Xây dựng và đánh giá phần mềm giám sát kê đơn thuốc tại Bệnh viện Da liễu Thành Phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Xây dựng và đánh giá phần mềm giám sát kê đơn thuốc tại Bệnh viện Da liễu Thành Phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 529 XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM GIÁM SÁT KÊ ĐƠN THUỐC TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Nhật Hoàng Linh*, Chung Khang Kiệt**, Đỗ Quang Dương**, Nguyễn Hùng Dũ*** TÓM TẮT Mở đầu: Hoạt động kê đơn thuốc tại bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng được quản lý chặt chẽ theo những chủ trương của Bộ Y tế cùng với việc ứng dụng phần mềm kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là các chức năng giám sát kê đơn thuốc vẫn chưa đầy đủ. Mục tiêu: Khảo sát tình hình thực hiện các quy định về kê đơn thuốc tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh, đề xuất yêu cầu kỹ thuật và thiết kế giao diện phần mềm, nhận dạng và đánh giá phần mềm Giám sát kê đơn thuốc. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là quy trình kê đơn thuốc tại bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh và phần mềm Giám sát kê đơn. Phương ph...

pdf13 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và đánh giá phần mềm giám sát kê đơn thuốc tại Bệnh viện Da liễu Thành Phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 529 XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM GIÁM SÁT KÊ ĐƠN THUỐC TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Nhật Hoàng Linh*, Chung Khang Kiệt**, Đỗ Quang Dương**, Nguyễn Hùng Dũ*** TÓM TẮT Mở đầu: Hoạt động kê đơn thuốc tại bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng được quản lý chặt chẽ theo những chủ trương của Bộ Y tế cùng với việc ứng dụng phần mềm kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là các chức năng giám sát kê đơn thuốc vẫn chưa đầy đủ. Mục tiêu: Khảo sát tình hình thực hiện các quy định về kê đơn thuốc tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh, đề xuất yêu cầu kỹ thuật và thiết kế giao diện phần mềm, nhận dạng và đánh giá phần mềm Giám sát kê đơn thuốc. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là quy trình kê đơn thuốc tại bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh và phần mềm Giám sát kê đơn. Phương pháp gồm các bước là Khảo sát quy trình kê đơn thuốc tại bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Đề xuất yêu cầu kỹ thuật của phần mềm dựa trên mẫu chung về URS, và theo yêu cầu của người sử dụng. Thiết kế giao diện phần mềm dựa trên yêu cầu kỹ thuật bằng MS-PowerPoint 2010. Phần mềm Giám sát kê đơn thuốc được nhận dạng dựa trên Bảng câu hỏi nhận dạng và đánh giá trên hai phương diện cài đặt và vận hành. Kết quả: Kết quả khảo sát cho thấy tại Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh việc kê đơn thuốc đều dựa trên thông tư 52/2017/TT-BYT. Các kết quả khảo sát được ghi nhận và tổng kết để làm cơ sở xây dựng Yêu cầu kỹ thuật cho phần mềm Giám sát kê đơn thuốc. Yêu cầu kỹ thuật hỗ trợ xây dựng phần mềm gồm: Thông tin tổng quát, Giao diện phần mềm, Yêu cầu phần cứng và hệ điều hành, Yêu cầu chức năng, Thiết kế đầu vào và đầu ra. Giao diện phác thảo của phần mềm có 4 chức năng bám sát thực tế, mỗi chức năng có nhiều màn hình phụ thể hiện chi tiết đầu vào đầu ra