Tài liệu Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định độc tố biển saxitoxin (thuộc nhóm psp) trong phần ăn được của loài nghêu trắng (meretrix lyrata) bằng phương pháp lc-Ms/Ms - Lê Anh Tuấn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 446
XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH ĐỘC TỐ BIỂN SAXITOXIN (THUỘC NHÓM PSP)
TRONG PHẦN ĂN ĐƯỢC CỦA LOÀI NGHÊU TRẮNG (MERETRIX LYRATA)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LC-MS/MS
Lê Anh Tuấn*, Nguyễn Hữu Phát*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các loài vi tảo là thực phẩm chủ yếu cho các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ ăn lọc (hàu, vẹm, điệp
và nghêu). Có khoảng 75 loài vi tảo có khả năng sản sinh các độc tố mạnh. Chúng gây độc cho con người thông
qua chuỗi thức ăn gây nên một số bệnh về dạ dày, ruột và thần kinh với con người. Trên thế giới có 5 nhóm độc
tố nhuyễn thể chính bao gồm: nhóm độc tố nhuyễn thể gây liệt cơ - Paralytic Shellfish Poisoning (PSP), nhóm độc
tố nhuyễn thể gây tiêu chảy - Diarrhetic Shellfish Poisoning (DSP), nhóm độc tố nhuyễn thể gây mất trí nhớ -
Amnesic Shellfish Poisoning (ASP), nhóm độc tố nhuyễn thể gây độc hệ thần kinh - Neurologic Shellfish
Poisoning (NSP) và nh...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định độc tố biển saxitoxin (thuộc nhóm psp) trong phần ăn được của loài nghêu trắng (meretrix lyrata) bằng phương pháp lc-Ms/Ms - Lê Anh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 446
XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH ĐỘC TỐ BIỂN SAXITOXIN (THUỘC NHÓM PSP)
TRONG PHẦN ĂN ĐƯỢC CỦA LOÀI NGHÊU TRẮNG (MERETRIX LYRATA)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LC-MS/MS
Lê Anh Tuấn*, Nguyễn Hữu Phát*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các loài vi tảo là thực phẩm chủ yếu cho các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ ăn lọc (hàu, vẹm, điệp
và nghêu). Có khoảng 75 loài vi tảo có khả năng sản sinh các độc tố mạnh. Chúng gây độc cho con người thông
qua chuỗi thức ăn gây nên một số bệnh về dạ dày, ruột và thần kinh với con người. Trên thế giới có 5 nhóm độc
tố nhuyễn thể chính bao gồm: nhóm độc tố nhuyễn thể gây liệt cơ - Paralytic Shellfish Poisoning (PSP), nhóm độc
tố nhuyễn thể gây tiêu chảy - Diarrhetic Shellfish Poisoning (DSP), nhóm độc tố nhuyễn thể gây mất trí nhớ -
Amnesic Shellfish Poisoning (ASP), nhóm độc tố nhuyễn thể gây độc hệ thần kinh - Neurologic Shellfish
Poisoning (NSP) và nhóm độc tố nhuyễn thể Azaspriaxit (AZA).
Mục tiêu: Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định hàm lượng Saxitoxin trong phần ăn được của M.
lyrata bằng hệ thống LC-MS/MS AB Sciex Triple Quad 5500.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng hệ thống LC-MS/MS AB Sciex Triple Quad 5500 để phân tích.
Kết quả: Giới hạn định lượng của Saxitoxin là 0,015 mg/kg với độ thu hồi từ 83 – 86%.
Kết luận: Phương pháp có độ nhạy phù hợp với MRL do EU công bố, có độ ổn định và độ đúng đáp ứng với
các thông số theo yêu cầu của quá trình thẩm định phương pháp.
