Tài liệu Xây dựng và đánh giá phần mềm bản tin khoa dược tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi TP Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 519
XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM BẢN TIN KHOA DƯỢC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Đức Tùng*, Phan Ngô Diễm Trang**, Chung Khang Kiệt*, Đỗ Quang Dương*
TÓM TẮT
Mở đầu: Bản tin khoa Dược đóng vai trò quan trọng tại bệnh viện, nhằm cung cấp thông tin cần thiết,
chính xác và kịp thời về Dược cho cán bộ y tế, tuy nhiên mô hình này còn gặp nhiều hạn chế trong áp dụng
và quản lý theo dõi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) có thể nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời
gian, chi phí cho công tác này.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý và theo dõi bản tin khoa Dược tại Bệnh
viện đa khoa khu vực (ĐKKV) Củ Chi, ghi nhận quy trình cụ thể, từ đó xây dựng và đánh giá phần mềm hỗ
trợ trên máy vi tính và điện thoại thông minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình ứng dụng
CNTT trong quản lý và th...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và đánh giá phần mềm bản tin khoa dược tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 519
XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM BẢN TIN KHOA DƯỢC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Đức Tùng*, Phan Ngô Diễm Trang**, Chung Khang Kiệt*, Đỗ Quang Dương*
TÓM TẮT
Mở đầu: Bản tin khoa Dược đóng vai trò quan trọng tại bệnh viện, nhằm cung cấp thông tin cần thiết,
chính xác và kịp thời về Dược cho cán bộ y tế, tuy nhiên mô hình này còn gặp nhiều hạn chế trong áp dụng
và quản lý theo dõi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) có thể nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời
gian, chi phí cho công tác này.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý và theo dõi bản tin khoa Dược tại Bệnh
viện đa khoa khu vực (ĐKKV) Củ Chi, ghi nhận quy trình cụ thể, từ đó xây dựng và đánh giá phần mềm hỗ
trợ trên máy vi tính và điện thoại thông minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình ứng dụng
CNTT trong quản lý và theo dõi bản tin khoa Dược tại Bệnh viện ĐKKV Củ Chi và quy trình cụ thể. Đề
xuất yêu cầu kỹ thuật phần mềm (URS) dựa trên mẫu chung và yêu cầu của người dùng. Thiết kế giao diện
phần mềm gồm 2 phần: máy vi tính và điện thoại thông minh. Tiêu chuẩn kỹ thuật phần mềm được xây
dựng dựa trên URS. Phần mềm hoàn thiện được đánh giá cài đặt và vận hành.
Kết quả: Việc khảo sát tình hình ứng dụng CNTT trong theo dõi bản tin khoa Dược tại Bệnh viện
ĐKKV Củ Chi được thực hiện trực tiếp kết hợp phiếu khảo sát. Kết quả và quy trình cụ thể được ghi nhận
làm cơ sở xây dựng phần mềm theo dõi bản tin khoa Dược. Phần mềm Bản tin khoa Dược trên máy vi tính
được xây dựng có tổng cộng 14 giao diện thực hiện các chức năng biên soạn, phê duyệt, xem và phản hồi
bản tin, đồng thời thống kê báo cáo tình hình theo dõi bản tin đối với từng cá nhân. Ứng dụng trên điện
thoại thông minh có liên kết với phần mềm trên máy vi tính, gồm 6 giao diện, thực hiện chức năng phê
duyệt và theo dõi bản tin, hỗ trợ hiện thông báo khi có bản tin mới. Kết quả đánh giá cài đặt và đánh giá
vận hành phần mềm đều đạt.
Kết luận: Đề xuất được yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật phần mềm. Phần mềm Bản tin khoa
Dược được thiết kế và xây dựng đúng theo yêu cầu, các kết quả đánh giá cài đặt, đánh giá vận hành đều đạt.
Từ khóa: phần mềm, ứng dụng điện thoại thông minh, bản tin khoa dược.
ABSTRACT
DEVELOPING AND QUALIFYING PHARMACY NEWS MONITORING SOFTWARE
AT HCMC GENERAL HOSPITAL OF CU CHI
Nguyen Đuc Tung, Phan Ngo Diem Trang, Chung Khang Kiet, Do Quang Duong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 519 – 528
Introduction: Pharmacy news plays an important role in hospital operations, providing essential,
accurate and up-to-date drug information to physicians and medical staffs, but there are still many
limitations in implementation and monitoring. The application of information technology (IT) can improve
efficiency, save time and costs for these tasks.
