Tài liệu Xu hướng phát triển các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trong tương lai: Những vấn đề chung
Đặng Hồng Triển, “Xu hướng phát triển các hệ thống tên lửa phòng không tương lai.” 66
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC HỆ THỐNG
TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG HIỆN ĐẠI TRONG TƯƠNG LAI
Đặng Hồng Triển*
Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển về công nghệ và thị trường các hệ
thống tên lửa phòng không trên thế giới, bài báo tóm tắt xu hướng phát triển của các
hệ thống tên lửa phòng không hiện đại và dự đoán một số công nghệ có thể được áp
dụng trong các hệ thống này trong tương lai.
Từ khóa: Xu hướng phát triển, Tên lửa phòng không, Tên lửa phòng không vác vai.
Phân tích các cuộc xung đột trên thế giới trong hàng chục năm trở lại đây đã chỉ ra rằng
khoảng không gian là nơi giao tranh quan trọng trong việc tiêu diệt hoặc bảo vệ các mục
tiêu chính trị - quân sự. Chính vì vậy, các phương tiện tấn công trên không, mà trong đó
điển hình là máy bay, tên lửa được sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển về số lượng,
chủng loại và công nghệ. Để bảo vệ các cơ sở qu...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng phát triển các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trong tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề chung
Đặng Hồng Triển, “Xu hướng phát triển các hệ thống tên lửa phòng không tương lai.” 66
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC HỆ THỐNG
TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG HIỆN ĐẠI TRONG TƯƠNG LAI
Đặng Hồng Triển*
Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển về công nghệ và thị trường các hệ
thống tên lửa phòng không trên thế giới, bài báo tóm tắt xu hướng phát triển của các
hệ thống tên lửa phòng không hiện đại và dự đoán một số công nghệ có thể được áp
dụng trong các hệ thống này trong tương lai.
Từ khóa: Xu hướng phát triển, Tên lửa phòng không, Tên lửa phòng không vác vai.
Phân tích các cuộc xung đột trên thế giới trong hàng chục năm trở lại đây đã chỉ ra rằng
khoảng không gian là nơi giao tranh quan trọng trong việc tiêu diệt hoặc bảo vệ các mục
tiêu chính trị - quân sự. Chính vì vậy, các phương tiện tấn công trên không, mà trong đó
điển hình là máy bay, tên lửa được sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển về số lượng,
chủng loại và công nghệ. Để bảo vệ các cơ sở quan trọng khỏi các cuộc tấn công từ trên
không cần phải sử dụng hệ thống phòng không đủ mạnh, có chiều sâu, bởi vì các phương
tiện không kích ngày càng hoàn thiện, có tốc độ lớn, diện tích phản xạ nhỏ và được trang
bị bằng vũ khí có độ chính xác cao vì vậy ngày càng khó bị tiêu diệt.
Công nghệ chế tạo các hệ thống tên lửa phòng không là cực kỳ phức tạp, do vậy khả
năng tự sản xuất các hệ thống này có thể coi là một chỉ số của sự phát triển công nghiệp
quốc phòng của một quốc gia. Việc chế tạo các hệ thống phòng không, đặc biệt là hệ thống
phòng không tầm trung và tầm xa đòi hỏi làm chủ ở trình độ công nghiệp những công
nghệ tiên tiến nhất và những khoản đầu tư to lớn cho công tác nghiên cứu phát triển.
1. CÁC HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM XA VÀ TẦM TRUNG
Dẫn đầu về công nghệ và thị trường trên thế giới đối với các hệ thống tên lửa phòng
không (TLPK) tầm xa và tầm trung là Mỹ với các hệ thống tên lửa phòng không thuộc họ
Patriot, và Nga với các hệ thống họ S-300P, S-400 và hiện nay là S-500. Ưu thế về thị
trường dẫn đầu thuộc về Mỹ khi hệ thống Patriot đã có mặt tại nhiều quốc gia như Đức,
Hy Lạp, Israel, Jordanie, Tây Ban Nha, Kuwait, Hà Lan, Các Tiểu vương quốc Arab
Thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.. [4], trong đó có cả
những đơn đặt hàng hệ thống РАС-3(Patriot Advanced Capability-3 – Biến thể 3 của
Patriot). Bên cạnh đó Mỹ cũng đã phát triển và bắt đầu xúc tiến ra thị trường hệ thống
phòng thủ tên lửa chiến trường THAAD và (cùng với Đức và Italia) hệ thống tên lửa
phòng không tầm ngắn và tầm trung MEADS sử dụng tên lửa РАС-3.
