Xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học hỗ trợ dạy học môn khoa học Lớp 5, chủ đề vật chất và năng lượng

Tài liệu Xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học hỗ trợ dạy học môn khoa học Lớp 5, chủ đề vật chất và năng lượng: 130 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN GIẢI NGHĨA THUẬT NGỮ KHOA HỌC HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5, CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Phạm Thị Quỳnh Anh, Ngô Thị Tâm Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Thuật ngữ môn khoa học (gọi tắt là thuật ngữ khoa học) là một bộ phận từ quan trọng trong chương trình khoa học lớp 5. Nó có tác động lớn trong quá trình học sinh Tiểu học tiếp thu các tri thức khoa học. Trong môn Khoa học lớp 5, có khá nhiều thuật ngữ lần đầu tiên các em được biết, nên không phải thuật ngữ khoa học nào cũng dễ hiểu. Nếu không hiểu đúng sẽ dễ dẫn đến sai lệch kiến thức. Hơn nữa, trong quá trình giảng dạy, các giáo viên cũng có nhiều cách giải thích khác nhau, và đôi khi có những cách giải thích chưa phù hợp với các học sinh yếu về tư duy ngôn ngữ. Chính vì vậy, để giúp các em và giáo viên thuận lợi trong quá trình dạy và học, cần xây dựng từ điển giải nghĩa các thuật ngữ khoa học. Từ khóa: thuật ngữ, khoa học, từ điển, từ điển t...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học hỗ trợ dạy học môn khoa học Lớp 5, chủ đề vật chất và năng lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
130 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN GIẢI NGHĨA THUẬT NGỮ KHOA HỌC HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5, CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Phạm Thị Quỳnh Anh, Ngô Thị Tâm Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Thuật ngữ môn khoa học (gọi tắt là thuật ngữ khoa học) là một bộ phận từ quan trọng trong chương trình khoa học lớp 5. Nó có tác động lớn trong quá trình học sinh Tiểu học tiếp thu các tri thức khoa học. Trong môn Khoa học lớp 5, có khá nhiều thuật ngữ lần đầu tiên các em được biết, nên không phải thuật ngữ khoa học nào cũng dễ hiểu. Nếu không hiểu đúng sẽ dễ dẫn đến sai lệch kiến thức. Hơn nữa, trong quá trình giảng dạy, các giáo viên cũng có nhiều cách giải thích khác nhau, và đôi khi có những cách giải thích chưa phù hợp với các học sinh yếu về tư duy ngôn ngữ. Chính vì vậy, để giúp các em và giáo viên thuận lợi trong quá trình dạy và học, cần xây dựng từ điển giải nghĩa các thuật ngữ khoa học. Từ khóa: thuật ngữ, khoa học, từ điển, từ điển thuật ngữ, vật chất, năng lượng. Nhận bài ngày 26.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.2.2019 Liên hệ tác giả: Phạm Thị Quỳnh Anh; Email: ptqanh@hnmu.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, khái niệm, thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của con người. Ngay cả ở trong chương trình học của học sinh Tiểu học, hệ thống thuật ngữ khoa học đã được đưa vào để các em tiếp xúc, làm quen. Nhưng có nhiều em còn chưa hiểu hết khái niệm của thuật ngữ đó, và việc dạy học - giải nghĩa các thuật ngữ đôi khi còn mang tính hàn lâm, sách vở. Vì thế để quá trình dạy và học các thuật ngữ trở nên hấp dẫn hơn, bản thân mỗi giáo viên nên tự xây dựng một cuốn từ điển nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ khoa học Cũng như các nhà ngôn ngữ học thế giới, các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học ở Việt Nam đã đưa ra nhiều cách hiểu, cắt nghĩa về thuật ngữ. Cố giáo sư Đỗ Hữu Châu có quan TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019 131 niệm về thuật ngữ như sau: “Thuật ngữ khoa học, kĩ thuật bao gồm các đơn vị từ vựng được dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm... trong