Objectives: Surveying the application of IT in pharmacy news notification at the General Hospital of
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
**Khoa Dược, Bệnh viện đa khoa Khu Vực Củ Chi
Tác giả liên lạc: ThS. Chung Khang Kiệt ĐT: 0908091890 Email: ckkiet@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 520
Cu Chi, investigating the detailed procedure, then developing and qualifying the support software on
computers and smartphones.
Materials and methods: The materials are the application of IT in monitoring pharmacy news at
General Hospital of Cu Chi and its detailed procedure. Proposed User Requirements Specification (URS)
based on common template and user’s requirements. Software interface design includes two parts: one on
the computer and the other on the smartphone. Software Requirements Specification (SRS) is based on
URS. The software is qualified in installation and operation qualification.
Results: The survey on the application of IT in monitoring pharmacy news at General Hospital of Cu
Chi was conducted directly and using questionnaire. The results and detailed procedure were used as the
basis for software development. The graphic user interface of Pharmacy news monitoring software on the
computer has 14 screens to carry out multiple functions, included compiling, approving, viewing and
replying news, along with the analyzing and tracking ability on the view and response of each user. The
mobile application has 6 screens and is linked with the software; allows users to do 2 tasks: approving and
viewing news. The mobile application also notifies the users for recently published news. The software
passed both installation and operation qualification.
Conclusion: In general, the thesis has fulfilled all of its objectives. The URS and SRS are proposed. The
software is developed successfully and passed installation and operation qualification.
Key words: Software, android application, pharmacy news
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mô hình Dược lâm sàng (DLS) được rất
nhiều nước có nền y học tiên tiến trên thế giới
như Mỹ, Úc, Nhật phát triển(3). Tại Việt
Nam, mô hình này cũng đã và đang được đẩy
mạnh, điển hình tại Hà Nội, có khoảng 87%
bệnh viện có thành lập đơn vị DLS. Trong đó
phổ biến nhất là các hoạt động: cung cấp
thông tin về thuốc, báo cáo phản ứng có hại
của thuốc và giám sát sử dụng thuốc (97%)(1,8).
Công tác thông tin thuốc đóng vai trò quan
trọng trong các hoạt động DLS trong ngành
Dược nói chung và trong các bệnh viện nói
riêng. Với số lượng thông tin về thuốc mới,
cập nhật phác đồ điều trị, các thông báo, cảnh
giác dược ngày càng tăng và thay đổi liên
tục theo thời gian, việc thu thập, chọn lọc và
cập nhật thông tin kịp thời là hết sức cần
thiết(7). Tại bệnh viện, ngoài các buổi hội thảo
phổ biến trực tiếp, công tác này được triển
khai qua hai hình thức chủ yếu trang thông tin
điện tử và bản tin khoa Dược. Tuy nhiên việc
giám sát, đánh giá quá trình tiếp nhận thông
tin và ghi nhận phản hồi đối với những bản
tin này còn gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó,
đối tượng nhận bản tin mới chỉ ở mức khoa,
phòng và vẫn chưa được cụ thể hóa. Việc cung
cấp những thông tin không hoặc ít liên quan tới
chuyên môn, nghiệp vụ có thể dẫn đến nhàm
chán, coi nhẹ và bỏ qua, khiến mục tiêu phổ
biến thông tin của bản tin không thể đạt được.
Ngày nay, các ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT) được áp dụng ngày càng nhiều
trong lĩnh vực y tế. Điển hình là một số phần
mềm của nước ngoài như “eASY”,
“Spectrum” trong quản lý sử dụng kháng
sinh; “FiercePharma” trong cập nhật thông tin
ngành Dược, “DrugInfoLine” trong hỗ trợ tra
cứu thông tin thuốc Tại Việt Nam, các ứng
dụng này chưa được đầu tư phát triển nhiều,
trong khi các công tác về dược lâm sàng cũng
như hoạt động khoa Dược, Bộ Y tế và Sở Y tế
TP. Hồ Chí Minh đã đề nghị các bệnh viện và
cơ sở khám chữa bệnh đẩy mạnh áp dụng ứng
dụng CNTT trong quá trình hoạt động(2).
