Y khoa, y dược - Bài 3: Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam và phương hướng giải quyết đến năm 2010

Tài liệu Y khoa, y dược - Bài 3: Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam và phương hướng giải quyết đến năm 2010: 13 Bài 3 TÌNH HÌNH BỆNH RĂNG MIỆNG Ở VIỆT NAM & PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐẾN NĂM 2010 ThS-BS Nguyễn Hữu Nhân Mục tiêu 1. Hiểu được các định nghĩa cơ bản về sức khoẻ và dịch tể học răng miệng . 2. Mô tả được tình hình bệnh răng miệng ở VN 3. Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh răng miệng ở VN. 4. Nắm được các chính sách chủ yếu của nhà nước về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân. 5. Biết được định hướng công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh đến năm 2010. 1- CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN 1.1- Sức khoẻ răng miệng (oral health): "là tình trạng không có bất cứ sự dị thường về hình thái hoặc chức năng của răng và nha chu cũng như các phần lân cận hốc miệng và của những cơ cấu khác có vai trò trong sự nhai và có liên quan với phức hợp hàm mặt". 1.2- Dịch tể học răng miệng (oral epidemiology): "là khoa học nghiên cứu về sự phân bố sức khoẻ và bệnh răng miệng của con người, lý giải sự phân bố đó nhằm giúp cho các cơ sở y tế răng miệng...

pdf8 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Y khoa, y dược - Bài 3: Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam và phương hướng giải quyết đến năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13 Bài 3 TÌNH HÌNH BỆNH RĂNG MIỆNG Ở VIỆT NAM & PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐẾN NĂM 2010 ThS-BS Nguyễn Hữu Nhân Mục tiêu 1. Hiểu được các định nghĩa cơ bản về sức khoẻ và dịch tể học răng miệng . 2. Mô tả được tình hình bệnh răng miệng ở VN 3. Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh răng miệng ở VN. 4. Nắm được các chính sách chủ yếu của nhà nước về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân. 5. Biết được định hướng công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh đến năm 2010. 1- CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN 1.1- Sức khoẻ răng miệng (oral health): "là tình trạng không có bất cứ sự dị thường về hình thái hoặc chức năng của răng và nha chu cũng như các phần lân cận hốc miệng và của những cơ cấu khác có vai trò trong sự nhai và có liên quan với phức hợp hàm mặt". 1.2- Dịch tể học răng miệng (oral epidemiology): "là khoa học nghiên cứu về sự phân bố sức khoẻ và bệnh răng miệng của con người, lý giải sự phân bố đó nhằm giúp cho các cơ sở y tế răng miệng thiết lập các kế hoạch, chương trình can thiệp phù hợp và có hiệu quả nhằm khống chế các bệnh răng miệng đang lưu hành". Có 3 vấn đề cần nghiên cứu : -Tần suất bệnh răng miệng. -Sự phân bố bệnh răng miệng và lý giải sự phân bố đó. -Các chương trình can thiệp và hiệu quả của nó. 2- TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG TẠI VIỆT NAM 2.1- TÌNH HÌNH BỆNH SÂU RĂNG 2.1.1- Tần suất Bảng 1 : Tỷ lệ sâu răng và số trung bình SMT răng. Tuổi Tỷ lệ (%) SMT Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ 12 15 35-44 56.6 67.7 88.9 48.8 67.8 89.7 64.3 67.6 88.5 1,88 2.16 4.70 1.48 2.12 3.83 2.27 2.20 5.50 Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 2000-Viện RHM Hà Nội 2.1.2- Sự phân bố bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng ở VN - Theo tuổi. - Theo giới. - Theo vùng địa dư: thành thị, nông thôn,đồng bằng, miền núi 14 - Theo