Tài liệu Ý nghĩa nhân văn của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo về hỗ trợ phổ cập giáo dục trên địa bàn Tây Bắc: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0154
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 134-145
This paper is available online at
Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA CHƯƠNG TRÌNHMỤC TIÊU QUỐC GIA
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ HỖ TRỢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC
Nguyễn Thị Thu Hằng1, Đặng Thị Thanh Huyền2
1Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục
Tóm tắt. Bài viết phân tích một số tác động, hiệu quả của Dự án ”Hỗ trợ thực hiện phổ
cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập
giáo dục trung học “thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT ở vùng Tây Bắc giai
đoạn 2006 - 2010. Mục đích là để đánh giá tính thích hợp của các mục tiêu đề ra của Dự
án/Chương trình, việc hoàn thành mục tiêu, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động và
tính bền vững. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc
chính sách tiếp theo.
Từ khóa...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý nghĩa nhân văn của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo về hỗ trợ phổ cập giáo dục trên địa bàn Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0154
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 134-145
This paper is available online at
Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA CHƯƠNG TRÌNHMỤC TIÊU QUỐC GIA
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ HỖ TRỢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC
Nguyễn Thị Thu Hằng1, Đặng Thị Thanh Huyền2
1Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục
Tóm tắt. Bài viết phân tích một số tác động, hiệu quả của Dự án ”Hỗ trợ thực hiện phổ
cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập
giáo dục trung học “thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT ở vùng Tây Bắc giai
đoạn 2006 - 2010. Mục đích là để đánh giá tính thích hợp của các mục tiêu đề ra của Dự
án/Chương trình, việc hoàn thành mục tiêu, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động và
tính bền vững. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc
chính sách tiếp theo.
Từ khóa: Giáo dục, Chương trình mục tiêu quốc gia, phổ cập, tác động, hiệu quả.
1. Mở đầu
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu, tương lai của dân tộc” (Phạm Văn Đồng, 1999)[4]. Các Chương trình Mục tiêu Quốc gia
GD&ĐT (CTMTQGGD&ĐT) được thực hiện từ đầu những năm 90 nhằm thúc đẩy các hoạt động
phát triển GD&ĐT cụ thể thông qua bổ sung ngân sách một cách thích đáng cho ngành GD&ĐT,
góp phần phát triển giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội theo những mục tiêu ưu tiên đặc biệt ở các
vùng khó khăn. Một trong các mục tiêu quan trọng của Chương trình là Hỗ trợ thực hiện phổ cập
giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung
học ở các tỉnh vùng khó khăn, trong đó có vùng Tây Bắc.
Đã có nhiều nghiên cứu về đầu tư công phát triển giáo dục, phân tích chi phí - lợi ích và vai
trò của giáo dục với phát triển kinh tế - xã hội và chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT. Viện
Kế hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) đã tiến hành triển khai một dự án nghiên cứu vào năm 1968
để kiểm chứng các cách sử dụng phân tích chi phí ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Những bài học chính được rút ra từ dự án này được Hallak tổng hợp, cùng với phần miêu tả tóm tắt
các khảo sát điểm và một số gợi ý về việc “thực hiện phân tích chi phí” (Hallak, 1969) [6]. Ở Việt
Nam có thể kể đến các nghiên cứu cấp quốc gia như: Việt Nam nghiên cứu Tài chính cho giáo dục
(Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 1996) [10]; Việt Nam quản lí tốt hơn nguồn lực nhà
nước, Đánh giá chi tiêu công năm 2000 (Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 2000) [9];
(Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Việt nam, 2005); Phân bổ ngân sách cho giáo dục và khả năng sử
dụng chỉ số phát triển con người. (Phạm Quang Sáng và Phạm Thành Nghị, 2007) [14]; Phân tích
Ngày nhận bài: 20/8/2012. Ngày nhận đăng: 25/10/2012.
Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hằng, e-mail: thuhang.sdh@hnue.edu.vn
134
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...
tính công bằng và hiệu quả của chi ngân sách theo tỉnh (Nguyễn Thị Minh - Nguyễn Quang Dong,
2009) [12]. Sổ tay giám sát đánh giá CTMTQG GD&ĐT (Bộ GD& ĐT, 2011)[2]
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tác động, hiệu quả của Chương trình mục tiêu
quốc gia vùng Tây Bắc, làm sáng tỏ ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Chương trình về cơ hội tiếp cận
giáo dục có chất lượng cho trẻ em, người dân các dân tộc vùng Tây Bắc, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh thực hiện CNH, HĐH đất nước.
Từ đó có căn cứ để rút kinh nghiệm khi xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc chính sách đầu
tư cho giáo dục tiếp theo cho phát triển giáo dục vùng Tây Bắc. Bài viết này tập trung phân tích tác
động, hiệu quả của Dự án ”Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ
cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học“ – Dự án thuốc CTMTQG GD&ĐT.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Giới thiệu chung về chương trình Mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2006 - 2010
Tây Bắc là nơi cư trú của gần 40 dân tộc anh em với dân số 10,53 triệu người, trong đó dân
tộc Thái chiếm 20%, Mông 15%, Mường 11%, Tày 7%, Dao 6%... Với 86 huyện thị, thành phố,
1.469 xã và 122 phường, thị trấn, trong đó có 875 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn chiếm gần 40%
số xã đặc biệt khó khăn của cả nước. Vì vậy đây là địa bàn được ưu tiên đầu tư của Chương trình
Mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo (sau đây gọi tắt là Chương trình) trong cả 3 giai đoạn: 2001
- 2005; 2006 - 2010 và 2012 - 2015.
