Tài liệu Y khoa, y dược - Tử vong do ngạt trong giám định y pháp: TỬ VONG DO NGẠT TRONG
GIÁM ĐỊNH Y PHÁP
Ths. Nguyễn Văn Luân
MỤC TIÊU
1. Nắm được định nghĩa - phân loại ngạt.
2. Dấu hiệu bên ngoài và bên trong, các xét
nghiệm trong giám định y pháp những
trường hợp tử vong do ngạt.
Trong y học, ngạt (Asphyxia): là thuật ngữ
để chỉ tình trạng thiếu ôxy, có thể từng
phần (ischemic lack of oxygen) hoặc toàn
bộ cơ thể (anoxia) tùy thuộc nguyên nhân
gây ngạt.
Ngày nay, định nghĩa: “Ngạt là hậu quả của rối
loạn hoạt động hô hấp làm cản trở sự trao đổi
khí ôxy và carbonic trong cơ thể.
Trong giám định Y pháp, thuật ngữ Asphyxial,
Suffocation được áp dụng chủ yếu trong những
trường hợp tử vong do giảm ôxy máu không tự
nhiên bởi những tác động vật lý, hóa học, môi
trường họăc những bệnh lý diễn biến cấp tính.
Sinh lý bệnh
Sức chịu ngạt của cơ thể tùy thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau như thể trạng, cơ
địa, lứa tuổi, giới, tiền sử bệnh tật, tác
nhân gây ngạt, trạng thái ức chế hay hưng
phấn.
Khả năng chịu đựng thiếu oxy mô
Các ...
27 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Y khoa, y dược - Tử vong do ngạt trong giám định y pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỬ VONG DO NGẠT TRONG
GIÁM ĐỊNH Y PHÁP
Ths. Nguyễn Văn Luân
MỤC TIÊU
1. Nắm được định nghĩa - phân loại ngạt.
2. Dấu hiệu bên ngoài và bên trong, các xét
nghiệm trong giám định y pháp những
trường hợp tử vong do ngạt.
Trong y học, ngạt (Asphyxia): là thuật ngữ
để chỉ tình trạng thiếu ôxy, có thể từng
phần (ischemic lack of oxygen) hoặc toàn
bộ cơ thể (anoxia) tùy thuộc nguyên nhân
gây ngạt.
Ngày nay, định nghĩa: “Ngạt là hậu quả của rối
loạn hoạt động hô hấp làm cản trở sự trao đổi
khí ôxy và carbonic trong cơ thể.
Trong giám định Y pháp, thuật ngữ Asphyxial,
Suffocation được áp dụng chủ yếu trong những
trường hợp tử vong do giảm ôxy máu không tự
nhiên bởi những tác động vật lý, hóa học, môi
trường họăc những bệnh lý diễn biến cấp tính.
Sinh lý bệnh
Sức chịu ngạt của cơ thể tùy thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau như thể trạng, cơ
địa, lứa tuổi, giới, tiền sử bệnh tật, tác
nhân gây ngạt, trạng thái ức chế hay hưng
phấn.
Khả năng chịu đựng thiếu oxy mô
Các tế bào thần kinh ở vùng vỏ não xuất hiện
sau khoảng 2 - 3 phút, khoảng 6 - 7 đối với tế
bào thần kinh ở đáy não.
Tế bào cơ tim có sức chịu đựng tốt hơn với tình
trạng thiếu oxy, được chứng minh trong những
trường hợp chết do treo cổ, chấn thương sọ
não, mặc dù các dấu hiệu chết não đã hình
thành nhưng tim vẫn tiếp tục đập thêm trong
khoảng 10 - 20 phút, có khi lâu hơn.
Quá trình ngạt gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: kéo dài khoản 1 phút, thở nhanh sâu, tiếp đó
khó thở, nhịp tim tăng và mất tri giác.
- Giai đoạn 2: kéo dài khoảng 2 - 3 phút, khó thở ra, nhịp
tim tăng, mất các phản xạ, co giật toàn thân, rối loạn cơ
tròn (gây thoát phân, nước tiểu, tinh dịch).
- Giai đoạn 3: khoảng 1 phút, rối loạn nhịp thở (lúc đầu
nhanh, sau chậm dần, rời rạc, huyết áp giảm).
- Giai đoạn 4: nhịp tim chậm dần, huyết áp không đo được,
mất phản xạ, đồng tử giãn, cơ mềm, thở ngáp và ngừng
thở. Tim có thể còn tiếp tục đập trong thời gian từ 10 -
15 phút sau khi đã ngừng thở, giai đoạn này hồi sức
không kết quả.
