Tài liệu Y học chứng cứ về vai trò chất chống oxy hoá trong điều trị bệnh da: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Tổng Quan
15
Y HỌC CHỨNG CỨ VỀ VAI TRÒ CHẤT CHỐNG OXY HOÁ
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH DA
Văn Thế Trung*, Huỳnh Nguyễn Mai Trang**, Lê Thái Vân Thanh*
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất chống oxy hóa hiện là một vấn đề đang
được quan tâm, không chỉ trong lĩnh vực da liễu
mà còn được nghiên cứu và ứng dụng trong
nhiều bệnh lý khác như bệnh tim mạch, ung thư.
Mặc dù cơ chế tác động của chất chống oxy hóa
đã được làm sáng tỏ trong nhiều nghiên cứu in
vitro nhưng hiệu quả in vivo vẫn còn nhiều bàn
cãi. Đồng thời, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều
cũng như một số nhầm lẫn về cơ chế tác động và
hiệu quả của các chất chống oxy hóa. Mục đích
bài viết nhằm cung cấp cái nhìn khách quan,
khái quát về một số chất chống oxy hóa phổ biến
hiện nay và vai trò của chất chống oxy hóa trong
một số bệnh lý da liễu thường gặp.
NỘI DUNG TỔNG QUAN
Bệnh sinh của stress, ROS trong da
Các gốc tự do (free radicals) có nguồn gốc từ
các phân tử oxygen, ni...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Y học chứng cứ về vai trò chất chống oxy hoá trong điều trị bệnh da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Tổng Quan
15
Y HỌC CHỨNG CỨ VỀ VAI TRÒ CHẤT CHỐNG OXY HOÁ
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH DA
Văn Thế Trung*, Huỳnh Nguyễn Mai Trang**, Lê Thái Vân Thanh*
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất chống oxy hóa hiện là một vấn đề đang
được quan tâm, không chỉ trong lĩnh vực da liễu
mà còn được nghiên cứu và ứng dụng trong
nhiều bệnh lý khác như bệnh tim mạch, ung thư.
Mặc dù cơ chế tác động của chất chống oxy hóa
đã được làm sáng tỏ trong nhiều nghiên cứu in
vitro nhưng hiệu quả in vivo vẫn còn nhiều bàn
cãi. Đồng thời, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều
cũng như một số nhầm lẫn về cơ chế tác động và
hiệu quả của các chất chống oxy hóa. Mục đích
bài viết nhằm cung cấp cái nhìn khách quan,
khái quát về một số chất chống oxy hóa phổ biến
hiện nay và vai trò của chất chống oxy hóa trong
một số bệnh lý da liễu thường gặp.
NỘI DUNG TỔNG QUAN
Bệnh sinh của stress, ROS trong da
Các gốc tự do (free radicals) có nguồn gốc từ
các phân tử oxygen, nitrogen và sulphur trong
các tế bào sống là những phân tử có một electron
tự do không bắt cặp. Những phân tử này được
sản sinh liên tục trong quá trình chuyển hóa và
các hoạt động chức năng của tế bào, có hoạt tính
phản ứng mạnh với các phân tử khác để trung
hòa điện tích. Bên cạnh đó, hệ chất chống oxy
hóa nội sinh và ngoại sinh phong phú giúp trung
hòa các gốc tự do này và hạn chế tác động của
gốc tự do lên các phân tử quan trọng khác như
các base trong acid nucleic, acid amin trong
protein và các nối đôi trong các acid béo không
bão hòa. Tuy vậy, khi cán cân giữa gốc tự do –
chất chống oxy hóa trở nên mất cân bằng
(oxidative stress), chuỗi DNA, RNA, protein và
lipid bị tổn thương, dẫn tới tăng nguy cơ các
bệnh lý tim mạch, ung thư, một số biểu hiện lão
hóa da và các bệnh lý về da khác. Đây là cơ chế
mấu chốt thúc đẩy các nhà khoa học tìm hiểu cơ
chế chống oxy hóa để làm chậm và đẩy lùi bệnh
tật ngay từ mức độ phân tử.
