Tài liệu Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế: Xã hội học số 2 (102), 2008 3
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam
TRONG QUá tRìNH phát triển kinh tế thị trường
và
HộI NHậP KINH Tế QuốC Tế
Nguyễn Đình Tấn
Quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế (cả
những yếu tố nội sinh cũng như những tác động từ bên ngoài) đã tạo ra những biến đổi
hết sức to lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sự hình thành và
xu hướng biến đổi cấu trúc tầng bậc xã hội ở nước ta. Bài báo này xin giới thiệu với độc
giả xu hướng biến đổi phân tầng xã hội (PTXH) ở nước ta trong quá trình đổi mới, hội
nhập đang và tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
1. Xu hướng phân tầng xã hội về mặt kinh tế
1.1. Phân tầng về thu nhập tăng qua các năm
* Mức chênh lệch về thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng tăng
Kết quả điều tra ở Việt Nam những năm qua cho biết: mức thu nhập của các
nhóm xã hội đều tăng...
11 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 (102), 2008 3
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam
TRONG QUá tRìNH phát triển kinh tế thị trường
và
HộI NHậP KINH Tế QuốC Tế
Nguyễn Đình Tấn
Quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế (cả
những yếu tố nội sinh cũng như những tác động từ bên ngoài) đã tạo ra những biến đổi
hết sức to lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sự hình thành và
xu hướng biến đổi cấu trúc tầng bậc xã hội ở nước ta. Bài báo này xin giới thiệu với độc
giả xu hướng biến đổi phân tầng xã hội (PTXH) ở nước ta trong quá trình đổi mới, hội
nhập đang và tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
1. Xu hướng phân tầng xã hội về mặt kinh tế
1.1. Phân tầng về thu nhập tăng qua các năm
* Mức chênh lệch về thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng tăng
Kết quả điều tra ở Việt Nam những năm qua cho biết: mức thu nhập của các
nhóm xã hội đều tăng lên khoảng gấp đôi trong vòng 10 năm qua: từ 227 nghìn đồng
năm 1996 lên 636 nghìn đồng năm 2006. Xu hướng chung là mức thu nhập bình
quân của nhóm giàu luôn cao hơn 7 - 8 lần so với nhóm nghèo và mức chênh lệch về
thu nhập đang tăng lên từ 7,3 lần năm 1996 lên 8,4 lần năm 2006.
* Khoảng cách thu nhập giữa các vùng có xu hướng tăng
Trong 10 năm qua (1996 - 2006), mức thu nhập của các vùng đều tăng song mức
tăng không đồng đều. ở Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ tăng khoảng 3 lần,
song ở Tây Bắc và Tây Nguyên chỉ tăng xấp xỉ khoảng 2 lần. Chênh lệch về thu nhập
giữa các vùng giàu nhất và nghèo nhất tăng từ 2 lần năm 1996 lên 3 lần năm 2006.
* Phân tầng về thu nhập giữa thành thị và nông thôn kh álớn và có xu hướng tăng lên
ở nông thôn nơi có trên 70% dân số sinh sống, song chỉ chiếm 40% thu nhập
của cả nước. Trong khi cư dân đô thị sống trên địa bàn vùng 2 và vùng 6 chỉ chiếm
10% dân cư của cả nước nhưng chiếm tới 40% thu nhập của cả nước. Một nghiên cứu
năm 1994 cho biết, ở thành thị có tới hơn 14% là người giàu, nhiều hơn gấp đôi ở
nông thôn. Trong khi đó, tỉ lệ người nghèo ở thành thị là gần 10% bằng một nửa
Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế ...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
4
nông thôn (xem sơ đồ 1).
Thá p phân tầ ng m ức sống ở
thành th ị và nông thôn V iệt Nam (1994)
14.21 7.1
35.82
23.33
15.98
9.66
18.13
32.62
21.55
20.06
Nguồn: GSO. Phân t ích đánh giá thực hiện mục t iêu t rung hạn về t rẻ em Việt Nam năm 1991-1995.
Nxb Thốngkê. Hà Nội. 1997. Tr. 51.
Thành thị Nông thôn
Giàu
Khá
Trung bình
Gần nghèo
Nghèo
Giàu
Khá
Trung bình
Gần nghèo
Nghèo
1.2. Xu hướng phân tầng về chi tiêu
* Sự chênh lệch về chi tiêu giữa c cá vùng còn kh álớn và tă ng nhẹ qua c cá năm
Chênh lệch về chi tiêu cho đời sống giữa đô thị và nông thôn không giảm giai
đoạn 1999 - 2006 và luôn ở mức trên 2 lần. Năm 2006, chi tiêu cho bình quân đầu
người/tháng khu vực đô thị lớn gấp 2,06 lần ở nông thôn, vùng Đông Nam Bộ gấp 2,5
lần vùng Tây Bắc.