CTMTQG GD&ĐT giai đoạn 2006 - 2010 gồm 7 dự án, trong đó có 6 dự án thuộc Bộ
GD&ĐT quản lí (từ dự án 1 đến dự án 6).
Dự án 1. Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo
dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học.
Dự án 2. Đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy.
Dự án 3. Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường.
Dự án 4. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục.
Dự án 5. Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn.
Dự án 6. Tăng cường cơ sở vật chất các trường học.
Dự án 7. Tăng cường năng lực dạy nghề.
Mục tiêu của dự án 1 “Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả
phổ cập giáo dục tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học” là Hỗ trợ 32 tỉnh khó khăn trong
việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, hoàn thành đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở ở 64 tỉnh, thành phố vào
năm 2010. Các chỉ tiêu chính là: 1) Hoàn thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;
2) Hoàn thành đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở và 3) Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.
2.2. Một số khái niệm và tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá tác động, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào
tạo (sau đây gọi tắt là Chương trình) được dựa trên tiếp cận đánh giá xã hội: đánh giá phát hiện ra
những tác động xã hội của sự thay đổi cũng như kiểm tra mối quan hệ của nó với hoạch định chính
sách (Barrow, 2000) [1] và (John Owen with Patrica Rogers, 1999) [8]. Trong đó chú trọng những
kết quả về mặt tác động là những thay đổi dài hạn trong cuộc sống của người dân, cộng đồng địa
phương, xã hội bởi sự can thiệp của Chương trình/dự án và hiệu quả: Thay đổi của đối tượng hưởng
lợi trong ngắn hạn và trung hạn bởi sự can thiệp của Chương trình/dự án so với các yếu tố đầu vào.
135
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thanh Huyền
Nghiên cứu cũng sử dụng khung lí luận về giám sát đánh giá dựa trên kết quả (Jody Zall Kusek &
Ray C Rist, 2004) [7].
Các lĩnh vực và câu hỏi lớn cần trả lời khi thực hiện nghiên cứu đánh giá này là:
Sự phù hợp của CTMTQGGD&ĐT: Các Dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT có phù hợp với
bối cảnh địa phương? Phương pháp tiếp cận hỗ trợ các đối tượng khó khăn giai đoạn trước có còn
phù hợp với bối cảnh hiện nay?
Hiệu quả của CTMTQG GD&ĐT: Thay đổi của đối tượng hưởng lợi (Học sinh, giáo viên,
CBQLGD, người dân cộng đồng) trong ngắn hạn và trung hạn bởi sự can thiệp của Chương trình.
Hiệu quả cung cấp dịch vụ của Chương trình: Nghiên cứu quan tâm đến các đối tượng hưởng
lợi đánh giá sự hỗ trợ của Chương trình đối với bản thân họ/cộng đồng; những thay đổi trong hành
vi của người học, người dạy, người quản lí giáo dục; Hiệu suất sử dụng đầu ra của Chương trình
về mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục hoặc quản lí giáo dục, đảm bảo
công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân và tìm ra những vấn
đề cần phải cải tiến hơn nữa trong hỗ trợ phát triển giáo dục ở địa phương.
Hiệu quả quản lí, điều hành: Nghiên cứu quan tâm đến việc có sự chồng chéo/ trùng lắp
giữa các dự án thành phần của CTMTQGGD&ĐT và giữa CTMTQGGD&ĐT với các CTMTQG
khác; Năng lực quản lí thực hiện CT có đáp ứng được yêu cầu và cơ chế và sự tham gia của các
cấp trong quản lí, điều hành Chương trình.
Tác động của CTMTQG GD&ĐT: là mức độ bao phủ đối tượng hưởng lợi theo thiết kế
Chương trình, những ảnh hưởng của Chương trình đối với nhu cầu nhân lực có chất lượng cho phát
triển KT - XH của địa phương, góp phần cải thiện đời sống/ tăng thêm việc làm/ thu nhập cho
người dân, góp phần duy trì và phát triển văn hóa các dân tộc địa phương (OECD, 2010) [13].
Dưới đây là khung đánh giá tác động, hiệu quả của Chương trình.
Hình 1. Khung đánh giá tác động, hiệu quả của dự án
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát ở 7 tỉnh vùng Tây Bắc là: Hà Giang, Lào Cai, Yên
Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình trong năm 2014 và đầu năm 2015.
136
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...
2.3. Một số tác động, hiệu quả của Dự án
2.3.1. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân/trẻ em Tây Bắc, đảm bảo công bằng
xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân
a) Thay đổi về số lượng/tỉ lệ người lớn biết chữ (15 - 60t)/ (15 - 35t)
Tỉ lệ người lớn biết chữ tăng ở một số tỉnh Tây Bắc. Hòa Bình có tỉ lệ người lớn biết chữ
cao nhất và cao hơn toàn quốc. Năm 2006, tỉ lệ này ở Hòa Bình là 94,2%, năm 2010 là 95,9% và
năm 2013 là 97,5%. Mặc dù Lai Châu có tỉ lệ người lớn biết chữ thấp nhất trung các tỉnh Tây bắc
song tốc độ tăng nhanh nhất: từ 60,1% năm 2006 lên 63,6% năm 2010 và 64.3% năm 2013.
