Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm

Tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0036 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 122-129 This paper is available online at XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Dương Thị Thuý Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu sự cần thiết của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm; Từ đó xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên sư phạm và khảo sát về mức độ cần thiết của các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học sinh viên khi tốt nghiệp. Từ khóa: Năng lực, năng lực dạy học, tiêu chí, đánh giá, sinh viên sư phạm. 1. Mở đầu Năng lực dạy học (NLDH) là một trong những năng lực (NL) quan trọng nhất của nhà giáo, việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học cũng như yêu cầu về chuẩn năng lực dạy học đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và được thể hiệntrong khung chuẩn đầu ra và chuẩn ngh...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0036 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 122-129 This paper is available online at XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Dương Thị Thuý Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu sự cần thiết của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm; Từ đó xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên sư phạm và khảo sát về mức độ cần thiết của các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học sinh viên khi tốt nghiệp. Từ khóa: Năng lực, năng lực dạy học, tiêu chí, đánh giá, sinh viên sư phạm. 1. Mở đầu Năng lực dạy học (NLDH) là một trong những năng lực (NL) quan trọng nhất của nhà giáo, việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học cũng như yêu cầu về chuẩn năng lực dạy học đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và được thể hiệntrong khung chuẩn đầu ra và chuẩn nghề nghiệp giáo viên của các nước. Cộng hoà Liên bang Đức đã xây dựng Chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp trong đó có đề cập đến các tiêu chí về năng lực dạy học gồm 3 năng lực cơ bản, đó là: Giáo viên (GV) lập kế hoạch dạy học phù hợp với chuyên môn và công việc và tiến hành nó khách quan và cụ thể về chuyên môn; GVhỗ trợ việc học của học sinh (HS) qua việc tổ chức các tình huống học: động viên HS và tạo cho họ có năng lực thiết lập các mối liên hệ và sử dụng cái đã học; GV khuyến khích các khả năng tự quyết định học và làm việc của HS [2]. Singapore xây dựng khung NL của giáo sinh tốt nghiệp gồm 3 nhóm với 7 NL cốt lõi (NIE 2009), trong đó có các NL dạy học là những yêu cầu cơ bản mà giáo sinh phải thể hiện được bằng hành động và nhận thức khi tốt nghiệp. Malaysia, xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào năm 2009, là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên dựa vào năng lực. Khung chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm 3 chuẩn chính, trong đó chuẩn thứ 3 là chuẩn về các kĩ năng dạy-học [13]. Bên cạnh chuẩn giáo viên, Bộ giáo dục Malaysia đã xây dựng và phát triển công cụ đánh giá năng lực của người giáo viên theo các cấp độ khác nhau theo 4 tiêu chí: dạy và học, giá trị nghề nghiệp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và sự đóng góp chuyên môn, trong đó tiêu chí dạy và học chiếm khoảng 60% [12, 13]. Việt Nam đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học và Khung Chuẩn đầu ra đối với SV tốt nghiệp ĐHSP. Trong đó, NLDH là một tiêu chuẩn quan trọng gồm có các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể [1]. Tuy nhiên việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học cho sinh viên Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018 Liên hệ: Dương Thị Thuý Hà, e-mail: duongha108@gmail.com 122 Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm tốt nghiệp đại học sư phạm chưa được xây dựng để trở thành công cụ đánh giá năng lực này ở sinh viên. Để xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá NLDH gắn với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của trường ĐHSP, chúng tôi nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước để từ đó đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực dạy học cho sinh viên tốt nghiệp ĐHSP và kháo sát mức độ cần thiết các tiêu chí đánh giá năng lực này. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định được tính khoa học, thực tiễn và cần thiết của khung tiêu chí đánh giá năng lực sinh viên tốt nghiệp ĐHSP đã được xây dựng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sự cần thiết của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học là một trong các tiêu chí được nhiều quốc gia quan tâm, xây dựng và trở thành nhiệm vụ bắt buộc trong xây dựng chuẩn; từ đó xây dựng chương trình đào tạo. World Bank, 2005 đề xuất một bộ năng lực giáo viên, gồm ba nhóm NL với 12 NL cơ bản: (1) Thiết kế các tình huống dạy-học phù hợp với HS và nội dung môn học nhằm phát triển ở các em những NL theo yêu cầu của chương trình giáo dục; (2) Triển khai các tình huống dạy-học phù hợp với HS và nội dung môn học nhằm phát triển ở các em những NL theo yêu cầu của chương trình giáo dục; (3) Đánh giá tiến bộ của HS trong việc học nội dung môn học và nắm vững các NL theo yêu cầu; (4) Lập kế hoạch, tổ chức và giám sát cách thức làm việc của lớp hoặc tổ/nhóm nhằm tạo điều kiện cho sự học và xã hội hóa của HS; (5) Xử lí việc dạy cho thích ứng với tính đa dạng của HS; (6) Tích hợp công nghệ ICT vào việc chuẩn bị và triển khai các hoạt động dạy và học, vào quản lí lớp học và phát triển nghề nghiệp; (7) Truyền đạt đúng và rõ, bằng miệng cũng như bằng văn bản, trong các bối cảnh khác nhau liên quan đến nghề dạy học. Liên minh Châu Âu coi cải cách đào tạo giáo viên là lĩnh vực ưu tiên trong phát triển giáo dục để đạt các mục tiêu tham vọng của Chiến lược Lixbon. Có hai văn bản chỉ đạo quan trọng xác định các NL chủ chốt của GV (EC 2005) và các ưu tiên chính sách nhằm nâng cao chất lượng ĐTGV (EC 2007). Theo đó, các NL GV có thể gộp thành 8 nhóm với tổng cộng 36 NL, trong đó có năng lực dạy học bao gồm (Finnish Institute of Educational Research 2009: 52) [6, 7, 8, 9]: (1) Vận dụng các chiến lược dạy và học; (2) Hỗ trợ HS tự học; (3) Áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau;(4) Khơi dạy sự phát triển tinh thần và xúc cảm-xã hội của HS; (5) Khích lệ sự tôn trọng và hiểu biết đa văn hóa; (6) Dạy các lớp học không thuần nhất; (7) Dẫn dắt và hỗ trợ HS. Nâng cao chất lượng của GV không phải là kết quả học tập của giáo sinh như thế nào mà là năng lực thực hiện công việc của một người GV trong thực tiễn dạy học ra sao. Vậy nên năm 2013, Bộ giáo dục Malaysia đã xây dựng và phát triển công cụ đánh giá năng lực của người giáo viên theo các cấp độ khác nhau theo 4 tiêu chí: dạy và học, giá trị nghề nghiệp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và sự đóng góp chuyên môn. Theo công cụ này, tiêu chí dạy và học chiếm khoảng 60% kết quả.Về tiêu chí dạy học gồm 3 cấp độ: Cấp độ 1-2 (Kế hoạch bài giảng có mục tiêu rõ ràng; Lựa chọn đồ dùng dạy học); Cấp độ 3-4 (Kế hoach bài giảng có mục tiêu rõ ràng và có thể đánh giá được; Hoạt động dạy và học đáp ứng được mục tiêu đã đề ra; Đồ dùng dạy học phù hợp); Cấp độ 5-6 (Kế hoach bài giảng có mục tiêu rõ ràng và có thể đánh giá được và phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh; Hoạt động dạy và học đáp ứng được mục tiêu đã đề ra; Đồ dùng dạy học phù hợp và tạo hứng thú cho học sinh) [10]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo(NQ số 29-NQ/TW) đã xác định phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực: “. . . Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối 123 Dương Thị Thuý Hà truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. . . ”. Từ mục tiêu và những định hướng đổi mới của giáo dục phổ thông sau 2015, vị trí và vai trò của GV cũng có những thay đổi tương ứng. GV phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học; tạo hứng thú học tập cho HS; coi trọng DH phân hoá cá nhân; DH tích hợp; dạy HS biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội;... Tóm lại, họ phải trở thành NHÀ GIÁO DỤC hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức, phải là nhà quản lí, nhà tổ chức, nhà tư vấn giáo dục học sinh. . . Vấn đề trên đặt ra cần đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ này, các cơ sở đào tạo giáo viên tương lai cần hướng vào những phẩm chất, năng lực như: có tầm nhìn hướng ra thế giới, có bản lĩnh và hoài