Về phía Nga, hệ thống tên lửa phòng không thuộc họ S-300, S400 đang giữ vai trò
sản phẩm đầu tàu của công nghiệp quốc phòng Nga trong lĩnh vực phòng không. Tuy
nhiên, về tính năng của S-300 so với các sản
phẩm cùng thế hệ trên thế giới được đánh
giá là vượt trội nhưng việc xuất khẩu rất hạn
chế và chỉ mang tính đơn lẻ (mới chỉ bán
cho Trung Quốc một số hệ thống hoặc hiện
chưa thực hiện được như hợp đồng ký từ
năm 2009 cung cấp 5 tiểu đoàn S-300PMU1
cho Iran)[4].
Vào cuối những năm 1980 cùng với sự
phát triển của các lớp phương tiện tấn công
trên không đã đặt ra yêu cầu cho các nước
chế tạo hệ thế hệ phòng không mới toàn diện Hình 1. Tổ hợp S-400 của Nga.
Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 67
hơn - hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung thế hệ “4+”. Một trong những đại
diện của các hệ thống này là “Triumf” của LB Nga.[1]
Ưu điểm của S-400 “Triumf” so với thế hệ S-300PMU1-2[1][4] và các tên lửa của
phương Tây là:
- Mở rộng lớp mục tiêu có thể bị tiêu diệt tới vận tốc 4800 m/s, khoảng cách phát hiện
đến 600km, khoảng cách bắn tối đa tới 400km. Cùng một lúc có thể theo dõi 300 mục tiêu,
dẫn đường cho 72 tên lửa bắn tới đồng thời 36 mục tiêu.
- Tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhỏ, có thể tiêu diệt các tên lửa chiến lược có
tầm bắn đến 3.500km.
- Nâng cao khả năng chống nhiễu.
- Nâng cao độ tin cậy của tổ hợp thiết bị, giảm thể tích và mức độ tiêu thụ điện năng
của các thiết bị trong hệ thống.
Hiện nay các hệ thống S-400 “Triumf” đang được trang bị cho quân đội Nga và đang
bắt đầu được xuất khẩu sang các nước, Trung Quốc là một trong những nước muốn mua
hệ thống này.
Không dừng lại ở đó, trong khoảng chục năm gần đây, LB Nga đã bắt đầu triển khai
việc xây dựng hệ thống phòng không và chống tên lửa thứ 5 để bảo vệ một cách hiệu quả
các muc tiêu quốc phòng khỏi các cuộc không kích của các thiết bị tối tân của đối phương.
Việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ thứ 5 dựa trên các yêu cầu sau:
Thực hiện phương án thiết kế chuẩn hóa hệ thống trên cơ sở modul, cho phép ghép
nối với hệ thống từ các modul nhỏ nhất để giảm bớt chi phí cho quá trình khai thác, cho
phép cắt giảm một cách đáng kể danh mục các trang thiết bị cho hệ thống.
Hiệu suất cao và tính ổn định tác chiến của các hệ thống TLPK trong điều kiện
chịu chèn ép của hỏa lực và vô tuyến điện tử của đối phương dựa trên khả năng tái cơ cấu
linh hoạt, đồng thời bảo đảm tính cơ động của tên lửa;
Tính đa chức năng của hệ thống TLPK, thể hiện ở khả năng tác chiến với nhiều
loại mục tiêu khác nhau như mục tiêu khí động, khí động đạn đạo và đạn đạo;
Tính cơ động bảo đảm bảo khả năng tác chiến linh động của các đơn vị được trang
bị hệ thống TLPK, đồng thời luôn giữ được sự liên lạc và tín hiệu điều khiển, triển khai
sang trạng thái chiến đấu từ mọi địa hình và chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu
không phải triển khai hệ thống dây dẫn và nguồn điện;
Cấu trúc lưới của hệ thống TLPK chuẩn hóa bảo đảm thu nhận thông tin từ các
nguồn khác nhau và trao đổi dữ liệu giữa các thành phần của hệ thống, đồng thời bảo đảm
đưa ra chỉ thị mục tiêu kịp thời cho hệ thống theo thời gian thực; có sự liên kết chặt chẽ
giữa hệ thống TLPK chuẩn hóa với hệ thống tác chiến điện tử và các hệ thống phòng
không khác;
Đạt độ tin cậy cao trong trong toàn bộ thời hạn sử dụng của hệ thống;
Khả năng cạnh tranh cao trên thị trường kinh tế thế giới và tiềm năng xuất khẩu lớn.
