Tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen tác phẩm văn học trong dạy học phương pháp chuyên ngành chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ Cao đẳng: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 27-31
27
Email: hoanghacm2@gmail.com
XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRONG DẠY HỌC PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN NGÀNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
Ngày nhận bài: 31/5/2019; ngày chỉnh sửa: 07/6/2019; ngày duyệt đăng: 12/6/2019.
Abstract: In the curriculum of training preschool teachers at college level, practicing the skills of
organizing the educational activities for preschool children is one of the important requirement to
meet the outcomes of the curriculum and the current standards of the Preschool teachers. Building
the criteria to evaluate the practical skills of organizing the educational activities for preschool
children is essential and significantly meaningful to the teaching and learning activities in the credit
system in education.
Keywords: Rubrics,...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen tác phẩm văn học trong dạy học phương pháp chuyên ngành chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ Cao đẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 27-31
27
Email: hoanghacm2@gmail.com
XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRONG DẠY HỌC PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN NGÀNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
Ngày nhận bài: 31/5/2019; ngày chỉnh sửa: 07/6/2019; ngày duyệt đăng: 12/6/2019.
Abstract: In the curriculum of training preschool teachers at college level, practicing the skills of
organizing the educational activities for preschool children is one of the important requirement to
meet the outcomes of the curriculum and the current standards of the Preschool teachers. Building
the criteria to evaluate the practical skills of organizing the educational activities for preschool
children is essential and significantly meaningful to the teaching and learning activities in the credit
system in education.
Keywords: Rubrics, evaluation, skill of organizing the educational activities for preschool
children.
1. Mở đầu
Trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non
(GVMN) trình độ cao đẳng, rèn luyện cho sinh viên kĩ
năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non là
một trong những yêu cầu quan trọng nhằm đáp ứng
chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và chuẩn nghề
nghiệp GVMN hiện hành.
Với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh
viên tham gia vào quá trình học tập và kiểm tra, đánh giá
như là một chủ thể với đặc trưng là khả năng tự học, tự
nghiên cứu, tự rèn luyện và tự đánh giá kiến thức, kĩ năng
chuyên môn của bản thân, mức độ đạt được chuẩn đầu ra
của học phần nói riêng và chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo nói chung. Do vậy, trong chương trình đào tạo
GVMN trình độ cao đẳng, việc xây dựng tiêu chí đánh
giá kĩ năng thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục cho
trẻ mầm non là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
đối với hoạt động dạy và học.
Đối với giảng viên, việc xây dựng các tiêu chí đánh
giá năng lực thực hành phương pháp chuyên ngành của
sinh viên giúp giảng viên có được những thông tin liên
quan đến người học một cách đồng bộ nhằm làm sáng tỏ
mức độ đạt được so với mục tiêu giáo dục đã đề ra, từ đó
giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy, xem xét
mục tiêu/chuẩn đầu ra của học phần hoặc chương trình
đào tạo đã thực sự phù hợp hay chưa; tìm tòi, nghiên cứu
và áp dụng các phương pháp giáo dục hiệu quả nhất với
từng đối tượng người học cụ thể, từ đó định hướng và
đưa ra biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy, đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo. Ngoài
ra, tiêu chí đánh giá cũng giúp giảng viên dễ dàng thống
nhất quan điểm và định lượng được việc đánh giá một
cách chính xác, khách quan, công bằng năng lực của
người học.
Đối với sinh viên, các tiêu chí đánh giá năng lực thực
hành phương pháp chuyên ngành là sự công khai hóa các
nhận định về năng lực và kết quả học tập của sinh viên,
giúp sinh viên tự đánh giá năng lực thực hành phương
pháp chuyên ngành, thấy được ưu điểm, hạn chế của bản
thân, cung cấp cho sinh viên những thông tin ngược để
điều chỉnh hoạt động học tập, tạo động lực thúc đẩy việc
học tập của người học, giúp người học có ý thức rèn
luyện, hình thành những thói quen tốt trong học tập.
Tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen tác
phẩm văn học (TPVH) là học phần thuộc khối kiến thức
chuyên ngành trong chương trình đào tạo GVMN trình
độ cao đẳng. Học phần một mặt giúp sinh viên có kĩ năng
tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen TPVH như là một
chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ, mặt khác, thông qua hoạt
động làm quen TPVH để phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ
tuổi mầm non.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát về hoạt động cho trẻ mầm non làm quen
tác phẩm văn học
Cho trẻ mầm non 0-6 tuổi làm quen TPVH là cách
GVMN thiết kế và tổ chức các dạng hoạt động giáo dục
nhằm giúp trẻ tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp (giá trị
nội dung, giá trị nghệ thuật) của TPVH ở mức sơ giản
nhất, qua đó thực hiện các mục tiêu giáo dục phát triển
nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mĩ, kĩ năng xã hội
và phát triển thể chất.
Cho trẻ mầm non làm quen TPVH có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Như đã
biết, văn học là một loại hình nghệ thuật dùng ngôn từ và
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 27-31
28
hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người, là
tấm gương phản ánh muôn mặt hiện thực cuộc sống, cả
tự nhiên và xã hội. Văn học là nguồn suối không cạn của
tri thức. Đã từ lâu, người ta nhận thấy sức mạnh to lớn
của văn học trong giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em
tuổi mầm non nói riêng.