Cơ chế gây tử vong
+ Giảm O2 và tăng CO2 máu.
+ Giảm lưu lượng máu lên não (chèn ép
vùng cổ).
+ Tình trạng ức chế thần kinh.
+ Tổng hợp.
2. Phân loại ngạt theo pháp y:
Theo tính chất y pháp của vụ việc:
F.E. Camps chia ngạt thành 3 nhóm chính là:
+ Ngạt thở: thiếu không khí, ngạt trong thủ dâm, bịt mũi, miệng, lấp
tắc đường thở.
+ Ngạt do chẹn cổ: treo cổ, chẹn cổ bằng dây, chẹn cổ bằng tay.
+ Ngạt do khí độc: ngạt CO, ngạt CO2.
Werner.U.Spitz chia ngạt thành 4 loại chính sau:
+ Do đè ép vào vùng cổ: treo cổ, chẹn cổ
+ Lập tắc đường thở trong các trường hợp: bịt mũi miệng, dị vật
đường thở, phù nề niêm mạc vùng hầu họng trong các trường hợp
dị ứng, hít phải không khí nóng hoặc sau khi bị đánh vào cổ, khích
thích xoang cảnh và ngạt do tư thế.
+ Đè ép vào ngực: làm các cử động hộ hấp không có hiệu quả.
+ Thiếu oxy trong không khí thở: gặp trong các trường hợp mất máu
hoặc hít phải các chất khí độc hại như: CO, CO2, HCN,
Phân loại của Donald T.Reay và Stanley M.Becker:
+ Ngạt cơ học
Bịt mũi miệng, dị vật dòng hầu họng
Do đè ép bên ngoài vào vùng cổ: treo cổ, chẹn cổ bằng
dây, bóp cổ, chấn thương, đè ép ngực bụng.
+ Do lấp tắc đường thở (bên trong): dị vật đường thở, phù
thanh quản, co thắt khí quản, ngạt nước.
+ Ngạt do hóa chất: ngạt CO, CO2, HCN,
Tổn thương giải phẫu bệnh
của ngạt cơ học
Dấu hiệu bên ngoài
1. Tím tái: thiếu oxy, máu sẽ thẫm màu hơn làm cho da
có màu tím sẫm, dễ quan sát nhất là ở da, niêm mạc
vùng mặt, vùng ngực, đầu ngón tay, dấu hiệu này xuất
hiện khi lượng hemoglobin khử tại các mao mạch lên tới
30% - 35% (Lundsgaard).
2. Phù và xung huyết: phù nề và xung huyết khu trú
vùng mặt là hậu quả của chèn ép cơ học vào vùng cổ và
tình trạng thiếu oxy làm thành mạch kém bền vững gây
thoát dịch từ trong lòng mạch.
3. Chấm chảy máu: chấm chảy máu ở da và niêm mạc
vùng mặt là dấu hiệu thường gặp trong tử vong do ngạt,
rõ nhất ở niêm mạc mắt, củng mạc, vùng mi mắt, trong
ống tai. Đường kính của chấm chảy máu trung bình từ
1mm đến 2mm hoặc có thể lớn hơn.
Cơ chế hình thành chấm xuất huyết
Do 4 yếu tố sau:
1.Tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch do hậu quả chèn
ép, cản trở tuần hoàn trở về kết hợp với áp lực
động mạch tăng liên tục.
2.Giảm sự liên kết của các tế bào nội mô ở thành
mạch do thiếu oxy.
3.Tăng huyết áp đột ngột trong giai đoạn nạn nhân
giãy giụa.
4.Tác động tại chỗ, hoặc có sự đè ép kết hợp.
Chảy máu ở niêm mạc mũi và ống tai ngoài:
trường hợp bị chẹn cổ các tĩnh mạch bị chèn ép
còn động mạch bị đè ép không hoàn toàn làm
cho máu liên tục dồn lên vùng đầu mặt làm áp
lực trong hệ tĩnh mạch tăng cao, nếu vỡ thành
mạch sẽ tạo nên những vùng chảy máu. Dấu
hiệu này ít gặp nhưng nếu có, rất dễ nhầm với
chấn thương.
Dấu hiệu thoát tinh dịch, nước tiểu, phân:
hình thành do giãn cơ vòng trong lúc hấp hối,
gặp trong phần lớn các trường hợp chết tự
nhiên và không tự nhiên. Dương vật có thể
cương cứng ở giai đoạn đầu do bị dồn máu và
trong nhiều trường hợp có thể xuất tinh nhưng
số lượng không nhiều.