những ngành kĩ thuật công nghiệp và trong những ngành khoa học tự nhiên hay xã hội. Khác với từ thông thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng... có thực trong thực tế, đối tượng của ngành kĩ thuật và ngành khoa học tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực tế khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ. Mỗi thuật ngữ như là một “cái nhãn” dán vào đối tượng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung của nó” [1, tr.32]. Hay như trong cuốn “Tình hình và xu hướng phát triển thuật ngữ tiếng Việt trong mấy chục năm qua” hai tác giả Lưu Vân Lăng và Nguyễn Như Ý đã có quan điểm: “Thuật ngữ là bộ phận ngôn ngữ (từ vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính của khoa học, kĩ thuật, chính trị, tức là những lĩnh vực của hiện thực xã hội đã được tổ chức một cách có trí tuệ” [4, tr.48]. Xét về đặc điểm, hai nhà nghiên cứu Corsunôp và Xuburôva đã dẫn ra các đặc điểm của thuật ngữ, đó là: “Không có thuật ngữ đa nghĩa trong một ngành; không có từ đồng nghĩa; phản ánh những đặc trưng cần và đủ của khái niệm; tính hệ thống” [7, tr.89]. Nhà nghiên cứu Dafydd Cribbon đã khẳng định tính chính xác, khoa học của thuật ngữ, đó là thuật ngữ khoa học thì tuyệt đối không chứa những đặc điểm thừa và nó có hình thức ngữ pháp tương ứng với khái niệm. Ở Việt Nam, cố Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã đề cập khá đầy đủ về những yêu cầu của thuật ngữ chuẩn. Theo ông: “(1) Mỗi ý phải có một danh từ để gọi; (2) Danh từ ấy phải dùng riêng về ý đấy; (3) Mỗi ý đừng có nhiều danh từ; danh từ trong các môn phải thành một thể duy nhất và liên lạc; (4) Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý; (5) Danh từ trong các môn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc; (6) Danh từ phải gọn; (7) Danh từ phải có âm hưởng Việt Nam; (8) Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có tính chất quốc gia” [2, tr.45]. Với những đặc điểm trên thì ba đặc điểm đầu tiên thể hiện tính chính xác của thuật ngữ, điểm thứ 4 thể hiện tính chất dễ nhớ của thuật ngữ. Điểm thứ 5 thể hiện tính hệ thống, điểm thứ 6 thể hiện tính ngắn gọn, điểm thứ 7 và điểm thứ 8 thể hiện tính dân tộc của thuật ngữ. Trong bản báo cáo về vấn đề xây dựng thuật ngữ tại Hà Nội. Năm 1977, tác giả Nguyễn Như Ý cũng đề cập đến đặc điểm của thuật ngữ trong bài báo: “Vấn đề đối chiếu trong từ điển thuật ngữ” đăng trong Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, về tính chính xác, tính hệ thống chặt chẽ về kết cấu và tính tiện dụng. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng khẳng định đặc điểm của thuật ngữ trong cuốn “Từ vựng học Tiếng Việt”, xuất bản năm 1998, đó là tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế [3, tr.15]. 132 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2.2. Mục đích và yêu cầu xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học hỗ trợ dạy học môn Khoa học lớp 5, chủ đề Vật chất và Năng lượng 2.2.1. Mục đích Việc xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học hỗ trợ dạy học môn Khoa học lớp 5 là cần thiết, bởi chủ đề Vật chất và Năng lượng là một trong bốn chủ đề trong chương trình và nó khá khó đối với các em học sinh. Nhiều thuật ngữ khoa học lần đầu tiên xuất hiện trong nhận thức của các em khiến các em còn bỡ ngỡ trong việc hiểu nghĩa của nó. Hơn nữa, trong độ tuổi này, khả năng tư duy, tưởng tượng của các em còn chưa cao nên khó có thể hình dung được bản chất, nội hàm của các thuật ngữ. Do vậy, để giúp học sinh mở rộng vốn từ khoa học, hiểu rõ thuật ngữ và các thuật ngữ liên quan, cần phải xây dựng một hệ thống từ điển giải nghĩa thuật ngữ nhằm hỗ trợ các em, giúp các em có thể hiểu được nội dung bài học, có