bão là những năng lực chủ đạo của chương trình đào tạo giáo viên phổ thông của Việt Nam trong bối cảnh thay đổi. Quan trọng hơn cả phải xây dựng được tiêu chí đánh giá năng lực của sinh viên qua đó điều chỉnh hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới. Ở Việt Nam, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và Chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp ĐHSP đều có các yêu cầu về các tiêu chuẩn cụ thể. Nhìn chung, các chuẩn nghề nghiệp nhà giáo được xây dựng công phu, khoa học, đã được đưa vào thực tế nghề dạy học từ vài năm nay và đang được sử dụng làm căn cứ xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp hệ sư phạm ở các cơ sở đào tạo giáo viên; các chuẩn đầu ra này về cơ bản là hệ thống NL mà giáo sinh phải có và chứng tỏ được khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hệ thống NL này sẽ chuyển động như thế nào cùng với việc thay thế chương trình giáo dục phổ thông hiện nay bằng chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiện chưa có nghiên cứu đáng kể nào về vấn đề này. Vì vậy, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm là cần thiết, điều này gắn liền với xu thế chuyên nghiệp hóa nghề dạy học. 2.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp ĐHSP 2.2.1. Năng lực dạy học cho sinh viên tốt nghiệp ĐHSP Trong tâm lí học, năng lực được chia thành nhiều loại khác nhau. Theo đó, những năng lực đảm bảo thành công cho hoạt động nghề nghiệp được gọi là những năng lực nghề nghiệp. Và như vậy, có thể nói rằng, có bao nhiêu loại hình nghề nghiệp thì có bấy nhiêu loại năng lực nghề nghiệp. Theo ERIC Thesaurus: "Năng lực giáo viên: Kiến thức rõ ràng, sâu sắc và các kĩ năng cần thiết để thực hiện vai trò của người GV" (30/06/1993). Một GV có năng lực là người biết tổ chức hoạt động của nhóm HS; quan tâm đến sự tiến bộ của các em; tổ chức hoạt động học tập hướng đến mục tiêu đặt ra; biết đào sâu một số nội dung; biết giao tiếp với các đồng nghiệp; biết tự đặt câu hỏi về việc mình làm và biết đánh giá chất lượng công việc của bản thân. Những vấn đề này, GV có thể đã được học tất cả về mặt lí thuyết, nhưng có thể không biết áp dụng vào thực tế nghề nghiệp. Có năng lực có nghĩa là biết làm. World Bank (2005) đã đưa ra định nghĩa như sau về khái niệm năng lực GV: Một năng lực hoặc kĩ năng dạy học là khả năng huy động nhiều nguồn lực nhận thức để xử lí một loại tình huống dạy học đặc biệt. Thay vì liên quan đến việc dạy một nội dung hoặc kiến thức đặc biệt, các kĩ năng và năng lực dạy học gắn kết và tích hợp các nguồn lực nhận thức phù hợp với tình huống xẩy 124 Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm ra [15]. Nói đơn giản, năng lực dạy học (NLDH) liên quan đến khả năng giảng dạy tốt và năng lực GV là những kiến thức, kĩ năng và thái độ giúp cho việc đáp ứng thỏa mãn những yêu cầu xã hội và nghề nghiệp đối với vai trò giảng dạy và đem đến quá trình học tập tốt [11]. 2.2.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp ĐHSP Ở nước ta, khi mà chuẩn nghề nghiệp GV các cấp học được ban hành, nhiều nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp đối với SV tốt nghiệp đã và đang được triển khai. Trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông, chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo GV, yêu cầu của thực tiễn hoạt động nghề nghiệp GV, vai trò của người GV hiện đại với tư cách là nhà giáo dục, nhà hoạt động văn hoá-xã hội, nhà nghiên cứu và người tự học (4N), và những định hướng đổi mới căn bản và toàn diện GDPT sau 2015, kế thừa từ các kết quả nghiên cứu của các đề tài thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cũng như các đề tài khác có liên quan [3, 8], chúng tôi xây dựng 10 tiêu chí đánh giá NLDH của sinh viên tốt nghiệp ĐHSP như sau: Bảng 1. Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên sư phạm TT Tiêu chí Chỉ báo 1 Năng lực phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa - Trình bày được những vấn đề lí luận cơ bản về thiết kế và phát triển chương trình, chương trình môn học; - Phân tích và nhận xét về một chương trình môn học sẽ dạy ở phổ thông; - Xác định được hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện học tập của học sinh ứng với chương trình (môn, bài, tiết học và các mục học tập trong tiết); các điều kiện học sinh thực hiện chương trình này; - Phân tích chỉ ra mối liên kết giữa chương trình môn học cụ thể và các tài liệu giáo khoa có liên quan; - Phân tích và nhận xét một tài liệu giáo khoa có liên quan với chương trình môn học cụ thể. 2 Năng lực lập kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học - Phân tích được những nội dung lí luận cơ bản về “Kế hoạch dạy học”, “Kế hoạch bài học”; - Xây dựng được kế hoạch dạy học năm học, học kì, kế hoạch tháng, tuần; và dự kiến những tình huống có thể nảy sinh và cách xử lí trong kế hoạch bài học; - Xác định được mục tiêu dạy học (cho cả môn học, từng chương, bài) theo hướng hình thành năng lực, thể hiện tính tích hợp (dạy học và giáo dục) và phân hóa theo các bậc nhận thức, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của nhà trường, đặc điểm tình hình địa phương; - Xác định được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chính phù hợp với từng chủ đề nội dung, từng bài học; - Thiết kế được các hoạt động học tập của HS phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh và phù hợp với từng loại đối tượng HS; - Xác định được nội dung, hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS sau mỗi bài, chương, mỗi phần của chương trình. 125 Dương Thị Thuý Hà 3 Năng lực tổ chức các hoạt động học tập của HS/Năng lực thực hiện kế hoạch bài học - Trình bày được những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động học, hoạt động dạy, tự học của HS; các cách thức, phương pháp đánh giá và thu thập thông tin phản hồi về hoạt động dạy học ; - Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động học tập theo phương thức trải nghiệm cho HS trên lớp và ở nhà theo mục tiêu và nội dung học tập; - Thu thập và xử lí thông tin phản hồi từ học sinh, đồng nghiệp và từ các nguồn khác để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học cho HS theo thiết kế ban đầu phù hợp với thực tế lớp học. 4 Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn - Trình bày được nội hàm và phân biệt được các phương pháp, phương tiện và biện pháp (kĩ thuật), hình thức dạy học phổ biến hiện nay (Nội dung phương pháp, kĩ thuật, cách tiến hành, điểm mạnh và hạn chế, điều kiện sử dụng. . . ); - Lựa chọn và sử dụng phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức dạy học vào tình huống dạy học cụ thể; giải thích và bình luận việc chọn và sử dụng phương pháp, phương tiện và kĩ thuật đó; - Vận hành các loại phương tiện dạy học đúng kĩ thuật, quy trình sư phạm, hiệu quả, an toàn; - Sử dụng một số phần mềm công cụ để dạy học; chế tạo một số phương tiện dạy học phổ biến, đơn giản. 5 Năng lực dạy họcphân hóa - Phân tích được những nội dung cốt lõi của phân hóa trong tổ chức dạy học (bản chất, các hình thức, phương pháp dạy học phân hóa. . . ); - Nhận xét và định dạng được các chương trình môn học hiện nay ở phổ thông theo tiêu chí phân hóa; - Lựa chọn phương pháp, và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung và từng đối tượng học sinh; - Thiết kế và triển khai được một kế hoạch bài học có tính đến các đặc điểm khác nhau về khả năng, thái độ nhận thức. . . của HS. 6 Năng lực dạy họctích hợp - Trình bày và phân tích được bản chất của dạy học tích hợp, phân tích được xu hướng dạy học tích hợp; các phương pháp, hình thức dạy học tích hợp và các nguyên tắc phát triển chương trình quán triệt dạy học tích hợp; - Nhận xét được các chương trình môn học hiện nay ở phổ thông theo tiêu chí tích hợp; - Phân tích khả năng dạy học tích hợp của một chủ đề, một phần, một chương trong chương trình môn học; - Soạn và triển khai kế hoạch dạy học tích hợp một chủ đề, một bài; - Lập ma trận thể hiện nội dung tri thức tích hợp trong chương trình môn học ở THPT. 7 Năng lực tổ chức và quản lí lớp học, tạo môi trường học tập hiệu quả trong giờ học - Trình bày những vấn đề lí luận về tổ chức và quản lí lớp học (khái niệm; nội dung, phương pháp và kĩ thuật tổ chức tạo môi trường học tập hiệu quả cho HS); - Tổ chức và quản lí lớp học theo hướng tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện, tích cực, hiệu quả học tập của học sinh trong giờ học; - Sử dụng các phương pháp, biện pháp tổ chức và duy trì kỉ luật tích cực của lớp học theo hướng tăng cường vai trò