Tài liệu Y khoa, y dược - Khung chậu sản khoa: KHUNG CHẬU SẢN KHOA
I . ĐẠI CƯƠNG:
Khung chậu sản khoa là một bộ phận rất quan trọng sản khoa, nó là thành phần rất
quan trọng tham gia vào cuộc đẻ, khung chậu là phần cố định, thai nhi là phần di
động. Đẻ được đường âm đạo bắt buộc thai nhi phải chui lọt qua lòng khung chậu.
Một khung chậu có đường kính giới hạn, hẹp, hay khung chậu biến dạng đều là
nguyên nhân của một cuộc đẻ khó. Vì vậy việc khảo sát kích thước và các đường
kính của khung chậu để tiên lượng một cuộc đẻ.
II. CẤU TẠO VÀ HÌNH THỂ:
Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương:
- Phía trước và hai bên là hai xương chậu.
- Phía sau: có xương cùng ở trên nối tiếp với xương cụt ở dưới.
Bốn xương khớp với nhau bởi:
- Phía trước là khớp vệ
- Hai bên là khớp cùng chậu.
- Phía sau là khớp cùng cụt
Mặt trong xương chậu có đường vô danh chia khung chậu ra làm 2 phần: Đại
khung ở trên và tiểu khung ở dưới.
A. ĐẠI KHUNG:
Được giới hạn ở phía trước bởi mặt trước cột sống, hai cánh của xương chậu và
thà...
8 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Y khoa, y dược - Khung chậu sản khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG CHẬU SẢN KHOA
I . ĐẠI CƯƠNG:
Khung chậu sản khoa là một bộ phận rất quan trọng sản khoa, nó là thành phần rất
quan trọng tham gia vào cuộc đẻ, khung chậu là phần cố định, thai nhi là phần di
động. Đẻ được đường âm đạo bắt buộc thai nhi phải chui lọt qua lòng khung chậu.
Một khung chậu có đường kính giới hạn, hẹp, hay khung chậu biến dạng đều là
nguyên nhân của một cuộc đẻ khó. Vì vậy việc khảo sát kích thước và các đường
kính của khung chậu để tiên lượng một cuộc đẻ.
II. CẤU TẠO VÀ HÌNH THỂ:
Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương:
- Phía trước và hai bên là hai xương chậu.
- Phía sau: có xương cùng ở trên nối tiếp với xương cụt ở dưới.
Bốn xương khớp với nhau bởi:
- Phía trước là khớp vệ
- Hai bên là khớp cùng chậu.
- Phía sau là khớp cùng cụt
Mặt trong xương chậu có đường vô danh chia khung chậu ra làm 2 phần: Đại
khung ở trên và tiểu khung ở dưới.
A. ĐẠI KHUNG:
Được giới hạn ở phía trước bởi mặt trước cột sống, hai cánh của xương chậu và
thành bụng trước. Đại khung không quan trọng lắm về mặt sản khoa nhưng nếu
đại khung nhỏ thì tiểu khung cũng có khả năng hẹp theo.
Để đo các đường kính của đại khung người ta dùng dụng cụ Compa sản khoa (
thước Baudelocque)
1 - Các đường kính bao gồm:
- Đường kính trước sau ( Baudelocque) từ bờ trên xương vệ đến mỏm gai L5 :
Trung bình bằng 17,5 cm.
- Đường kính lưỡng gai: Khoảng cách giữa hai gai chậu trước trên bằng 22,5 cm
- Đường kính lưỡng mào: Là khoảng cách xa nhất giữa 2 mào chậu bằng 25,5 cm.
- Đường kính lưỡng mấu: Khoảng cách giữa 2 mấu chuyển xương đùi bằng 27,5
cm.
Hình trám Michaclin được nối liền 4 điểm:
- Trên là mỏm gai L5.
- Dưới là rãnh liên mông.
- Hai bên là hai gai chậu sau trên.
Đường kính ngang của hình trám là 10 cm, đường kính dọc của hình trám 11cm.
Đường kính ngang cắt và chia đường kính dọc hai phần:
- Phần trên 4 cm
- Phần dưới 7 cm.
Nếu hình trám Michaclin không cân đối có nghĩa là khung chậu không méo lệch.
B. TIỂU KHUNG:
Đây là phần quan trọng nhất vì ngôi thai sẽ lọt và tiến triển theo cơ chế của nó. Về
phương diện sản khoa tiểu khung được chia làm 3 phần: Eo trên, eo giữa và eo
dưới.
1. Eo trên:
Được giới hạn:
- Phía trước là bờ trên khớp vệ.
- Hai bên là đường vô danh của khung chậu.
- Phía sau là mỏm nhô của xương cùng.