Từ khóa: saxitoxin, meretrix lyratab
ABSTRACT
VALIDATION OF A LIQUID CHROMATOGRAPHY TANDEM MASS SPECTROMETRY METHOD
FOR THE ANALYSIS OF SAXITOXIN (PSP GROUP) IN EDIBLE PART OF WHITE CLAM
(MERETRIX LYRATA)
Le Anh Tuan, Nguyen Huu Phat
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 446 – 452
Background: Microscopic planktonic algae of the world’s oceans are critical food for filter-feeding
bivalve shellfish (oysters, mussels, scallops, clams). Some species (about 75) which have the capacity to
produce potent toxins (called phycotoxins) that can find their way through levels of the food chain (e.g:
molluscs, crustaceans and finfish) and are ultimately consumed by humans causing a variety of
gastrointestinal and neurological illnesses. Until now, five groups of shellfish toxins have been
distinguished, namely: paralytic shellfish toxins causing paralytic shellfish poisoning (PSP); diarrhoeic
shellfish toxins causing diarrhoeic shellfish poisoning (DSP); amnesic shellfish toxins causing amnesic
shellfish poisoning (ASP); neurotoxic shellfish toxins causing neurotoxic shellfish poisoning (NSP); and
azaspiraxit shellfish toxins causing azaspiraxit shellfish poisoning (AZP).
Objectives: Validation of method for the analysis of Saxitoxin (PSP group) in edible part of Meretrix lyrata.
Methods: Chemical method is based on liquid chromatography (LC) coupled with (tandem) mass
spectrometry (MS/MS).
*Viện Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Hữu Phát ĐT: 0969241883 Email: huuphatk@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 447
Results: The accuracy ranged from 83 to 86%, and the detection limit is 0.005 mg/kg.
Conclusions: Results of the validation process confirmed its fitness for purpose as a quantitative method.
Based on these values for precision and recovery, it was concluded that the method is suitable for official control
purposes to quantitatively determine Saxitoxin.
Key words: saxitoxin, meretrix lyrata
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các loài vi tảo là thực phẩm chủ yếu cho các
loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ ăn lọc (hàu, vẹm,
điệp và nghêu). Trong số 5000 loài tảo biển đã
được biết, có khoảng 300 loài có thể xuất hiện
với số lượng lớn và nở hoa có khả năng làm thay
đổi màu nước biển hay còn được gọi là “thủy
triều đỏ”. Một vài loài làm biến đổi màu nước
nhưng về cơ bản là vô hại. Mặt khác, một số loài
có thể nở hoa quá dày đặc nên chúng làm chết cá
và các động vật không xương sống do sự suy
giảm oxy. Một số loài tảo khác có thể gây hại cho
cá và các động vật không xương sống bằng cách
phá hủy hoặc gây tắt nghẽn mang của chúng.
Hơn thế nữa, có khoảng 75 loài vi tảo có khả
năng sản sinh các độc tố mạnh. Chúng gây độc
cho con người thông qua chuỗi thức ăn gây nên
một số bệnh về dạ dày, ruột và thần kinh với con
người. Đến nay, năm nhóm độc tố nhuyễn thể
đã được biết gồm: Nhóm độc tố nhuyễn thể gây
liệt cơ (Paralytic Shellfish poisoning - PSP);
Nhóm độc tố nhuyễn thể gây tiêu chảy
(Diarrhetic Shellfish Poisoning - DSP); Nhóm
độc tố nhuyễn thể gây mất trí nhớ (Amnesic
Shellfish Poisoning - ASP); Nhóm độc tố nhuyễn
thể gây độc thần kinh (Neurotoxin Shellfish
Poisoning - NSP); Các độc tố nhóm Azaspiraxit
(AZP) – có tác động tương tự DSP. Trong số các
độc tố biển đã được biết đến, độc tố thuộc nhóm
ASP, DSP và PSP là những độc tố được các quốc
gia và tổ chức quốc tế quan tâm nhiều nhất.
Nhóm độc tố PSP từng được xác định dựa
trên phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với
đầu dò huỳnh quang. Các độc tố PSP được chiết
ra khỏi mẫu thử bằng acetic axit. Dịch chiết chứa
các độc tố PSP được bơm vào thiết bị HPLC. Tại
hệ thống phản ứng sau cột, các độc tố PSP được
ôxy hoá bởi periodic axit trong môi trường kiềm
tạo thành dẫn xuất có tính huỳnh quang. Các
dẫn xuất này được phân tích trên HPLC với
detector huỳnh quang. Phương pháp này được
hướng dẫn thực hiện trong TCVN 8339:2010(5).