Đề tài được tiến hành nhằm khảo sát tình
hình ứng dụng CNTT trong công tác quản lý,
theo dõi bản tin khoa Dược tại bệnh viện, ghi
nhận quy trình cụ thể, từ đó đề xuất yêu cầu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 521
kỹ thuật, thiết kế giao diện, xây dựng tiêu
chuẩn kỹ thuật và tiến hành xây dựng, đánh
giá phần mềm Bản tin khoa Dược.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là quy trình biên soạn, phê duyệt và
theo dõi bản tin khoa Dược tại bệnh viện với
các nội dung nghiên cứu: khảo sát tình hình
ứng dụng CNTT và quy trình soạn và đăng
tải bản tin khoa dược; xây dựng phần mềm,
bao gồm: đề xuất yêu cầu kỹ thuật, thiết kế
giao diện, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật;
đánh giá phần mềm.
Khảo sát tình hình ứng dụng CNTT
Khảo sát trực tiếp có sử dụng phiếu khảo
sát, ghi nhận yêu cầu và quy trình cụ thể trong
biên soạn và theo dõi bản tin khoa Dược.
Xây dựng phần mềm
Đề xuất yêu cầu kỹ thuật phần mềm Bản tin
khoa Dược
Dựa trên mẫu chung về Yêu cầu kỹ thuật
của người dùng (User Requirements
Specification-URS) của GxP và theo yêu cầu
đã được ghi nhận.
Thiết kế giao diện phần mềm
Dựa trên URS, sử dụng phần mềm
Microsoft Powerpoint 2013, gồm có màn hình
chính và màn hình phụ; thông tin đầu vào,
đầu ra.
Giao diện phần mềm được chia làm 2
phần: trên máy vi tính và trên điện thoại
thông minh, thiết kế giao diện người dùng và
giao diện người quản trị.
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phần mềm
Dựa trên URS(6), thực hiện theo hướng dẫn
của Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE)(4).
Đánh giá phần mềm
Tiến hành theo hướng dẫn của Thực hành
tốt Sản xuất tự động hóa, bao gồm đánh giá
cài đặt và đánh giá vận hành (5) bởi người phát
triển phần mềm.
Đánh giá về cài đặt
Bao gồm Tài liệu liên quan (yêu cầu kỹ
thuật), Nội dung đánh giá (phiếu đánh giá cài
đặt), Cách tiến hành (đánh giá 2 lần theo Phiếu
đánh giá cài đặt, mỗi lần với Windows 7,
Windows 8 với phần mềm trên máy vi tính; hệ
điều hành Android 4.0 trở lên đối với điện
thoại thông minh) và Ghi kết quả (“+”: đạt, “-”:
không đạt).
Đánh giá về vận hành
Bao gồm Tài liệu liên quan (yêu cầu kỹ
thuật), Cơ sở dữ liệu (tự tạo và do bệnh viện
cung cấp), Nội dung đánh giá (phiếu đánh giá
vận hành), Cách tiến hành (đánh giá 2 lần theo
các chức năng đã liệt kê với phần mềm trên
máy vi tính và điện thoại thông minh) và Ghi
kết quả (“+”: đạt, “-”: không đạt).
KẾT QUẢ
Khảo sát tình hình ứng dụng CNTT
Tình hình ứng dụng CNTT
Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. Hồ
Chí Minh có sử dụng phần mềm quản lý
bệnh viện, tuy nhiên chức năng phần mềm
chỉ hỗ trợ các công tác khám chữa bệnh, kê
đơn thông thường. Đối với hoạt động
thông tin thuốc, hình thức phổ biến thông
tin chính tại bệnh viện là bản tin khoa Dược.
Bản tin sau khi biên soạn và duyệt được in
ra thành nhiều bản và phát đến các khoa,
phòng trong bệnh viện.
Khảo sát quy trình cụ thể
Bản tin cập nhật về thông tin thuốc, phác
đồ điều trị được dược sĩ thuộc khoa Dược
bệnh viện biên soạn định kỳ với tần suất 1 – 2
bản tin/tháng, xen giữa là các bản tin cập nhật,
cảnh báo khác nếu có thay đổi đột xuất.
Quy trình chi tiết được tiến hành qua các
bước: dược sĩ biên soạn, trưởng khoa Dược
duyệt, sau đó được phòng Kế hoạch Tổng hợp
(KHTH) và Ban giám đốc bệnh viện duyệt
trước khi được in và gửi tới các khoa, phòng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 522
Xây dựng yêu cầu kỹ thuật
Yêu cầu kỹ thuật của phần mềm Bản tin
khoa Dược được trình bày như văn bản sau:
Thông tin tổng quát
Tên phần mềm: Phần mềm Bản tin khoa
Dược (Phiên bản 1.0)
Công dụng: Hỗ trợ biên soạn, theo dõi bản
tin khoa Dược
Thời gian phát triển: 2017 – 2018
Giao diện phần mềm
Phông chữ: Hoàn toàn bằng tiếng Việt.
