Tài liệu Xu hướng, hình thái và tác động của hoạt động xuất khẩu mận qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc: H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
18
Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực
Xu hướng, hình thái và tác động của hoạt động
xuất khẩu mận qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Oleg Nicetic1, Tiago Wandschneider1, Lê Thị Hằng Nga2 và Lê Quốc Anh3
Cơ quan
1 Trường Nông nghiệp và Khoa học thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane,
Qld 4072, Australia
2 Viện khoa học Nông lâm Miền núi phía Bắc, Phú Thọ, Việt Nam
3Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống Nông nghiệp, Km 9, Láng - Cao tốc
Hòa Lạc, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam
Tác giả đại diện
o.nicetic@uq.edu.au
Giới thiệu
Hoạt động sản xuất mận (Prunus salicina) để bán ra thị trường bắt đầu
phát triển tại Việt Nam từ những năm đầu 1980, và từ đó cho đến cuối
những năm 1990 các hộ nông dân có điều kiện thị trường khá tốt và bán
mận với giá cao. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng mận quy mô lớn
dẫn đến giá trên thị trường sụt giảm nghiêm trọng vào đầu ...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng, hình thái và tác động của hoạt động xuất khẩu mận qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
18
Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực
Xu hướng, hình thái và tác động của hoạt động
xuất khẩu mận qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Oleg Nicetic1, Tiago Wandschneider1, Lê Thị Hằng Nga2 và Lê Quốc Anh3
Cơ quan
1 Trường Nông nghiệp và Khoa học thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane,
Qld 4072, Australia
2 Viện khoa học Nông lâm Miền núi phía Bắc, Phú Thọ, Việt Nam
3Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống Nông nghiệp, Km 9, Láng - Cao tốc
Hòa Lạc, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam
Tác giả đại diện
o.nicetic@uq.edu.au
Giới thiệu
Hoạt động sản xuất mận (Prunus salicina) để bán ra thị trường bắt đầu
phát triển tại Việt Nam từ những năm đầu 1980, và từ đó cho đến cuối
những năm 1990 các hộ nông dân có điều kiện thị trường khá tốt và bán
mận với giá cao. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng mận quy mô lớn
dẫn đến giá trên thị trường sụt giảm nghiêm trọng vào đầu những năm
2000. Trước thay đổi đó và người nông dân đã cắt giảm lao động và các
chi phí đầu vào khác cũng như chuyển dịch sang những cây trồng khác.
Hoạt động xuất khẩu mận xanh từ Mộc Châu sang Trung Quốc bắt đầu
phát triển với quy mô đáng kể vào năm 2008, và cơ bản đã thay đổi toàn
cảnh thị trường và có những tác động tích cực đáng kể lên giá mận tại
vườn.
Một nghiên cứu đã được triển khai vào năm 2015 nhằm tìm hiểu thị
trường mận xanh Trung Quốc, chuỗi giá trị mận xanh cũng như tác động
của nó lên sản xuất tại Việt Nam đây là một phần của dự án AGB/2012/57
và AGB/2012/60 được ACIAR hỗ trợ.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên việc xem xét dữ liệu thứ cấp về sản xuất và chế biến
mận tại Trung Quốc và Việt Nam, cũng như các cuộc phỏng vấn sâu với các
bên cung cấp thông tin chính bao gồm các thương lái Việt Nam và Trung
quốc, các nhà xuất khẩu, các tác nhân môi giới tại biên giới và các nhà chế
biến tại khu vực sản xuất mận Mộc Châu, vùng biên giới Puzhai , thành
phố Bằng Tường (Pingxiang), khu tự trị dân tộc Choang (Zhuang) ở Quảng
N
Ú
I C
Ơ
H
Ọ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
19
Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực
Tây và khu chế biến Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông.
Kết quả
Hoạt động xuất khẩu mận của Việt Nam mới chỉ được hình thành gần đây.
Một số chuyến hàng xuất sang Trung Quốc đầu tiên vào năm 2007. Trong
những năm tiếp theo, hoạt động buôn bán này phát triển mạnh mẽ do
ngày càng nhiều thương lái Việt Nam tận dụng được cơ hội này. Ước tính
khoảng 8,000 tấn mận xanh và 2,000 tấn mận chín được xuất khẩu sang
Trung Quốc hàng năm, tương đương với hơn 40% tổng sản lượng mận tại
Sơn La.