Tuy nhiên ở một số tỉnh tỉ lệ người lớn 15 - 60 tuổi biết chữ có xu hướng giảm: Điện Biên
năm 2006 là 73,3%, đến năm 2010 còn 63,1% và 71,4 năm 2013; Lào Cai từ 81,8% giảm còn
75,5% năm 2010 và 80,7 năm 2013; Yên Bái giảm từ 85,7% xuống 84,8% năm 2010 song đến
2013 tăng trở lại, đạt 88,1%; Sơn La năm 2006 là 80,4%, đến năm 2010 còn 77% năm 2010 và
75,5% năm 2013. Năm 2006 tỉ lệ này ở Hà Giang là 71,7%, năm 2010 là 74,6% và 2013 là 72,4%
(Bảng 1).
Bảng 1. Tỉ lệ người lớn biết chữ các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2006 - 2013
2006 2010 2013
Toàn quốc 93,6 73,7 94,8
Hòa Bình 94,2 95,9 97,5
Sơn La 80,4 77,0 75,5
Lai Châu 60,1 63,6 64,3
Điện Biên 73,1 63,4 71,4
Lào Cai 81,8 75,5 80,7
Yên Bái 85,7 84,8 88,1
Hà Giang 71,7 74,6 72,4
Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội (các năm
2005, 2010, 2013); Đơn vị: %.
b) Phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi
Trẻ đi học mẫu giáo tăng nhanh ở tất cả các tỉnh Tây Bắc.
Khảo sát tại các tỉnh Tây bắc cho thấy: Trẻ mẫu giáo tăng nhanh ở tất cả 7 tỉnh Tây Bắc
trong giai đoạn 2005 - 2013. Tăng nhanh nhất là Lai Châu (277%); tiếp đến là Điện Biên (240%);
Lào Cai (169%). Các tỉnh còn lại dao động từ 150% - 160%.
Trẻ em người DTTD học mẫu giáo tăng nhanh ở tất cả các tỉnh. Cao nhất là Lai Châu
(295%), Điện Biên (250%). Tỉnh Hòa Bình có tốc độ tăng chậm nhất là 110%.
Trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo ở các tỉnh Tây Bắc tăng trong giai đoạn 2010 trở lại đây. Trẻ 5
tuổi đi học 2 buổi/ngày tăng nhaanh nhất ở Hà Giang (162%) và Yên Bái (131%) giai đoạn 2010 -
2013. Tất cả các tỉnh đều đạt 100% trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày.
c) Phổ cập giáo dục tiểu học
Các tỉnh trong vùng đều được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
100% xã trong 6 tỉnh Tây Bắc đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 1, chỉ còn tỉnh Yên Bái còn 2 xã chưa
đạt, chiếm 1% số xã trong toàn tỉnh. Tuy nhiên số xã, huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 2 chưa
cao, năm 2014 các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái có 100% huyện đạt chuẩn PCGD
tiểu học mức 1, Điện Biên là tỉnh có tỉ lệ huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 2 cao nhất là 70%
137
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thanh Huyền
huyện, 82% xã. Các tỉnh khác rất thấp: Lai Châu: 13%; Yên Bái 11%; các tỉnh còn lại không có
huyện nào đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 2.
Bảng 2. Xã/huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học ở các tỉnh Tây Bắc năm 2014
TT Tỉnh Đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 1 Đạt chuẩn PCGD tiểu học mức 2
Số xã Tỉ lệ Số huyện Tỉ lệ Số xã Tỉ lệ Số huyện Tỉ lệ
1 Hòa Bình 209 100% 11 100% 27 13% 0 0%
2 Sơn la 204 100% 11 92% 50 25% 0 0%
3 Lai Châu 108 100% 7 88% 49 45% 1 13%
4 Điện Biên 130 100% 10 100% 107 82% 7 70%
5 Lào Cai 164 100% 9 100% 128 78% 0 0%
6 Yên Bái 178 99% 9 100% 88 49% 1 11%
7 Hà Giang 195 100% 10 91% 10 5% 0 0%
Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái,
Hà Giang từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2014 - 2015
Xu hướng tăng số học sinh tiểu học:
So với năm 2005 - 2006, học sinh tiểu học không tăng ở cá tỉnh Tây Bắc (Trừ Lai Châu tăng
124%). Tuy nhiên học sinh tiểu học có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 trở lại đây. Lai Châu là
tỉnh có số học sinh tiểu học tăng nhanh nhất, từ 38.300 học sinh năm học 2005 - 2006 lên 44.382
học sinh năm học 2010 - 2011 và 49.865 học sinh năm học 2014 - 2015. Tỉnh Yên Bái năm 2005
- 2006 có 70964 học sinh tiểu học, năm 2010 - 2011 có 67,717 học sinh và năm học 2014 - 2015
là 72,460 học sinh. Xu hướng học sinh tiểu học DTTS cũng tương tự như xu hướng chung.