cho từng chức năng. Kết quả nhận dạng phần mềm đúng với URS đã xây dựng. Các kết quả đánh giá cài đặt và đánh giá vận hành phần mềm đều đạt. Kết luận: Phần mềm Giám sát kê đơn thuốc đã được xây dựng và đáp ứng các yêu cầu của URS đề ra, các kết quả về đánh giá cài đặt, đánh giá vận hành đều đạt. Từ khóa: phần mềm, giám sát kê đơn thuốc, bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh ABSTRACT DEVELOPMENT AND VALIDATION OF THE PRESCRIPTION DRUG MONITORING SOFTWARE AT THE HCMC HOSPITAL OF DERMATO VENEREOLOGY Phan Nhat Hoang Linh, Chung Khang Kiet, Do Quang Duong, Nguyen Hung Du * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 529 – 541 Introduction: Drug prescriptions at Ho Chi Minh City Dermatology Hospital are increasingly being managed with the guildlines of Ministry of Health and together with applying outpatient prescription software. However, there are still issues that needed to be solved, especially drug prescriptions monitoring functions are still incomplete. *Khoa Dược, Đại học Lạc Hồng **Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ***Khoa Dược, Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Chung Khang Kiệt ĐT: 0908091890 Email: ckkiet@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 530 Objectives: To survey the performance of regulations situation about drugs prescription at Ho Chi Minh City Dermatology Hospital, to offer technical requirements and to design software interfaces, identify and evaluate Monitoring Drug Prescription software. Materials and methods: The object is the procedure of drug prescription at Ho Chi Minh City Dermatology Hospital and Drug Prescription surveillance software. The procedure includes steps which are Drug Prescription procedure survey at Ho Chi Minh City Dermatology Hospital. Offering technical requirements of software based on the common pattern about URS, following the regulation of users. Designing software interface base on technical requirements using MS-Powerpoint 2010. Drug Prescription Monitoring software is indetified base on Identifying Questions Table and evaluation based on two aspects of Setting and Operating. Results: Research has resulted that at Ho Chi Minh City Dermatology Hospital, drug prescription are all based on 52/2017/TT-BYT circulars. Result of the research is recorded and summarized to make building facilities for Technical requirements for Monitoring Drug Prescription software. Technical requirements support building software includes: General Information, Software interface, Hardware requirements and Operating system, Functioning requirements, Designing iputs and ouputs. Sketching interface of software has 4 functions that closes to reality, each function has different sub screen showing specific inputs and outputs for each function. Result of identifying software is matched with what URS has developed. All of the result of setting and operating evaluation software are qualified Conclusion: Monitoring Drug Prescription software has developed and met all URS requirements, all of the result of setting and operating evaluation are qualified. Key words: software, monitoring drug prescription, Ho Chi Minh City Dermatology Hospital ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh(5). Việc sử dụng thuốc luôn phải tuân theo quy luật “Năm đúng”: đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng lộ trình, đúng thời điểm và đúng bệnh nhân(3). Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa cả về y khoa, kinh tế và pháp lý(5). Một đơn thuốc đúng quy định sẽ giảm sai sót, nhầm lẫn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân(5). Tuy nhiên, tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú vẫn đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Tại Tây Ban Nha (2013), một nghiên cứu cho thấy lỗi kê đơn phổ biến nhất là lỗi đơn không đọc được (26,2%)(12). Theo nghiên cứu khác ở Đài Loan (2012), có tới 27,5% lỗi thường gặp ở đơn thuốc là liều lượng không chính xác(10). Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú(5,6). Hiện nay tại các bệnh viện, cụ thể là bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh, đã triển khai kê đơn điện tử nhằm giảm sai sót trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú (2). Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục như tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với thuốc chỉ có một hoạt chất; nội dung ghi hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng còn sai sót và chưa đầy đủ; và thông tin bệnh nhân cũng chưa đầy đủ(5). Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, mục tiêu của đề tài là khảo sát tình hình thực hiện các quy định về kê đơn thuốc tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh, đề xuất yêu cầu kỹ thuật và thiết kế giao diện phần mềm, nhận dạng và đánh giá phần mềm Giám sát kê đơn thuốc. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 531 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh (số 02 Nguyễn Thông, phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Đối tượng nghiên cứu Các thông tư của Bộ Y tế liên quan đến quy trình kê đơn thuốc, các Quy trình thao tác chuẩn của bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh liên quan đến giám sát kê đơn thuốc và quy trình kê đơn thuốc. Cách thức xây dựng Yêu cầu kỹ thuật và thiết kế giao diện phần mềm. Đối tượng tham khảo ý kiến Dược sĩ và các nhân sự liên quan đến việc thực hiện công tác giám sát kê đơn thuốc tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở dữ liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) cho phần mềm gồm: các tập tin danh mục, các tập tin nhập dữ liệu và các tập tin lưu lại đơn thuốc của bệnh nhân. Các CSDL được sử dụng đều có sẵn tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên chỉ trích lược 3 CSDL, bao gồm CSDL cho điều trị L01 - Chốc(4,8), L43 - Lichen phẳng(1,7), và L50 - Mày đay(9,11). Nội dung và phương pháp tiến hành Khảo sát tình hình thực hiện các quy định về kê đơn thuốc tại bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh Khảo sát thực trạng, cách tiến hành và các nội dung giám sát kê đơn thuốc ở khoa Dược của bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh thông qua phần mềm kê đơn hiện tại của bệnh viện, kết hợp với thu thập ý kiến đề nghị của Dược sĩ và các nhân sự liên quan. Đề xuất yêu cầu kỹ thuật phần mềm Giám sát kê đơn thuốc Từ kết quả khảo sát, thiết lập các yêu cầu kỹ thuật đi kèm, xác định đầu vào và đầu ra, các chức năng và thuộc tính của phần mềm. Đề xuất yêu cầu kỹ thuật dựa trên mẫu chung về Yêu cầu kỹ thuật của các Nguyên tắc thực hành tốt và yêu cầu của người sử dụng phần