Từ các yêu cầu trên, khi chế tạo hệ thống tên lửa phòng không thế hệ thứ 5 cũng là hệ
thống TLPK trong tương lai, cần giải quyết các bài toán kỹ thuật và công nghệ sau:
- Tăng khả năng tác chiến, tăng độ chính xác (loại, vận tốc mục tiêu, số mục tiêu tiêu
diệt đồng thời, số tên lửa dẫn đồng thời, khoảng cách phát hiện mục tiêu, độ trượt);
- Chuẩn hóa các bộ phận của hệ thống (các modul thu và phát, các khối xử lý tín hiệu,
máy tính, xe chỉ huy);
- Tự động hóa các quá trình chiến đấu, kiểm tra chức năng và tìm kiếm lỗi;
- Sử dụng các kênh khác nhau để thu thập thông tin cho hệ thống;
- Sử dụng các thuật toán lọc hiện đại nhằm tách nhiễu chủ động;
Những vấn đề chung
Đặng Hồng Triển, “Xu hướng phát triển các hệ thống tên lửa phòng không tương lai.” 68
- Hệ thống điều khiển tích hợp hệ thống dẫn đường quán tính chủ động, hệ thống dẫn
đường vệ tinh, hệ điều khiển gas động có độ chính xác cao ở giai đoạn cuối của quỹ đạo,
và đầu tự dẫn chủ động, bán chủ động hoặc đầu tự dẫn quang điện tử, laze...
Hiện nay đã có các công bố cho thấy hệ thống phòng không thế hệ thứ 5 của Liên bang
Nga đã được thử nghiệm, hứa hẹn sẽ được xuất xưởng trong thời gian gần đây.[4]
2. CÁC HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM NGẮN VÀ TẦM GẦN
Cùng với sự phát triển của các phương tiện chế áp phòng không, người ta ngày càng
chú trọng hơn đến việc chế tạo các hệ thống vũ khí phòng không tầm gần và tầm ngắn
trang bị các phương tiện phát hiện và dẫn thụ động, cũng như tên lửa hoàn toàn tự dẫn
(hồng ngoại hoặc radar chủ động), cho phép thực hiện nguyên lý bắn-quên.
Do tương đối đơn giản và rẻ tiền, các hệ thống tên lửa phòng không này được phân bố
phổ biến hơn nhiều so với TLPK tầm xa và tầm trung và cũng có nhiều nhà cung cấp hơn.
Thuộc vào các hệ thống này là SLAMRAAM (Mỹ) và NASAMS (Mỹ-Nauy), cả 2 hệ
thống này sử dụng các tên lửa nổi tiếng AIM-120 AMRAAM (Mỹ), MICA VL (châu Âu),
cũng như Spyder (Israel). [4]
Nga đang tiếp tục xúc tiến ra thị trường thế giới các hệ thống phòng không tầm ngắn
hiệu quả cao dùng hệ dẫn lệnh. Trước hết đó là các hệ thống tên lửa phòng không kiểu Tor
(đã bán cho Trung Quốc, Hy Lạp, Cyprus, Ai Cập, Iran), cũng như các hệ thống pháo/tên
lửa phòng không thuộc các họ Tunguska (đã cung cấp cho Ấn Độ và Maroc) và Pantsir -
S1 (UAE, Syria, Algeria) hay một số loại khác như R-77, Sosna....
Một họ tên lửa phòng không tầm gần được phát triển mạnh mẽ là các hệ thống tên lửa
phòng không vác vai (ПЗРК, MANPADS - Man-Portable Air Defence Systems). Đặc tính
của loại tên lửa này là kích thước và khối lượng nhỏ, khả năng cơ động cao, thời gian
chuyển trạng thái sang chiến đấu và ngược lại nhỏ, khả năng bắn trên các phương tiện
khác nhau, độ tin cậy cao, giá thành thấp, đơn giản trong sử dụng và huấn luyện.
