rằng:
Hoàng độc thi nhân kim bất tại
Dữ quân thùy phục đính tao phùng
(Nhà thơ cưỡi bò vàng nay không còn ở đây
Chắc ngài đang bận hẹn gặp cùng ai)
Cũng nhờ thế mạnh đặc sắc này mà
văn chương Nguyễn Công Trứ được tiếp
nhận một cách khoái khẩu, thậm chí còn
được mô phỏng cho đến cả hậu sinh.
Nếu nhìn rộng ra các nền văn hóa
khác, ta thấy hình thành từ rất sớm những
dòng thơ ca với mô-típ cầu nhàn hưởng
lạc. Thời Phục hưng, thi hào nước Pháp
Ronsard, sau những thất bại liên tiếp của
trường ca, tụng ca đã chuyển sang sáng tác
thơ tình, thơ hành lạc. Cùng với Ronsard
còn có Rabelais, Montaigne cũng là
những nhà nhân văn luôn hướng đến giá trị
tối thượng của con người. Thú vị vẫn là
Goethe - con người Đức vĩ đại nhất (cách
gọi của Engels), người sống và sáng tác
gần như cùng thời với Nguyễn Công Trứ,
đã có hẳn một tập thơ Đông Tây thi tập mà
trong đó cái hoan lạc của sự giao hòa thân
xác và tâm hồn được nâng lên thành
nguyên tắc tối cao, đồng thời là hạnh phúc
viên mãn nhất của nhân sinh. Dergiavin,
nhà thơ Nga đầu thế kỉ XIX, dù là kẻ dị
tộc, dị giáo nhưng có số phận, hành trạng,
cá tính giống Nguyễn Công Trứ lạ lùng.
Ông có tập Những bài ca Anacreontiques,
trong đó có bài Tự nhủ nổi tiếng, với thần
thơ, tứ thơ rất tương hợp với cốt cách, bản
ngã thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ. Sự
gặp gỡ ngẫu nhiên và tương đồng kỳ lạ này
càng chứng tỏ tính chất thời sự của văn
chương Nguyễn Công Trứ về lẽ nhân
sinh,về những đòi hỏi của lí tưởng nhân
văn. Chính nền tảng nhân văn đã tạo nên
mọi sáng tạo nghệ thuật.
Cũng cần hiểu giá trị nhân đạo này của
văn chương Nguyễn Công Trứ nằm trong
khuôn khổ của lịch sử. Do mục đích hành
lạc, do nhu cầu khẳng định cá nhân, cũng
như các giá trị sống khác, khiến Nguyễn
Công Trứ nếu thích sử dụng lối văn
chương đậm màu cầu nhàn, hành lạc cho
mình, thì đây cũng là ý thức văn nghệ mới,
một biểu hiện nhân đạo đúng nghĩa trong
hoàn cảnh đương thời. Nói như N.Konrat:
“Văn học phương Đông vào thời kì này
của lịch sử dường như phát triển gấp gáp
hơn. Vừa đi trên con đường lãng mạn chủ
nghĩa, còn chưa thành thục trên con đường
ấy, nó đã phải vội vã đi tiếp đến chủ nghĩa
hiện thực Đồng thời với khát khao
hướng đến chủ nghĩa hiện thực một cách
không ngần ngại, đã lộ ra hết sức rõ ràng
những yếu tố của chủ nghĩa lãng mạn, hơn
nữa thường là hình thức tình cảm cá nhân”
[4, tr.331].
NGUYỄN VIẾT NGOẠN
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xuân Diệu (2000), Ba thi hào dân tộc,
Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
2. M.B. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo
và sự phát triển của văn học, Lê Sơn dịch,
Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
3. Trần Đình Sử và các tác giả (1997), Về con
người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. N.Konrat (1996), Phương Đông và phương
Tây, Trịnh Bá Đĩnh dịch, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
Ngày nhận bài: 10/01/2017 Biên tập xong: 15/02/2017 Duyệt đăng: 20/02/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 124_7858_2215176.pdf