Giao diện chính: Khi khởi động phần mềm,
xuất hiện cửa sổ Đăng nhập. Sau khi đăng
nhập thành công, cửa sổ Giao diện chính mới
được kích hoạt. Kích thước màn hình chính tự
động thích nghi với độ phân giải của màn
hình máy vi tính hoặc màn hình điện thoại
thông minh.
Các giao diện phụ: Các giao diện phụ phải
được thiết kế một cách có hệ thống.
Chức năng phần mềm
Nhập dữ liệu
Cho phép nhập và chỉnh sửa dữ liệu đã
định dạng từ phần mềm khác (MS-Word)
thông qua tự soạn thảo hoặc nhập tập tin đã
soạn trước.
Phê duyệt bản tin
Những người dùng được cấp quyền
được phép phê duyệt bản tin trước khi gửi
đi, bản tin chỉ được gửi khi đã được duyệt ở
cấp cao nhất.
Giám sát theo dõi bản tin
Cho phép chọn đối tượng nhận bản tin
theo cá nhân và giám sát việc theo dõi bản tin
của từng cá nhân qua 2 hoạt động xem và
phản hồi.
Báo cáo
Trình bày dữ liệu thống kê trong từng
khoảng thời gian; cho phép xuất dữ liệu theo
định dạng phần mềm khác (MS-Excel).
Đầu vào và đầu ra
Đầu vào
Các tập tin mà người dùng đưa vào, nội
dung ý kiến, bình luận hoặc thao tác nhấp
chuột, chạm màn hình điện thoại thông minh.
Đầu ra
Lưu trữ vào cơ sở dữ liệu (CSDL) hoặc
hiển thị thông tin trên màn hình.
Thiết kế giao diện phần mềm
Phần mềm trên máy vi tính
Giao diện chính
Được kích hoạt sau khi đăng nhập, cho
phép mở các giao diện Danh mục, Hệ thống. Từ
đây, tùy vào quyền được cấp mà từng cá nhân
có thể truy cập tới các giao diện thao tác đối
với bản tin: Biên soạn, Duyệt, Xem và Thống kê.
Giao diện Danh mục
Hệ thống cho phép người quản trị truy cập,
thay đổi thông tin, cấp quyền truy cập cho tài
khoản người dùng thông thường.
Giao diện Biên soạn bản tin
Cho phép người dùng thuộc khoa Dược
biên soạn, chỉnh sửa các bản tin đã được soạn
trước và lựa chọn đối tượng nhận tin, sau khi
hoàn tất, bản tin sẽ được gửi tới người duyệt.
Giao diện Duyệt bản tin
Cho phép người dùng có thẩm quyền phê
duyệt sẽ duyệt các bản tin theo cấp. Tại cấp
cao nhất, sau khi duyệt hoàn tất, bản tin sẽ
được gửi cho các đối tượng nhận.
Giao diện Xem bản tin
Cho phép người dùng xem các bản tin
được gửi tới tài khoản đăng nhập đó, đồng
thời cho phép phản hồi ý kiến đối với từng
bản tin.
Giao diện Thống kê bản tin
Cho phép người dùng thuộc khoa Dược
thống kê số bản tin đã gửi trong từng khoảng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 523
thời gian, theo chủ đề, đồng thời giám sát tình
hình xem và phản hồi đối với từng cá nhân
được gửi tin.
Ứng dụng trên điện thoại thông minh
Giao diện Bản tin khoa Dược
Được kích hoạt sau khi đăng nhập, từ đây
có thể chọn đến giao diện phụ gồm Bản tin chờ
duyệt và Bản tin đã duyệt.
Giao diện Bản tin chờ duyệt
Chỉ cho phép người duyệt truy cập, chứa
các bản tin chưa duyệt theo từng cấp, người
duyệt có thể tiến hành phê duyệt trực tiếp
trên điện thoại thông minh.
Giao diện Bản tin đã duyệt
Chứa danh sách các bản tin được gửi đến
người dùng cùng thông tin “Đã xem” và “Đã
phản hồi”. Khi chọn một bản tin bất kỳ, giao
diện Nội dung bản tin xuất hiện chứa nội dung
chi tiết, cho phép người dùng nhập phản hồi
của mình từ điện thoại.