nhóm dân tộc. - Theo trình độ văn hoá. - Theo yếu tố kinh tế xã hội. - Theo các yếu tố khác Bảng 2 : Tình hình sâu răng ở 2 miền Nam - Bắc VN năm 1991 Nhóm tuổi % sâu răng SMT + ĐLC Miền Bắc Miền Nam Miền Bắc Miền Nam 12 15 35-44 43,33 47,33 59,33 76,33 82,99 86,33 1,15+ 0,17 1,38 + 0,26 3,02 +1,80 2,93 + 0,22 3,59 + 0,34 8,16 + 0,65 Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 1991-Viện RHM Hà Nội vàTP HCM 2.2- TÌNH HÌNH BỆNH NHA CHU 2.2.1- Tần suất bệnh: Bảng 3 : Tỷ lệ % người có bệnh nha chu Nhóm tuổi % người Chảy máu nướu Vôi răng Túi nông Túi sâu 6-8 12-14 35-44 >44 42,7 71,4 97.4 94.0 25,5 78,4 61.0 45.9 x x 29,7 35.7 x x 6.7 10.5 Nguồn : Điều tra SKRMVN - Viện RHM Hà Nội 2000 Bảng 4 : Số trung bình sextants có bệnh nha chu (năm 2000) Nhóm tuổi Số trung bình sextants Chảy máu nướu Vôi răng Túi nông Túi sâu 6-8 12-14 35-44 >44 1,2 2,3 4.4 3.9 0,7 2,9 3.5 2.9 x x 0.8 0.8 x x 0.1 0.2 Nguồn : Điều tra SKRMVN -Viện RHM Ha Nội 2000 2.2.2- Sự phân bố bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nha chu ở Việt Nam - Theo tuổi. - Theo giới. - Theo vùng địa dư (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi) - Theo yếu tố dân tộc. - Theo yếu tố kinh tế – xã hội. - Theo yếu tố khác (vi khuẩn, cắn khớp, nội tiết, miễn dịch). 15 Bảng 5 : Tình trạng chảy máu nướu và vôi răng theo giới. Tuổi Chảy máu nướu Vôi răng % STB sextants % STB sextants Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 6-8 12-14 >18 44,6 68,0 98,0 41,2 75,0 95,4 1,30 2,22 4,87 1,10 2,37 4.32 25,4 74,0 59,7 25,8 83,1 67,2 0,66 2,81 3,37 0,65 2,97 3,46 Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 2000-Viện RHM Hà Nội Bảng 6 : Tình trạng chảy máu nướu theo vùng địa dư. Vùng Chảy máu nướu (%) 6-8 tuổi 12-14 tuổi 35-44 tuổi >44 tuổi Vùng núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Duyên hải Bắc Trung bộ Duyên hải Nam Trung bộ Cao nguyên Trung bộ Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cửu Long 28,3 28,1 36,8 78,0 47,5 40,0 50,4 48,9 56,6 65,0 78,5 83,0 75,2 89,0 100 100 99,0 95.7 93.0 100 99.3 91.7 93.7 95.8 93.4 89.5 84.3 94.5 Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 2000-Viện RHM Hà Nội Bảng 7 : Tỷ lệ % người có ít nhất 3 sextants lành mạnh. Yếu tố % có ít nhất 3 sextants lành mạnh Giới : - Nam - Nữ Tuổi : - 18 -19-34 -35-44 - > 45 Vùng địa dư : - Thành thị - Nông thôn Thu nhập : - < 400.000 đồng/tháng 6,0 10,7 25,6 14,6 3,5 5,0 9,4 8,2 7,5 16 - 400.000 - 800.000 đ/t - > 800.000 đ/t 8,0 10,8 Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 2000-Viện RHM Hà Nội 2.3- TÌNH HÌNH TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG 2.3.1 Tần suất bệnh. Bảng 8 : Tỷ lệ tổn thương niêm mạc miệng ở việt Nam (1999) Tổn thương Nam Nữ Tổng số Số lượng % Số lượng % Số lượng % K niêm mạc miệng Bạch sản Lichen phẳng Xơ hoá dưới niêm mạc Hồng sản Niêm mạc người ăn trầu Khẩu cái người hút thuốc Nhiễm nấm Candida Chốc mép Viêm miệng do răng giả Tổn thương khác 3 198 17 0 0 0 84 6 28 108 302 0,03 2,20 0,19 0,00 0,00 0,00 0,93 0,07 0,31 1,02 3,36 3 144 20 14 2 154 35 33 69 113 314 0,03 1,60 0,22 0,15 0,02 1,71 0,39 0,37 0,76 1,26 3,48 6 342 37 14 2 154 119 39 97 221 616 0,06 3,80 0,41 0,15 0,02 1,71 1,32 0,34 1,07 2,45 6,84 Tổng số 748 8,31 1034 11,49 1782 19,80 Nguồn : Ngô Đồng Khanh - Tổn thương tiền ung thu và ung thư miệng ở các tỉnh thành phía Nam Việt Nam, 1999. 2.3.2- Các yếu tố nguy cơ - Hút thuốc - Uống rượu - An trầu - An cay (?) Bảng9: Liên quan giữa tiền ung thư và ung thư miệng với yếu tố nguy cơ Yếu tố nguy cơ Tiền K và K miệng Thống kê P Có Không Hút thuốc - Có - Không 196 146 3669 4989 ÷2 = 29,94 OR = 1,38 0,000 Uống rượu - Có - Không 168 174 2533 6125 ÷2 = 61,82 OR = 2,23 0,000 An trầu ÷2 = 386,92 0,000 17 - Có - Không 58 186 129 8629 OR = 13,50 Nguồn : Ngô Đồng Khanh - Tổn thương tiền ung thu và ung thư miệng ở các tỉnh thành phía Nam Việt Nam, 1999. 2.3.3- Các yếu tố liên quan khác : - Theo tuổi. - Theo giới - Theo vùng địa dư . - Theo nhóm dân tộc. - Theo yếu tố nghề nghiệp. - Theo chế độ ăn. - Các yếu tố khác... 2.4- TÌNH HÌNH CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG KHÁC - Sai khớp cắn. - Bất hài hoà răng hàm mặt. - Nhiễm Fluor trên răng. - Đục men và thiểu sản men. - Chấn thương hàm mặt. - Dị tật bẩm sinh hàm mặt. 3- CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG CHO NHÂN DÂN ĐẾN NĂM 2010 3.1- CÁC CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU 1. Kiện toàn cơ cấu tổ chức và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân. 2. Đào tạo bố trí nhân lực và phát triển khoa học ngành nha khoa. 3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học: - Nghiên cứu về mô hình bệnh tật răng miệng tại Việt Nam. - Nghiên cứu về xã hội học y tế răng miệng Việt Nam . - Nghiên cứu về tổ chức, quản lý y tế răng miệng. - Nghiên cứu kỹ thuật điều trị hiện đại và thích hợp để giảm tỷ lệ bệnh răng miệng phổ biến cho nhân dân. 4. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt các nguồn nhân lực. 5. Xã hội hoá công tác bảo vệ và chăm sóc răng miệng cho nhân dân 6. Đẩy mạnh việc thực hiện 6 chương trình mục tiêu : - Chương trình chăm sóc răng ban đầu. - Chương trình nha học đường . - Chương trình Fluor hoá nước uống. 18 - Chương trình phòng chống tiền ung thư và ung thư niêm mạc miệng - Chương trình chăm sóc răng miệng cho bà mẹ mang thai và người cao tuổi. - Chương trình khử Fluor. 7. Phát triển công nghiệp bàn chải đánh răng và các sản phẩm có Fluor cũng như trang thiết bị nha khoa. 8. Kết hợp quân và dân y trong việc chăm sóc SKRM. 9. Nâng cao hiệu lực quản lý ngành từ trung ương đến địa phương. 10. Xây dựng hệ thống pháp luật nha khoa. 3.2- MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH NHA HỌC ĐƯỜNG TOÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2010 - 25% không bị sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi. - SMT răng ở trẻ 12 tuổi < 2. - 85% ở lứa tuổi 18 còn đầy đủ răng vĩnh viễn. (Theo GS Trần Văn Trường, chủ nhiệm chương trình NHĐ toàn quốc) 3.3- ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG CHO HỌC SINH ĐẾN NĂM 2010. 3.3.1- Đối tượng chăm sóc . - Nhà trẻ. - Mẫu giáo. - Tiểu học. - Trung học cơ sở. + Ưu tiên trong chương trình : Mẫu giáo và tiểu học. 3.3.2- Nội dung chương trình. - Ở nhà trẻ : -Vệ sinh răng miệng. -Khám định kỳ và điều trị sớm. -Giảm đau và chăm sóc khẩn cấp. - Ở mẫu giáo: -Giáo dục SKRM (chuyện kể- trò chơi). -Chải răng với kem có Fluor. -Khám định kỳ và điều trị sớm. - Ở tiểu học: -Giáo dục SKRM. -Sử dụng Fluor phòng ngừa sâu răng. -Khám và điều trị sớm. -Trám bít hố rãnh. -Chỉnh nha phòng ngừa. 19 -Phòng ngừa sâu răng ở mặt tiếp cận. - Ở trung học cơ sở: - Giáo dục SKRM (chuyên đề) -Khám định kỳ và điều trị sớm ở tuyến hướng trợ. -Khám tầm soát và điều trị chỉnh nha ở tuyến hướng trợ 3.3.3- Hình thức tổ chức nha học đường. - Lưu động. - Cố định cụm vệ tinh. - Cố định. 3.3.4- Biện pháp tổ chức . - Lồng ghép - Xã hội hoá công tác nha học đường. - Phải