Dấu hiệu bên ngoài
Dấu hiệu bên trong
1. Sung huyết trước đây có quan niệm cho rằng tình
trạng sung huyết và ứ máu trong các phủ tạng là dấu
hiệu đặc trưng của ngạt. Berna Knight cho rằng đó là
hậu quả của sự tăng cao đột ngột chất catecholamin
trong máu do ngạt, hiện nay rất nhiều quan điểm cho
rằng dấu hiệu trên chỉ là phản ứng thích nghi của cơ thể.
2. Chấm chảy máu trên phủ tạng: sự xuất hiện của
những chấm chảy máu nhỏ ở thượng tâm mạc, màng
phổi, mạc treo ruột... trong những trường hợp tử vong
do ngạt đã được Auguste Ambroise Tardieu (1818 –
1879) mô tả và cho rằng đó là một trong những dấu hiệu
quan trọng để chẩn đoán ngạt, đặc biệt ở những trường
hợp có nghi vấn tại hiện trường, hoàn cảnh xảy ra và
nguyên nhân tử vong của nạn nhân không rõ ràng.
3. Máu hóa lỏng: là một phản ứng thích nghi của cơ thể
với hiện trường tăng số lượng hồng cầu và các yếu tố
chống đông máu. Mole (1948) đã nghiên cứu khả năng
đông máu sau chết và đi đến kết luận sự hóa lỏng của
máu phụ thuộc vào yếu tố tiêu sợi huyết và số lượng
enzym này tùy thuộc rất nhiều vào thời gian hấp hối
ngắn hay dài.
4. Phù phổi: mức độ khác nhau rất hay gặp trong các
trường hợp tử vong có liên quan đến ngạt thở, dấu hiệu
này có giá trị trong những trường hợp có thời gian tử
vong không nhanh.
5. Phù não: là dấu hiệu hay gặp, tuy nhiên cũng có thể
thấy trong các trường hợp tử vong không do ngạt, do đó
phù não không phải là dấu hiệu để chẩn đoán tử vong
do ngạt.
4. Giãn tim phải: các trường hợp tử vong do
ngạt thì tim phải bao giờ cũng giãn căng, còn tim
trái thì rỗng hoặc co nhỏ (dấu hiệu của tim ngạt).
5. Chảy máu thành sau họng: hay gặp trong
những trường hợp phần mềm vùng hầu họng bị
tác động trực tiếp của cuống lưỡi hoặc bị đè ép
vào mặt trước của đốt sống cổ gây những đám
chảy máu ở lớp dưới niêm mạc.
6. Tổn thương thanh quản: điển hình nhất là
gẫy xương móng hoặc dập vỡ sụn giáp do tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng cổ. Tỷ lệ
tổn thương các xương, sụn ở thanh quản hay
gặp ở người già hơn người trẻ tuổi do xương bị
cali hóa.
Xét nghiệm mô bệnh học
Xét nghiệm mô bệnh học chỉ có giá trị nhất định để bổ
sung cho chẩn đoán nguyên nhân tử vong do ngạt vì
phần lớn các trường hợp tử vong do thiếu oxy đều có
dấu hiệu của tổn thương cơ tim cấp hay mạn tính. Trên
thực tế một số hình ảnh tổn thương mô bệnh học có thể
được ghi nhận như sau:
- Hiện tượng thoái hóa của các tế bào thần kinh vùng vỏ
não, rõ nhất là hình ảnh phù nề quanh tế bào thần kinh
và mạch máu nhưng không phân biệt được nguyên
nhân gây ra.
- Phổi: các mạch máu ở thành vách phế nang giãn rộng
chứa đầy hồng cầu, có khi gặp những đám chảy máu
nhỏ hoặc có dịch phù trong lòng phế nang.
- Gan: tổn thương thành mạch và tế bào gan
cũng được ghi nhận trong các trường hợp tử
vong do ngạt, sự xuất hiện của những đám mờ
đục hình tròn trong các ty thể chỉ quan sát được
ở cấp độ siêu cấu trúc bằng kính hiển vi điện tử.
- Một số hình ảnh tổn thương khác cũng đã mô
tả trong y văn như dấu hiệu trụ hạt trong ống
thận, tổn thương tuyến giáp... nhưng không
được mô tả rõ ràng và không chứng minh được
có liên quan tới tử vong do ngạt.