* Chênh lệch về chi tiêu giữa các nhóm thu nhập giàu nhất và nghèo nhất là
khá lớn và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm
Khoảng cách chênh lệch về mức chi tiêu giữa 20% nhóm hộ giàu và 20% nhóm
hộ nghèo tăng từ 4,2 lần năm 1999 lên 4,45 lần năm 2006. Mức chi tiêu cho những
hàng hóa tiêu dùng ngoài ăn uống của nhóm hộ giàu nhất nhiều gấp 7,1 lần so với
nhóm hộ nghèo nhất; chi cho giáo dục gấp 5,2 lần; chi cho các hoạt động văn hóa, thể
thao, giải trí gấp 69,8 lần.
Đáng lưu ý là, mặc dù thu nhập thấp song ở khu vực nông thôn chi cho ăn
uống vẫn chiếm tới 50,2%, so với thành thị là 43%. Nhóm nghèo nhất chi cho ăn uống
vẫn ở mức 65,2%, so với nhóm giàu nhất là 45,8%.
1.3. Xu hướng phân tầng về tài sản
* Phân tầng về nhà ở
Sau 13 năm (1993 - 2006) diện tích và chất lượng nhà ở của người dân (nói
chung) được cải thiện không ngừng, từ khoảng 4mP2P/người (năm 1993) lên 15mP2P/người
(năm 2006). Tỷ lệ hộ gia đình sống nhà tạm giảm từ 54,41% xuống còn 16,4% trong
cùng thời kỳ trên. Tuy nhiên, sự phân tầng về khía cạnh nhà ở giữa nhóm hộ giàu
(nhóm 5) và nhóm hộ nghèo lại có một khoảng cách khá lớn và ngày càng tăng lên
(xem bảng 1).
Nguyễn Đình Tấn
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
5
Bảng 1: Loại nhà ở của các hộ gia đình theo 5 nhóm thu nhập (%)
Loại nhà ở Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Nhà kiên cố 7,5 14,0 20,4 26,9 46,0
Nhà bán kiên cố 63,1 65,3 62,8 62,3 49,3
Nhà tạm và nhà khác 29,4 20,7 16,8 10,8 4,8
Nguồn: Tổng cục Thống kê, KSMS 2006.
Qua bảng 1 chúng ta thấy rằng, nhóm (5) nhóm hộ giàu sống trong các nhà
kiên cố là 46%, chỉ có 4,8% sống trong nhà tạm và nhà khác. Ngược lại nhóm (1),
nhóm hộ nghèo chỉ có 7,5% sống trong nhà kiên cố và có tới 29,4% số hộ sống trong
nhà tạm và nhà khác. Đa số người nghèo sống chen chúc trong những ngôi nhà tạm
bợ, chật hẹp, tù túng, thiếu nước sạch, thiếu ánh sáng, không có hố xí hoặc có hố xí
song không hợp vệ sinh.
Sự tăng chất lượng nhà ở, nhà cao cấp chỉ có được ở nhóm 5 (nhóm giàu)...
Những nhà biệt thự, có chất lượng cao mọc lên ngày càng nhiều song 100% số nhà đó
là thuộc về nhóm 5 (nhóm giàu). Nhóm nghèo (ăn còn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm)
thì nhà biệt thự chỉ có thể nằm trong mơ ước.
* Phân tầng về tư liệu, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
Tài sản của chung, tư liệu sinh hoạt trong gia đình nói riêng đều tăng lên cả
về mặt số lượng và giá trị trong các hộ gia đình ở thời kỳ đổi mới vừa qua. Tuy nhiên,
nếu so sánh các loại đồ dùng (tư liệu sinh hoạt) dùng trong 5 nhóm thu nhập thì có
sự chênh lệch khá rõ và có xu hướng ngày càng tăng. Theo kết quả khảo sát mức
sống dân cư năm 2004 của Tổng cục Thống kê, nhóm (5) nhóm giàu đã có 0,33% hộ có
ô tô, 74,05% có xe máy, 80,23% có điện thoại, 18,52% có máy vi tính, 91,72% có ti vi
màu... Trong khi đó nhóm (1) nhóm nghèo không hộ nào có ô tô, chỉ có 1,36% hộ có
điện thoại, 0,06% có máy vi tính.
Nhìn chung tư liệu sinh hoạt, tư liệu tiêu dùng cũng như nhà ở ngày càng
tăng cả về số lượng và giá trị trong các hộ gia đình giàu (nhóm 5). Nếu quy ra tiền
thì khá nhiều hộ giàu có hàng vài ba tỷ (thậm chí một số ít khác có cả chục tỷ, nhiều
chục tỷ)... Trong khi đó ở nhóm (1) nhóm nghèo thì tính toán, tổng cộng tất cả các đồ
dùng quy ra tiền cũng chỉ vài triệu, thậm chí ít hơn. Nếu ước tính số tài sản quy ra
tiền của nhóm 5% giàu (nhóm đỉnh) và 5% nghèo (nhóm đáy) thì khoảng cách có thể
tới cả trăm lần.