mềm. Thiết kế giao diện phần mềm Giám sát kê đơn thuốc Từ Yêu cầu kỹ thuật, thiết kế giao diện phần mềm bằng phác thảo trên MS. Powperpoint 2010 gồm có màn hình chính, màn hình phụ, thông tin đầu vào và đầu ra. Nhận dạng và đánh giá phần mềm Giám sát kê đơn thuốc Nhận dạng phần mềm Xây dựng danh mục câu hỏi nhận dạng phần mềm dạng câu hỏi đóng. Phiếu kết quả nhận dạng phần mềm gồm: Thứ tự, Câu hỏi, Kết quả (“+”: có, “-”: không có). Nhận dạng phần mềm qua các đặc điểm: Thông tin tổng quát (bao gồm Thông tin phần mềm, Lĩnh vực ứng dụng, Giao diện sử dụng, Điều kiện vận hành), khảo sát về Danh mục, Kê đơn thuốc, Tra cứu, Nhập dữ liệu. Đánh giá phần mềm Đánh giá cài đặt bao gồm: Tài liệu liên quan (yêu cầu kỹ thuật), Nội dung đánh giá (phiếu đánh giá cài đặt), Cách tiến hành (đánh giá theo Phiếu đánh giá cài đặt, trên Windows 7) và Ghi nhận kết quả (“+”: đạt, “-”: không đạt). Các nội dung đánh giá gồm: Tình trạng đóng gói, Phương cách cài đặt, Môi trường cài đặt, Các tập tin đầu vào, Các tập tin đã cài, Các tập tin bổ sung, Tháo gỡ phần mềm. Đánh giá vận hành bao gồm: Tài liệu liên quan (yêu cầu kỹ thuật), Nội dung đánh giá (phiếu đánh giá vận hành), Cơ sở dữ liệu (sử dụng 3 CSDL để chạy 3 lần), Cách tiến hành (đánh giá theo Phiếu đánh giá vận hành) và Ghi nhận kết quả (“+”: đạt, “-”: không đạt). Các nội dung đánh giá gồm: Vận hành trong môi trường, Hoạt động của các chức năng, Xử lý và xuất ra kết quả, Sai biệt giữa mong muốn và thực tế, Bảo trì chức năng, Thêm chức năng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 532 KẾT QUẢ Khảo sát tình hình thực hiện các quy định kê đơn thuốc tại bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh Giám sát kê đơn thuốc theo phác đồ điều trị Phần mềm tại bệnh viện đã chẩn đoán bệnh theo ICD-10 nhưng vẫn chưa kiểm tra được hoạt chất kê đơn có phù hợp với ICD-10 hay không. Do đó cần thêm chức năng kiểm tra hoạt chất thuộc hay không thuộc phác đồ điều trị của ICD-10, và hiển thị chi tiết phác đồ khi cần thiết. Giám sát kê đơn thuốc về chỉ định - liều dùng thông thường và đối tượng đặc biệt Hiện nay, các thông tin về liều dùng thông thường và chú ý ở đối tượng đặc biệt vẫn chưa có sự hỗ trợ từ phần mềm, nên việc sai sót hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy cần bổ sung chức năng giám sát kê đơn thuốc gồm: gợi ý liều dùng thông thường và cảnh báo nếu ngoài khoảng thông thường, cảnh báo chú ý ở đối tượng đặc biệt, và hiển thị thông tin chi tiết khi cần thiết. Giám sát kê đơn thuốc về tương tác thuốc Nếu xuất hiện tương tác thuốc trong đơn thuốc mà không kịp thời xử lý có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng phần mềm tại bệnh viện vẫn chưa có chức năng cảnh báo này. Do đó bệnh viện có nhu cầu cần bổ sung gấp chức năng giám sát kê đơn thuốc về cảnh báo nếu có tương tác thuốc trong đơn thuốc, đồng thời hiển thị chi tiết tương tác thuốc khi cần thiết. Tra cứu Tài liệu tra cứu khá nhiều nhưng chưa được tổng hợp lại nên thường tốn thời gian mà hiệu quả không cao. Có thể thêm chức năng tra cứu, sử dụng chung CSDL với chức năng giám sát kê đơn thuốc để tối ưu hóa nguồn CSDL, giảm thời gian và tăng hiệu suất làm việc. Đề xuất yêu cầu kỹ thuật phần mềm Giám sát kê đơn thuốc Yêu cầu kỹ thuật phần mềm Giám sát kê đơn thuốc được trình bày theo văn bản sau: Thông tin tổng quát