tự quản của HS; 126 Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm - Sử dụng các phương pháp, biện pháp bao quát lớp học trong giờ lên lớp; - Xây dựng và duy trì quan hệ lớp học theo hướng thân thiện, tích cực, hiệu quả trong giờ lên lớp; - Hướng dẫn, hỗ trợ HS quản lí, tự kiểm soát và tự điều chỉnh bản thân; - Xử lí các tình huống nảy sinh trong lớp học, ngăn ngừa và giải quyết những xung đột xảy ra. 8 Năng lực hỗ trợ học sinh có nhu cầu đặc biệt trong dạy học - Phân tích và nhận dạng được các dạng học sinh có nhu cầu đặc biệt trong học tập; - Xây dựng được kế hoạch dạy học trợ giúp cá nhân phù hợp với từng học sinh; - Thực hiện hoạt động hỗ trợ dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh có nhu cầu đặc biệt nhằm phát huy tiềm năng học tập của các em; - Phối hợp với cha mẹ học sinh trong hỗ trợ dạy học học sinh có nhu cầu đặc biệt; - Đánh giá hiệu quả của các tác động sư phạm đến các dạng học sinh đặc biệt và điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp. 9 Năng lực đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh - Phân tích các vấn đề lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS (khái niệm, các hình thức đánh giá; các loại công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; kĩ thuật thiết kế và sử dụng các công cụ trong dạy học; các nguyên tắc thu thập thông tin phản hồi từ việc đánh giá thành tích); - Xây dựng kế hoạch đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinhtheo năm, học kì, tuần, và từng hoạt động; - Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh; - Lựa chọn được các phương pháp, phương tiện, các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp các loại đánh giá thể hiện được thái độ tích cực trong đánh giá và đánh giá được sự tiến bộ, sự thay đổi theo chiều hướng tích cực; Xác định các nguồn thu thập thông tin khác nhau; xử lí và phân tích các nguồn thông tin thu thập được; - Thực hiện đánh giá nhận xét khách quan; - Sử dụng được cổng thông tin điện tử, phần mềm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; - Quản lí, khai thác kết quả đánh giá dạy học để lập hồ sơ cho từng học sinh. 10 Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học - Trình bày được các loại hồ sơ, ý nghĩa của mỗi loại, cách lập và cách quản lí, khai thác sử dụng từng loại hồ sơ dạy học; - Xây dựng được hồ sơ dạy học; - Cập nhật các thông tin cần thiết vào hồ sơ dạy học; - Sử dụng một số phần mềm để lập, quản lí, sử dụng hồ sơ học sinh; - Khai thác các thông tin trong hồ sơ dạy học để đưa ra các quyết định dạy học và để quản lí, giáo dục học sinh; - Bảo quản an toàn và bảo mật hồ sơ và thông tin về học sinh. 2.3. Khảo sát về mức độ cần thiết của các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học sinh viên khi tốt nghiệp Sau khi xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên sư phạm, Để đánh giá mức độ cần thiết của các năng lực đề xuất, chúng tôi có tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 53 giảng viên sư phạm và 140 sinh viên năm cuối thuộc 3 trường đại học sư phạm là: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP – Đại học Đà Nẵng, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh về những mức độ cần thiết của các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học mà SVSP cần có khi tốt nghiệp. Kết quả như sau: 127 Dương Thị Thuý Hà Bảng 2. Đánh giá của giảng viên và sinh viên sư phạm về mức độ cần thiết của các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học TT Năng lực dạy học Sinh viên Giảng viên TB SD TB SD 1.1 Năng lực phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa 3.01 .807 3.09 .687 1.2 NL vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thứctổ chức DH bộ môn 3.41 .700 3.36 .653 1.3 Năng lực dạy học phân hóa 3.15 .741 3.28 .601 1.4 Năng lực dạy học tích hợp 3.29 .801 3.13 .652 1.5 NL lập kế hoạch DH, kế hoạch bài học 3.42 .702 3.47 .668 1.6 Năng lực tổ chức HĐ học tập của HS trên lớp /Nănglực thực hiện kế hoạch bài học 3.43 .702 3.55 .695 1.7 NL tổ chức và quản lí lớp học trên giờ học 3.44 .725 3.57 .665 1.8 Năng lực hỗ trợ HS có nhu cầu đặc biệt trong dạy học 3.19 .770 3.13 .652 1.9 Năng lực đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập củahọc sinh 3.46 .629 3.51 .697 