Xu hướng tăng nhanh giá trị tài sản chủ yếu thuộc về nhóm giàu, nhóm có ưu
thế về vốn, tri thức, sức khỏe, quan hệ... ở nhóm nghèo, tuy cuộc sống nói chung có
được cải thiện song chủ yếu là ở mức đủ ăn, đủ mặc, vượt trên ngưỡng nghèo tối
thiểu, họ có rất ít các điều kiện năng lực để có thể bứt phá, dành dụm tiền để mua
nhà, sắm ti vi, máy vi tính, máy điện thoại... (những thứ mà hiện nay theo họ vẫn là
những hàng "xa xỉ").
Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế ...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
6
1.4. Thành tựu giảm nghèo lớn song không đều và xu hướng phân hóa giàu
nghèo tăng
* Thành tựu giảm nghèo lớn song tốc độ giảm nghèo chậm lại
Trong thời gian đổi mới vừa qua, thành tựu giảm nghèo của nước ta là khá lớn
và liên tục. Chúng ta đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng, dẫn đầu các nước
đang phát triển về lĩnh vực này. Tỷ lệ nghèo chung giảm từ 58,1% (năm 1993) xuống
còn 15,5% (năm2006); giảm nghèo ở đô thị cũng trong thời gian trên là 25,1% xuống
còn 7,7%; giảm nghèo ở nông thôn từ 66,4% xuống còn 17%. Trong 13 năm (1993 -
2006), tỷ lệ nghèo chung của cả nước giảm được xấp xỉ 3/4 số hộ nghèo. Tuy nhiên tốc
độ giảm chậm lại và càng về sau, tỷ lệ giảm xuống càng khó khăn (xem bảng 2).
Bảng 2: Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm
Tỷ lệ nghèo 1993 1998 2002 2006
Cả nước 58,1 37,4 28,9 15,5
Thành thị 25,1 9,2 6,6 7,7
Nông thôn 66,4 45,5 35,6 17,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê, VLSS 1997-1998; ĐTMS 2002, 2004, 2006.
Khoảng cách giàu nghèo tăng lên và khoảng cách bất binh đẳng này diễn ra
theo trục quan hệ: Nông thôn - Thành thị với 90% người nghèo sống ở địa bàn nông
thôn; Người Kinh - người dân tộc thiểu số. Vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ
nghèo cao nhất (tỷ trọng nghèo ở các dân tộc ít người lớn gấp 4 lần so với người Kinh,
Hoa, trên thực tế thậm trí còn cao hơn): tỷ lệ nghèo lương thực được cải thiện không
nhiều kể từ năm 1993.
* Mức giảm nghèo không đều giữa các vùng và các dân tộc
Giai đoạn 1993 - 2002, nhóm người Kinh, Hoa giảm nghèo về lương thực được trên
1/2 số hộ nghèo, trong khi đó nhóm các dân tộc khác chỉ giảm gần 1/4. Trong giai đoạn
này, dân cư ở Đông Nam Bộ giảm nghèo được xấp xỉ 7/8 số hộ nghèo, trong khi đó dân cư
khu vực Tây Bắc chỉ giảm được dưới 1/3 số hộ nghèo.
* Khoảng cách giàu nghèo có xu hướng tăng giữa các vùng, các dân tộc, các tổ
chức kinh tế giữa các nhóm thu nhập
Tổng hợp tất cả các khía cạnh phân tích trên đây cho thấy khoảng cách giàu nghèo
giữa các vùng và giữa các nhóm dân cư có xu hướng tăng. Hệ số GINI - (hệ số phản ánh
mức độ bất bình đẳng về thu nhập và chi tiêu) trong dân cư liên tục tăng từ 0,350 (năm
1994) lên 0,390 (năm 1999) và lên 0,42 năm 2006. Hiện nay khoảng cách giàu nghèo ở
nước ta diễn ra chủ yếu theo các trục sau:
(1) Đô thị - nông thôn (90% người nghèo ở nước ta thuộc cư dân nông thôn).
Tỷ trọng người nghèo ở nông thôn nhiều gấp hơn 2 lần ở đô thị năm 2006
(17%/7,7%).
Nguyễn Đình Tấn
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
7
(2) Người Kinh, Hoa và người dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số có tỷ
trọng người nghèo nhiều gấp 3 lần người Kinh, Hoa. Năm 2002: 69,3%/23,1%. Các
nhóm dân tộc ít người vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn trong nỗ lực
vượt nghèo. Trong khi chỉ chiếm 14% tổng dân số Việt Nam, các dân tộc ít người
chiếm tới gần 30% số người nghèo.