cơ sở để học tốt bộ môn khoa học lớp 5, đồng thời có thêm công cụ tra cứu để hỗ trợ quá trình tự học môn học này. Đối với giáo viên, để dạy tốt chủ đề Vật chất và Năng lượng và có những bài dạy định hướng giải nghĩa từ, giúp học sinh nắm chắc kiến thức thì cần chủ động xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ. Nếu chỉ dựa vào các kiến thức trong sách giáo khoa thì bài giảng của người giáo viên sẽ không hấp dẫn, cuốn hút học sinh. Nhiều từ, thuật ngữ trong sách chưa được rõ nghĩa, khó hiểu, học sinh không hiểu đúng nghĩa sẽ dẫn đến hiểu sai nội dung bài học. Bên cạnh đó, việc giải nghĩa như trong sách giáo khoa không phải lúc nào cũng phù hợp bởi trong một lớp có những em học sinh yếu về tư duy ngôn ngữ sẽ không hiểu được nghĩa của từ. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy và giải nghĩa từ, người giáo viên cần có các phương pháp dạy độc đáo, sử dụng phối hợp các phương tiện, cách thức lôi cuốn để học sinh có thể hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu bản chất của từ ngữ được đề cập trong bài học. Từ đó, bài học sẽ khắc sâu vào trí nhớ của các em. 2.2.2. Một số yêu cầu khi xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học trong dạy học chủ đề Vật chất và Năng lượng Yêu cầu về thiết kế - Tính thẩm mĩ: bất kì sản phẩm nào cũng đều đòi hỏi có tính thẩm mĩ. Tính thẩm mĩ vô cùng quan trọng, nó giúp cho người xem cảm thấy thu hút hơn vì cái đẹp luôn được mọi người trân trọng. - Tính khoa học: giúp cho cuốn từ điển trở nên khoa học và logic hơn. Hay cụ thể hơn là các từ ngữ được giải nghĩa và trình bày hợp lí. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019 133 - Tính chính xác: Các thuật ngữ khi được giải nghĩa phải đảm bảo được độ chính xác. Nếu nghĩa của các thuật ngữ không rõ ràng, mờ nghĩa hay tối nghĩa sẽ bị loại bỏ và thay thế vào đó là cách giải nghĩa chính xác hơn. - Tính tiện dụng: Từ điển được xây dựng phải phù hợp với đối tượng sử dụng. Yêu cầu về thuật ngữ được giải nghĩa Các khái niệm, thuật ngữ thông dụng về cơ bản, học sinh đã hiểu, nắm rõ. Việc xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học chỉ áp dụng với các khái niệm, thuật ngữ mới, khó với nhận thức của học sinh. Do vậy, giáo viên khi xây dựng từ điển giải nghĩa thuật ngữ cần nắm bắt được năng lực nhận thức, trình độ ngôn ngữ của học sinh cũng như hiểu biết về bản chất, nội hàm của các thuật ngữ, khái niệm ấy. Hệ thống các từ cần giải nghĩa ở chủ đề Vật chất và Năng lượng trong chương trình khoa học lớp 5 từ bài 22 đến bài 50 được thể hiện ở bảng thống kê dưới đây: TT TỪ TT TỪ TT TỪ 1 Bi- o- ga 17 Dung dịch 33 Nước đá 2 Ăn mòn 18 Gạch 34 O- xi 3 Biến đổi hóa học 19 Gang 35 Pin 4 Biến đổi lí học 20 Gỉ 36 Sắt 5 Cac- bo-nic 21 Gió 37 Song 6 Cao su 22 Hỗn hợp 38 Than đá 7 Cát trắng 23 Hợp kim 39 Thép 8 Cầu chì 24 Mạch điện 40 Thủy tinh 9 Chất dẻo 25 Mặt trời 41 Thuyền buồm 10 Chưng cất 26 Mây 42 Tính đàn hồi 11 Công tơ điện 27 Máy phát điện 43 Tre 12 Đá vôi 28 Năng lượng 44 Tua- bin 13 Dầu mỏ 29 Nến 45 Xăng 14 Dây điện 30 Ngói 46 Xi măng 15 Dây tóc 31 Nhôm 16 Đồng 32 Ni- to 134 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Yêu cầu về bố cục, trình bày Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại từ điển và hầu hết các cuốn từ điển đều được trình bày dưới dạng: từ mới - từ loại - giải nghĩa - ví dụ minh họa. Tuy vậy, những cuốn từ điển đó, học sinh không hứng thú lắm bởi nó chưa có các hình ảnh để minh họa cho nghĩa của từ. Chính vì lí do trên, chúng ta cần thiết kế một cuốn từ điển khoa học sao cho phù hợp với từng đối tượng người sử dụng và lại cuốn hút. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra cách bố cục, trình bày như sau: từ điển sẽ được sắp xếp theo thứ tự chữ cái a, b, c. Từ mới được in đậm và giải nghĩa. Bên cạnh là hình ảnh minh họa cho từ giải nghĩa. Phía dưới hình ảnh là ví dụ và một số cách giải nghĩa khác. Sau đây là phần mô phỏng thiết kế từ điển bằng Microsoft Word. Với phần mềm này, mỗi giáo viên đều có thể tự xây dựng từ điển thuật ngữ hỗ trợ dạy học các môn học, sau khi được in ra và đóng thảnh cuốn, việc mang theo từ điển bên mình mọi lúc mọi nơi sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 29/2019 135 Đương nhiên, nguyên tắc cao nhất khi xây dựng từ điển là phải bảo đảm tính chính xác, tính khoa học của các khái niệm, thuật ngữ, song với đối tượng là học sinh, lại là học sinh lớp 5, cách bố cục, trình bày từ điển giải nghĩa một số thuật ngữ khoa học mới, chưa hiểu, khó hiểu, khó hình dung như trên sẽ giúp các em nhanh chóng nắm bắt, ghi nhớ được chúng, từ đó bổ sung thêm vốn từ, tăng sự hiểu biết và dễ dàng nhận diện chúng trong tự nhiên và đời sống hàng ngày. 3. KẾT LUẬN Từ điển giải nghĩa thuật ngữ khoa học lớp 5 là công cụ hỗ trợ quá trình dạy học của giáo viên và học sinh. Không chỉ hỗ trợ quá trình dạy học mà cuốn từ điển còn có thể hỗ trợ học sinh tự học môn học này một cách dễ dàng và thú vị hơn. Học sinh sẽ nắm được các khái niệm, các thuật ngữ mà các em chưa từng biết đến hoặc mới nghe qua một cách đầy đủ nhất về mặt tư duy lẫn tưởng tượng. Bên cạnh những thuận lợi đó, cuốn từ điển còn có một số thuật ngữ trừu tượng không thể minh họa bằng hình ảnh đôi khi khiến các em gặp khó khăn. Chúng tôi mong muốn trong tương lai, cuốn từ điển này sẽ được phát triển trở thành từ điển online về tất cả các chủ đề của chương trình khoa học của Tiểu học để có thể hỗ trợ được tất cả các đối tượng học sinh chứ không riêng gì các em học sinh lớp 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ , tập II (Từ hội học), - Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Hoàng Xuân Hãn (1948), Danh từ khoa học, - Vĩnh Bảo, Sài Gòn. 3. Lưu Vân Lăng (1977), Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, - Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 4. Lưu Vân Lăng, Nguyễn Như Ý (1971), “Tình hình và xu hướng phát triển thuật ngữ tiếng Việt trong mấy chục năm qua”, - Tạp chí Ngôn ngữ, số 1 . 5. PGS. Hồ Lê (2018), Từ điển tiếng Việt, - Nxb Thanh niên. 6. Phạm Lê Biên (2018), Từ điển tiếng Việt cho học sinh, - Nxb Hồng Đức. 7. Corsunôp và G.G. Xuburôva X.L (1968), Công tác thuật ngữ, nguyên lí và phương pháp, - Nxb Khoa học, Matxcơva. 8. Dafydd Cribbon (1999), The importance of terminology, - Nxb Elsevier, Hà Lan. 136 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI BUILDING DICTIONARY TO EXPLAIN SCIENCE TERM IN SUPPORTING SCIENCE TEACHING OF 5TH GRADE, MATERIALS AND ENERGY TOPIC Abstract: Scientific terminology (referred to scientific term) is an important part of the 5th grade science program. It has a great impact in the process of elementary students absorbing scientific knowledge. In Science class 5, there are quite a lot of terms for the first time they are known, so not all scientific terms are easy to understand. If you do not understand correctly, it will lead to knowledge bias. Moreover, in the teaching process, teachers also have many different interpretations, and sometimes there are unsuitable explanations for students with weak language thinking. Therefore, in order to help children and teachers facilitate the process of teaching and learning, there should be a system of interpretation of scientific terms. Keywords: Terminology, science, dictionary, material, energy, scientific terminology, scientific terms, teaching science.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_7682_2206004.pdf
Tài liệu liên quan