Có ít nhất 8 nhà xuất khẩu lớn tại Sơn La thu mua mận xanh từ các nhà
thu mua nhỏ tại các khu vực sản xuất sau đó chuyển hàng từ Sơn La sang
cửa khẩu Lạng Sơn - Quảng Tây bằng xe tải 30-40 tấn. Mỗi nhà xuất khẩu
có một hoặc hai đối tác thương mại tại cửa khẩu mà họ đã có mối quan
hệ làm ăn, gọi là Ta Xích. Ta Xích có thể nói cả 2 ngôn ngữ, và có vai trò
kết nối nhà xuất khẩu của Việt Nam và người mua của Trung Quốc, đàm
phán giá bán, và nhận tiền thanh toán. Có khoảng 10 thương lái lớn của
Trung Quốc nhập khẩu mận xanh từ Việt Nam. Hầu hết họ ở Quảng Tây
hoặc Quảng Đông. Các nhà nhập khẩu nhận mận tại biên giới. Mận được
chuyển lên xe tải 5 tấn và được đưa đến trung tâm hậu cần gần đó, sau
đó hàng được dỡ và bốc lên xe tải lớn hơn để vận chuyển vào Phú Ninh
thuộc tỉnh Quảng Đông, cách Sơn La khoảng 1.300km. Việc bốc dỡ hàng
lặp đi lặp lạinày giúp các nhà nhập khẩu tránh được thuế và phí đối với
các kiên hàng trị giá lớn hơn 8000 nhân dân tệ, nhưng lại ảnh hưởng xấu
tới chất lượng quả.
Thị trấn Phổ Ninh với hơn 100 cơ sở chế biến là trung tâm chế biến mận
chính của Trung Quốc. Xấp xỉ 60,000 tấn mận được chế biến hàng năm tại
đây, cao gấp hai đến ba lần tổng sản lượng tại Mộc Châu. Từ năm 2015,
Chính phủ Trung Quốc đã triển khai các qui định bảo vệ môi trường ng-
hiêm ngặt làm nhiều nhà máy chế biến nhỏ phải đóng cửa. Việc này, cùng
với việc giá chi phí đầu vào tăng làm giảm lợi nhuân biên của các nhà chế
biến sẽ có thể làm giảm nhu cầu mận xanh cho chế biến và tác động xấu
tới xuất khẩu mận của Việt Nam. Tuy nhiên đây đồng thời cũng đưa đến
cơ hội cho phía Việt Nam, do các nhà chế biến Trung Quốc hiện tại có
hứng thú với việc nhập khẩu mận đã qua sơ chế từ Việt Nam để quản lý
chi phí nguyên liệu thô.
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
20
Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực
Kết luận
Việt Nam hiện đang có vị thế tốt tại thị trường mận xanh cho chế biến ở
Trung Quốc do có lợi thế về mùa vụ và giống. Việc mận ở Việt Nam có vụ
thu hoạch sớm hơn từ 2 đến 3 tuần là một lợi thế lớn. Giống mận chủ yếu
được trồng tại Mộc châu là Mận Tam Hoa, cũng là giống mận các nhà chế
biến ưa thích và có giá bán cao hơn so với các giống mận cạnh tranh khác.
Hầu hết mận nhập khẩu từ Việt Nam tuân thủ các yêu cầu của nhà chế
biến bên Trung Quốc như: quả nhỏ (hầu hết là 60 quả hoặc hơn/kg), 70%
quả chín, với cùi mận cứng bắt đầu chuyển từ xanh sang vàng và đỏ,
không bị nứt hay dập.
Hoạt động xuất khẩu mận xanh cung cấp thị trường cho sản phẩm mận
chất lượng thấp và do vậy đặc biệt mang lại lợi ích chocác hộ nông dân
nghèo.. Ước tính có khoảng 3,000 nông hộ tại tỉnh Sơn La, nhiều hộ trong
số đó là dân tộc thiểu số đã cải thiện được cuộc sống nhờ xuất khẩu mận
xanh.
Đây là một cơ hội thực tế để phát triển sản xuất mận xanh chuyên biệt
thông qua việc thay đổi thiết kế vườn cây và tăng mật độ cây trồng, sản
lượng, hiệu quả, và lợi nhuận sản xuất. Đồng thời, việc phát triển ngành
công nghiệp chế biến tại Tây Bắc Việt Nam với định hướng chính là sản
xuất mận đã sơ chế để xuất khẩu sang Trung Quốc và sau đó có thể là sang
Đài Loan và Nhật Bản có thể giúp tăng nhu cầu mận xanh trong tương lai
và có tác động tích cực tới giá mận tại vườn và gia tăng công ăn việc làm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- s1_1866_2207162.pdf