Một trong những tên lửa phòng không vác vai (TLPKVV) nổi tiếng- Stinger đang được
sử dụng cho hệ thống tên lửa phòng không tự hành Avenger của Mỹ lắp trên khung gầm ô
tô HMMWV đang được sản xuất hàng loạt và xuất khẩu rộng rãi, cũng như ở hàng loạt các
sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất khác. Hiện trên thế giới có một số lượng lớn các
hệ thống phòng không mang cụm bệ phóng cơ động
kiểu này. Tuy nhiên, trong khoảng gần 20 năm gần
đây, Mỹ đã hạn chế mạnh việc xuất khẩu các hệ
MANPADS Stinger của họ vì lo ngại chúng sẽ lọt
vào tay khủng bố và các quốc gia chống Mỹ.
Trái lại, Nga đang xuất khẩu rộng rãi các hệ
MANPADS họ Igla. Hiện nay, các hệ thống này
hầu như là mặt hàng hiện đại được chào bán rộng
rãi duy nhất trong số các hệ thống tên lửa phòng
không vác vai trên thị trường thế giới. Tổ hợp này
cũng đã được nhập vào Việt Nam trong những năm
gần đây.
Ngoài Igla và Stinger, các mẫu phổ biến được trang bị cho quân đội các nước là:
Starstreek (Anh), Mistral (Pháp), RBS-70 (Thụy Điển) và Keiko (Nhật), và các biến thể
của chúng. Tuy nhiên, các hệ MANPADS hiện đại của Pháp (Mistral 2), Anh (Starstreak)
và Thụy Điển (RBS-70, RBS-90) không hoàn toàn là vác vai mà đúng hơn là các hệ thống
tên lửa phòng không mang vác kiểu lắp trên giá phóng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang
dần nổi lên trong lĩnh vực này nhưng thực tế chỉ là những mẫu nhái lại tên lửa Igla (QW-1
và QW-2). [2][4]
Hình 2. Tên lửa Stringer của Mỹ.
Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 69
Trong giai đoạn hiện nay tồn tại 2 dạng phổ biến của tên lửa vác vai là: TLPKVV có hệ
thống tự dẫn thụ động (Igla, Stinger, Mistral, Keiko) và với hệ dẫn bằng tia laze
(Starstreek, RBS-70).
Quá trình phát triển tổ hợp tên lửa vác vai trên trên thế giới được chia làm 3 thế hệ.
Vào giữa những năm 60 các mẫu đầu tiên của tên lửa vác vai đã được đưa vào trang bị
quân sự. Khi chế tạo thế hệ thứ 2 (Stringer) việc nâng cao khả năng chống nhiễu cho tổ
hợp được tập trung phát triển. Các tổ hợp của thế hệ thứ 3 có những đặc trưng khác biệt so
với các thế hệ trước về khả năng tiêu diệt mục tiêu cao và một loạt các đặc trưng khác
được cải thiện.
Hiệu quả chiến đấu của tổ hợp tên TLPKVV được tăng lên dựa vào sự hoàn thiện của
quả đạn và các trang thiết bị đi kèm. Sự hiện đại hóa tên lửa được tiến hành theo các
hướng sau: Cải thiện khả năng chống nhiễu của đầu tự dẫn thụ động, cải tiến phần chiến
đấu, hoàn thiện động cơ phóng.
Các hướng hoàn thiện đầu tự dẫn quang là: ứng dụng bộ thu ma trận ảnh, sử dụng một
số dải sóng và cải thiện xử lý tín hiệu số.
Bộ thu ma trận ảnh lần đầu tiên được sử dụng trong đầu tự dẫn của tên lửa “Mistral”.
Nó cho phép giảm cơ bản ảnh hưởng của bức xạ nền đến các chế độ làm việc của đầu tự
dẫn. Yếu điểm cơ bản của bộ thu ma trận ảnh là tăng độ phức tạp quá trình xử lý tín hiệu
do yêu cầu bộ thu ma trận ảnh phải sử dụng đến kỹ thuật vi xử lý, điều này dẫn giá thành
sản phẩm. Bộ thu ma trận ảnh (128x128 pixel) được lắp đặt trong trong tên lửa TLPKVV
“Stringer-RMP” phiên bản 2. Hiện đã có nhiều loại đầu thu ma trận ảnh có độ phân giải
512x512 pixel hoặc cao hơn.