Hiện nay, trong bối cảnh các độc chất tồn dư
trong thực phẩm xuất hiện với tần suất ngày
càng nhiều, chủng loại đa dạng và cấu trúc phức
tạp. Sự xuất hiện của những độc chất này gây
khó khăn trong quá trình kiểm nghiệm dựa trên
nguyên lý sắc ký ghép nối đầu do quang phổ (tử
ngoại – khả kiến, huỳnh quang), vốn có độ đặc
hiệu thấp và dễ gây dương tính giả. Do đó, việc
sử dụng phương pháp kiểm nghiệm dựa trên
nguyên lý sắc ký ghép khối phổ đa tầng là lựa
chọn hữu hiệu nhất hiện nay đối với các kiểm
nghiệm có liên quan đến độc chất cũng như chất
cấm trong thực phẩm.
Trong số các thiết bị sắc ký lỏng ghép khối
phổ hiện nay thì hệ thống sắc ký lỏng ghép nối
với đầu dò 3 tứ cực là lựa chọn tối ưu cho các
kiểm nghiệm định tính và định lượng các độc
chất trong thực phẩm. Do đó, nghiên cứu sẽ
được thực hiện xây dựng và thẩm định phương
pháp xác định hàm lượng Saxiton trong phần ăn
được của M. lyrata bằng hệ thống LC-MS/MS AB
Sciex Triple Quad 5500.
Mục tiêu nghiên cứu
Giới hạn dư lượng tối đa (MRL) các độc tố
biển trong nhuyễn thể được EU ban hành vào
năm 2004(4) áp dụng cho các độc tố PSP, ASP
(tính theo domoic axit) và Okadaic lần lượt là
800 µg/kg, 20 mg/kg và 160 µg/kg. Bên cạnh đó,
giới hạn hàm lượng các độc tố PSP, ASP và DSP
đối với nhuyễn thể ở Việt Nam đã được quy
định trong “TCVN 8681:2011 Nhuyễn thể hai
mảnh vỏ đông lạnh”(6) với mức cho phép
(mg/kg) lần lượt là 0,8; 20 và “không phát hiện”.
Trong giới hạn của nghiên cứu này, quy trình
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 448
phân tích xác định Saxitoxin (đại diện cho nhóm
PSP) trong phần ăn được của loài Nghêu trắng
(Meretrix lyrata) sẽ được tập trung nghiên cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghêu trắng hay còn gọi là Nghêu Bến Tre
(Sowerby, 1851), có tên khoa học là Meretrix
lyrata, và còn có tên gọi khác là Lyrate Asiatic,
phân bố phía Tây Thái Bình Dương, từ Đài Loan
đến Việt Nam. Ở Việt Nam, Nghêu thường phân
bố nhiều ở vùng ven biển phía Nam, bao gồm
các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Nghêu là loài động
vật thân mềm hai mảnh vỏ, sống trong lớp trầm
tích đáy ở vùng cửa sông, có nguồn thức ăn là
những loài vi tảo và các hạt rắn chứa chất hữu cơ
lơ lửng trong nước hoặc tích lũy ở bề mặt lớp
trầm tích.
Nhóm độc tố nhuyễn thể gây liệt cơ
(Paralytic Shellfish poisoning - PSP) là nhóm
chất có độc tính cao được tạo ra bởi
dinoflagellates và cyanobacteria. Sự tích lũy độc
tố PSP qua chuỗi thức ăn gây nguy cơ ảnh
hưởng cho sức khỏe của con người nếu ăn phải.
Độc tố PSP khóa kênh natri (sodium channels)
của màng thần kinh, do đó gây nên các triệu
chứng như tê liệt, khó thở, suy cơ, trường hợp
ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong. Trường
hợp đầu tiên ngộ độc được ghi nhận đã làm ít
nhất 6 người chết vào năm 1920 ở California
(Mỹ). Saxitoxin (STX) là chất có độc tính cao, và
có liều gây chết trung bình LD50 cho người là 5,7
µg/kg(1) (Bảng 1, Hình 1).