Tỉ lệ HS đi học đúng tuổi (Tỉ lệ nhập học tinh) Tiểu học các tỉnh Tây Bắc
Tỉ lệ HS đi học đúng tuổi (Tỉ lệ nhập học tinh) Tiểu học các tỉnh Tây Bắc tăng nhanh. Chỉ
số này cao nhất ở tỉnh Lào Cai: năm học 2007 - 2008 là 97,4%, đến năm học 2014 - 2015 đạt
95,8%; tiếp đến là lai Châu với các chỉ số tương ứng là 95,6% tăng lên 98,3%.
Mặc dù Yên bái có xuất phát điểm thấp với Tỉ lệ HS đi học đúng tuổi bậc tiểu học chỉ đạt
89,5% năm học 2007 - 2008 song đến năm học 2014 - 2015 đạt 95,8%. Tương tự như Yên Bái, chỉ
số này ở Hà Giang tăng từ 91,7% năm học 2007 - 2008 lên 95,6% năm học 2011 - 2012.
Bảng 3. Tỉ lệ HS Tiểu học đi học đúng tuổi các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2007 - 2014
Tỉnh 2007 -2008
2008 -
2009
2009 -
2010
2010 -
2011
2011 -
2012
2012 -
2013
2013 -
2014
2014 -
2015
Hòa Bình 98,3% 98,8% 98,9% 99,0%
Sơn La 98,0% 98,3% 96,2% 96,6% 98,0% 99,0%
Lai Châu 95,6% 96,8% 96,7% 96,8% 97,4% 98,1% 98,2% 98,3%
Điện Biên 94,5% 98,9% 99,0% 99,3% 99,6% 99,3% 99,4% 99,5%
Lào Cai 97,4% 97,4% 97,5% 98,4% 98,4% 99,8% 99,8% 99,8%
Yên Bái 89,5% 89,6% 90,8% 94,5% 96,7% 99,4% 96,5% 95,8%
Hà Giang 91,7% 90,9% 91,0% 92,8% 95,6%
Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên
Bái, Hà Giang từ năm học 2005-2006 đến năm học 2014-2015
138
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...
d) Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở
Các tỉnh Tây Bắc đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 theo chỉ
tiêu kế hoạch đề ra. Có 5 tỉnh là Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái có 100% huyện
đạt chuẩn PCGD THCS mức 1.
Bảng 4. Xã/huyện đạt chuẩn PCGD THCS mức 1 ở các tỉnh Tây Bắc năm 2014
TT Tỉnh
Xã đạt chuẩn PCGD
tiểu học mức 1
Huyện đạt chuẩn PCGD
tiểu học mức 2
Số xã Tỉ lệ Số huyện Tỉ lệ
1 Hòa Bình 209 100% 11 100%
2 Sơn la 204 100% 11 92%
3 Lai Châu 108 100% 8 100%
4 Điện Biên 130 100% 10 100%
5 Lào cai 164 100% 9 100%
6 Yên bái 178 99% 9 100%
7 Hà Giang 195 100% 11 100%
Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên,
Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang từ năm học 2005-2006 đến năm học 2014-2015
Xu hướng thay đổi số học sinh THCS các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014:
Giai đoạn 2005-2010 số học sinh THCS các tỉnh Tây Bắc có xu hướng giảm song từ năm
2010 trở lại đây có xu hướng tăng nhanh.
Giai đoạn 2011-2014, số học sinh THCS của 4 tỉnh khu vực Tây Bắc có xu hướng tăng ở
tất cả các tỉnh trong khu vực tây Bắc. Tỉnh Lai Châu có tốc độ tăng học sinh THCS nhanh nhất, từ
25,848 HS năm học 2010-2011 lên 30,563 HS năm học 2013-2014 (tăng 118%). Tiếp đến là Sơn
La từ 68,197 học sinh lên 78,003 học sinh (114%). Yên Bái từ 50,425 lên 54,730 học sinh (109%).
Các tỉnh Hòa Bình và Điện Biên, Lào Cai có số học sinh THCS khá ổn định trong suốt 4 năm học
qua.
Khảo sát ý kiến CBQLGD qua thực địa cho thấy nhìn chung, toàn vùng đã cơ bản đạt được
các chỉ tiêu chính về phát triển giáo dục THCS, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Tuy
nhiên, ở các địa phương có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn
kết quả phổ cập giáo dục THCS chưa vững chắc, còn tiềm ẩn nguy cơ mất chuẩn.
e) Tăng quy mô học sinh THPT
Do tốc độ tăng dân số giảm, xu hướng học sinh THPT khá ổn định trong những năm gần đây.
Tỉnh Lai Châu có tốc độ tăng nhanh nhất (150,8%) (do tách tỉnh); tiếp đến là Lào Cai (113,2%);
Điện Biên: 106%. Các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái có xu hướng giảm học sinh THPT.
Tỉ lệ huy động học sinh THPT đi học đúng tuổi các tỉnh Tây Bắc chưa cao và có xu thế tăng
chậm trong giai đoạn 2011-2014. Năm học 2014-2015, tỉ lệ này cao nhất ở Hòa Bình (68,8%) và
thấp nhất ở Lai Châu (40,7%). Tỉ lệ học sinh DTTS đi học THPT đúng tuổi có sự khác biệt lớn
giữa các tỉnh: Năm 2014-2015, Tỉ lệ này cao nhất ở Hòa Bình (76%); thấp nhất ở Yên Bái (25,7%);
Lào Cai (35%) Lai Châu (36,3%).