Tỷ lệ người nghèo của 12 tỉnh miền núi nghèo nhất cao hơn so với 12 tỉnh khá
nhất trong cả nước là 4 lần. Theo chuẩn nghèo về lương thực - thực phẩm, năm 2002 tỷ
lệ người nghèo các dân tộc ít người trên cả nước là 41,5%, gấp 7 lần người Kinh, Hoa
6,5%. Tỷ lệ người nghèo tập trung ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, vùng các
dân tộc thiểu số và ở những vùng có địa lý cách biệt. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở các
tỉnh Tây Bắc là 39,4%; Bắc Trung Bộ là 26,6%; Tây Nguyên là 24%. Trong khi đó tỷ
lệ nghèo chung của cả nước là 15,5%, đô thị là 7,7% và nông thôn là 17%. Càng lên
cao, càng đi vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, tỷ lệ hộ đói, hộ
nghèo càng cao và biểu hiện càng rõ.
Năm 1999 - 2000, có tới 65% phụ nữ ở Tây Bắc và 40% phụ nữ ở Tây Nguyên
sinh đẻ tại nhà mà không có sự trợ giúp chuyên môn nào, 3/4 phụ nữ dân tộc thiểu số
vùng Duyên Hải miền Trung và Tây Nguyên sinh con tại nhà, không có sự trợ giúp y
tế so với tỷ lệ chung của toàn quốc là 17%.
Nếu so sánh mức trung bình tử vong trẻ sơ sinh ở 12 tỉnh miền núi trên với
12 tỉnh đứng đầu cả nước thì tỷ lệ cao gấp ≈ 4 lần (60,11/16,6).
- Khoảng 23% trẻ em dân tộc thiểu số ở Việt Nam thiếu cân so với lứa tuổi. Tỷ
lệ này ở miền núi phía Bắc là 34%, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên là 45%.
1/4 số trẻ em thiếu cân là người dân tộc sống ở Duyên hải miền Trung và Tây
Nguyên bị suy dinh dưỡng độ 2 và 3.
- Tỷ lệ dân số trung bình không được dùng nước sạch ở 12 tỉnh trên cao gấp
gần 18 lần ở 12 tỉnh đứng đầu cả nước (71,79/4,05).
- Tuổi thọ trung bình của 12 tỉnh dân tộc miền núi thấp hơn so với 12 tỉnh
đứng đầu cả nước khoảng 10 tuổi (67,6/77,66).
Những tỉnh dân tộc miền núi hoặc đông dân tộc ít người có giá trị của chỉ số phát
triển thiên niên kỷ (MDG) tổng hợp thấp đứng cuối bảng trong cả nước.P0F1
* Ngoài ra là các "trục" giàu nghèo khác như:
+ Trục giàu nghèo giữa vùng kinh tế năng động và không năng động như
vùng tứ giác kinh tế phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương -
Bà Rịa Vũng Tàu); ở phía Bắc (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc) và các
vùng không năng động khác.
+ Trục giàu nghèo giữa các nhóm thu nhập: Nhóm (5) (nhóm giàu) và nhóm
1 Nguồn: Đưa các mục tiêu thiên niên kỷ MDG đến với ngưòi dân, Liên Hiệp quốc tại Việt Nam, 11/2002.
Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế ...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
8
(1) nhóm nghèo vừa diễn ra giữa các vùng, vừa diễn ra trong nội bộ các vùng, ngành,
khu vực kinh tế.
2. Xu hướng phân tầng xã hội về đời sống văn hoá tinh thần
2.1. Xu hướng phân tầng về mặt chi tiêu cho y tế, các sinh hoạt văn hoá, thể
thao, giải trí
Phân tầng xã hội không chỉ biểu hiện rõ trong lĩnh vực kinh tế mà còn biểu
hiện khá rõ trong lĩnh vực văn hoá, tinh thần. Điều này biểu hiện rõ nhất và trước
nhất là ở các nhóm thu nhập. Nhóm (5) nhóm giàu dành 13,26% ngân sách thu hàng
tháng chi cho việc đi lại và bưu điện; 2,09% chi cho văn hoá, thể thao, giải trí, nhiều
hơn gấp 4 lần chi cho đi lại, bưu điện của nhóm nghèo (nhóm 1) gấp 20 lần chi cho
văn hoá, thể thao, giải trí... Đó là chưa kể số phần trăm đó của nhóm (5) nhóm giàu,
nhiều hơn nhiều lần của nhóm (1) nhóm nghèo. Nếu tính thực thì chi cho y tế, chăm
sóc sức khoẻ gấp 10 lần (50.08đ/10.04đ), chi cho đi lại, bưu điện gấp 13 lần
(97,74đ/7,72đ), chi cho văn hoá, thể thao, giải trí gấp 82 lần (17,25đ/0,21đ).
Phân tầng về mặt chi tiêu cho những hoạt động trên còn được thể hiện sự
khác biệt khá rõ giữa thành thị và nông thôn đặc biệt là giữa người Kinh chiếm đa số
dâu cư và người dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa. Ví dụ: chi tiêu cho y tế - chăm
sóc sức khoẻ vào những năm 1999 - 2005 ở vùng dân tộc miền núi chỉ khoảng
1USD/người/năm, trong khi đó ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh lên tới 20
USD/người/năm.
Chi cho các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch của những cư dân đô thị cũng
cao hơn rất nhiều so với cư dân người dân tộc vùng sâu vùng xa.
2.2. Xu hướng phân tầng xã hội về mặt giáo dục
Song hành với phân tầng xã hội về kinh tế, văn hoá, thể thao, giải trí... là
phân tầng về mặt giáo dục. Biểu hiện trước hết của quá trình này là sự phân tầng xã
hội về mặt giáo dục giữa nông thôn và đô thị.
ở thành thị điều kiện học tập tốt hơn, thầy giỏi hơn, đi lại thuận tiện hơn,
trường lớp khang trang hơn. Đa số các bậc phụ huynh có trình độ học vấn cao nên
việc giúp đỡ, hướng dẫn cho các em học tập tốt hơn... Chính vì vậy mà số trẻ em nhập
học đúng tuổi ở đô thị bao giờ cũng cao hơn ở nông thôn, tỷ lệ bình quân qua nhiều
năm là 97 - 98%/ 90%. Và càng lên cao thì tỷ lệ các em tốt nghiệp các cấp học tập lại
càng cao hơn so với trẻ em nông thôn (xem bảng 3).
Theo bảng 3, số tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp của các em ở thành thị
nhiều gấp 3 lần số em ở nông thôn, số tốt nghiệp đại học trở lên nhiều gấp hơn 7
lần. ở nước ta, tuyệt đại bộ phận số người có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư
thành danh ở đô thị và làm việc ở đô thị. ở nông thôn, rừng núi, số người có trình
độ cao rất ít.
Nguyễn Đình Tấn
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
9
Bảng 3: Số học sinh tốt nghiệp trên 10.000 dânP1F2
Học sinh, sinh viên tốt nghiệp Thành thị (người) Nông thôn (người)
Phổ thông cơ sở 1.834 1.637
Phổ thông trung học 985 284
Trung học chuyên nghiệp 397 123
Đại học trở lên 317 45
Phân tầng xã hội về mặt giáo dục cũng thể hiện khá rõ qua các nhóm thu nhập:
Nhóm (5) nhóm giàu chi cho giáo dục 6,53% của thu nhập/ tháng nhiều gấp 1,5 lần của
nhóm (1) nhóm nghèo chi 4,8% thu nhập/ tháng (năm 2002); chi 46,52 nghìn đồng/
tháng nhiều gấp 6 lần của nhóm (1) nhóm nghèo, chi 8,13 nghìn đồng/tháng (năm 2004).
Rõ ràng rằng con em của nhóm xã hội khá giả sẽ có nhiều điều kiện tốt hơn để học tập
và thăng tiến trong giáo dục, ngược lại con em nhóm xã hội nghèo rất khó có điều kiện
để vươn cao. Hiện tượng bỏ học của các em học sinh PTCS và PTTH ở nhiều địa phương
nghèo vừa rồi là một minh chứng rất rõ cho quá trình này. Mảng nghiên cứu này ở Việt
Nam nước ta chưa có nhiều, đặc biệt là còn thiếu các số liệu điều tra định lượng.
Phân tầng xã hội về mặt giáo dục cũng diễn ra khá rõ giữa người Kinh và
người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ đi học ở bậc tiểu học của trẻ em vùng dân tộc thiểu số
chỉ đạt ổn định ở mức 80%, thấp hơn 12% so với trẻ em người Kinh. Trình độ học vấn
trung bình của người dân tộc miền núi rất thấp, đặc biệt là phụ nữ. Trong một số
năm qua hiện tượng phụ nữ mù chữ hoặc tái mù xuất hiện khá nhiều...
3. Xu hướng hình thành phân tầng xã hội hợp thức và mặt trái không tránh
khỏi là phân tầng xã hội không hợp thức
Trước hết phải thừa nhận rằng, PTXH nảy sinh là do có sự tồn tại của hiện
tượng bất bình đẳng tức là sự không ngang bằng nhau giữa các thành viên trong xã
hội về mặt năng lực, thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ may; hai là, do có sự phân công
lao động xã hội về mặt nghề nghiệp và những vị thế xã hội chiếm ưu thế.
Chính sự tồn tại khách quan, tự nhiên, phổ biến của hai hiện tượng xã hội
này đã luôn làm nảy sinh hiện tượng PTXH. Đến lượt nó, PTXH lại tác động trở lại
xã hội một cách tích cực hoặc tiêu cực. Dù muốn hay không muốn PTXH đã và đang
tồn tại từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây trên phạm vi toàn thế giới, không trừ một
quốc gia nàoP2F3P và lẽ dĩ nhiên Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Trong thời gian vừa qua, phân hóa giàu nghèo, PTXH đã trở thành những
vấn đề xã hội bức thiết được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết. Tuy
nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần phải đánh giá cho đúng thực chất bản chất
của PTXH. Phân tầng xã hội là tốt hay xấu, là tích cực hay tiêu cực, là cái cần thiết
cho trật tự xã hội hay là cái tiêu cực, phương hại đến xã hội... Để làm được điều này
chúng ta cần đi sâu tìm hiểu và tiến hành sự thao tác hóa khái niệm, tách bóc khái
2 Nguyễn Đình Cử: Giáo trình dân số - Phát triển. Nxb Nông nghiệp - 1997, tr. 161.
3 Trong xã hội cộng sản nguyên thủ tuy chưa xuất hiện giai cấp, song đã xuất hiện những mầm mống của PTXH (hay PTXH
một cách sơ khai).
Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế ...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
10
niệm PTXH nói chung thành hai khái niệm bộ phận là PTXH hợp thức và PTXH
không hợp thức. Trên thực tế ở nước ta hiện nay đang hình thành và tồn tại cả
PTXH hợp thức và PTXH không hợp thức.
Phân tầng xã hội hợp thức là PTXH được hình thành một cách tự nhiên, nó
được nảy sinh chủ yếu là trên cơ sở của sự khác biệt về tài, đức và sự đóng góp, sự
cống hiến thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội... Người nào tài càng cao, đức càng
rộng, năng lực trí tuệ, thể chất càng lớn, đóng góp cho xã hội càng nhiều thì người đó
càng xứng đáng được xã hội tôn vinh và được xã hội dành cho những thù lao cao, phù
hợp với cái mà họ đóng góp, cống hiến... Người nào tài, đức trung bình, năng lực thể
chất, trí tuệ trung bình, đóng góp cho xã hội ở mức trung bình người đó sẽ đứng ở vị
trí trung bình, được đánh giá và được đãi ngộ trung bình. Còn những người tài, đức
thấp, năng lực, thể chất trí tuệ thấp, đóng góp cho xã hội ở mức thấp, người đó sẽ
nhận được sự đánh giá, đãi ngộ ở mức tương xứng.
Việt Nam nước ta là một xã hội có chế độ chính trị tiến bộ, hệ thống pháp luật
và các chính sách kinh tế - xã hội đang không ngừng được đổi mới, hoàn thiện...
Chúng ta đang phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của một nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân... Chúng ta đang hết sức tích cực đổi mới thể chế chính sách, giảm
thiểu các thủ tục hành chính, minh bạch hóa nền kinh tế.. Chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế một cách thận trọng song hết sức tích cực...Với những lẽ đó phân tầng xã
hội hợp thức có nhiều điều kiện và cơ hội để hình thành phát triển...
Đáng tiếc là, bên cạnh sự hình thành phân tầng xã hội hợp thức một khuynh
hướng chủ đạo đang dần chiếm ưu thế trong xã hội thì đồng thời cũng xuất hiện và
có sự tồn tại của phân tầng xã hội bất hợp thức. Phân tầng xã hội không hợp thức
hay "bất" hợp thức là tất cả những gì đối lập với phân tầng xã hội hợp thức. Nó được
hình thành không phải trên cơ sở của sự khác biệt về cái tài, cái đức về năng lực thể
chất trí tuệ và sự đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội mà lại do tham
nhũng, làm ăn phi pháp để giàu có, luồn lách, xu nịnh, mánh khóe thủ đoạn để có
chức vụ, khôn khéo, lừa lọc để mang lại những uy tín "giả hiệu".
Hiện tượng phân tầng xã hội không hợp thức nảy sinh và tồn tại do nhiều
nguyên nhân song trước hết phải kể đến đó là do những sơ hở, lỏng lẻo trong hệ
thống phát luật, giáo dục... Những tiêu chuẩn xem xét đánh giá thiếu khoa học, rõ
ràng, minh bạch (không hợp tình hợp lý) còn tồn tại và chi phối các hoạt động của xã
hội... hai là, phải kể đến sự yếu kém, suy thoái về mặt đạo đức, nhân cách của một bộ
phận trong xã hội; sau cùng là những "quán tính" của quá khứ, sự "kế thừa" những
tàn tích, thói hư tật xấu của các xã hội trước đó để lại.
Với hai loại PTXH nói trên, PTXH hợp thức có thể được hiểu như là công bằng
xã hội, nó là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, là nhân tố tạo ra sự ổn định và phát
triển bền vững của xã hội, là cái góp phần tạo ra bộ mặt nhân văn, nhân bản, nhân
ái trong xã hội. PTXH như vậy là cái chúng ta đáng mong muốn, là cái cần thiết phải
có, là cái chúng ta thừa nhận nó một cách tự giác. Mặt khác chúng ta cần đẩy mạnh
Nguyễn Đình Tấn
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
11
việc tuyên truyền vận động và quảng bá cho những người khác cùng hiểu và thừa
nhận nó, ủng hộ sự tồn tại của nó. Hơn thế nữa, chúng ta cần từng bước thiết chế nó
một cách chủ động thận trọng, nghiêm túc, khoa học.
