Ý nghĩa của đạo hiếu đối với quan hệ gia đình ở Việt Nam hiện nay - Ngô Thị Lan Anh

Tài liệu Ý nghĩa của đạo hiếu đối với quan hệ gia đình ở Việt Nam hiện nay - Ngô Thị Lan Anh: Ngô Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 9 - 13 9 Ý NGHĨA CỦA ĐẠO HIẾU ĐỐI VỚI QUAN HỆ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngô Thị Lan Anh*, Hoàng Thu Thủy Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đạo Hiếu là giá trị hàng đầu của đạo làm người, là nền tảng của xã hội. Người Việt Nam rất coi trọng Hiếu. Trong quan hệ gia đình ở nước ta, Đạo Hiếu có ý nghĩa, vai trò quan trọng, nó không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, một tiêu chuẩn để đánh giá mà còn là một nguyên tắc hành động, một nguyên lý ứng xử của con cái đối với cha mẹ, ông bà và những người thân trong gia đình. Trước những tác động của xã hội hiện đại, trong quan hệ gia đình ở Việt Nam hiện nay vẫn cần phải coi trọng Đạo Hiếu, vẫn phải xem hiếu là “nết đầu trong trăm nết”, là giá trị đạo đức hàng đầu của mỗi thành viên trong gia đình. Từ khóa: Hiếu, Đạo Hiếu, gia đình, quan hệ gia đình, đạo làm người. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, Đạo Hiếu đóng vai trò l...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý nghĩa của đạo hiếu đối với quan hệ gia đình ở Việt Nam hiện nay - Ngô Thị Lan Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 9 - 13 9 Ý NGHĨA CỦA ĐẠO HIẾU ĐỐI VỚI QUAN HỆ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngô Thị Lan Anh*, Hoàng Thu Thủy Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đạo Hiếu là giá trị hàng đầu của đạo làm người, là nền tảng của xã hội. Người Việt Nam rất coi trọng Hiếu. Trong quan hệ gia đình ở nước ta, Đạo Hiếu có ý nghĩa, vai trò quan trọng, nó không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, một tiêu chuẩn để đánh giá mà còn là một nguyên tắc hành động, một nguyên lý ứng xử của con cái đối với cha mẹ, ông bà và những người thân trong gia đình. Trước những tác động của xã hội hiện đại, trong quan hệ gia đình ở Việt Nam hiện nay vẫn cần phải coi trọng Đạo Hiếu, vẫn phải xem hiếu là “nết đầu trong trăm nết”, là giá trị đạo đức hàng đầu của mỗi thành viên trong gia đình. Từ khóa: Hiếu, Đạo Hiếu, gia đình, quan hệ gia đình, đạo làm người. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, Đạo Hiếu đóng vai trò làm nền tảng tinh thần cho con người Việt Nam kiên cường duy trì những giá trị đích thực của mình, đồng thời tiếp thu các giá trị ngoại sinh nhằm phát triển và ngày càng hoàn thiện đời sống tinh thần của dân tộc mình. Từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, Đạo Hiếu luôn giữ một vị trí quan trọng và nền tảng cho các mối quan hệ trong gia đình cũng như các mối quan hệ xã hội. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu và làm sáng tỏ nội dung về ý nghĩa của Đạo Hiếu đối với quan hệ gia đình ở Việt Nam, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh Trên cơ sở khảo cứu tài liệu, kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả đi trước, kết hợp với các kết quả nghiên cứu của bản thân để phân tích, đánh giá làm sâu sắc hơn về nội dung ý nghĩa của Đạo Hiếu đối với quan hệ gia đình ở Việt Nam hiện nay. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Quan niệm về Đạo Hiếu trong quan hệ gia đình ở Việt Nam * Tel: 0913 349907, Email: ngolananh171082@gmail.com Theo nghĩa gốc ban đầu, hiếu được hiểu là việc con cái phụng dưỡng cha mẹ. Hiếu được hiểu rộng ra là sự phụng dưỡng của người dưới với người trên, người đi sau đối với người đi trước. Chữ “hiếu” còn được hiểu ở một số khía cạnh: Hiếu thảo là sự biết ơn, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi sống, thờ phụng khi chết. Hiếu kính là sự tôn trọng, nghe lời ông bà, cha mẹ và người trên. Hiếu đễ là kính trên nhường dưới. Hiếu thuận là anh chị em trong nhà bảo ban nhau, không mất đoàn kết, tranh cãi, yêu thương nhau. Hiếu trung là trung thành với sự biết ơn người đi trước, sinh ra và nuôi dưỡng [1, tr.84]. Với những nghĩa khái quát trên đây cho thấy, hiếu là một chuẩn mực đạo đức được hình thành trước hết trong quan hệ gia đình. Đó là trách nhiệm, là bổn phận của con cái đối với cha mẹ, ông bà và những người thân trong gia đình, dòng tộc. Đạo Hiếu trong quan niệm dân gian. Ngay từ xa xưa, cha ông ta đã rất chú trọng tới giáo dục lòng hiếu thảo cho con cái đó là biểu hiện của Đạo Hiếu. Những bài học đạo đức giản dị về Đạo Hiếu được thể hiện qua những câu chuyện, những vần ca dao, tục ngữ, qua lời ru của mẹ như ngấm vào máu thịt của mỗi người con Việt Nam từ thuở bé thơ. Những câu ca dao ngợi ca về công lao to lớn như trời biển của cha mẹ, mà con cái phải luôn ghi tạc và biết ơn đối với bậc sinh thành ra mình: “Công Ngô Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 9 - 13 10 cha như núi ngất trời./ Nghĩa mẹ như nước sáng ngời biển Đông./Núi cao biển rộng mênh mông./Cù lao chín chữ thuộc lòng con ơi”. Nhận thức được về công ơn sinh thành và dưỡng dục mênh mông như đại dương của cha mẹ, con cái cần phải có trách nhiệm, bổn phận phụng dưỡng cha mẹ: “Sáng cơm, trưa cháo, chiều trà./Chăm cha, chăm mẹ, tuổi già xa xăm”. Hay: “Mẹ già ở túp lều tranh./Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con”. Không chỉ là biết ơn, phụng dưỡng, con cái có hiếu với cha mẹ còn phải làm cho cha mẹ vui lòng. Trước nhất, làm con phải biết vâng lời cha mẹ: “Mẹ cha là biển, là trời./ Phận con đâu dám cưỡng lời mẹ cha”. Sự thành đạt của con cái sẽ là một sự báo hiếu đối với bậc sinh thành ra mình. Cho nên, người con thường ước ao: “Bao giờ cá chép hóa long./Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa”. Đạo Hiếu trong quan niệm Nho giáo. Nho giáo coi hiếu là gốc của Nhân và Lễ, là nền tảng đạo đức xã hội. Khổng Tử coi việc thờ cha mẹ không phải là lẽ cuối cùng của Đạo Hiếu, mà cái lẽ cuối cùng của Đạo Hiếu là gây hiếu thành nhân. Bởi lẽ, với con cái, hiếu không chỉ là sự nuôi dưỡng mà còn là tấm lòng thành kính, biết ơn công lao của cha mẹ. Điều này được thể hiện qua câu nói của Khổng Tử: “Ngày nay, thấy ai có thể nuôi dưỡng được cha mẹ thì người ta cũng nuôi được vậy. Nhưng đến như giống chó, ngựa thì người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên, nếu không có lòng hiếu kính cha mẹ trong khi nuôi dưỡng, thì nuôi cha mẹ và nuôi chó ngựa có khác gì nhau” [3, tr.54]. Trong sách Hiếu Kinh, Khổng Tử cũng khẳng định hiếu đứng đầu trong trăm đức, là gốc của mọi đức hạnh. Hiếu còn được Khổng Tử đánh giá đứng trên cả chữ trung, chỉ khi làm được chữ hiếu mới có thể làm được những thứ khác và mới có thể hoàn thiện nhân cách: “Nết hiếu làm đầu, Ấy là gốc đức, giáo hầu sinh ra”. Thờ cha mẹ, nết hiếu đầu; Thờ vua ở giữa, kế sau dựng mình”. (Hiếu Kinh) Đạo Hiếu trong quan niệm Phật giáo. Phật giáo coi Đạo Hiếu là đạo làm người và là một nét đẹp nhân bản của mọi phật tử. Con cái không chỉ biết ơn công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ mà còn phải báo đáp lại những công ơn trời bể đó mới là người con có hiếu. Người phật tử chân chính luôn phải thực hiện Đạo Hiếu, coi đó là chân giá trị của đạo đức Phật giáo. Kinh Tăng chi viết: Ai thành tựu thân làm ác với cha mẹ, lời nói ác với cha mẹ, ý nghĩa ác với cha mẹ; không biết trả ơn, không trả ơn, sẽ tương xứng rơi vào địa ngục và hiện đời sẽ bị đau khổ. Chữ hiếu trong Phật giáo gắn liền với lòng hiếu thảo, làm tròn bổn phận với cha mẹ cả về phương diện vật chất và phương diện tinh thần. Về vật chất, con cái phải chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, nhất là khi cha mẹ già yếu. Về tinh thần, người con phải biết làm cho cha mẹ an vui qua hành vi thái độ cư xử tốt đối với cha mẹ và qua lối sống đạo đức của bản thân. Cao hơn, người con phải biết hướng cha mẹ đến với thiện pháp. Đạo Hiếu trong quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay. Đối với người Việt Nam, chữ “hiếu” luôn luôn được đề cao, đặc biệt trong quan hệ gia đình, hiếu được coi là nền tảng, cơ sở cho các chuẩn mực đạo đức khác. Đạo Hiếu là khởi thủy, cái ban đầu cần thiết của đạo làm người, là nền tảng đạo đức của xã hội. Theo tác giả Trần Đăng Sinh, Đạo Hiếu có thể hiểu là triết lý, lẽ sống, phương châm ứng xử của con cái đối với ông bà, cha mẹ trong gia đình. Con cái sống phải hiếu với ông bà, cha mẹ [2, tr.38]. Bản chất của Đạo Hiếu là lòng biết ơn của con cháu đối với công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà. Mẹ mang nặng đẻ đau, nâng niu, bú mớm cho con; cha vất vả, tần tảo sớm hôm chăm lo cho con có chỗ ăn, chỗ ở, sinh sống và trưởng thành. Cho nên, để làm người trước hết ai cũng phải làm con mà đạo làm con trước hết phải làm tròn Đạo Hiếu. Bởi thế, trong quan hệ gia đình việc giáo dục Đạo Hiếu cho con cháu là điều cần thiết, có ý nghĩa thiết thực. Ngô Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 9 - 13 11 Đạo Hiếu được thể hiện tập trung ở những nội dung chủ yếu sau đây: “Hiếu là tình cảm biết ơn và thực hành báo ơn của con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong gia đình. Hiếu là con cháu biết tự tu dưỡng, rèn luyện điều chỉnh những hành vi của bản thân cho hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, hoàn thiện, trưởng thành về nhân cách, trí tuệ và là người phải giữ được gia phong, gia lễ của gia đình, dòng họ. Hiếu là con cháu phải kế thừa được hương hỏa, sự nghiệp của tổ tông, không làm gì phương hại đến truyền thống gia đình, thanh danh của dòng họ, quê hương” [1, tr.119]. Như vậy, quan niệm về Đạo Hiếu của người Việt Nam có sự tiếp thu từ quan niệm về hiếu của Nho giáo và Phật giáo. Trong các giá trị đạo đức của con người Việt Nam nói chung và trong quan hệ gia đình nói riêng, hiếu luôn là giá trị hàng đầu. Đạo Hiếu trở thành nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam mà bất cứ người con nào cũng cần phải có phẩm chất đạo đức này. Ý nghĩa của Đạo Hiếu trong quan hệ gia đình của người Việt Nam hiện nay Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế gia đình có những ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến xã hội. Quan hệ trong gia đình là sự gắn bó, ảnh hưởng lẫn nhau của các thành viên trong gia đình. Các mối quan hệ trong gia đình thường được xem xét gồm có quan hệ theo chiều ngang và quan hệ theo chiều dọc. Quan hệ theo chiều ngang, chủ yếu là quan hệ vợ chồng. Quan hệ theo chiều dọc, chủ yếu là quan hệ cha mẹ – con cái và quan hệ con cháu với ông bà (người cao tuổi). Từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại ở Việt Nam, Đạo Hiếu luôn giữ một vị trí quan trọng. Theo cách luận giải của tác giả Nguyễn Thị Thọ: Trong việc thực hành Đạo Hiếu, người Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, song Đạo Hiếu ở Việt Nam vẫn có nét đặc sắc riêng, không hà khắc và cứng nhắc như trong quan niệm của Nho giáo. [1] Ngay cả những người thuộc tầng lớp trên, được đào tạo Nho giáo một cách đầy đủ, họ cũng tiếp biến Đạo Hiếu song đã biến Đạo Hiếu trở thành giá trị và chuẩn mực đạo đức mang bản sắc Việt Nam. Chẳng hạn, dưới triều Trần, trước khi lâm chung, Trần Liễu nhắc con phải báo thù cho ông. Tuy vậy, Trần Quốc Tuấn đã bỏ đi hiềm khích riêng, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, không nghe lời cha, giữ hoà khí với Trần Quang Khải, anh em đồng lòng đánh thắng giặc Mông - Nguyên, báo hiếu cho xã tắc [3]. Với cách luận giải này, Đạo Hiếu không chỉ là báo ơn với cha mẹ mà còn