Các bằng chứng y khoa về nghiên cứu cơ
bản
Các nghiên cứu ở mức độ hóa học và tế bào
cho thấy tiềm năng của chất chống oxy hóa trong
các bệnh ung thư, bệnh tim mạch. Cụ thể, cơ chế
của chất chống oxy hóa trong ngăn ngừa ung
thư bao gồm: hoạt tính chống oxy hóa và trung
hòa các gốc tự do, điều hòa biểu hiện gien trong
tăng sinh và biệt hóa tế bào và các gien ức chế
khối u, làm ngưng chu trình tế bào và đưa tế bào
vào apotosis, điều hòa hoạt tính enzyme trong
quá trinh thải độc, oxy hóa – khử, kích thích hệ
miễn dịch, điều hòa quá trình sinh ung phụ
thuộc nội tiết tố và có hiệu quả kháng khuẩn,
kháng siêu vi. Không chỉ vậy, trong các bệnh tim
mạch, các chất chống oxy hóa góp phần trung
hòa các gốc tự do trước khi chúng tác động đến
LDL (low-density lipoprotein), làm chậm quá
trình xơ vữa mạch máu. Đồng thời, các hoạt chất
từ thực vật còn giúp giảm kết tập tiểu cầu, điều
hòa quá trình hấp thu và tổng hợp cholesterol,
giảm huyết áp và có hiệu quả kháng viêm thông
qua làm giảm nồng độ CRP trong máu.
Các bằng chứng nghiên cứu lâm sàng
Đã có khá nhiều nghiên cứu can thiệp lâm
sàng về chất chống oxi hóa. Một số nghiên cứu
cho thấy có sự tăng thoáng qua khả năng chống
oxy hóa toàn phần trong huyết tương sau khi ăn
trái cây có chứa isoflavone, tuy vậy điều này
được lý giải không phải do chính isoflavone mà
là do tăng nồng độ acid uric trong huyết tương(5).
Ngoài ra, một số bài tổng quan khác đã thống kê
một loạt nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy
hóa có hiệu quả in vitro như Isoflavones (có
trong đậu nành) cải thiện mật độ xương ở phụ
nữ sau mãn kinh và có hoạt tính nội tiết tố yếu,
catechin đơn phân (monomeric) (nồng độ cao
trong trà) có hiệu quả trên những chỉ dấu sinh
học chống oxy hóa trong huyết tương và chuyển
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 6 * 2017
16
hóa năng lượng, Procyanidins (có trong rượu
vang đỏ, nho, cacao, táo, nam việt quất
(cranberries) có hiệu quả đáng kể trên hệ mạch
máu, không chỉ do hoạt tính chống oxy hóa của
nó. Tuy nhiên các nghiên cứu in vivo cho kết quả
hạn chế và không tương ứng với hiệu quả thấy
được in vitro. Điều này được lý giải là do 1)
không có những chỉ dấu sinh học tin cậy trên
lâm sàng, nhất là khi đánh giá quá trình sinh
ung, 2) không có các nghiên cứu trong thời gian
dài, và 3) các hiểu biết về sinh khả dụng của các
chất chống oxy hóa còn hạn chế(9). Do đó, cần
thêm các nghiên cứu can thiệp trên người kéo
dài hơn, với quy mô lớn hơn và cần có những xét
nghiệm chuẩn hóa để đánh giá hiệu quả của các
chất chống oxy hóa trong thực tế lâm sàng.
Chất chống oxy hóa và bệnh vảy nến
Vai trò của các yếu tố chống oxy hóa trong
vảy nến được đặt ra lần đầu năm 1999 khi các
nhà nghiên cứu định lượng các yếu tố chống oxy
hóa trong máu của bệnh nhân vảy nến mảng.
Nghiên cứu cho thấy có sự tăng quá trình
peroxid hóa và giảm các chất chống oxy hóa.
Một loạt các nghiên cứu khác ra đời sau đó cũng
cho thấy có sự giảm hoạt động của các chất
chống oxy hóa nội sinh, gợi ý giả thuyết về sự
mất cân bằng của cán cân gốc tự do ROS – chất
chống oxy hóa trong sinh bệnh học của vảy nến.