Việc sử dụng một vài dải sóng cho phép giải quyết bài toán phân biệt mục tiêu trên nền
nhiễu. Phương pháp trên thực hiện trong TLPKVV “Stringer-Post” và các phiên bản tiếp
theo, cũng như trong tên lửa “Keiko”. Đầu tự dẫn quang của tên lửa trong tổ hợp
“Stringer-Post” làm việc trong 2 dải sóng: hồng ngoại và tử ngoại, còn đối với Keiko thì
làm việc trong dải sóng hồng ngoại và vùng nhìn thấy. Còn tên lửa Igla của Nga làm việc
ở dải sóng hồng ngoại khoảng 3.5-5µm (kênh chính).[3]
Sự tăng khả năng chống nhiễu trong tổ hợp TLPKVV chủ yếu dựa vào sự vân dụng kỹ
thuật vi xử lý và vi điện tử với những phần tử thông minh. Tên lửa với bộ vi xử lý có thể
được lập trình lại được sử dụng trong các tổ hợp Stringer-RMP và Keiko. Tùy thuộc vào
dạng mục tiêu và đặc trưng nhiễu các chương trình có sẵn được nạp vào bộ vi xử lý cho
phép tăng đáng kể độ chính xác dẫn. Biến thể cuối hiện nay của Stringer là POST làm việc
ở 2 dải tần cực tím và hồng ngoại trên một mạch với 2 bộ vi xử lý.
Một trong những tổ hợp TLPKVV tiên tiến nhất vừa mới được công bố là tổ hợp Verba
của LB Nga. Theo các nhà thiết kế, xét về hiệu quả chiến đấu, Verba hiện không có đối
thủ trên thế giới. Khả năng của hệ thống tối tân này vượt trội các tham số không chỉ tất cả
các biến thể của hệ thống Igla của Nga, mà cả các loại tương tự của Nga - hệ thống FIM-
92 Stinger, Starstreak, RBS 70, Mistral.
Ưu thế chính của Verba là khả năng diệt với xác suất cao các mục tiêu bức xạ nhỏ như
tên lửa hành trình và máy bay không người lái, vốn là các mục tiêu khó phát hiện và bắn
hạ. Hệ thống có được khả năng đó nhờ tên lửa 9М336 với đầu tự dẫn hồng ngoại 3 dải tần
(3 phổ), cho phép tiêu diệt các mục tiêu bay với tốc độ đến 500 m/s bất kể đối phương sử
dụng các loại nhiễu. Tầm tiêu diệt mục tiêu của Verba là 500-6.400 m, độ cao diệt mục
tiêu từ 10-4.500m. Theo công bố, đầu tự dẫn của Verba đã được tăng độ nhạy lên vài lần,
đồng thời nâng cao được khả năng chống nhiễu của nó.
Những vấn đề chung
Đặng Hồng Triển, “Xu hướng phát triển các hệ thống tên lửa phòng không tương lai.” 70
Một trong những cải tiến ở hệ
thống điều khiển tự động hóa của
hệ thống Verba cũng giúp tăng xác
suất diệt mục tiêu và giảm thời
gian phóng (thời gian từ khi phát
hiện mục tiêu cho đến khi xạ thủ
phóng tên lửa khoảng 8 giây, so
với hệ thống cũ khoảng 3-5 phút).
Hiệu quả sử dụng tổ hợp
TKPKVV được tăng lên nhờ vào
sự cải tiến phần chiến đấu của tên
lửa, tăng khối lượng và uy lực, sử
dụng đầu nổ casset, ngòi nổ kết
hợp, hoặc sử dụng chất nổ mới.
Theo sự phát triển của tổ hợp
TLPKVV khối lượng phần chiến
đấu không ngừng được cải tiến
theo hướng tăng khối lượng. Nếu như trong những TLPKVV đầu tiên khối lượng chiến
đấu chỉ khoảng 0,5 kg thì trong Keiko là 2kg, Mistral là 3kg, Igla-S là 2,5kg. Càng về sau
này nhờ vào sự phát triển của công nghệ vi điện tử làm giảm khối lượng khối điện tử, tăng
khối lượng phần chiến đấu mà không làm tăng khối lượng và kích thước tổng thể của tên
lửa, ví dụ như khi cải tiến tên lửa RBS-70 (RBS-70 phiên bản 2).