Các đường kính của eo trên bao gồm:
- Đường kính trước sau:
+ Mỏm nhô thượng vệ: 11cm
+ Mỏm nhô hạ vệ: 12cm
+ Mỏm nhô hậu vệ: 10,5 cm
Đường kính mỏm nhô hạ vệ có thể đo được bằng tay trên lâm sàng, tuy nhiên điều
quan trọng là đường kính mỏm nhô hậu vệ là đường kính thật sự, ngôi thai phải
qua được nên gọi là đường kính hữu dụng. Ta có thể đo được đường kính này
bằng đường kính mỏm nhô hạ vệ trừ 1,5cm.
- Đường chéo của eo trên: Đi từ khớp cùng chậu một bên (ở phía sau) đến gai
mào chậu lược bên đối diện ( ở phía trước) trung bình bằng 12,75 cm.
- Đường kính ngang tối đa là: Khoảng xa nhất giữa hai đường vô danh bằng 13,5
cm, đường kính này có giá trị về phương diện sản khoa vì quá gần đối với mỏm
nhô, trong sản khoa hay dùng đường kính ngang hữu dụng - 12,5 cm đi ngang qua
trung điểm của đường kính phía sau.
2. Eo giữa:
- ........ eo giữa là một mặt phẳng tưởng tượng đi từ mặt sau khớp vệ ngang qua hai
gai hông đến mặt của xương cùng khoảng giữa đốt xương thứ tư và thứ năm.
- Các đường kính:
+ Đường kính trước sau: 11,5 cm.
+ Đường kính ngang ( khoảng cách giữa 2 gai hông): 10,5 cm.
+ Đường kính dọc sau: Là phần đường kính trước sau đi từ giao điểm với đường
kính ngang qua 2 gai hông đến mặt trước xương cùng và bình thường đường kính
này 4,5 cm.
3. Eo dưới:
- Giới hạn:
+ Phía trước bờ dưới khớp vệ
+ Phía sau là đỉnh xương cùng.
+ Hai bên xương chậu.
- Các đường kính:
+ Đường kính trước sau: 9,5 - 11,5 cm ( do khớp cùng cụt là khớp bán động nên
đỉnh xương cùng có thể bị đẩy ra sau)
+ Đường kính ngang ( khoảng cách giữa 2 ụ ngồi): 11,5 cm.
4. Lòng tiểu khung:
Có dạng hình ống cong về phía trước, với 2 thành trước và sau không đều nhau.
- Thành trước ngắn khoảng 4 cm tương ứng với mặt sau khớp vệ.
- Thành sau dài 12 - 15 cm trương ứng với mặt sau xương cùng cụt.
Trong khi chuyển dạ khi ngôi thai đi qua eo trên gọi thì lọt, ngôi thai đi từ eo trên
đến eo dưới gọi là thì xuống, ra khỏi eo được gọi là thì sổ.
III. ỨNG DỤNG: CÁC THỦ THUẬT ĐO KHUNG CHẬU:
1. Đo đường kính đại khung: bằng thước Baudeloque
2. Đo đường kính tiểu khung
Đo đường kính eo trên
. Đo đường trước sau (mỏm nhô hạ vệ )
Sản phụ nằm ở tư thế phụ khoa, người khám cho 2 ngón tay trỏ và giữa vào âm
đạo, lần theo mặt trước xương cùng đi lên dần cho đến khi đầu ngón tay giữa chạm
được mỏm nhô. Dùng ngón tay trỏ của bàn tay còn lại ấn định nơi ngón tay trỏ
trong âm đạo tiếp giáp với bờ dưói khớp vệ. Sau đó rút 2 ngón tay trong âm đạo
ra, dùng thước đo khoảng cách từ điểm này đến đầu ngón giữa. Có được trị số
đường kính mỏm nhô hạ vệ, ta suy ra được đường kính mỏm nhô hậu vệ bằng
cách trừ đi 1,5cm.
. Đánh gía đường kính ngang bằng cách khám đường vô danh. ở khung chậu bình
thường, ngón tay khám trong âm đạo chỉ có thể đến được 1/2 đường vô danh. Nếu
sờ được hơn 2/3 đường vô danh thì có khả năng hẹp ở đường kính ngang eo trên.
Khám eo giữa:
Đánh giá đường kính trước sau bằng cách khám độ cong của xương cùng. Nếu mặt
trước của xương cùng cong vừa phải là tốt. Ngược lại nếu mặt trước xương cùng
quá cong như hình móc câu hay ngược lại quá phẳng cũng không tốt.
Đánh giá đường kính ngang bằng cách khám hai gai hông. Nếu hai gai hông nhô
ra nhiều, nhọn thì có khả năng có bất thường ở đường kính ngang eo giữa.
Khám eo dưới:
Đo đường kính ngang tức đường kính lưỡng ụ ngồi. Sản phụ nằm ở tư thế phụ
khoa. Người khám dùng hai ngón tay ấn vào hai ụ ngồi hai bên. Đo khoảng cách
giữa hai đầu ngón tay cái, lấy khoảng cách này cộng 1,5 cm ta sẽ có đường kính
ngang eo dưới.
Đo góc vòm vệ là góc hợp bởi 2 ngành ngồi mu. Bình thường góc này phải > 85˚
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 177_9595_0167.pdf