Nghiên cứu năm 2009 của tác giả Zhou và cộng
sự(12) cho thấy quá trình tăng kéo dài các gốc tự
do ROS có thể vượt quá khả năng chống đỡ của
các chất chống oxy hóa nội sinh, từ đó kích hoạt
nhiều tín hiệu nội bào dẫn đến nhiều bệnh lý da,
trong đó có vảy nến. Riêng về vảy nến, các con
đường tín hiệu tế bào như mitogen-activated
protein kinase/activator protein 1, nuclear factor
kappaB, and Janus kinase có liên quan đến tiến
triển của vảy nến và đều có tính nhạy cảm oxy
hóa – khử. Nghiên cứu của Bacchetti và cs năm
2013(1) cho thấy Etanercept, một chất ức chế TNF-
alpha được dùng trong điều trị vảy nến, cũng có
tác dụng giảm quá trình peroxid hóa các lipid,
vốn gây ra do các gốc tự do ROS, tăng khả năng
chống oxy hóa và có hiệu quả kháng viêm. Trị
liệu bằng các chất chống oxy hóa có thể đem lại
lợi ích. Nghiên cứu của tác giả Lin và cs năm
2016(4) cũng như của Peluso và cs trong cùng
năm 2016 cho thấy tiềm năng của các chất chống
oxy hóa như Coenzyme Q10, vitamin E, and
selenium, Curcumin và một số chất khác có hoạt
tính chống oxy hóa như Statins, Allopurinol
trong cải thiện chỉ số PASI trên lâm sàng và các
chỉ dấu sinh học peroxid hóa và khả năng chống
oxy hóa toàn phần trong huyết tương.
Một số vấn đề về “thuốc viên uống chống
nắng”
Hiện nay, ngày càng nhiều các chất chống
oxy hóa được tìm ra và nghiên cứu về hiệu quả
của nó đối với nhiều bệnh lý khác nhau. Một
trong số đó là Polypodium leucotomas (PL), chất
chiết xuất từ cây dương xỉ vùng nhiệt đới, hiện
đang được sử dụng trong khá nhiều chế phẩm
uống và thoa ngoài. PL là một chất có hoạt tính
chống oxy hóa mạnh, do phân tử có thành phần
phenolic. Nghiên cứu về PL được công bố lần
đầu vào năm 1996 bởi tác giả González và cộng
sự(3) cho thấy khả năng ức chế rõ rệt phản ứng
hồng ban và phản ứng gây độc ánh sáng
(phototoxic reaction) do UVB và PUVA liệu
pháp của PL dạng uống và thoa, thông qua
tương tác với các gốc tự do và ROS, cho thấy
tiềm năng của PL trong ngăn ngừa bỏng nắng và
các phản ứng gây độc ánh sáng khác. Một loạt
nghiên cứu khác được được công bố sau đó cũng
cho thấy hiệu quả và tính an toàn của PL trong
bảo vệ da dưới bức xạ tử ngoại. Do đó các chế
phẩm uống có chứa PL thường được gọi tên
“thuốc viên chống nắng”, cũng như đã có một số
sản phẩm kem chống nắng thoa ngoài da hiện
nay được bổ sung thành phần PL. Tuy vậy 20
năm sau, nghiên cứu của tác giả Parrado và cs
năm 2016(7) đã cho thấy PL là một chất chống oxy
hóa mạnh và cơ chế phân tử của PL tác động lên
nhiều con đường trong chuyển hóa tế bào, bao
gồm ức chế sản sinh và phóng thích ROS do tia
tử ngoại, ức chế các con đường tín hiệu tế bào
AP1 and NF-κB, bảo vệ các hệ chất chống oxy
hóa tự nhiên, từ đó ngăn chặn tổn thương DNA
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Tổng Quan
17
gây ra do ROS và tia tử ngoại. Ở mức độ tế bào,
PL giảm sự chết tế bào theo chương trình, hoại
tử tế bào qua trung gian tia tử ngoại và ức chế tái
cấu trúc bất thường chất nền ngoại bào. Ngoài ra
PL còn giảm viêm, ức chế biểu hiện men
cyclooxygenase-2 (COX-2) gây ra do tia tử ngoại,
hoạt hóa gen ức chế ung p53, từ đó làm giảm
tăng sinh tế bào gây ra do tia tử ngoại. Do đó cơ
chế của PL không hẳn là “chống nắng” mà là
ngăn chặn và trung hòa các tác động bất lợi của
ánh nắng mặt trời lên da. Không chỉ vậy, thông
qua nhiều cơ chế như trên, PL còn có vai trò
trong ức chế quá trình sinh ung và lão hóa da.