1.10 Năng lực xây dựng, quản lí và sử dụng khai thác hồ sơdạy học 3.27 8.24 3.21 .600 Nguồn: Số liệu điều tra 2017 của đề tài nhiệm vụ: “Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá tốt nghiệp đối với sinh viên sư phạm trình độ đại học” Bảng trên cho thấy có sự nhất trí cao trong đánh giá của các đối tượng được hỏi về những tiêu chí đánh giá về năng lực dạy học mà SV sư phạm cần có khi tốt nghiệp. Trong 10 tiêu chí chúng tôi đưa ra được tất cả các đối tượng trả lời thống nhất là cần thiết.Ví dụ đối với năng lực phát triển chương trình và tài liệu giáo khoacó điểm trung bình 3.01 (SV) và 3.09 (giảng viên), Năng lực tổ chức hoạt động học tập của HS trên lớp/Năng lực thực hiện kế hoạch bài học có điểm trung bình 3.55, NL vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn có điểm trung bình 3.41(SV) và 3.36 (giảng viên)... Tuy nhiên có sự khác biệt đạt ở mức độ có ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của SV năm cuối và giảng viên. Điều này một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải đổi mới đánh giá SV sư phạm theo hướng chú trọng các năng lực thực hiện, cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp sau này của giáo sinh tương lai. 3. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu sự cần thiết của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm, chúng tôi đã xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên sư phạm vàkhảo sát về mức độ cần thiết của các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên khi tốt nghiệp. Kết quả khảo sát hệ thống tiêu chí đã xây dựng cho thấy bộ tiêu chí này có thể đánh giá năng lực dạy học cho sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm. Thông qua đó phát triển được năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm để sau khi ra trường họ có thể đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học. Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT. [2] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 128 Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm [3] Quyết định 4063/QĐ-ĐHSPHN-ĐT về việc ban hành chương trình đào tạo năng lực sư phạm cho sinh viên của trường đại học sư phạm. [4] Quy chế thực hành, thực tập sư phạm của Bộ GD&ĐT (Số: 36/2003/QĐ-BGDĐT). [5] Quy chế 43/2007-BGD&ĐT về đào tạo theo học chế tín chỉở các trường Đại học và cao đẳng. [6] Nguyễn Thị Kim Dung, 2009. Xác định những yêu cầu sư phạm đối với SV tốt nghiệp nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông hiện nay ở nước ta. B2009-17-177 [7] Nguyễn Thị Kim Dung, 2011. Giải pháp đổi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kỳ mới. B2011-17-CT04. [8] Nguyễn Thị Kim Dung, 2015. Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [9] Trần Bá Hoành, 2006. Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [10] Lê Quỳnh Nga, 2017. Định hướng đào tạo-bồi dưỡng giáo viên ở Malaysia trong bối cảnh hiện nay. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [11] Kiymet Selvi, 2005. Teacher competency, ushotsearches.com/competencies 0.html. [12] Jennifer King Rice, 2006. Understanding the Effectiveness of Teacher Attributes, http:// www.epinet. org.book. [13] Pauline SweeChooGoh, 2012. The Malaysian Teacher Standards: a look at the chalenges and im plications for teacher educators, Educ Res Policy Prac (2012) 11:73-87 DOI 10.1007/s10671-011-9 107-8. [14] Education Development Plan 2006-2010. [15] Clinical Preparation of teachers, 2010. A Policy Brief from American Association of Colleges For Teacher Education. ABSTRACT Development of criteria for teaching competence of graduated students in education Duong Thi Thuy Ha Institute of Education Reseach, Hanoi National University of Education The article researches the need of criteria development for teaching competency of student who graduated from education universities. Since then the paper has developed a set of criteria for competencies evaluation for educational students and conducted survey on the needs of teaching competencies evaluation criteria of student when graduated. Keywords: Competencies, teaching ability, criteria, evaluation, educational student... 129

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5112_dttha_5969_2123656.pdf
Tài liệu liên quan