Bảng 1: Công thức cấu tạo nhóm độc tố nhuyễn thể
gây liệt cơ (PSP)
Tên hợp chất R1 R2 R3 R4
Saxitoxin (STX) H H H OCONH2
Decarbamoyl
saxitoxin (dcSTX)
H H H OH
Neosaxitoxin (NEO) OH H H OCONH2
Gonyautoxin 1 (GTX1) OH H OSO3H OCONH2
Gonyautoxin 2 (GTX2) H H OSO3H OCONH2
Gonyautoxin 3 (GTX3) H OSO3H H OCONH2
Gonyautoxin 4 (GTX4) OH OSO3H H OCONH2
Gonyautoxin 5 (GTX5) H H H OCONHSO3H
Hình 1: Công thức cấu tạo nhóm độc tố nhuyễn thể
gây liệt cơ (PSP)
Phương pháp nghiên cứu
Quy trình vận hành thiết bị và xử lý mẫu sẽ
được tối ưu từ thông số ban đầu của Luckas et al
(2015)(2) và Mcnabb et al (2005)(3). Các bước tiến
hành cụ thể như sau:
(1) Mẫu nghêu được tách bỏ vỏ, thu lấy phần
thịt ăn được sau đó xay nhuyễn bằng máy đồng
nhất mẫu và cân 4 g mẫu vào ống ly tâm 50 mL;
(2) Thêm 10 mL HCl 0,1 N, đồng nhất bằng
máy trong 1 phút;
(3) Đậy kín nắp, đun sôi 15 phút trên bếp
cách thủy;
(4) Để nguội về nhiệt độ phòng, ly tâm,
chuyển dịch ly tâm vào bình 20 mL;
(5) Thực hiện tương tự bước (iv) với 5 mL
HCl 0,1 N;
(6) Gộp dịch chiết lần 2 vào bình định mức
20 mL, định mức đến vạch bằng nước cất;
(7) Lọc dịch chiết qua phin lọc có đường kính
lỗ lọc là 0,45 µm, pha loãng 2 lần bằng pha động.
Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp
phân tích nào vào thực tế, cần phải tiến hành xác
nhận giá trị sử dụng của phương pháp (hay
thẩm định) nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết
quả thu được. Các bước tiến hành và tiêu chí
đánh giá kết quả của quá trình xác nhận giá trị
sử dụng của phương pháp được thực hiện theo
hướng dẫn của tài liệu “Thẩm định phương
pháp trong phân tích Hóa học và Vi sinh vật”(7),
bao gồm các thông số như: xác định số điểm IP;
xây dựng đường chuẩn; xác định giới hạn phát
hiện – giới hạn định lượng của phương pháp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 449
(LOD - LOQ); độ lặp lại; độ tái lặp và độ đúng.
Các bước thực hiện xác nhận giá trị sử dụng của
phương pháp cụ thể như sau:
Khoảng tuyến tính
Tiến hành đo dung dịch chuẩn chất
Saxitoxin. Khoảng tuyến tính được lựa chọn sao
cho khi thiết lập phương trình đường thẳng biểu
diễn sự phụ thuộc của tín hiệu đo vào nồng độ
có hệ số R2 ≥0,99.
Giới hạn định luợng (MLOQ) của phương pháp
Ước lượng LOD lý thuyết bằng cách:
(1) Phân tích các mẫu chuẩn có nồng độ thấp
dần, LOD lý thuyết là giá trị nồng độ mà tại đó
có Signal/Noise ≥ 3;
(2) Phân tích 6 mẫu thêm ở nồng độ 5-7 lần
LOD lý thuyết (nồng độ LOQ lý thuyết);
(3) Tính giá trị trung bình XTB, độ lệch chuẩn
SD từ 6 kết quả phân tích,
(4) MLOD được tính theo công thức: MLOD
=3×SD;
(5) Đánh giá MLOD tính được theo tỉ số R,
với: R = XTB/(3xSD);
(6) Nếu 4 < R< 10 ta chấp nhận giá trị MLOD
vừa tính được, nếu R <4 chứng tỏ MLOD thực tế
lớn hơn giá trị vừa tính được và cần thêm chuẩn
ở nồng độ cao hơn và tính toán lại giá trị MLOD,
nếu R > 10 chứng tỏ MLOD thực tế nhỏ hơn giá
trị vừa tính được, cần thêm chuẩn ở nồng độ
thấp hơn và tính toán lại giá trị MLOD;
(7) Giới hạn định lượng được tính theo công
thức MLOQ = 3xMLOD.