Do vậy nên chăng có thể gọi PL như đúng tên
gọi ban đầu, chất chống oxy hóa, để có thể khái
quát hết hiệu quả của PL và tránh nhầm lẫn.
Vai trò các loại thực phẩm chức năng trong
da liễu
Ngoài ra, một số thực phẩm chức năng khác
cũng đang được nghiên cứu về hiệu quả và cơ
chế tác động của nó trong tổn thương da nói
chung. Có thể kể đến như sữa ong chúa, chứa
thành phần chính là 10-Hydroxy-2-decenoic acid,
bản chất là một acid béo, có khả năng ngăn chặn
tổn thương do UVA, ức chế biểu hiện men
matrix metalloproteinases (MMPs), do đó có khả
năng ngăn ngừa và điều trị lão hóa da do ánh
sáng(11). Ngoài ra thành phần này còn cho thấy
hiệu quả trong quá trình biệt hóa tế bào
keratinocyte, phục hồi hàng rào bảo vệ da, giảm
đáp ứng viêm và cấp nước cho da khô, ứng
dụng trong điều trị chứng khô da do tia tử ngoại
(UV-induced xerosis)(2). Cordycepin là một dạng
đồng phân (analogue) nucleoside tương tự như
adenosine, là hoạt chất chính trong vị thuốc
Đông y đông trùng hạ thảo, đã cho thấy hiệu
quả tác động vào nhiều quá trình như sự chết tế
bào theo chương trình apoptosis, bất hoạt chu
trình tế bào, kháng di căn, ức chế kết tập tiểu cầu
và ngăn chặn con đường trung gian gây viêm(8,10).
Mặc dù vậy, các nghiên cứu về hoạt chất này
nhìn chung tập trung vào cơ chế ức chế ung và
chống di căn trong các bệnh lý ung thư và chưa
có nhiều nghiên cứu ở các bệnh lý da khác. Các
peptid chiết xuất từ nhau thai cừu được quảng
bá rộng rãi như là phương thức hỗ trợ làm đẹp
da, tuy vậy, các nghiên cứu bài bản về thành
phần này còn khá ít ỏi. Chỉ có một nghiên cứu
năm 2016 của tác giả Rekik và cs(6) cho thấy
peptide từ nhau thai cừu bảo về những rối loạn
chức năng ti thể và bảo vệ những thành phần
trong ti thể khỏi tổn thương do ROS và TNF-
alpha, xảy ra trong hội chứng mệt mỏi mãn tính
(chronic fatigue syndrome). Chưa có nghiên cứu
nào về hiệu quả của nhau thai cừu trong da liễu.
Đặc điểm chung của các hoạt chất nhóm thực
phẩm chức năng hiện nay là vẫn còn khá ít
nghiên cứu có giá trị về hiệu quả của các hoạt
chất này trong y khoa nói chung và trong da liễu
nói riêng. Một số hoạt chất được nghiên cứu sâu
hơn, nhưng vẫn chỉ đang dừng lại ở cấp độ tế
bào và mô hình trên động vật. Cần thêm các
nghiên cứu can thiệp trên người với quy mô lớn
hơn để kiểm chứng hiệu quả điều trị.
KẾT LUẬN
Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng
trong cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý khác
nhau, trong đó có bệnh lý da liễu. Hiện đã có
một số nghiên cứu ban đầu cho thấy triển vọng
và tiềm năng của chất chống oxy hóa trong đa
dạng các lĩnh vực thuộc chuyên khoa da liễu
như bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt
trời, ngăn ngừa khối u và cải thiện triệu chứng
lâm sàng của một số bệnh như vảy nến. Ngược
lại, cần nhìn nhận đúng đắn về giá trị của một số
chất chống oxy hóa mới tìm ra chiết xuất từ thảo
dược thiên nhiên để tránh thổi phồng và ngộ
nhận về giá trị của nó. Hơn nữa, cần có thêm các
nghiên cứu can thiệp quy mô lớn hơn, dài hơi
hơn trên người về chất chống oxy hóa, tạo cơ sở
vững chắc cho ứng dụng các chất chống oxy hóa
trong hỗ trợ và điều trị bệnh lý da liễu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bacchetti T, Campanati A, Ferretti G, Simonetti O, Liberati G,
Offidani AM (2013), “Oxidative stress and psoriasis: the effect
of antitumour necrosis factor-α inhibitor treatment”, Br J
Dermatol. May;168(5):984-9. doi: 10.1111/bjd.12144.