Sau khi đăng nhập, thiết bị sẽ được ghi
nhớ trên CSDL. Khi có bản tin mới được đưa
lên, ứng dụng sẽ tự động bật thông báo cho
người dùng sử dụng thiết bị.
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ thuật phần mềm gồm 4 phần
Phần mở đầu
Giới thiệu, mục đích và phạm vi áp dụng
phần mềm.
Mô tả tổng quát
Nêu triển vọng và tóm tắt từng chức
năng cụ thể của phần mềm, quy định đặc
điểm người dùng và môi trường hoạt động.
Có 9 chức năng cụ thể, bao gồm: Đăng nhập,
Quản lý danh mục, Quản lý tài khoản –
phân quyền, Soạn bản tin, Duyệt bản tin,
Chỉnh sửa bản tin, Xem bản tin, Thống kê,
Ghi vết.
Chức năng phần mềm
Chứa lưu đồ và mô tả thao tác chi tiết
cho từng chức năng đã nêu trong phần Mô
tả tổng quát.
Các yêu cầu khác
Gồm một số yêu cầu bổ sung về tính hiệu
quả, an toàn, bảo mật
Đánh giá phần mềm
Giao diện phần mềm
Phần mềm Bản tin khoa Dược bao gồm 2
phần chính: phần mềm trên máy vi tính gồm
tổng cộng 14 giao diện và ứng dụng điện thoại
thông minh gồm tổng cộng 6 giao diện chính
và 2 cửa sổ phụ.
Quy trình biên soạn một bản tin
- Dược sĩ phụ trách biên soạn bản tin tại
khoa Dược nhập tiêu đề, thông tin, tập tin bản
tin chính thức và ghi chú, lựa chọn nhóm đối
tượng nhận tại giao diện Soạn bản tin (Hình 3).
Phần mềm cho phép xem trước tập tin đã
nhập trước khi gửi đi (Hình 4).
- Sau khi gửi đi, bản tin sẽ được vào danh
sách chờ duyệt, danh sách này hiện theo từng
cấp duyệt trên giao diện Duyệt bản tin (Hình
5), bản tin được duyệt theo tuần tự: trưởng
khoa Dược, phòng KHTH, Ban giám đốc.
Người duyệt có thể xem, góp ý hoặc sửa trực
tiếp trên bản tin.
- Nếu có góp ý, bản tin sẽ được chuyển
trả về người soạn cùng ý kiến và bản tin
duyệt nếu có (do người duyệt sửa). Sau khi
thay đổi, bản tin sẽ được gửi lại tới cấp độ
duyệt tương ứng.
- Bản tin sau khi được duyệt ở cấp cao nhất
là Ban giám đốc sẽ được gửi tới người nhận,
có thể được xem tại giao diện Xem bản tin trên
máy vi tính hoặc giao diện Nội dung bản tin
trên điện thoại thông minh (Hình 7, Hình 8).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 524
Hệ thống cho phép Duyệt bản tin trên điện
thoại thông minh (Hình 9). Hệ thống sẽ tự
động ghi nhận sau khi người đọc thực hiện
thao tác Xem hoặc Phản hồi (Hình 10).
- Giao diện Thống kê bản tin cho phép
thống kê bản tin đã gửi theo từng khoảng thời
gian, chủ đề và giám sát tình hình theo dõi
bản tin đối với từng cá nhân (Hình 5).
Một số giao diện phần mềm:
Phần mềm trên máy vi tính
Hình 1: Giao diện chính và giao diện Đăng nhập
Hình 2: Giao diện Phân quyền sử dụng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 525
Hình 3: Giao diện Soạn bản tin
Hình 4: Giao diện Xem bản tin
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 526
Hình 5: Giao diện Duyệt bản tin
Hình 6: Giao diện Thống kê bản tin
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 527
Ứng dụng trên điện thoại thông minh
Hình 7: Giao diện Bản tin khoa Dược
Hình 8: Giao diện Nội dung bản tin
Đánh giá cài đặt
Phần mềm được đóng gói với tổng cộng 15
MB với 1 tập tin cần cài đặt cho phần mềm.
Quá trình cài đặt trên Windows XP và
Windows 7 tiến hành bình thường, màn hình
thích nghi với độ phân giải của Windows và
không gây xung đột với các phần mềm khác
trong hệ thống máy tính. Phần mềm sau khi
cài đặt có thư mục trong Program Files, xuất
hiện biểu tượng trên Start\Programs và
Desktop. Có thể tháo gỡ cài đặt bình thường
thông qua Control Panel, các tập tin được tháo
gỡ hoàn toàn.