Đối với PTXH không hợp thức, chúng ta không những không chấp nhận nó cả
về thực tiễn lẫn những biện bạch cho sự tồn tại của nó mà còn cần phải tích cực đấu
tranh, lên án nó một cách gay gắt, không khoang nhượng. Với nó cần kiến nghị lên
Đảng, Nhà nước cấp trên và các cơ quan chức năng tích cực đấu tranh và đưa ra
những biện pháp thích hợp nhằm từng bước thu hẹp phạm vi tác động của nó, ngăn
chặn nó, kiểm soát nó, cao hơn nữa là trừng phạt nó một cách kiên quyết.
Về điều này Đảng ta cũng đã chỉ ra "Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống
tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị... gắn chống tham
nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt là hành vi lợi dụng chức
quyền để làm giàu bất chính"P3F4P.
Chúng ta cần cương quyết thực hiện công bằng xã hội tức là đảm bảo sự "phù
hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội) với địa vị của họ trong đời sống
xã hội, giữa quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả
công, giữa tội ác và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội"P4F5P.
4. Xu hướng hình thành tầng lớp xã hội “ưu trội” và nhóm xã hội yếu thế
Tầng lớp xã hội "ưu trội", hay "vượt trội" của xã hội không "nổi" lên, "hiện" lên
như một lực lượng xã hội, [nhóm xã hội riêng rẽ (độc lập)] mà bao gồm những phần
tử ưu tú nhất, năng động nhất, tài hoa nhất vượt trội lên từ ở khắp các giai cấp, tầng
lớp, tổ chức xã hội trong xã hội... Đó là những người công nhân, nhiều sáng kiến tìm
tòi, làm việc có năng suất cao, tạo ra được nhiều sản phẩm đẹp, tốt, có chất lượng,
mang lại lợi ích hữu dụng cho xã hội; những doanh nhân tài ba, tháo vát, sản xuất
kinh doanh giỏi, áp dụng được những cơ chế quản lý mới, công nghệ - kỹ thuật tiên
tiến mang lại nhiều lợi nhuận, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, tạo
ra nhiều sản phẩm, mẫu mã hàng hóa đa dạng, hấp dẫn, chất lượng tốt, có sức cạnh
tranh cao trong thương trường, trích nộp được nhiều ngân sách cho nhà nước cũng
như đóng góp nhiều nguồn tài chính cho các việc làm "tình nghĩa", "từ thiện", nuôi
dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng...
Đó là những nhà quản lý giỏi, những nhà khoa học nhiều phát minh, sáng
chế, đưa ra những quy trình công nghệ mới, những cơ chế quản lý ưu việt, những
đề xuất kiến nghị thiết thực mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Đó là những nông
dân làm ăn giỏi, những chủ trang trại dám nghĩ, dám làm, tháo vát, năng động,
sáng tạo, khai thác, tận dụng một cách hiệu quả tài nguyên đất đai, rừng, biển,
sông hồ và nguồn lực lao động dôi dư từ nông nghiệp, nông thôn, tạo ra những sản
phẩm dồi dào, có giá trị cho xã hội. Những người thợ thủ công, phát huy bàn tay
vàng với những ý tưởng vàng tạo ra những sản phẩm độc đáo mang lại thương hiệu
4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.136.
5 Từ điển Bách khoa Triết học. M.1983 (Tiếng Nga), tr. 65.
Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế ...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
12
có uy tín và lợi ích cao cho xã hội... Đó là những công chức đưa ra được nhiều ý
tưởng cải cách, hợp lý hóa, tối ưu hóa các giải pháp thủ tục hành chính, mang lại
nhiều tiện ích và sự hài lòng cho người dân... Đó là những chiến sĩ, sỹ quan quân
đội, công an thông minh, quả cảm, đưa ra được nhiều phương án bảo vệ trật tự, an
ninh xã hội có hiệu quả, hóa giải, ngăn chặn được nhiều âm mưu chống phá xã hội
của các lực lượng thù địch, bảo vệ được vững chắc thành quả của CNXH, giữ gìn
được sự bình yên cho mọi người.
Tầng lớp xã hội ưu trội này đang ngày càng lớn lên, mạnh lên và trở thành vị
trí "đầu tầu", những “con chim đầu đàn”, những mạnh thường quân đầy sung mãn,
lôi kéo, dẫn dắt các nhóm xã hội đi lên.