Xét nghiệm sinh hóa
Rất nhiều xét nghiệm sinh hóa đã được thực hiện nhằm
tìm ra những đặc điểm của tổn thương do ngạt nhưng
cho đến nay chưa có một xét nghiệm nào được sử dụng
và dùng để giải thích những hình ảnh tổn thương trong
các trường hợp chết do ngạt.
Một số tác giả nghiên cứu về sinh lý bệnh học cho rằng
trong các trường hợp bị chẹn cổ, hormon tuyến giáp
tăng đột ngột trong máu là do đè ép vào tuyến giáp làm
lượng hormon này trong máu đặc biệt ở khu vực vùng
đầu và cổ.
Sự khác biệt về nồng độ phospholipid trong máu cũng
được ghi nhận nhưng thực ra cho dù vì bất cứ nguyên
nhân gì thì các mô tạng cũng bị phá hủy ở mức tế bào
do hậu quả của thiếu ôxy và gây nên những biến đổi
như nhau về sinh hóa.
Giám định pháp y
Cần được tiến hành theo các bước sau:
1. Khám nghiệm hiện trường
Nắm được những thông tin ban đầu về hoàn cảnh bản
thân, gia đình, bệnh tật... của đối tượng giám định (từ cơ
quan điều tra, người biết sự việc, người thân...).
Tham gia khám nghiệm hiện trường để tìm hiểu những
vấn đề liên quan đến sức khỏe, tinh thần của nạn nhân (đồ
dùng cá nhân, thuốc, hồ sơ y tế, những dấu hiệu chấn
thương, bệnh lý...).
Mô tả tỷ mỉ, chính xác vị trí, tư thế tử thi, tang vật liên
quan.
Chụp ảnh nạn nhân ở nhiều góc độ khác nhau (tại hiện
trường).
Không được làm thay đổi dấu vết, thương
tích hoặc vị trí tử thi.
Không làm xáo trộn hiện trường, thu thập
dấu vết, tang vật, bệnh phẩm tại hiện
trường phải theo thứ tự, đảm bảo đủ ánh
sáng và có kính lúp để quan sát.
Trong khi vận chuyển xác nạn nhân từ
hiện trường đến nơi khám nghiệm cần lưu
ý tránh làm mất dấu vết, tang vật cũng
như để những dấu vết, vật lạ từ bên ngoài
dính vào cơ thể nạn nhân.
Khám nghiệm tử thi
Kiểm tra đặc điểm nhận dạng, các dấu hiệu biến
đổi sau chết.
Nếu có thương tích vùng cổ hoặc các vùng khác
trên cơ thể cần mô tả chi tiết chiều hướng, kích
thước, đặc điểm để xác định mối liên quan với
vật chèn ép. Thể hiện rõ tổn thương trên ảnh.
Thu thập đầu móng ngón tay, lông tóc, hoặc các
dấu vết dịch sinh học trên quần áo và trên cơ
thể nạn nhân.
Kiểm tra tinh dịch ở lỗ miệng sáo, lỗ hậu
môn, âm đạo, trong khoang miệng, và các
vùng khác trên cơ thể nạn nhân là điều
bắt buộc. Dùng gạc sạch để thu giữ mẫu,
phơi khô tự nhiên hoặc bảo quản lạnh.
Đảm bảo nguyên tắc khám đầy đủ toàn
diện, tránh sai sót và không để lỗi phẫu
tích.
Thu thập đủ các mẫu bệnh phẩm để làm
xét nghiệm cần thiết.
Cần lưu ý: các dấu hiệu của ngạt cơ học
phụ thuộc nhiều vào loại hình ngạt, cơ địa
của nạn nhân, thời gian, vị trí tư thế của
nạn nhân khi phát hiện. Trong nhiều
trường hợp nguyên nhân và tổn thương
ngạt không rõ ràng vì vậy nếu khám muộn
sẽ không thể đánh giá được. Tổn thương
vùng cổ và đường hô hấp trên có thể là
yếu tố quyết định để kết luận nguyên nhân
ngạt do đó cần phẫu tích đúng phương
pháp để bộc lộ tổn thương.
Câu hỏi lượng giá
1. Mô tả và phân tích các giai đoạn ngạt?
2. Nêu các cơ chế tử vong do ngạt?
3. Mô tả và phân tích các dấu hiệu bên
ngoài trong tử vong do ngạt.
4. Mô tả và phân tích các dấu hiệu tổn
thương ở các cơ quan trong tử vong do
ngạt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_vong_do_ngat_trong_giam_dinh_y_8112.pdf