Độ lặp lại
Lựa chọn 3 giá trị nồng độ phân bố đều
trong khoảng làm việc để đánh giá độ lặp lại,
trong đó có một giá trị nồng độ tại MLOQ, ở mỗi
nồng độ thực hiện phân tích lặp lại 6 lần, độ lặp
lại được đánh giá thông qua giá trị độ lệch chuẩn
tương đối RSD% = (SDx100)/XTB.
Độ tái lặp nội bộ phòng thí nghiệm
Thực hiện phân tích lặp lại 6 mẫu thêm
chuẩn ở các nồng độ đã thực hiện khi đánh giá
độ lặp lại với sự thay đổi một số điều kiện phân
tích như: thiết bị phân tích, ngày phân tích, nhân
viên phân tích. Tập hợp các kết quả phân tích
trong điều kiện tái lặp nội bộ và lặp lại, ứng với
mỗi giá trị nồng độ tính giá trị trung bình XTB, độ
lệch chuẩn SD từ 12 kết quả phân tích.
Hiệu suất thu hồi
Dựa vào kết quả nồng độ tính (Cthu hồi) được
trên các mẫu thêm chuẩn trong quá trình đánh
giá độ lặp lại và độ tái lặp nội bộ phòng thí
nghiệm với nồng độ lý thuyết (Clý thuyết) thêm vào,
hiệu suất thu hồi được tính toán theo công thức:
H% = Cthu hồix100/Clý thuyết.
Độ không đảm bảo đo
Mọi phép đo đều có sai số nhất định. Do
vậy, ĐKĐBĐ là một phần quan trọng của kết
quả đo, ĐKĐBĐ được tính thông qua độ tái lặp
nội bộ phòng thí nghiệm kết hợp với độ chệch
của phương pháp. Cách tính ĐKĐBĐ gồm các
bước sau:
(1) Tính ĐKĐBĐ theo độ tái lặp nội bộ
phòng thí nghiệm (n: số lần phân
tích lặp lại ở mỗi nồng độ), RSD% là RSD% lớn
nhất trong số 3 giá trị RSD ứng với 3 nồng độ
khảo sát;
(2) Tính bias của 3 nồng độ, sau đó tính
;
(3) Độ không đảm bảo đo của mẫu thêm
chuẩn ,
được ước lượng dựa trên độ không đảm bảo đo
của thể tích thêm chuẩn
và độ không đảm bảo đo của chất chuẩn
;
(4) Tính ĐKĐBĐ theo độ chệch của phương
pháp ;
(5) Tính ĐKĐBĐ tổng hợp ;
(6) Tính ĐKĐBĐ mở rộng ( hệ
số phủ, độ tin cậy 95%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 450
KẾT QUẢ
Điều kiện phân tích
Bảng 2: Thông số DP, CE, chỉ số IP và cặp ion mẹ /
ion con của Saxitoxin
ESI Ion mẹ Ion con DP CE IP
Saxitoxin
+ 300 282 50 30
4
+ 300 204 50 30
Bảng 3: Thông số sắc kí lỏng (LC) và khối phổ
(MS/MS) trong phân tích Saxitoxin
Thông số Giá trị
Thông số sắc kí lỏng
Hệ pha động
(A) Acetonitrile chứa 10mM HFBA
(B) H2O chứa 10mM HFBA
Cột C18 Inertsil 150mm x 5µm
Tốc độ dòng 0,8 mL/phút
Chương trình gradient
Thời gian %A %B
0,01 20 80
Thông số Giá trị
5 80 20
6 80 20
6,1->10,0 20 80
Thông số khối phổ
CUR – Tốc độ dòng khí N2 làm sạch 20 psi
IS – Thế ion hóa 5500 V
CAD – Khí va đập medium
TEM – Nhiệt độ hóa hơi dung môi 500
o
C
GS1 – Khí phun sương 40 psi
GS2 – Khí thổi khô 40 psi
Áp dụng các thông số đã lựa chọn vào phân
tích dung dịch mẫu thêm chuẩn, kết quả cho
thấy píc chất phân tích tách rời khỏi các píc
nhiễu và có hình dạng sắc nét phù hợp để phân
tích định lượng (Hình 2).
XIC of +MRM (3 pairs): 300.000/282.000 Da ID: STX from Sample 35 (C3-06) of Data20181119-STX.wiff (Turbo Spray) Max. 5485.0 cps.