Tỉ lệ học sinh chuyển cấp từ THCS lên THPT:
Tỉ lệ học sinh chuyển từ THCS lên THPT khá cao và có xu hướng tăng trong giai đoạn
2011-2014. Năm học 2014-2015, tỉ lệ này cao nhất ở Hòa Bình (83% và thấp nhất ở Lai Châu
(55,5%); Lào Cai (62%); Yên Bái (65%). Điều này cho thấy còn một tỉ lệ lớn học sinh hoàn thành
139
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thanh Huyền
THCS không tiếp tục học THPT, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nguồn nhân lực địa phương,
nguy cơ tệ nạn xã hội trong giới trẻ...
Bảng 5. Tỉ lệ học sinh chuyển cấp từ THCS lên THPT
các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2011-2014
TT Tỉnh 2011 2012 2013 2014
1 Hòa Bình 78,5% 79,4% 82,0% 83,0%
2 Sơn La 74,0% 74,0% 75,0% 75,0%
3 Lai Châu 53,9% 54,6% 54,9% 55,5%
4 Điện Biên 74,8% 75,0% 75,4% 76,4%
5 Lào Cai 58,0% 58,0% 60,0% 62,0%
6 Yên Bái 60,6% 61,0% 63,0% 65,0%
Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển giáo dục của các Sở GD&ĐT các tỉnh Tây Bắc từ năm
2010-2011 đế năm 2014-2015
Ý kiến khảo sát thực địa về kết quả tiếp cận giáo dục của địa phương
Ý kiến đánh giá của CBQL, GV, CMHS, Cộng đồng về kết quả tiếp cận giáo dục và chất
lượng giáo dục của địa phương ở tất cả các chỉ tiêu đều cho điểm trung bình trong khoảng 3,4-3,8
trong tổ số 5 điểm và ý kiến của giáo viên, CBQLGD và cộng đồng khá tương đồng. Điểm trung
bình thấp nhất thuộc nhóm phổ cập giáo dục cho người lớn như tỉ lệ người học theo độ tuổi tại các
TT học tập cộng đồng; người biết chữ trong độ tuổi 15-60 và ngôn ngữ trẻ DTTS. Đây cũng chính
là nhóm vấn đề cần lưu ý đến tính bền vững của chương trình trong phổ cập giáo dục, xóa mù chữ,
trực tiếp liên quan đến lực lượng lao động hiện nay.
2.3.2. Đóng góp của Dự án trong xóa đói giảm nghèo và các mục đích dài hạn về phát triển
kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây Bắc
a) Chất lượng nguồn nhân lực Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực
Bảng 6.Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp cao nhất
A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 A12 Khác
Cả nước
2006 8,1 14,5 24 28,7 12,6 3,3 4,3 4,4 0,1
2008 7,5 13,5 23,1 27,9 14,1 3,2 1,8 0,3 3,3 5,1 0,1
2010 6 14,3 22,7 27,1 14 3,5 2,1 0,3 3,5 1,6 4,8 0,2
Tây Bắc
2006 20,7 14,1 25 23,2 7,2 2,2 4,8 2,8
2008 21,6 12,6 21,5 23,2 9,1 2,8 1,6 0,2 4,3 3 0,1
2010 19,1 15,3 21,5 23,9 8,6 2,5 1,5 0,3 3,9 1,2 2,1 0,1
Ghí chú: A1: Chưa bao giờ đến trường; A2: Không có bằng cấp; A3: Tốt nghiệp tiểu học; A4: Tốt nghiệp
THCS; A5: Tốt nghiệp THPT; A6: Sơ cấp nghề; A7: Trung cấp nghề; A8: Cao đẳng nghề; A9: Công
nhân kĩ thuật; A10: Trung học chuyên nghiệp; A11: Cao đẳng, đại học; A12: Trên đại học.
Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra mức sống dân cư 2011, 2012, 2013
140
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...
Trong những năm gần đây, các tỉnh Tây Bắc đã tập trung triển khai thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước và cơ chế, chính sách trong phát triển giáo dục. CTMTQGGD&ĐT
đã góp phần phát triển giáo dục Tây Bắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của
Bộ Chính trị (khóa IX) về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an
ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, công tác giáo dục - đào tạo, dạy nghề,
phát triển nguồn nhân lực có bước phát triển.