Tên phần mềm: Phần mềm giám sát kê đơn thuốc (phiên bản 1.0) Công dụng: giám sát kê đơn thuốc và tra cứu Đơn vị phát triển: Bộ môn Công nghệ thông tin Dược, Khoa Dược, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh Thời gian phát triển: 2018. Loại hình: Ngoại tuyến (Offline) Giao diện phần mềm Ngôn ngữ: Hoàn toàn bằng tiếng Việt Giao diện chính và các giao diện phụ: Sau khi khởi động phần mềm, giao diện chính sẽ xuất hiện gồm các mục: Danh mục, Kê đơn thuốc, Tra cứu, Nhập dữ liệu. Các giao diện phụ: từ màn hình chính khi chọn các chức năng chuyên môn sẽ đi vào các màn hình phụ. Các màn hình phụ được thiết kế có hệ thống. Yêu cầu phần cứng của phần mềm Máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay. Bộ vi xử lý ít nhất 1GHz, cỡ RAM ít nhất 2 GB, CPU Intel Core 2 Duo trở lên. Hệ điều hành: Windows (Windows XP trở lên). Chức năng phần mềm Gồm 4 chức năng chính: Danh mục, Kê đơn thuốc, Tra cứu, Nhập dữ liệu. Danh mục: quản lý các danh mục để hỗ trợ chức năng nhập dữ liệu, kê đơn thuốc và tra cứu. Kê đơn thuốc: + Giám sát kê đơn thuốc về phác đồ điều trị: cho phép kiểm tra hoạt chất thuộc phác đồ hay không thuộc phác đồ điều trị và hiển thị chi tiết phác đồ khi cần thiết. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 533 + Giám sát kê đơn thuốc về chỉ định - liều dùng thông thường và đối tượng đặc biệt: gợi ý liều dùng thông thường của hoạt chất; cảnh báo nếu kê đơn thuốc ngoài khoảng thông thường; cảnh báo chú ý ở đối tượng đặc biệt; hiển thị chi tiết liều dùng khi cần thiết. + Giám sát kê đơn thuốc về tương tác thuốc: cảnh báo nếu có tương tác thuốc trong đơn thuốc và hiển thị chi tiết tương tác khi cần thiết. Tra cứu: tra cứu phác đồ điều trị theo ICD- 10 hoặc theo hoạt chất; tra cứu chỉ định - liều dùng thông thường và ở đối tượng đặc biệt; tra cứu tương tác đơn, tương tác đa. Nhập dữ liệu: Cho phép tạo CSDL phục vụ chức năng kê đơn thuốc và chức năng tra cứu. Đầu vào và đầu ra Xác định đầu vào và đầu ra cho từng chức năng dựa trên mẫu chung về Thiết kế Yêu cầu kỹ thuật của người sử dụng và theo yêu cầu của người sử dụng phần mềm đã được khảo sát. Hình 1: Màn hình chính Hình 2: Màn hình Kê đơn thuốc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 534 Thiết kế giao diện phần mềm Giám sát kê đơn thuốc Giao diện được thiết kế trên MS. Powerpoint 2010 gồm 1 màn hình chính (Hình 1) thanh menu gồm Danh mục, Kê đơn thuốc, Tra cứu, Nhập dữ liệu và 32 màn hình phụ (Hình 2). Nhận dạng và đánh giá phần mềm Giám sát kê đơn thuốc Nhận dạng phần mềm Giao diện phần mềm: Màn hình chính sẽ xuất hiện sau khi truy cập thành công, hiển thị tất cả các chức năng của chương trình. Từ màn hình này người dùng đi đến các màn hình phụ: Danh mục, Kê đơn thuốc, Tra cứu, Nhập dữ liệu (Hình 3). Hình 3: Màn hình chính Hình 4: Màn hình Thông tin bệnh nhân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 535 Màn hình Kê đơn thuốc gồm: thông tin bệnh nhân, kê đơn thuốc, danh sách bệnh nhân đã khám. 1. Thông tin bệnh nhân Nhập và lưu trữ dữ liệu về bệnh nhân gồm: mã bệnh nhân, thứ tự khám, ngày khám, họ tên, năm sinh, giới tính, bố/mẹ/người giám hộ (người bệnh dưới 72 tháng tuổi), CMND/căn cước công dân, địa chỉ, số thẻ BHYT, hạn thẻ, lý do khám, tiền căn, phân khoa điều trị (Hình 4). 