Thông qua việc nghe giáo viên đọc thơ, kể chuyện,
hoặc cho trẻ tập đọc thơ, tập kể chuyện, đóng kịch theo cốt
truyện của TPVH, trẻ không những được cung cấp những
tri thức bổ ích mà còn được dạy cách quan sát tỉ mỉ thiên
nhiên xung quanh, được giáo dục thái độ tình cảm yêu quý,
ý thức chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên. Với phạm vi phản
ánh rộng lớn, cùng với việc mở rộng nhận thức về tự nhiên,
các tác phẩm thơ, truyện còn mở rộng nhận thức cho các
em về đời sống xã hội. Mỗi bài thơ, mỗi câu chuyện là một
chiếc cầu nối trẻ với cuộc sống, dạy cho trẻ biết bao điều
hay lẽ phải trong cuộc sống. Những khung cảnh nên thơ,
những hình tượng nghệ thuật sống động, bay bổng, đẹp đẽ
trong TPVH, những giá trị nhân văn cao cả mà TPVH
truyền tải chính là cơ sở để dần hình thành ở trẻ những tình
cảm xã hội tích cực, những nét phẩm chất đạo đức tốt đẹp
như lòng nhân ái, trung thực, dũng cảm, tình yêu quê
hương, đất nước, yêu gia đình, yêu những người thân...
Đồng thời, nó cũng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ
vô cùng hiệu quả. Cho trẻ làm quen TPVH có một ý nghĩa
lớn lao trong việc phát triển ngôn ngữ, năng lực nhận thức
và các quá trình tâm lí ở trẻ.
Văn học dùng ngôn ngữ làm chất liệu để xây dựng
các hình tượng nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống.
Tiếp xúc với TPVH, trên cơ sở hiểu nghĩa ngôn ngữ, trẻ
phải tưởng tượng, tái tạo lại các hình ảnh trong tác phẩm,
phải sắp xếp, phân tích các hình ảnh đã tưởng tượng ra
để hiểu và đánh giá đúng về các hình tượng nghệ thuật
trong tác phẩm. Vì thế, có thể nói rằng, quá trình tiếp
nhận, lĩnh hội giá trị của TPVH sẽ tạo điều kiện cho trẻ
có cơ hội phát triển khả năng chú ý, xúc cảm, tưởng
tượng, tư duy, trí nhớ.
Trong quá trình này, trẻ cũng được phát triển khả
năng nghe, nói, phát triển vốn từ cả về số lượng lẫn chất
lượng. Thông qua các hoạt động với TPVH (trả lời câu
hỏi của cô, tham gia dự đoán tình huống truyện, tập đọc
thơ, kể lại truyện), trẻ học được nhiều mẫu câu, nhiều
cách diễn đạt súc tích, mạch lạc, biểu cảm. Khả năng
ngôn ngữ của trẻ do đó cũng ngày càng được hoàn thiện.
Văn học không chỉ đem lại những kiến thức cụ thể,
chính xác như các môn khoa học cơ bản khác. Sự hiểu biết
của trẻ về thế giới xung quanh được văn học đem tới thông
qua các hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn
ngữ văn chương trau chuốt, tinh tế và hàm súc. Thông qua
ngôn từ nghệ thuật đó, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn
ngữ, vẻ đẹp của thiên nhiên vạn vật, vẻ đẹp của xã hội con
người. Văn học làm phong phú thêm cho trẻ biểu tượng về
cuộc sống xung quanh, phát triển khả năng tưởng tượng,
tư duy, trí nhớ, từ đó chắp cánh cho những ước mơ, sáng
tạo, giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất
nước, yêu con người và tin yêu cuộc sống.
2.2. Kĩ năng tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm
quen tác phẩm văn học
Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm
non (kĩ năng dạy học) là khả năng thực hiện có hiệu quả
một số thao tác hay một loạt các thao tác của một hành
động giảng dạy bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri
thức, cách thức, quy trình hợp lí trong thiết kế kế hoạch
và thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ độ
tuổi mầm non.
Kĩ năng tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen TPVH
của sinh viên chuyên ngành đào tạo GVMN trình độ cao
đẳng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
được xác định gồm 2 nhóm cơ bản sau: 1) Kĩ năng thiết
kế kế hoạch tổ chức hoạt động (thiết kế giáo án) cho trẻ
làm quen TPVH; 2) Kĩ năng thực hành (đóng vai) tổ chức
các hoạt động cho trẻ làm quen TPVH. Các tiêu chí đánh
giá kĩ năng thực hành cho trẻ mầm non làm quen TPVH
được xây dựng theo hai nhóm tương ứng nêu trên.
Dựa vào lí thuyết giáo dục học mầm non và đặc trưng
của hoạt động làm quen TPVH - một thực thể nghệ thuật
ngôn từ, kĩ năng tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm
quen TPVH gồm có 8 dấu hiệu cơ bản như sau cần được
sử dụng để xây dựng tiêu chí đánh giá khả năng của
người học:
- Nhóm kĩ năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động
gồm các kĩ năng: 1) