Tài liệu Xung đột vai trò giới ở nữ trí thức: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017
142
Xung đột vai trò giới ở nữ trí thức
The conflict of gender roles in female intellectuals
ThS. Phạm Thị Tâm,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM
Pham Thi Tam, M.A.,
University of Social Science and Humanity - National University, Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Với một phụ nữ trí thức, để “vẹn cả đôi đường” – giỏi việc nước, đảm việc nhà – thật là khó trong xã hội
hiện đại ngày nay. So với đàn ông, phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, nhất là khi phụ nữ cũng kiếm tiền
không thua kém nam giới trong khi vẫn phải lo việc sinh con, chăm sóc con cái, nội trợ, Nữ trí thức là
nhóm được xã hội đặt nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, cùng một lúc phải đảm đương quá nhiều công việc dễ
khiến cá nhân rơi vào trạng thái bị xung đột vai trò. Trong tiến trình thực hiện bình đẳng giới, hiện tượng
xung đột vai trò giới diễn ra như thế nào? Hiện trạng này bắt nguồn từ đâu? Đây có bị coi là cái giá quá
đắ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xung đột vai trò giới ở nữ trí thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017
142
Xung đột vai trò giới ở nữ trí thức
The conflict of gender roles in female intellectuals
ThS. Phạm Thị Tâm,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM
Pham Thi Tam, M.A.,
University of Social Science and Humanity - National University, Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Với một phụ nữ trí thức, để “vẹn cả đôi đường” – giỏi việc nước, đảm việc nhà – thật là khó trong xã hội
hiện đại ngày nay. So với đàn ông, phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, nhất là khi phụ nữ cũng kiếm tiền
không thua kém nam giới trong khi vẫn phải lo việc sinh con, chăm sóc con cái, nội trợ, Nữ trí thức là
nhóm được xã hội đặt nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, cùng một lúc phải đảm đương quá nhiều công việc dễ
khiến cá nhân rơi vào trạng thái bị xung đột vai trò. Trong tiến trình thực hiện bình đẳng giới, hiện tượng
xung đột vai trò giới diễn ra như thế nào? Hiện trạng này bắt nguồn từ đâu? Đây có bị coi là cái giá quá
đắt mà phụ nữ phải trả trong cuộc chạy đua tìm kiếm sự bình đẳng giới? Bài viết là cách tiếp cận của tác
giả từ góc nhìn Xã hội học về giới nhằm bước đầu định hướng luận điểm cho 03 câu hỏi trên.
Từ khóa: xung đột vai trò, nữ trí thức, bình đẳng giới.
Abstract
For an intellectual woman, “to get the best of both worlds” - being good at doing both office work and
housework - is difficult in modern society today. Compared with men, women are still disadvantaged,
especially when women earn money in the same way as men while having to perform the tasks of
childbearing and childrearing, doing housework, etc. Female intellectuals receive many expectations
from society. However, taking over too much responsibility at the same time could drive them to fall
into a state of conflict. In the process of implementing gender equality, how does the conflict of gender
roles occur? Where does this situation originate? Is this considered to be too expensive for women to
pay in the race for gender equality? The article is the author's approach from the perspective of gender
sociology to initially determine, in larger scales, the answers to these three questions.
Keywords: role conflict, female intellectuals, gender equality.
1. Khái niệm Vai trò giới
Theo Dahrendorf: “Vai trò là một tập
hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn
với hành vi của những người mang các địa
vị” hoặc “vai trò là kết quả mong đợi của
người bên ngoài đối với một hành vi thích
hợp của một vị trí cụ thể” [4, tr.27].
Vai trò giới bao gồm những quyền,
những trách nhiệm, những mong đợi và các
quan hệ của phụ nữ và nam giới trong một
xã hội cụ thể. Hay nói cách khác, vai trò
giới là những trông đợi về hành vi và quan
điểm mà nền văn hóa xác định là phù hợp
đối với phụ nữ và nam giới. Các vai trò
giới cơ bản bao gồm: vai trò sinh sản, vai
trò sản xuất và vai trò quản lý cộng đồng.
PHẠM THỊ TÂM
143
Những vai trò giới này được học thông qua
quá trình xã hội hóa. Vai trò giới và mối
quan hệ giới có thể biến đổi qua các thời
kỳ xã hội và khác nhau giữa các nền văn
hóa [1, tr.178].
Trong xu thế hiện nay ở mỗi quốc gia,
việc đưa ra các tiêu chí tăng cường sự tham
gia của phụ nữ vào các hoạt động chính trị,
quản lý và ra quyết định được gắn với vấn
đề bình đẳng giới. Điều này là cơ hội để
phụ nữ thể hiện khả năng cá nhân và để
chứng tỏ với xã hội về vai trò, vị trí của
mình nếu được tạo điều kiện thì cũng
không thua kém gì so với nam giới. Nhóm
nữ trí thức được coi là nhóm tiên phong, có
cơ hội được tiếp cận với chính sách bình
đẳng giới. Họ tham gia vào những hoạt
động kinh tế tạo thu nhập nhiều hơn, họ
nắm giữ/nhận những chức vụ cao hơn
trong các cơ quan tổ chức, Nhưng một
thực tế là không ai thay thế họ việc mang
thai, sinh đẻ và chăm sóc con cái; rất ít
người hỗ trợ, san sẻ công việc nội trợ với
họ. Và như vậy, một bên thì yêu cầu phụ
nữ phải hoàn thành trách nhiệm là người
vợ/người mẹ trong gia đình, còn một bên
thì yêu cầu phụ nữ phải hoàn thành công
việc khi là quản lý hay nhân viên của cơ
quan, tổ chức. Vậy trong tiến trình thực
hiện bình đẳng giới, nữ giới trí thức có bị
xung đột vai trò không? Hiện trạng này bắt
nguồn từ đâu? Đây có bị coi là cái giá quá
đắt mà phụ nữ phải trả trong cuộc chạy đua
tìm kiếm sự bình đẳng giới?
2. Hiện trạng xung đột vai trò ở nữ
trí thức
Trước tiên, chúng tôi xin được làm rõ
khái niệm “Xung đột vai trò” trong Xã hội
học. Nhà Xã hội học J.Macionis quan niệm
rằng: “xung đột vai trò ám chỉ sự xung
khắc giữa các vai trò tương ứng với hai địa
vị trở lên” [4, tr.27] hoặc “xung đột vai trò
xuất hiện khi có sự không tương thích giữa
các vai trò tương ứng với hai địa vị trở lên.
Xung đột vai trò xảy ra khi một người buộc
phải đóng vai hai vai trò với những yêu
cầu, đòi hỏi khác nhau hoặc mâu thuẫn
nhau hoặc không tương thích nhau trong
cùng một thời điểm” [4, tr.28].
Xung đột vai trò ở nữ trí thức là xung
đột vai trò trong công việc và trong gia
đình, là một hình thức xung đột liên vai trò
trong đó những sức ép vai trò từ công việc
và từ gia đình mâu thuẫn lẫn nhau ở một
vài khía cạnh. Có nghĩa là nếu làm công
việc gia đình thì sẽ khó khăn khi thực hiện
vai trò trong công việc và ngược lại.
Greenhaus và đồng nghiệp nhận định:
“xung đột vai trò công việc – gia đình là
một kiểu xung đột tương tranh giữa các vai
trò, trong đó những áp lực của vai trò ở
công ty và áp lực vai trò ở gia đình là
không tương thích nhau ở một vài khía
cạnh” hay “một kiểu xung đột mang tính
can thiệp giữa các vai trò, trong đó những
áp lực vai trò công việc tại nơi làm việc
làm cản trở cá nhân đáp ứng được những
đòi hỏi, yêu cầu từ vai trò công việc trong
gia đình ở một vài khía cạnh và ngược lại,
áp lực vai trò công việc gia đình làm cản
trở cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi,
yêu cầu từ vai trò trong công việc”
[4, tr.28].
Chúng ta biết nữ giới nói chung và nữ
giới trí thức nói riêng có vai trò quan trọng
trong xã hội. Ngày nay, khi nữ giới tham
gia hoạt động tạo thu nhập trong xã hội
ngày càng nhiều thì vai trò trong công việc
của họ càng được khẳng định. Nữ trí thức
đang làm việc hầu như trong tất cả các
thành phần kinh tế. Theo Thống kê của
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam: nữ tốt nghiệp Đại học là 36.24%,
thạc sỹ là 33.95%, tiến sỹ là 25.69% trong
XUNG Đ T VAI TRÒ GIỚI Ở NỮ TRÍ THỨC
144
tổng số người tốt nghiệp đại học, thạc sỹ,
tiến sỹ [5, tr.24]. Một số ngành như giáo
dục, y tế, công nghiệp nhẹ, phụ nữ chiếm
ưu thế. Trong công tác chuyên môn, phụ
nữ chiếm số đông trong các lĩnh vực văn
học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội,
khoa học tự nhiên và kinh tế. Tính trên
tổng số lao động tham gia vào từng thành
phần kinh tế thì có 53% nữ trí thức làm
việc trong thành phần kinh tế ngoài nhà
nước, 32% làm việc trong thành phần kinh
tế tập thể và 43.3% làm việc trong thành
phần kinh tế nhà nước. Tham gia vào nhiều
lĩnh vực kinh tế, đồng thời nữ giới trí thức
cũng giữ nhiều chức vụ khác nhau từ nhân
viên cho đến cán bộ quản lý các cấp. Nữ
giới trí thức đang ngày càng khẳng định vai
trò của mình trong công việc [5, tr.24].
Đối với gia đình, nữ trí thức cũng
chính là người mẹ, người vợ, người chị,
người con thực hiện các công việc nội trợ,
chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái. Khi
cùng một lúc đảm nhiệm nhiều vai trò và ở
vai trò nào thì xã hội cũng yêu cầu phụ nữ
phải hoàn thành tốt thì người phụ nữ bị áp
lực rất nhiều. Để hoàn thành tốt công việc
ở cơ quan với mong muốn thành công trên
con đường công danh thì nữ trí thức sẽ
không thể thực hiện tốt công việc gia đình.
Hiện nay với những đòi hỏi cao về mặt
chuyên môn, nhiều phụ nữ gặp khó khăn
khi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình
và dễ dẫn đến việc bị xung đột vai trò.
Theo Thống kê của Viện Khoa học Lao
động và Xã hội năm 2010 thì số phụ nữ
làm việc tăng 10% nhưng trách nhiệm gia
đình vẫn chủ yếu đặt lên vai phụ nữ: chỉ có
2-4% nam giới đảm đương việc nhà. Mỗi
người phụ nữ khi có thêm một con phải
tăng thêm 2 giờ làm việc nhà mỗi ngày.
Kết quả nghiên cứu năm 2013 cũng cho
thấy phụ nữ là việc nhà chiếm 4.2
giờ/ngày, trong khi đó nam giới làm việc
nhà chỉ chiếm 3.6 giờ/ngày. Như vậy thời
gian trung bình làm việc nhà của nữ gấp
1.17 lần so với nam [5, tr.23]. Những phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường phải mất
10 năm cho việc nuôi dạy hai con nhỏ.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới cơ hội
được học lên cao hơn nữa của nữ giới. Phụ
nữ phải trải qua nhiều rào cản mới tới được
thành công trong khi nam giới thì được xã
hội ưu ái hơn.
3. Nguồn gốc của hiện trạng xung đột
vai trò giới ở nữ trí thức
Xã hội Việt Nam ta hiện nay vẫn cho
rằng nữ giới cho dù học giỏi hay kiếm
nhiều tiền thì việc làm tốt chức năng vai trò
người vợ, người mẹ là quan trọng hơn cả.
Bởi vậy, khi một nữ giới trí thức giỏi giang
ngoài xã hội nếu về nhà không đảm đương
việc nội trợ, hay để chồng con ăn cơm
ngoài, thì cũng ít người kính nể. Trong
quan niệm của đa số người Việt Nam, đàn
bà xây tổ ấm, nghĩa là kiếm tiền thì do đàn
ông làm, phụ nữ không bị yêu cầu phải
kiếm tiền nhiều để nuôi chồng con, mà
phải biết chăm lo bữa ăn, giấc ngủ của các
thành viên trong gia đình, chuyện học hành
của con cái. Kết quả nghiên cứu của Trung
tâm nghiên cứu phụ nữ thuộc Trường Cán
bộ Phụ nữ Trung ương chỉ ra rằng, khoảng
1/3 số phụ nữ trí thức được hỏi trả lời “cả
hai vợ chồng cùng làm các công việc nhà”
[4, tr.34]. Đối với các công việc nội trợ: đi
chợ, chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, dọn dẹp
nhà cửa, giặt giũ thì có trên 50% số người
được hỏi khẳng định rằng các công việc
này là do người vợ quyết định và trực tiếp
thực hiện. Khảo sát của Liên hiệp Trung
ương hội Phụ nữ Việt Nam cũng cho thấy
72.8% người trả lời cho rằng “nội trợ và
chăm sóc các thành viên trong gia đình là
thiên chức của người phụ nữ” và có tới
PHẠM THỊ TÂM
145
75.2% phụ nữ đồng thuận với quan điểm
trên [4, tr.41]. Quỹ thời gian cho một ngày
dành cho cả nam và nữ là như nhau, trong
khi với quan niệm này thì người phụ nữ
ngoài làm việc 8 tiếng ở cơ quan giống như
nam giới thì khi trở về nhà họ phải làm
thêm nhiều việc không tên khác nữa. Và áp
lực với họ là họ phải cố gắng làm tốt, chăm
sóc tốt cho tổ ấm của mình. Nếu gia đình
của mình gặp vấn đề thì mình là người có
lỗi đầu tiên. Ví dụ, nếu lo làm tốt công việc
cơ quan thì không có thời gian đi chợ, nấu
cơm cho chồng con ăn nên cả nhà phải đi
ăn cơm ngoài. Nếu chồng, con bị đau bụng,
sức khỏe giảm sút thì không những xã hội
cho rằng người vợ/người mẹ đó vụng
về/lười biếng mà ngay cả chính phụ nữ ấy
cũng cảm thấy bị dằn vặt vì đã không làm
tròn bổn phận. Xã hội đòi hỏi người phụ nữ
phải “vẹn cả đôi đường” và sự “hoang
tưởng về người đa năng” nên họ bị xung
đột vai trò là điều đương nhiên.
4. Chạy đua tìm kiếm sự bình đẳng
giới - cái giá quá đắt mà nữ trí thức
phải trả?
Việc theo đuổi cơ hội nghề nghiệp với
nữ giới mà xã hội cho rằng đó là biểu hiện
của việc bình đẳng giới có quá nặng nề với
phụ nữ? Nhiều người phải đứng giữa hai
lựa chọn, một là gác chuyện gia đình để lo
công danh, hai là lo xong việc công danh
mới tính chuyện gia đình, con cái. Nếu đây
được coi là xã hội mang sự bình đẳng cơ
hội đến cho người phụ nữ thì những người
theo chủ nghĩa truyền thống sẽ đặt câu hỏi
“Nó thực sự có giá trị không?” Không thể
phủ nhận những khó khăn liên quan đến
việc giữ gìn sự trọn vẹn gia đình hôm nay
và nhiều thách thức xuất phát một phần từ
sự bình đẳng ngày càng tăng của nam giới
và phụ nữ. Nhiều phụ nữ do phải làm nhiều
về công việc gia đình nên khi tới cơ quan
làm việc trong tình trạng mệt mỏi, dễ cáu
gắt, giải quyết công việc không hiệu quả.
Điều này hạn chế rất nhiều các cơ hội việc
làm hoặc cơ hội thăng tiến của người phụ
nữ. Đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều sự
cạnh tranh gay gắt và các nhà tuyển
dung/sử dụng lao động thường có những
đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn/trình
độ kỹ thuật tay nghề đối với cả hai giới.