2. Kê đơn thuốc Nhập và lưu trữ các dữ liệu về đơn thuốc gồm: bệnh nhân, chẩn đoán, đơn thuốc (Hình 5). a. Bệnh nhân + Chọn bệnh nhân: chọn lần lượt ngày khám, khoa điều trị, bác sĩ, chọn bệnh nhân. Phần mềm sẽ tra cứu từ CSDL và xuất ra các thông tin bệnh nhân đã được lưu trước đó. + Tra cứu các lần khám trước: chọn nút chức năng “Các lần khám trước”, nhập mã bệnh nhân và họ tên. Phần mềm sẽ tra cứu từ CSDL kê đơn thuốc và xuất ra chi tiết đơn thuốc ở các lần khám trước của bệnh nhân. Có thể in đơn thuốc dạng Word khi cần. b. Chẩn đoán Nhập và lưu trữ dữ liệu về chẩn đoán gồm: ICD-10 và ICD-10 chi tiết, các chỉ số cơ bản về tình trạng sức khỏe (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, cân nặng, CrCl). c. Đơn thuốc + Nhập và lưu trữ dữ liệu về thuốc điều trị gồm: hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, tên thuốc, dạng bào chế, đường dùng, đối tượng đặc biệt, số lượng kê, số ngày điều trị, liều dùng (số lần/ngày, liều/lần), đơn vị tính, buổi sáng/trưa/chiều/tối, thời điểm, lời dặn. Có thể in đơn thuốc cho bệnh nhân theo mẫu tại thông tư 52/2017/TT-BYT. Hình 5: Màn hình Kê đơn thuốc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 536 Hình 6: Màn hình Chi tiết phác đồ + Giám sát kê đơn thuốc theo phác đồ điều trị: chọn ICD-10 (hoặc tên bệnh) và hoạt chất, phần mềm sẽ tra cứu CSDL phác đồ điều trị và xuất kết quả hoạt chất “Thuộc phác đồ” hay “Không thuộc phác đồ”. Nếu muốn xem thêm thông tin chi tiết về phác đồ thì chọn “Chi tiết phác đồ” (Hình 6). + Giám sát kê đơn thuốc về chỉ định - liều dùng thông thường và đối tượng đặc biệt: Gợi ý liều dùng thông thường của hoạt chất: chọn lần lượt hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng, chỉ định, tuổi, cân nặng (kg). Phần mềm sẽ tra cứu từ CSDL chỉ định - liều dùng thông thường và xuất kết quả là các gợi ý về liều dùng thông thường bao gồm: số lượng thuốc, số ngày điều trị, liều dùng (số lần/ngày, liều/lần), đơn vị tính, buổi sáng/trưa/chiều/tối, thời điểm. Cảnh báo nếu kê ngoài khoảng thông thường: chọn lần lượt số ngày điều trị, số lần/ngày, liều/lần, đơn vị tính, buổi sáng/trưa/chiều/tối. Phần mềm sẽ so sánh với liều dùng thông thường trong CSDL, nếu ngoài khoảng thông thường thì sẽ tô đỏ giá trị đó đồng thời hiển thị thêm cảnh báo ở box “Ngoài khoảng thông thường”. Cảnh báo chú ý ở đối tượng đặc biệt: chọn lần lượt hoạt chất, dạng bào chế, đường dùng, đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai/phụ nữ cho con bú/bệnh nhân suy gan/bệnh nhân suy thận). Phần mềm sẽ tra cứu từ CSDL chú ý ở đối tượng đặc biệt, nếu có thông tin cảnh báo thì sẽ xuất ra ở box “Đối tượng đặc biệt”. Hiển thị chi tiết liều dùng khi cần: chọn nút chức năng “Chi tiết liều dùng” (Hình 7). + Giám sát kê đơn thuốc về tương tác thuốc: ngay khi đơn thuốc có từ 2 hoạt chất trở lên, phần mềm sẽ tra cứu từ CSDL tương tác thuốc, nếu xuất hiện tương tác thuốc sẽ hiển thị cảnh báo trong box “Tương tác” gồm tên hoạt chất và mức độ tương tác. Có thể chọn nút chức năng “Chi tiết tương tác” để hiển thị chi tiết tương tác khi cần thiết (Hình 8). 3. Danh sách đã khám Nhập mã bệnh nhân và họ tên, phần mềm sẽ tra cứu từ CSDL danh sách đã khám và xuất chi tiết đơn thuốc của bệnh nhân. Có thể in đơn thuốc dạng Word khi cần thiết (Hình 9). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 537 Hình 7: Màn hình Chi tiết liều dùng Hình 8: Màn hình Chi tiết tương tác Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 538 Hình 9: Màn hình Danh sách bệnh nhân đã khám Hình 10: Màn hình Tra cứu tương tác đa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 539 Hình 11: Màn hình Danh mục tên thuốc Hình 12: Màn hình Nhập dữ liệu phác đồ điều trị, nhận dạng phần mềm Màn hình Tra cứu gồm: tra cứu phác đồ điều trị theo ICD-10, tra cứu phác đồ điều trị theo hoạt chất, tra cứu chỉ định - liều dùng thông thường, tra cứu chú ý ở đối tượng đặc biệt, tra cứu tương tác đơn, tra cứu tương tác đa. Tùy theo mục đích và nhu cầu tra cứu, lần lượt chọn đầu vào tương ứng, phần mềm sẽ tra cứu và xuất đầu ra dưới dạng các bảng (Hình 10). Màn hình Danh mục gồm: 10 màn hình phụ tương ứng 10 danh mục hỗ trợ (Hình 11). Màn hình Nhập dữ liệu gồm: 4 màn hình phụ tương ứng với 4 tập tin CSDL hỗ trợ (Hình 12). Về thông tin tổng quát, tiến hành nhận dạng các nội dung: Thông tin phần mềm, Áp dụng phần mềm, Giao diện sử dụng, Điều kiện vận hành. Kết quả nhận dạng cho thấy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 540 tên phần mềm dễ nhớ, dễ nghe, phản ánh đúng nội dung phần mềm, thuật ngữ ghi trên phần mềm không gây nhầm lẫn. Phần mềm được thiết kế dạng ngoại tuyến, nên chỉ sử dụng nội bộ trên máy tính được cài đặt sẵn phần mềm. Giao diện phần mềm đơn giản, thân thiện. Cửa sổ chính có tên các chức năng nằm phía bên trái màn hình. Về chi tiết, kết quả đánh giá trên Bảng câu hỏi nhận dạng cho thấy các giao diện Danh mục, Kê đơn thuốc, Tra cứu, Nhập dữ liệu đều có đầy đủ các mục, các nút chức năng, các bảng dữ liệu, phục vụ cho chức năng của từng mục. Đánh giá phần mềm Đánh giá cài đặt Phần mềm được đóng gói với tổng cộng 23MB, gồm 1 tập tin cài đặt và 1 tập tin CSDL hỗ trợ. Quá trình cài đặt trên Windows 7 tiến hành bình thường và không gây xung đột với các phần mềm khác trong hệ thống máy tính. Phần mềm sau khi cài đặt có thư mục trong Program Files, xuất hiện biểu tượng trên Start\Programs và Desktop. Có thể tháo gỡ cài đặt bằng Control Panel, và sau khi tháo gỡ cần khởi động lại máy tính để không còn thư mục trong Program Files. Đánh giá vận hành Về đánh giá vận hành Danh mục, các kết quả đánh giá có tính lặp lại, các dữ liệu được lưu đầy đủ vào CSDL, khi nhập dữ liệu không phân biệt chữ in hoa và in thường nhưng có báo lỗi khi nhập trùng, có chức năng gợi ý ở một số dữ liệu. Về đánh giá vận hành Kê đơn thuốc, các kết quả đánh giá có tính lặp lại, màn hình hiển thị các thông tin đúng theo URS. Phần mềm cho phép nhập và lưu trữ thông tin bệnh nhân, lập danh sách các bệnh nhân đã khám và giám sát kê đơn thuốc về phác đồ điều trị, chỉ định - liều dùng thông thường, chú ý ở đối tượng đặc biệt, tương tác thuốc. Phần mềm còn cho phép xuất đơn thuốc sang Word để in cho bệnh nhân. Về đánh giá vận hành Tra cứu, các kết quả đánh giá có tính lặp lại, kết quả tra cứu được hiển thị đầy đủ vào bảng dữ liệu, các nút chức năng hoạt động bình thường. Về đánh giá vận hành Nhập dữ liệu, kết quả đánh giá có tính lặp lại, các nút chức năng hoạt động bình thường, dữ liệu được lưu đầy đủ vào CSDL, có chức năng gợi ý dữ liệu. BÀN LUẬN Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh có sử dụng phần mềm kê đơn, tuy nhiên chỉ đáp quy chế về hoạt động kê, phụ thuộc nhiều vào năng lực kê đơn của bác sĩ. Phần mềm