2. Duplan H, et al (2011), “Effects of Hydroxydecine(®) (10-
hydroxy-2-decenoic acid) on skin barrier structure and
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 6 * 2017
18
function in vitro and clinical efficacy in the treatment of UV-
induced xerosis”, Eur J Dermatol. Nov-Dec;21(6):906-15. doi:
10.1684/ejd.2011.1531.
3. González S, Pathak MA (1996) “Inhibition of ultraviolet-
induced formation of reactive oxygen species, lipid
peroxidation, erythema and skin photosensitization by
polypodium leucotomos” Photodermatol Photoimmunol
Photomed. Apr;12(2):45-56.
4. Lin X, Huang T (2016), “Oxidative stress in psoriasis and
potential therapeutic use of antioxidants”, Free Radic Res.
Jun;50(6):585-95. doi: 10.3109/10715762.2016.1162301. Epub
2016 Apr 21.
5. Lotito SB, Frei B. (2006), “Consumption of flavonoid-rich foods
and increased plasma antioxidant capacity in humans: cause,
consequence, or epiphenomenon?”, Free Radic Biol Med. Dec
15;41(12):1727-46. Epub 2006 Jun 3.
6. Muluye RA, Bian Y, Wang L, Alemu PN, Cui H, Peng X, & Li
S (2016), “Placenta Peptide Can Protect Mitochondrial
Dysfunction through Inhibiting ROS and TNF-α Generation,
by Maintaining Mitochondrial Dynamic Network and by
Increasing IL-6 Level during Chronic Fatigue”, Frontiers in
Pharmacology, 7, 328.
7. Parrado C, Mascaraque M, Gilaberte Y, Juarranz A, Gonzalez
S. (2016), “Fernblock (Polypodium leucotomos Extract):
Molecular Mechanisms and Pleiotropic Effects in Light-
Related Skin Conditions, Photoaging and Skin Cancers, a
Review”, Int J Mol Sci. Jun 29;17(7). pii: E1026. doi:
10.3390/ijms17071026.
8. Tuli HS, Sharma AK, Sandhu SS, Kashyap D. (2013)
“Cordycepin: a bioactive metabolite with therapeutic
potential”, Life Sci. Nov 26;93(23):863-9. doi:
10.1016/j.lfs.2013.09.030. Epub 2013 Oct 10.
9. Williamson G, Manach C (2005), “Bioavailability and
bioefficacy of polyphenols in humans. II. Review of 93
intervention studies”, Am J Clin Nutr. Jan;81(1 Suppl):243S-
255S.
10. Zhang JL, Xu Y, Shen J. (2014), “Cordycepin inhibits
lipopolysaccharide (LPS)-induced tumor necrosis factor
(TNF)-α production via activating amp-activated protein
kinase (AMPK) signaling”, Int J Mol Sci. Jul 8;15(7):12119-34.
doi: 10.3390/ijms150712119.
11. Zheng J, Lai W, Zhu G, Wan M, Chen J, Tai Y, Lu C (2013),
“10-Hydroxy-2-decenoic acid prevents ultraviolet A-induced
damage and matrix metalloproteinases expression in human
dermal fibroblasts” J Eur Acad Dermatol Venereol.
Oct;27(10):1269-77. doi: 10.1111/j.1468-3083.2012.04707.x.
Epub 2012 Oct 3.
12. Zhou Q, Mrowietz U, Rostami-Yazdi M (2009), “Oxidative
stress in the pathogenesis of psoriasis”, Free Radic Biol Med. Oct
1;47(7):891-905. doi: 10.1016/j.freeradbiomed.2009.06.033.
Epub 2009 Jul 3.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- y_hoc_chung_cu_ve_vai_tro_chat_chong_oxy_hoa_trong_dieu_tri.pdf