Ứng dụng trên điện thoại thông minh
được đóng gói tổng cộng 9 MB trong 1 tập tin
cài đặt .apk. Quá trình cài đặt trên hệ điều
hành Android các phiên bản 4.0 và 5.0 diễn ra
bình thường, màn hình thích nghi với độ phân
giải của điện thoại và không gây xung đột với
các ứng dụng khác. Ứng dụng sau khi cài đặt
có biểu tượng trên màn hình điện thoại và có
thể được tháo gỡ hoàn toàn bằng một thao tác.
Hình 9: Giao diện Duyệt Bản tin
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 528
Hình 10: Giao diện Phản hồi bản tin
Đánh giá vận hành
Kết quả đánh giá về vận hành đối với các
chức năng của phần mềm Bản tin khoa Dược
trên máy vi tính trên điện thoại thông minh cho
thấy phần mềm đạt các yêu cầu về chức năng
trong quá trình vận hành. Phần mềm có kiểm
soát quyền người dùng khi đăng nhập. Các chức
năng hoạt động đúng theo thiết kế. Các thao tác
của người dùng đều được ghi nhận, xử lý và lưu
trên CSDL. Chưa đánh giá vận hành trên các hệ
điều hành Linux, Mac Intocsh.
BÀN LUẬN
Công tác biên soạn và đăng bản tin khoa
dược đến các khoa phòng là công tác thường
xuyên và quan trọng, nhưng thường các bản tin
in giấy không được các khoa phòng quan tâm.
Dựa trên quy trình hiện có, phần mềm Bản tin
khoa dược giúp biên soạn trên máy tính, đặc biệt
giúp phê duyệt thông qua mạng máy tính,
không cần in giấy, ngoài ra cho phép người
duyệt ở các cấp khác nhau có thể xem trực tiếp
trên thiết bị di động, từ đó nhanh chóng và kịp
thời phê duyệt, giúp công tác từ lúc biên soạn
đến khi duyệt tin rất nhanh chóng. Ngoài ra,
phần mềm cung cấp bản tin một cách tự động
đến từng đối tượng riêng biệt theo từng chủ đề,
điều này giúp cho các khoa phòng được cung
cấp thông tin hữu ích hơn. Người xem có thể
xem trên máy tính để bàn hoặc trên thiết bị di
động, việc đó giúp người xem tranh thủ được
thời gian rỗi để xem bản tin. Phần mềm cho
phép phản hồi và bình luận trực tiếp trên phần
mềm về bản tin mình xem. Bên cạnh đó, phần
mềm còn giám sát các khoa phòng có mở hay
xem các bản tin được gửi hay không, tránh lãng
phí tài nguyên của bệnh viện.
KẾT LUẬN
Đề tài đã khảo sát tình hình ứng dụng CNTT
và quy trình cụ thể về bản tin khoa Dược tại
bệnh viện. Từ đó đề xuất yêu cầu kỹ thuật, thiết
kế giao diện và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Phần mềm Bản tin khoa Dược hoàn chỉnh hoạt
động trên cả máy vi tính và điện thoại thông
minh được đánh giá đạt về cài đặt và vận hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2011). Thông tư số 22/2011/TT-BYT, Quy định tổ
chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.
2. Bộ Y tế (2018). Công văn số 102/CNTT-YTĐTI, V/v: Tăng
cường ứng dụng CNTT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Carter BL (2016). Evolution of Clinical Pharmacy in the US
and Future Directions for Patient Care. Drugs & aging,
33(3): pp.169-177
4. Institute of Electrical & Electronics Engineers (1998). IEEE
Recommended Practice for Software Requirements
Specifications, IEEE organization.
5. ISPE, GAMP (2001). GAMP 4 guide for Validation of
automated systems.
6. Schmidt RF (2013). Software engineering: architecture-
driven software development. Newnes: pp.263-303.
7. Shadi Ghaibi, Heather I, and Michael G (2015). ASHP
guidelines on the pharmacist’s role in providing drug
information. American Journal of Health-System Pharmacy,
72(7): pp.573-577
8. Trinh HT, Nguyen HT, Pham VT, Ba HL, Dong PT, Cao TT
(2018). Hospital clinical pharmacy services in Vietnam.
International journal of clinical pharmacy, Published Online:
31 March 2018.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_va_danh_gia_phan_mem_ban_tin_khoa_duoc_tai_benh_vie.pdf