chưa hỗ trợ giám sát khi có các thao tác kê đơn không phù hợp về liều, về dạng bào chế, về thuốc thuộc phác đồ điều trị, đặc biệt là liều cho các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, trẻ em, người suy gan, suy thận. Phần mềm Giám sát kê đơn xây dựng CSDL về liều thông thường, liều cho đối tượng đặc biệt, thuốc thuộc phác đồ điều trị kết hợp mã bệnh ICD-10, cùng với CSDL về tương tác thuốc, giúp giám sát hoạt động kê đơn cho bác sĩ. Khi bác sĩ kê đơn nằm ngoài khoản thông thường, phần mềm sẽ cảnh báo, đồng thời hỗ trợ các Danh mục chuẩn để bác sĩ tham khảo, và điều chỉnh đơn thuốc. Tuy nhiên, phần mềm đòi hỏi phải xây dựng CSDL rất lớn, nên hiện nay chỉ giới hạn ở các thuốc thuộc chuyên khoa Da liễu, cần thời gian mở rộng CSDL cho các chuyên khoa khác. KẾT LUẬN Kết quả khảo sát cho thấy bệnh viện đã có kê đơn thuốc trên phần mềm nhưng các chức năng giám sát kê đơn thuốc vẫn chưa đầy đủ. Đã tiến hành đề xuất yêu cầu kỹ thuật cho phần mềm Giám sát kê đơn thuốc. Thiết kế giao diện phần mềm trên MS. Powerpoint 2010 gồm 1 giao diện chính và 32 giao diện phụ với đầy đủ chức năng và đầu vào - đầu ra. Phần mềm có chức năng giám sát kê đơn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 541 thuốc về phác đồ điều trị, giám sát kê đơn thuốc về chỉ định - liều dùng thông thường và đối tượng đặc biệt, giám sát kê đơn thuốc về tương tác thuốc. Ngoài ra còn có các chức năng nhập danh mục, tra cứu, nhập dữ liệu. Sau khi phần mềm hoàn thiện thì nhận dạng và đánh giá phần mềm đều đạt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Society of Health-System Pharmacists (2017). AHFS Drug Information. American Society of Health-System Pharmacists, U.S. 2. Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh (2017). Phác đồ điều trị bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. 3. Benjamin DM (2003). Reducing medication errors and increasing patient safety: case studies in clinical pharmacology. The Journal of Clinical Pharmacology, 43(7): pp.768-783. 4. Bộ Y tế (2015). Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ hai. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Bộ Y tế (2017). Quyết định số 4041/QĐ-BYT Phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020. 6. Bộ Y tế (2017). Thông tư số 52/2017/TT-BYT Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. 7. Christof S, Paul WJP, Richard KM (2014). Drugs During Pregnancy and Lactation, Third Edition: Treatment Options and Risk Assessment. Academic Press, U.S. 8. David ST (2015). Drug Interaction Facts. Lippincott Williams & Wilkins, U.S. 9. George RA (2007). Drug Prescribing in Renal Failure: Dosing Guidelines for Adults. American College of Physicians, U.S. 10. Ho YF, et al. (2012). Appropriateness of ambulatory prescriptions in Taiwan: translating claims data into initiatives. International journal of clinical pharmacy, 34(1): pp.72-80. 11. Joint Formulary Committee (2017). BNF 74 (British National Formulary) September 2017. Pharmaceutical Press, U.K. 12. Sánchez AdlMM (2013). Medication errors in a Spanish community pharmacy: nature, frequency and potential causes. International journal of clinical pharmacy, 35(2): pp.185-189. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_va_danh_gia_phan_mem_giam_sat_ke_don_thuoc_tai_benh.pdf
Tài liệu liên quan