được mở rộng trong quan hệ biết ơn và có trách nhiệm với dân tộc, quốc gia. Còn với dân gian, cha ông ta luôn giáo dục con cháu đạo lý: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ, kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Người con không biết đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ sẽ là người con bất hiếu. Đạo làm con là phải chăm sóc, phụng dưỡng, kính trọng cha mẹ, ông bà và những người thân trong gia đình, dòng tộc. Nó trở thành trách nhiệm, bổn phận cần phải có ở mỗi con người. Bởi vậy, trong quan hệ gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, Đạo Hiếu luôn luôn được đề cao và có ý nghĩa quan trọng, nó là nền tảng, là rường cột, là thước đo nền tảng giá trị của con người Việt Nam. Trong gia đình truyền thống, Đạo Hiếu chủ yếu biểu hiện ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái. Mối quan hệ ấy chủ yếu là quan hệ trên – dưới, phục tùng. Con cái phải vâng lời cha mẹ. Cha mẹ dạy sao, con cái nghe vậy. Bởi: “Con ơi muốn nên thân người/ Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha”. Không chỉ là nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, mà con cái còn cần phải kính trọng, phụng dưỡng cha Ngô Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 9 - 13 12 mẹ, chăm sóc cha mẹ những lúc ốm đau, già cả. Ca dao có những câu nói về tấm lòng của con cái đối với cha mẹ như: “Đói lòng ăn hột chà là/ Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”. Con cái còn cần phải làm cho cha mẹ, ông bà được vui lòng bằng những thành tích, những công việc mà mình đạt được để có điều kiện phụng dưỡng tốt hơn đối với các bậc sinh thành ra mình. Gia đình Việt Nam hiện nay đang có những biến đổi sâu sắc, trong đó có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới. Song, gia đình vẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho các thành viên những phẩm chất đạo đức cần thiết để trở thành người con ngoan trong gia đình, người công dân tốt cho xã hội. Tuy nhiên, trước tác động nền kinh tế thị trường và sự toàn cầu hóa, đã có những tác động không nhỏ đến nền đạo đức xã hội, trong đó có quan niệm về Đạo Hiếu. Nhiều gia đình đã “bỏ quên” trách nhiệm của cha mẹ trong giáo dục cho con lòng hiếu thảo, hiếu kính, bổn phận, trách nhiệm với cha mẹ, ông bà, với dòng tộc, với quốc gia. Không ít gia đình đã phải đau lòng khi xảy ra những sự việc con cái đánh đuổi cha mẹ, thậm trí sát hại cả cha mẹ đẻ, ông bà, anh em ruột thịt Không ít những vụ án rúng động gần đây như vụ án trong năm 2018, bà Trần Thị Lộc (xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) sát hại mẹ đẻ là bà Võ Thị Mai vì không muốn nuôi nấng, lo lắng sợ rằng mẹ sẽ mãi là gánh nặng của mình. Hay vụ án nghi phạm là Võ Văn Tuấn (xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) sát hại cha mẹ ruột, em gái và cháu gái chỉ vì những mâu thuẫn xảy ra trong gia đình. Đây chính là những hồi chuông gióng lên về sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức xã hội đặc biệt là đạo làm con trong gia đình hiện nay ở nước ta. Vì thế, việc giáo dục Đạo Hiếu cho các thành viên trong gia đình ở Việt Nam vẫn cần phải được xem trọng và coi là nội dung hàng đầu trong giáo dục đạo đức gia đình. Lòng thành kính đối với cha mẹ luôn luôn phải được đề cao trong quan hệ giữa con cái với cha mẹ. Không chỉ là sự báo ơn đối với các bậc sinh thành ra ta, mà con cái còn cần phải luôn luôn nỗ lực cố gắng vươn lên trong cuộc sống, thành công trong công việc, sự nghiệp đó cũng là cách để đem lại niềm vui cho cha mẹ, là một cách để báo hiếu trong xã hội hiện đại ngày nay. Nhìn thấy con cháu trưởng thành, có công việc ổn định, sự nghiệp rạng danh, ông bà, cha mẹ đều cảm thấy mãn nguyện, hạnh phúc, có thêm động lực để sống khỏe, sống tốt, sống lâu. Chính bởi lẽ đó, Đạo