Sự hình thành tầng lớp xã hội "ưu trội" gắn chặt với quá trình hình thành cấu
trúc PTXH hợp thức. Họ là tầng lớp ưu tú "trội vượt", vươn lên, "trồi lên" từ khắp các
giai cấp, tầng lớp trong cơ cấu - giai tầng xã hội. Họ cần phải được Đảng, Nhà nước
và đoàn thể xã hội nhìn nhận một cách đúng đắn, đánh giá đúng tài năng và công lao
của họ, tôn vinh họ, vinh danh họ, cần phải chú ý theo dõi, thu hút, đào tạo, sắp xếp,
bổ nhiệm họ vào các vị trí then chốt của bộ máy quyền lực, giác ngộ, giáo dục lý
tưởng cho họ để họ tự nhận thức và tự nguyện đứng vào đội ngũ của Đảng và chúng
ta sẵn sàng kết nạp họ vào Đảng. (Nếu họ đang là quần chúng tích cực và có đầy đủ
các tiêu chuẩn cần thiết của người đảng viên tương lai). Nếu họ là doanh nhân, nhà
khoa học, chúng ta cần có các chính sách an toàn, thông thoáng, tạo ra cho họ những
điều kiện thuận lợi để họ có thể phát huy cao nhất năng lực kinh doanh và sáng tạo
của mình. Cần phải tạo ra cho họ những hành lang, môi trường, thời hậu tự do, rộng
rãi, những ưu đãi về thuế, vốn, những tư vấn và hỗ trợ pháp lý và những chế tài bảo
vệ họ khi lợi ích và những hoạt động hợp pháp của họ bị đe dọa, xâm hại.
Song hành với sự hình thành nhóm xã hội “vượt trội”, tầng lớp xã hội “ưu trội”
là sự xuất hiện một cách tất yếu, không trách khỏi các nhóm xã hội “yếu thế”, tầng lớp
xã hội yếu thế, những nhóm xã hội này cũng được hình thành từ khắp các giai cấp,
tầng lớp, tổ chức, nghề nghiệp xã hội như công nhân, nông dân, trí thức, công chức, thợ
thủ công, tiểu thương, tiểu chủ... Họ bao gồm những người không có nghề nghiệp ổn
định, học vấn, tay nghề thấp, không có tay nghề hoặc có nghề rồi song chưa kiếm được
việc làm... Những người sống trong các gia đình đông con, ít lao động, đông nhân khẩu
phụ thuộc; sức khỏe yếu, hay ốm đau, hoặc gia đình có nhiều người đau bệnh, tàn tật,
gặp nhiều rủi ro, thiên tai, địch họa... sống ở vùng sâu, vùng xa, đất đai canh tác ít,
cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ
tầng thấp kém, phong tục làm ăn lạc hậu...Họ có thể là những người dân ở diện “giải
tỏa” đất đai, nhà ở... Sang môi trường sống mới họ chưa được đào tạo nghề nghiệp, sự
chuẩn bị về mặt tâm lý để thích nghi và hội nhập với nơi ở mới.
Họ có thể là những doanh nhân, những tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công
làm ăn thua lỗ, thất bát, tụt hậu về mặt kỹ thuật, công nghệ, không theo kịp hoặc
không đủ năng lực “chèo chống” cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Họ cũng có thể
là những người thuộc diện chính sách xã hội như thương binh, gia đình liệt sĩ, Mẹ
Nguyễn Đình Tấn
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
13
Việt Nam anh hùng, những người có công với cách mạng, đã hy sinh xương máu, tuổi
xuân, sức khỏe của mình cho sự nghiệp giải phóng của đất nước. Nay họ thiếu sức
khỏe, học vấn, chuyên môn nghề nghiệp..., họ thuộc diện những người cần được hỗ
trợ, nuôi dưỡng, đền ơn đáp nghĩa.
Những người thuộc các nhóm xã hội yếu thế, tầng lớp xã hội yếu thế này hình
thành một cách khá đông đảo đang là một hiện tượng xã hội nhức nhối là mối quan
ngại cho nhiều ban lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức, địa phương, cũng như sự quan
tâm, lo lắng của Đảng và Nhà nước.
*
* *
Rõ ràng rằng, đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế,
tất yếu dẫn đến phân tầng, phân hóa xã hội, việc hình thành các nhóm xã hội yếu
thế, tầng lớp xã hội yếu thế là một tất yếu không trách khỏi. Bởi vậy, trong khi phải
chú ý đến tầng lớp “ưu trội”, tạo ra những môi trường “thời hậu” thuận lợi cho tầng
lớp xã hội ưu trội, có những chính sách khuyến khích thỏa đáng cho tầng lớp này
phát triển, phát huy được tài năng và những đóng góp, cống hiến của mình cho xã
hội thì đồng thời Đảng, Nhà nước, công đồng xã hội cũng cần phải có những chính
sách và sự quan tâm thoả đáng đến các nhóm xã hội yếu thế, tầng lớp xã hội yếu
thế. Chẳng hạn như việc đào tạo nghề nghiệp, tạo nhiều chỗ làm việc mới cho nhóm
xã hội yếu thế, tạo những điều kiện và phương tiện sinh kế cho họ, cung cấp dịch vụ
thuận tiện với giá ưu đãi để người nghèo dễ tiếp cận, sử dụng... tạo những cơ hội và
giúp những người yếu thế những điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, sức
khoẻ để họ có thể vận dụng được cơ hội quyết tâm giành được thành công trong sản
xuất, kinh doanh, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho gia đình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so2_2008_nguyendinhtan_9531.pdf