Nếu so sánh với khi bắt đầu thực hiện dự án (năm 2006) thì vùng Tây Bắc đã có tiến bộ
rõ rệt về chất lượng nguồn nhân lực. Tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường giảm từ
20,7% năm 2006 xuống còn 19,1% năm 2010. Tỉ lệ người dân 15 tuổi tốt nghiệp tiểu học giảm từ
25% xuống 21,5%; THPT tăng từ 7,2% lên 8,6%. Tuy nhiên so với cả nước thì tỉ lệ dân số 15 tuổi
trở lên có trình độ học vấn từ THCS trở lên thấp hơn so với cả nước, trong khi dân số 15 tuổi trở
lên có học vấn thấp: chưa bao giờ đến trường cao gấp ba lần so với cả nước (Tổng cục Thống kê,
2006-2013)
b) Dự án góp phần làm cho giáo dục góp phần cải thiện đời sống/ tăng thêm việc làm/ thu
nhập cho người dân
Giai đoạn 2006-2012, thu nhập bình quân của người dân các tỉnh Tây Bắc tăng nhanh. Năm
2006 là 4,470 triệu đ/người; năm 2012 là 11,980 triệu đ/người, tăng 268,1%. Tỉnh Hòa Bình có
mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2006-2012 là 293,1%, thấp nhất là Hà Giang: 258,5% và Sơn
la: 258,8%. Tuy nhiên so với cả nước, thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh Tây Bắc chưa
bằng 50% cả trước và sau khi thực hiện dự án và khoảng cách về thu nhập giữa cả nước và vùng
Tây Bắc có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2012.
Bảng 7. Thu nhập bình quân đầu người của cả nước
và các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2006-2012
2006 2008 2010 2012 So sánh2012/2006
Cả nước 636,5 995,2 1.387,10 1.999,80 314,2%
Tây Bắc 372,5 549,6 740,9 998,8 268,1%
Hà Giang 329 474,6 609,6 850,3 258,4%
Lào Cai 400 611 819,1 1.085,10 271,3%
Yên Bái 424 636,3 844,2 1.114,30 262,8%
Điện Biên 305 485,1 610,9 819,4 268,7%
Lai Châu 273 414,2 566,8 758 277,7%
Sơn La 394 571,6 801,7 1.019,50 258,8%
Hòa Bình 416 612 829,3 1.219,20 293,1%
Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra mức sống dân cư 2011, 2012, 2013
Tỉ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm ở tất cả các tỉnh Tây Bắc song vẫn cao hơn toàn quốc.
Tỉ lệ này của toàn quốc năm 2006 là 15,5%, đến năm 2012 giảm còn 11,1%; các tỉnh Tây
Bắc năm 2006 là 22,2% và đến năm 2012 còn 19,4%. Duy nhất là tỉnh Yên Bái có tỉ lệ hộ nghèo
tăng 108% trong cả giai đoạn, còn tại các tỉnh khác đều giảm (Tổng cục Thống kê, 2013, Bảng 3).
141
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thanh Huyền
Bảng 8.Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010
2006 2008 2010 2012 So sánh2012/2006
Cả nước 15,5 13,4 10,7 11,1 71,6%
Tây Bắc 22,2 20,1 17,7 19,4 87,4%
Hà Giang 41,5 37,6 50,0 38,5 92,8%
Lào Cai 35,6 33,2 40,1 32,9 92,4%
Yên Bái 22,1 20,4 26,5 24,0 108,6%
Điện Biên 42,9 39,3 50,8 42,3 98,6%
Lai Châu 58,2 53,7 50,1 43,5 74,7%
Sơn La 39,0 36,3 37,9 32,0 82,1%
Hòa Bình 32,5 28,6 30,8 24,5 75,4%
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Khảo sát mức sống dân cư 2011, 2012, 2013
Tỉ lệ hộ nghèo năm, 2006, 2008 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 được cập
nhật theo chỉ số giá tiêu dùng như sau:
- Năm 2004 là 170 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 220 nghìn đồng 1 người
1 tháng đối với khu vực thành thị.
- Năm 2006 là 200 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 260 nghìn đồng 1 người
1 tháng đối với khu vực thành thị.
- Năm 2008 là 290 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 370 nghìn đồng 1 người
1 tháng đối với khu vực thành thị.
Tỉ lệ hộ nghèo năm 2010, 2012 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 được cập
nhật theo chỉ số giá tiêu dùng như sau:
- Năm 2010 là 400 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 500 nghìn đồng 1 người
1 tháng đối với khu vực thành thị.
- Năm 2012 là 530 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 660 nghìn đồng 1 người
1 tháng đối với khu vực thành thị.
Bảng 9. Tỉ lệ xã có mức sống khá lên so với 5 năm trước đây
chia theo nguyên nhân (2012 so với 2006-2007)
TT Nguyên nhân Cả nước Tây Bắc
1 Thay đổi về thu nhập nông nghiệp 84,8 96,6
2 Thay đổi về TN từ hoạt động KD của HGĐ 67,1 38,7
3 Thay đổi về việc làm lúc nông nhàn 38,3 20,2
4 Thay đổi về cơ sở hạ tầng của xã 57,8 64,7
5 Thay đổi về dịch vụ y tế 1 5
6 Thay đổi về giáo dục 5 23,5
7 Thay đổi về các dịch vụ xã hội khác 14,1 10,1
8 Thay đổi về cơ hội được đào tạo 3,8 2,5
9 Thời tiết 2,9 10,9
10 Tác động của giá cả/ 11 16
11 Nguyên nhân khác 1,4 0,8
Đơn vị: %
142
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...