Đa số tên TLPKVV sử dụng phần chiến đấu dạng nổ phá – mảnh. Trong phần chiến
đấu của đa số các tên lửa này đều chứa các phần tử phá hủy nạp sẵn, cho phép tăng đáng
kể khả năng tiêu diệt. Phần chiến đấu trong 1 số tổ hợp (Mistral và RBS-70 phiên bản 2)
được nhồi sẵn các viên bi vônfram.
Một số tên lửa hiện đại của tổ hợp TLPKVV được trang bị phần chiến đấu nổ định
hướng (Keiko). Ưu điểm cơ bản của loại này là tạo ra mật độ văng mảnh cao vào vùng
mục tiêu. Tên lửa Starstreek được trang trị phần chiến đấu dạng casset từ 3 phần tử nổ
định hướng riêng biệt. Trong trường hợp này, khối lượng chung của tên lửa không vượt
quá 12kg, còn mỗi phần tử nổ 2kg. Mục tiêu bị tiêu diệt bởi động năng lớn của phần tử nổ
định hướng và sức công phá của thuốc nổ.
Sự đa dạng của mục tiêu (được phân biệt bởi kích thước, hình dạng, khả năng tổn
thương) và một loạt các điều kiện khác để tên lửa gặp mục tiêu (độ lệch nhỏ hơn 0,5 m)
đặt ra yêu cầu cần thiết phải thiết kế ngòi nổ không tiếp xúc, đặc biệt khi bắn các mục tiêu
có kích thước nhỏ. Để giải quyết bài toán trên có thể sử dụng ngòi nổ kết hợp. Do tính
năng kích nổ của ngòi nổ không tiếp xúc, xác suất tiêu diệt mục tiêu tăng lên mà không
cần giảm sai số sẫn. Trong tên lửa Mistral ngòi nổ laze kết hợp bảo đảm kích nổ phần
chiến đấu khi độ trượt tên lửa nhỏ hơn 2m.
Mặt khác, ngòi nổ tiếp xúc của phần chiến đấu tên lửa cũng luôn được cải tiến bằng
phương pháp giữ chậm thời gian nổ để nâng cao tính năng chiến đấu nhờ sự xuyên sâu vào
mục tiêu (Stringer-post, Stringer-RMP..). Một phương pháp khác để tăng sức phá hủy
bằng cách dịch tâm khi kích nổ như được áp dụng trong tên lửa Igla.
Việc cải tiến động cơ tên lửa theo các hướng sau: nghiên cứu cải tiến động cơ phóng,
động cơ hành trình và sử dụng các dạng nhiên liệu mới. Việc cải tiến động cơ phóng và
hành trình rút ngắn thời gian bay tới mục tiêu, mở rộng vùng chiến đấu, vì vậy tăng khả
năng tiêu diệt mục tiêu, nhất là các mục tiêu cơ động cao.
Hình 3. Các tên lửa PKVV của Nga (theo thứ tự từ
trên xuống): Verba, Igla-S, Igla và Igla-1.
Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 71
Việc sử dụng các dạng nhiên liệu mới tăng thời gian bay và khả năng sống sót của tên
lửa. Như vậy, sử dụng nhiên liệu giảm khói cho phép tránh tạo ra các dấu hiệu nhận biết
(ví dụ, khói của động cơ hành trình).
Một hướng phát triển quan trọng của tổ hợp TLPKVV là nghiên cứu và ứng dụng các
trang thiết bị bảo đảm bắn đi kèm. Các thiết bị cơ bản này là: bệ phóng chuyên dụng, thiết
bị phát hiện mục tiêu, thiết bị bảo đảm bắn đêm, thiết bị nhận chỉ thị mục tiêu ngoài, thiết
bị phân biệt «địch – ta»
Hiện nay, các loại bệ phóng được chế tạo đảm bảo nâng cao hiệu suất phóng. Bệ phóng
có thể đặt trên mặt đất, xe khung gầm, cũng như xe bánh hơi và bánh xích.