0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5
Time, min
0
2000
4000
6000
6780
In
te
n
s
ity
,
c
p
s
4.78
7.79
8.635.644.94 6.43 6.84 7.34 8.136.15 7.24 8.862.84 4.02 4.42 9.70
XIC of +MRM (3 pairs): 300.000/282.000 Da ID: STX from Sample 35 (C3-06) of Data20181119-STX.wiff (Turbo Spray) Max. 5485.0 cps.
0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5
Time, min
0
1000
2000
3000
4000
5000
In
te
n
s
ity
,
c
p
s
4.78
7.79
8.635.644.94 6.43 6.84 7.34 8.136.15 7.24 8.862.84 4.02 4.42 9.70
XIC of +MRM (3 pairs): 300.000/204.000 Da ID: STX from Sample 35 (C3-06) of Data20181119-STX.wiff (Turbo Spray) Max. 6780.0 cps.
0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5
Time, min
0
2000
4000
6000
6780
In
te
n
s
ity
,
c
p
s
4.77
Hình 2: Sắc ký đồ mẫu thêm chuẩn Saxitoxin
Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
Độ đặc hiệu/chọn lọc của phương pháp
Hợp chất Saxitoxin khi định lượng trên khối
phổ MS/MS có số điểm IP là 4, phù hợp với yêu
cầu cho độ đặc hiệu của phương pháp.
Trong quá trình thực hiện xác định giá trị sử
dụng phương pháp các mẫu blank đều cho kết
quả không phát hiện và khi thêm chuẩn ở nồng
độ gần LOQ các kết quả đều cho hiệu suất thu
hồi tốt. Như vậy, phương pháp có độ chọn lọc
cao cho Saxitoxin.
Khoảng tuyến tính của đường chuẩn
Phương trình đường chuẩn (dạng đường
tuyến tính bậc I) Saxitoxin có nồng độ từ 10
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 451
µg/L đến 100 µg/L cho hệ số R2 tốt (R2 >0,99),
đó cũng là khoảng nồng độ làm việc. Bên cạnh
đó, kết quả đánh giá hiệu ứng nền cũng cho
thấy ảnh hưởng của nền lên sự thăng/gián tín
hiệu đo đều nằm trong mức 20% ở tất cả các
nồng độ (Hình 3).
Hình 3: Phương trình đường chuẩn của Saxitoxin
Giới hạn phát hiện của phương pháp (MLOD)
và giới hạn định lượng (LOQ)
Kết quả phân tích lặp lại 12 lần mẫu thêm
chuẩn ở nồng độ 15 µg/kg tương ứng với
Saxitoxin được sử dụng cho việc xác định hệ số
R. Ở nồng độ thêm chuẩn này đều cho giá trị
4<R<10, do vậy giá trị nồng độ này được lựa
chọn là MLOQ của phương pháp.
Bảng 4: Kết quả của quá trình xác nhận giá trị sử
dụng của phương pháp
Thông số Saxitoxin
MLOQ (μg/kg) 15
MLOD (μg/kg) 5
Độ không đảm bảo đo (%) 27,84
Độ tái lặp (%) 5,2
Nồng độ khảo sát (μg/kg) 15 45 70
Độ lặp lại (%) 3,7 2,5 4,6
Độ thu hồi (%) 83 83 86
MLOQ của phương pháp nhỏ hơn MRPL do
EU đưa ra. Do đó, phương pháp đáp ứng được
yêu cầu về độ nhạy cho phân tích Saxitoxin
(Bảng 4).
Hiệu suất thu hồi (Recovery) và độ lặp lại
(Repeatability)
Kết quả phân tích lặp lại 6 mẫu thêm chuẩn
ở nồng độ 15, 45, 70 µg/kg (Saxitoxin) cho thấy ở
cả ba nồng độ khảo sát có RSD% và H% đều đáp
ứng được tiêu chí theo AOAC cho từng nồng độ.
Như vậy, phương pháp cho độ lặp lại và hiệu
suất thu hồi phù hợp với yêu cầu.
Độ tái lặp nội bộ trong phòng thí nghiệm
(Reproductibility within laboratory)
Phương pháp cho độ tái lặp tốt khi phân tích
với độ lệch chuẩn tương đối RSD% ≤10%, đạt
được tiêu chí chấp nhận Rw =RSD% <30%.
Độ không đảm bảo đo và phân tích mẫu thực
Giá trị độ không đảm bảo đo của phương
pháp cho Saxitoxin là 27,84%.
BÀN LUẬN
Quy trình phân tích mẫu
Quy trình phân tích mẫu cho xác định
Saxitoxin trên thiết bị LC-MS/MS tương đối đơn
giản. Phần tối ưu hóa thông số thiết bị MS/MS và
điều kiện chạy trên LC ảnh hưởng nhiều đến
phân tích Saxitoxin. Với phương pháp xây dựng
được, Saxitoxin được phân tách trên LC với hệ
pha động ghép cặp ACN:HFBA. Đây là điểm
mới của phương pháp so với các công trình
nghiên cứu xác định Saxitoxin đã công bố.
Các kết quả đánh giá thông số cho phương
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 452
đều đạt chứng minh phương pháp xây dựng
được phù hợp định lượng độc tố Saxitoxin trong
nền mẫu nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Phân tích mẫu
Ứng dụng quy trình phân tích xây dựng
được, tiến hành xác định dư lượng của Saxitoxin
trong một số mẫu nghêu được mua tại các chợ
trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả
khảo sát bước đầu cho thấy toàn bộ các mẫu đều
âm tính đối với Saxitoxin. Tuy nhiên, nghiên cứu
chỉ hạn chế trong xét nghiệm chất đại diện của
nhóm PSP vì vậy vẫn có khả năng tồn tại các
chất độc khác thuộc nhóm này trong nghêu. Do
đó để có thể kết luận chính hơn xác về sự hiện
diện của các chất độc nhóm PSP trong nghêu,
cần có một nghiên cứu sâu hơn trong tương lai
về cả phạm vi lấy mẫu lẫn số lượng các chất độc
thuộc nhóm PSP vừa nêu.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã xây dựng được phương pháp
cho phép xác định dư lượng Saxitoxin trong
nghêu. Phương pháp có độ nhạy phù hợp với
MRL do EU công bố, có độ ổn định và độ đúng
đáp ứng với các thông số theo yêu cầu của quá
trình xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp.
Trong giới hạn của nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ
phân tích một hợp chất tiêu biểu đại diện tương
ứng cho nhóm độc tố biển. Tuy nhiên, các độc tố
trong cùng một nhóm có tính chất hóa học khá
giống nhau, do đó phương pháp đã nghiên cứu
hoàn toàn có khả năng phân tích được tất cả các
độc tố trong cùng một nhóm độc tố biển.
TAI LIỆU THAM KHẢO
1. Harju K, Rapinoja ML, Avondet MA, et al (2015). “Optimization
of Sample Preparation for the Identification and Quantification
of Saxitoxin in Proficiency Test Mussel Sample using Liquid
Chromatography-Tandem Mass Spectrometry”. Toxins, 7:4868–
4880.
2. Luckas B, Erler K and Krock B (2015). “Analysis of Marine
Biotoxins Using LC-MS/MS”, Natural Products from Marine
Algae: Methods and Protocols. Methods in Molecular Biology,
1308:277-297.
3. Mcnabb P, Selwood AI and Holland PT (2005). “Multiresidue
Method for Determination of Algal Toxins in Shellfish: Single-
Laboratory Validation and Interlaboratory Study”. Journal of
AOAC International, 88(3):761-772.
4. Official Journal of the European Union (2004). “Regulation (Ec)
No 853/2004 of the European Parliament and of The Council”.
Journal of AOAC International, 88(3):761-772.
5. Tiêu chuẩn Việt Nam (2010). “Nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Xác
định hàm lượng độc tố gây liệt cơ (PSP) - Phương pháp Sắc ký
lỏng hiệu năng cao”. TCVN 8339:2010.
6. Tiêu chuẩn Việt Nam (2010). “Nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông
lạnh”. TCVN 8681:2011.
7. Trần Cao Sơn (2010). Thẩm định phương pháp trong phân tích
Hóa học và Vi sinh vật. Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh
Thực Phẩm Quốc Gia Hà Nội, pp.10-59.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 446_2176_2212124.pdf