Khảo sát mức sống dân cư 2013 cho thấy đa số các hộ gia đình Tây Bắc đều đánh giá cuộc
sống của gia đình năm 2010 so với năm 2006 được cải thiện hơn; tỉ lệ cải thiện nhiều là 31,8%;
cải thiện hơn một ít là 56,4%. Có 99,2% cán bộ chủ chốt xã vùng Tây Bắc tự đánh giá về mức
sống của nhân dân trong xã chia theo vùng, chương trình 135 và nhóm dân tộc (2012 so với 2006)
khá lên.
Về nguyên nhân xã có mức sống khá lên so với 5 năm trước đây ở vùng Tây Bắc, có 23,5%
xã khá lên do thay đổi dịch vụ giáo dục trong khi cả nước chỉ có 5% (Bảng 4).
Kết quả khảo sát của đề tài về đánh giá sự thay đổi tích cực về giáo dục và kinh tế trong 5
năm vừa qua:
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng Nhiều người dân có thu nhập cao hơn; Thu nhập và tăng
trưởng kinh tế địa phương cao hơn; Nhiều hộ GĐ áp dụng nhanh các tiến bộ KHKT vào sản xuất
nhờ học vấn; Nhiều người dân có việc làm hơn nhờ trình độ học vấn
Bảng 10. Ý kiến của CBQL, GV và CMHS đánh giá sự thay đổi tích cực
về giáo dục và văn hóa, xã hội trong 5 năm vừa qua
TT
Nội dung
Điểm trung bình
5 là cao nhất, 1 là thấp nhất
CBQL Giáo viên CMHS
1
Người dân trong cộng đồng biết chữ nhiều
hơn trước đây
4,4 4,4 4,4
2 Người dân sử dụng internet ngày càng nhiều 4,1 4,2 4,2
3
Nét đẹp về văn hóa dân tộc được giữ gìn và
phát huy nhờ học vấn nâng cao
4,1 4,1 4,1
4 Nhiều người dân có thu nhập cao hơn 4,0 4,1 4,0
5
Thu nhập và tăng trưởng kinh tế địa phương
cao hơn
4,0 4,0 4,0
6
Người dân tự tin, hòa nhập, chủ động trong
giao tiếp hơn nhờ học vấn nâng cao
4,0 3,9 4,0
7
Người dân đoàn kết, chia sẻ, gắn bó trong
cộng đồng hơn nhờ học vấn
4,0 4,0 4,0
8
Hủ tục, phong tục lạc hậu giảm dần nhờ trình
độ học vấn
4,0 4,0 4,0
9
Người dân có các biện pháp phòng, chữa bệnh
tốt hơn nhờ học vấn nâng cao
4,0 4,1 4,0
10
Nhiều phụ nữ nâng cao được sức khỏe sinh
sản của bà mẹ và thai nhi nhờ học vấn nâng
cao
4,0 4,1 4,1
11
Phụ nữ dân tộc thiểu số sinh ít con hơn nhờ có
học vấn
4,0 4,1 4,2
12
Người dân hiểu biết hơn về giữ vê sinh môi
trường nhờ học vấn nâng cao
3,9 3,9 3,9
13
Môi trường tự nhiên được bảo vệ và phát triển
bền vững nhờ học vấn nâng cao
3,8 4,1 4,2
14 Môi trường địa phương vệ sinh, sạch sẽ 3,8 4,0 4,1
CBQL: 197; GV: 793; CMHS: 293 người trả lời
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài
143
Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thanh Huyền
2.3.3. Dự án đóng góp vào duy trì và phát triển văn hóa các dân tộc địa phương
Phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ đã góp phần tích cực đên nâng cao nhận thức người
dân về duy trì và phát triển văn hóa các dân tộc địa phương.
Kết quả khảo sát của đề tài về đánh giá sự thay đổi tích cực về giáo dục và kinh tế - xã hội
trong 5 năm vừa qua cho thấy hầu hết người dân đành giá tốt về xu hướng duy trì và phát triển văn
hóa địa phương.
Người dân trong cộng đồng biết chữ nhiều hơn trước đây; Người dân sử dụng internet ngày
càng nhiều. Nét đẹp về văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy nhờ học vấn nâng cao. Nhiều
người dân có thu nhập cao hơn. Người dân tự tin, hòa nhập, chủ động trong giao tiếp hơn nhờ
học vấn nâng cao. Người dân đoàn kết, chia sẻ, gắn bó trong cộng đồng hơn nhờ học vấn. Hủ tục,
phong tục lạc hậu giảm dần nhờ trình độ học vấn. Người dân có các biện pháp phòng, chữa bệnh
tốt hơn nhờ học vấn nâng cao. Người dân hiểu biết hơn về giữ vê sinh môi trường nhờ học vấn
nâng cao. Nhiều phụ nữ nâng cao được sức khỏe sinh sản của bà mẹ và thai nhi nhờ học vấn nâng
cao. Phụ nữ dân tộc thiểu số sinh ít con hơn nhờ có học vấn. Môi trường tự nhiên vệ sinh, sạch sẽ,
được bảo vệ và phát triển bền vững nhờ học vấn nâng cao.