Để nâng cao hiệu quả phát hiện bằng mắt thường và bám sát mục tiêu, trên ống phóng
được lắp kính quang học có độ phóng đại 3-7x. Sự phát triển các thiết bị bảo đảm bắn đêm
bằng thiết bị quang, tăng độ nhạy của phần tử quang điện, tăng khả năng bám bắt, khả
năng chống nhiễu và giảm khối lượng và kích thước.
Hiệu quả của tổ hợp được tăng lên khi được tích hợp thêm bộ thu chỉ thị mục tiêu từ
trạm ra đa phát hiện mục tiêu tầm thấp và bộ hỏi đáp “địch - ta”. Hiện nay trong thành
phần tổ hợp TLPKVV đều được đưa vào thiết bị hỏi đáp “địch - ta”. Các thiết bị nhận biết
được phát triển theo hướng tăng khả năng chống nhiễu và độ bền dưới tác dụng của sóng
điện từ. Một trong những phương pháp nâng cao khả năng chống nhiễu và phát hiện địch-
ta của thiết bị hỏi đáp là thiết kế thiết bị làm việc trong dải sóng mm.
Như vậy, có thể tóm tắt các xu hướng phát triển cơ bản của tổ hợp TLPKVV là:
- Nâng cao khả năng chống nhiễu của tên lửa theo hướng hoàn thiện đầu tự dẫn quang
học và phương pháp dẫn theo laze;
- Tăng sức công phá phần chiến đấu bằng cách tăng khối lượng, sử dụng ngòi nổ kết
hợp, đầu nổ casset với phần tử tiêu diệt có định hướng;
- Sử dụng các chất nổ mới;
- Cải tiến tổ hợp động cơ bằng cách nghiên cứu cải tiến động cơ phóng, động cơ hành
trình, sử dụng các dạng nhiên liệu mới;
- Nghiên cứu và phát triển các tổ hợp thiết bị đảm bảo bắn;
- Cải tiến phương tiện mang và tích hợp các hệ thống tên lửa phòng không thuộc các
dải tầm khác nhau thành một tổ hợp.
Tóm lại, qua những phân tích ở trên có thể nhận thấy tính đa hướng trong việc hoàn
thiện và phát triển các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại. Theo đó, các hệ thống tên
lửa phòng không trong tương lai sẽ phải đảm bảo các tính năng để đạt mục tiêu cuối cùng
là đánh chặn thành công các mục tiêu khí động, đạn đạo, mục tiêu tốc độ cao và tầm xa
với độ chính xác cao. Bên cạnh đó, xu hướng cũng sẽ được phát triển là nâng cao độ chính
xác của hệ thống điện tử, nâng cao sức công phá và kết hợp các loại tên lửa và vũ khí khác
nhau thành tổ hợp các phương tiện phòng không để đảm bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu
cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. И.С. Голубов и В.Г. Светлов, “Проектирование зенитных управдяемых ракет”
(1999), ст.18-27, 116.
[2]. Полковник П. Алесеев, подполковник А. Назаров. “Состояние и перктивы
развитие переносных ЗУР в зарубежных странах”. Зарубежное военное
обозрение, №3 (2005 г), ст.10-15.
[3]. “Переносный зенитный ракетный комплекс 9К38 (Техническое описание и
инструкция по эксплуатация- 9К38 ТО)”, Tài liệu chuyển giao theo dự án I.
Những vấn đề chung
Đặng Hồng Triển, “Xu hướng phát triển các hệ thống tên lửa phòng không tương lai.” 72
[4]. Một số trang mạng: https://en.wikipedia.org/wiki/MIM-
104_Patriot,
...
ABSTRACT
DEVELOPMENT TRENDS OF THE MODERN AIR DEFENCE
MISSILE SYSTEMS IN THE FUTURE
On the basis of technology and market development research of air defence
missile systems (surface-to-air missile systems) in the world, the article summarizes
development trends of the modern air defence missile systems and predicts some
technologies which can be applied in these systems in the future.
Keywords: Development trend, Surface-to-air missile (SAM), Air defence missile system, Man-portable air
defence system (MANPAD)
Nhận bài ngày 15 tháng 7 năm 2015
Hoàn thiện ngày 15 tháng 8 năm 2015
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2015
Địa chỉ: * Đại tá TS, Viện trưởng Viện Tên lửa, Viện KH-CNQS; Email: hong_trien@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_danghongtrien_6418_2149235.pdf