có kế hoạch vĩ mô và vi mô (cấp quốc gia, vùng, địa phương) cũng như phải có kế hoạch hành động cụ thể để giải quyết các mục tiêu cụ thể... 3.3.5- Cải đổi và nâng cao chương trình đào tạo y sỹ răng trẻ em: - Cán sự nha trung cấp. - Cán sự nha đại học. CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ 1- Sức khoẻ răng miệng : "Là tình trạng không có bất cứ bệnh tật nào của răng và nha chu cũng như các phần lân cận hốc miệng và của những cơ cấu khác có vai trò trong sự nhai và có liên quan với phức hợp hàm mặt". ( Đ - S ). 2- Dịch tể học bệnh răng miệng nghiên cứu 3 vấn đề : Tần suất- Sự phân bố - Lý giải sự phân bố của bệnh răng miệng . ( Đ - S ). 3- Tỷ lệ bệnh sâu răng và chỉ số SMT thường tăng dần theo tuổi . ( Đ - S ). 4- Chỉ số SMT của một người có thể giảm nếu tích cực giữ gìn vệ sinh răng miệng . ( Đ - S ). 5- Nhóm tuổi chỉ số trong điều tra tình trạng sâu răng thường là 5-6 ; 12; 15; 35-44 tuổi. ( Đ - S ). 6- Trình độ văn hoá không có ảnh hưởng gì đến bệnh sâu răng . ( Đ - S ). 7- Theo thống kê năm 1991 tình hình bệnh sâu răng ở miền Nam trầm trọng hơn nhiều so với miền Bắc. ( Đ - S ). 8- Tình trạng chảy máu nướu và vôi răng luôn có ở mọi lứa tuổi. ( Đ - S ). 9- Túi nông và túi sâu thường được thây từ tuổi trung niên trở lên. ( Đ - S ). 10- Tình trạng vôi răng thường tăng dần theo tuổi ở cả 2 phái. ( Đ - S ). 11- Để diễn tả mức độ trầm trọng của bệnh nha chu ta nên dùng chỉ số "Số trung bình Sextant" bị bệnh hơn là tỷ lệ %. ( Đ - S ). 12- Bệnh nha chu bị ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố về tuổi tác và giới tính. ( Đ - S ). 20 13- Yếu tố vùng địa dư và thu nhập không ảnh hưởng đến bệnh nha chu. ( Đ - S). 14- Bạch sản là tổn thương tiền ung thư thường thấy nhất trên niêm mạc miệng của người Việt Nam. ( Đ - S ). 15- Ở phái nữ hồng sản là tổn thương tiền ung thư thường thấy nhất trên niêm mạc miệng của người Việt Nam. ( Đ - S ). 16- Hiện nay ăn cay cũng được xếp vào yếu tố nguy cơ xếp hàng thứ 4 sau ăn trầu, uống rượu và hút thuốc. ( Đ - S ). 17- Hút thuốc có nguy cơ gây ung thư miệng cao hơn yếu tố uống rượu và ăn trầu. ( Đ - S ). 18- Học sinh trung học cơ sở là đối tượng ưu tiên trong định hướng công tác nha học đường đến năm 2010 . ( Đ - S ). 19- Giáo dục sức khoẻ răng miệng là nội dung không thể thiếu ở tất cả các cấp lớp từ mẫu giáo đến trung học cơ sở. ( Đ - S ). 20- Hãy liệt kê 6 chương trình mục tiêu trong các chính sách chủ yếu của nhà nước về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân đến năm 2010. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Ngô Đồng Khanh (1997), Điều tra sức khoẻ răng miệng - Bộ Y Tế-Viện Răng Hàm Mặt TP HCM. 2) Ngô Đồng Khanh : Bài giảng cho sinh viên Y - TTĐT 3) Võ Thế Quang - Ngô Đồng Khanh (1998) , Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ răng miệng - Nhà xuất bản Y Học TP HCM. 4) Văn Trí Thiện - Nguyễn Đức Minh (2002), Đánh giá hiệu quả của chương trình Fluor hoá nước tại TP HCM sau 10 năm (1990-2000) - Sở Y Tế và Bệnh Viện Răng Hàm Mặt. 5) Trần Văn Trường - Lâm Ngọc An - Trịnh Đình Hải (2002) , Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc tại Việt Nam năm 2001, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 6) National Institute of Dental and Craniofacial Research , Dental Oral and Craniofacial Data Resoure Center (2001), Archive of Procedures and Methods Used In Oral Health Survey DRAFT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinhhinhskrm_1_9794.pdf
Tài liệu liên quan