3. Kết luận
Dự án “Hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở duy trì kết quả phổ cập giáo dục
tiểu học và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học» đã đạt được các mục tiêu về phổ cập giáo dục tiểu
học, THCS. Dự án đã đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH các tỉnh Tây Bắc. Chất lượng nguồn
nhân lực Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực, đồng thời góp phần cải thiện đời sống/ tăng thêm
việc làm/ thu nhập cho người dân, duy trì và phát triển văn hóa các dân tộc địa phương vùng Tây
Bắc. Tuy nhiên khoảng cách về phát triển giáo dục, về mức sống của người dân về kinh tế, văn
hóa, xã hội vẫn có xu hướng tăng dần trong thời gian gần đây. Việc tiếp tục thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia GD&ĐT trong sự phối hợp với các chương trình giảm nghèo, chương trình xây
dựng nông thôn mới một cách hiệu quả, ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn là điều cần thiết trong giai
đoạn 2016-2020.
Lời cảm ơn. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài KH-CN cấp nhà nước: Đánh giá tác
động, hiệu quả của CTMTQGGD&ĐT ở vùng Tây Bắc, Mã số: KHCN - TB.04X/ 13 – 18. Các tác
giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban chỉ đạo Tây Bắc, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội,
các Sở GD&ĐT, cùng các cộng sự của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Barrow, C., 2000. Social Impact Assement: Intoduction. Arnold publishing house and Oxford
University Press.
[2] Bộ GD& ĐT., 2011. Sổ tay giám sát đánh giá CTMTQG GD&ĐT.
[3] Chính phủ nước CHXHCNVN., 2012. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.
[4] Phạm Văn Đồng, 1999. Về vấn đề giáo dục - đào tạo. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.
[5] George Psacharopoulos with J. P. Tan and E. Jimenez, 1986. Tài chính giáo dục ở các quốc
gia đang phát triển: Khám phá về các lựa chọn chính sách. UNESCO.
[6] Hallak, J., 1969. The analysis of education costs and expenditure. UNESCO.
144
Ý nghĩa nhân văn của Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT về hỗ trợ phổ cập giáo dục...
[7] Jody Zall Kusek và Ray C Rist., 2004. Sổ tay cho nhà thực hành phát triển, Mười bước của
hệ thống Theo dõi và Đánh giá dựa trên kết quả. Ngân hàng Thế giới.
[8] John Owen with Patrica Rogers, 1999. Program Evaluation. Allen and Unwin.
[9] Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 2000. Việt Nam Quản lí tốt hơn nguồn lực nhà
nước, Đánh giá chi tiêu công năm 2000. Hà Nội.
[10] Ngân hàng Thế giới – Chính phủ Việt Nam, 1996. Việt Nam Nghiên cứu Tài chính cho giáo
dục. Hà Nội.
[11] Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Việt nam, 2005. Việt Nam Quản lí chi tiêu công để tăng
trưởng và giảm nghèo.
[12] Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Quang Dong, 2009. Phân tích tính công bằng và hiệu quả của
chi ngân sách theo tỉnh. Tạp Chí Tài chính 12/2009, Hà Nội.
[13] OECD., 2010. Glossary of Key Terms in Evaluation and Results Based Management.
[14] Phạm Quang Sáng và Phạm Thành Nghị, 2007. Phân bổ ngân sách cho giáo dục và khả năng
sử dụng chỉ số phát triển con người. Tạp chí nghiên cứu con người, số 3 năm 2007, Hà Nội.
[15] Sở GD&ĐT Hà Giang, 2006 - 2014. Số liệu thống kê giáo dục (các năm học 2006 - 2007
đến 2014 - 2015).
[16] Sở GD&ĐT Lào Cai, 2006 - 2014. Số liệu thống kê giáo dục 2006-2014 (các năm học 2006
- 2007 đến 2014-2015).
[17] Sở GD&ĐT Yên Bái, 2006 - 2014). Số liệu thống kê giáo dục 2006-2014 (các năm học 2006
- 2007 đến 2014 - 2015).
[18] Sở GD&ĐT Lai Châu, 2006 - 2014. Số liệu thống kê giáo dục 2006-2014 (các năm học 2006
- 2007 đến 2014 - 2015).
[19] Sở GD&ĐT Điện Biên, 2006 - 2014. Số liệu thống kê giáo dục 2006-2014 (các năm học
2006 - 2007 đến 2014 - 2015).
[20] Sở GD&ĐTHòa Bình, 2006 - 2014. Số liệu thống kê giáo dục 2006-2014 (các năm học 2006
- 2007 đến 2014 - 2015).
[21] Tổng cục Thống kê, 2006. Khảo sát mức sống dân cư năm 2006. Nxb Thống kê, Hà Nội.
[22] Tổng cục Thống kê, 2013. Khảo sát mức sống dân cư năm 2013. Nxb Thống kê, Hà Nội.
ABSTRACT
The humanism of the National Target Program on Education and Training
on supporting universalization education in the Northwest region
The articles focus on a project called "Supporting the implementation of a universalization
of lower secondary education, maintaining the results of a universalization of primary education
and support of universal secondary education" under the Education National Target Program
for the Northwest Region during the 2006-2010 time period (hereafter referred to as Project
1). We have attempted to assess the appropriateness of the objectives of the project, the degree
to which the objectives were completed, and the following performance, effectiveness, impact
and sustainability. The information was collected to form a basis for future plans, programs and
policies.
Keywords: Education National Target Program (ENTP), universalization, education,
impact, effectiveness.
145
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3858_ntthang_6239_2178512.pdf