Nếu nữ trí thức làm lãnh đạo thì họ cũng
gặp một số rào cản nhất định. Ở Việt Nam,
phụ nữ làm lãnh đạo thường bị gắn với
hình ảnh của một gia đình không hạnh
phúc (ly hôn, làm mẹ đơn thân, hoặc con
cái không được chăm sóc, dạy dỗ cẩn
thận,) hoặc phụ nữ giữ chức vụ quyền
lực cao thường bị soi xét. Các cuộc khảo
sát cho thấy: tỷ lệ khá cao người dân không
lựa chọn phụ nữ làm lãnh đạo: 71.8% công
chức nữ và 63.8% người dân nữ, 69.1%
công chức nam và 54.6% người dân nam
[4, tr.37]. Sheryl Sandberg – một trong số
50 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới
của tạp chí Fortune – bà kêu gọi từng
người phụ nữ hãy vươn lên phát triển tiềm
năng, phát huy đầy đủ nhất khả năng của
mình, tránh lối tư duy và tinh thần yên vị
vốn đã ăn sâu trong tâm thức phụ nữ.
Quyền lực của người phụ nữ không phải là
tham vọng tìm kiếm những đặc lợi của
quyền lực cứng, mà là sự nỗ lực tạo quyền
năng cho bản thân dựa vào nội lực và giá
trị lõi của mỗi cá nhân để từ đó lan tỏa ảnh
hưởng. Theo bà: “Phụ nữ hãy dám ngồi
vào bàn lãnh đạo” [2, tr.8]. Giữa hai đất
nước Mỹ và Việt Nam có quá nhiều điểm
khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội nhưng
lại có một số nét tương đồng về cái nhìn
rập khuôn gần như phổ quát về tính chất và
vai trò của nam và nữ. Những rập khuôn đó
là sự kìm hãm đối với phụ nữ. Tại Việt
Nam, việc ca ngợi những đức tính truyền
XUNG Đ T VAI TRÒ GIỚI Ở NỮ TRÍ THỨC
146
thống của người phụ nữ đôi khi khiến phụ
nữ trở thành tù binh trong chính lâu đài
được dát vàng của mình.
Nhiều người nói rằng: “nếu biết kết
hợp hài hòa, cân bằng giữa trách nhiệm
trong công việc – nhu cầu của cá nhân và
gia đình, biết cách quản lý thời gian hiệu
quả, biết tổ chức làm việc linh hoạt để đạt
năng suất lao động cao thì sẽ cảm thấy vui
với công việc và hạnh phúc trong đời sống
gia đình”. Nói thì dễ nhưng phải khẳng
định rằng những người phụ nữ trong cuộc
chắc chắn không ít lần rơi vào các cuộc
xung đột vai trò, giằng xé trách nhiệm.
Kinh nghiệm từ bản thân tác giả - một nữ
trí thức - cho thấy: mình chỉ có thể giải
quyết xung đột khi có bản lĩnh và sự hậu
thuẫn vững chắc từ chồng con và gia đình
mà thôi. Biểu hiện của sự hậu thuẫn vững
chắc ấy là người nam giới/người con trai
trong gia đình, ngoài xã hội thay đổi suy
nghĩ, hành vi theo hướng: chia sẻ nhiều
hơn nữa công việc nhà với phụ nữ; đồng
thời ít đòi hỏi, kỳ vọng nữ giới phải làm tốt
chuyện chăm sóc con cái, nội trợ; hãy để
phụ nữ họ làm những gì họ thích, họ sẽ
thấy hạnh phúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Lao động Xã hội (2015), Kỷ yếu hội
thảo: Kỹ năng cân bằng công việc – trách
nhiệm gia đình hướng đến việc làm bền vững,
TP.HCM.
2. Ngân hàng thế giới (2001), Đưa vấn đề Giới
vào phát triển, Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
3. Shery Sandberg, Trần Thị Ngân Tuyến (dịch)
(2014), Dấn thân, phụ nữ, công việc và quyết
tâm lãnh đạo, Nxb Trẻ.
4. Viện nghiên cứu phát triển, hội thảo khoa học
(2014), Giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong
gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Vũ Mạnh Lợi (2014), Một số quan điểm lý
thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình, Nxb
KHXH, TP. Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài: 14/6/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67_7921_2215119.pdf