Hiếu trong quan hệ gia đình ở Việt Nam hiện nay không còn là sự rập khuôn, máy móc, cứng nhắc mà được mở rộng và thay đổi một cách uyển chuyển để thích ứng với xã hội hiện đại. Con cái, cha mẹ, ông bà, cháu con đều có thể tham gia cùng bàn luận các vấn đề nhằm xây dựng tổ ấm cho gia đình, để mỗi gia đình thực sự trở thành “tế bào lành mạnh” đóng góp vào việc xây dựng một xã hội thịnh vượng, tốt đẹp. Trước sự tác động của nền kinh tế thị trường đã phá vỡ mô hình gia đình lớn nhiều thế hệ thay thế bằng mô hình gia đình nhỏ “gia đình hạt nhân” chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và con cái chung sống. Song, không vì thế mà con cái bỏ đi trách nhiệm, lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà. Sự biết ơn, hiếu kính đối với bậc sinh thành ra mình và đối với ông bà, tổ tiên, những thế hệ đi trước vẫn luôn được các gia đình ở Việt Nam chú trọng để răn dạy cháu con. Do đó, giáo dục Đạo Hiếu vẫn luôn được đề cao trong mỗi gia đình người Việt Nam dù ở bất cứ xã hội nào. Tinh thần của chữ hiếu cần được phát huy cao nhất khi chữ hiếu trong gia đình hòa vào chữ hiếu với đồng bào, dân tộc và trở thành lý tưởng sống của người Việt Nam trong mọi thời đại. Việc tăng cường giáo dục Đạo Hiếu cho mọi thành viên trong gia đình ở nước ta luôn luôn được đề cao. Luật Hôn nhân và Gia đình (2000) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 35 ghi rõ: con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo Ngô Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 9 - 13 13 đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Điều này càng cho thấy, sức nặng của chữ hiếu đối với đạo làm con – đạo làm người của mỗi con người Việt Nam trong mọi thời đại. KẾT LUẬN Trong quan hệ gia đình, người Việt Nam luôn đề cao chữ hiếu, nâng nó lên thành Đạo Hiếu và coi đó là “nết đầu trong trăm nết”, là phẩm chất đạo đức không thể thiếu của người Việt Nam. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của sự phát triển xã hội, gia đình luôn là “trường học đầu tiên của lòng nhân ái”. Vậy nên, giáo dục Đạo Hiếu luôn mang một ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong giáo dục gia đình và cần phải được phát huy để góp phần quan trọng vào việc xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thọ (chủ biên) (2017), Bản thể luận xã hội về Đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 2. Trần Đăng Sinh (2014), Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Thọ (2007), Từ Đạo Hiếu truyền thống nghĩ về Đạo Hiếu ngày nay, (cập nhật ngày 22/11/2015). 4. Trần Lê Sáng (2002), Ngữ văn Hán Nôm, Tứ thư, t.1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. ABSTRACT THE MEANING OF FILIAL PIETY FOR THE FAMILY RELATIONSHIP IN VIETNAM TODAY Ngo Thi Lan Anh * , Hoang Thu Thuy University of Education - TNU Filial piety is the leading value of human virtue and the foundation of society. Vietnamese treat the “Filial” with great respect. Filial piety occupies an important role in the family relationship in our country. It is not only a moral standard, a criterion for evaluation but also a principle of action, a principle of children’s conduct towards their parents, grandparents and family members. Before the effects of modern society, in the family relationship in Vietnam today, it is still required that filial piety must be respected and it has to be considered as “the top virtue in others”, is the leading moral value of each member in a family. Keywords: Filial, Filial piety, family, family relationship, human virtue Ngày nhận bài: 29/8/2018; Ngày hoàn thiện: 13/10/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 * Tel: 0913 349907, Email: ngolananh171082@gmail.com 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_9_1_pb_5587_2124467.pdf
Tài liệu liên quan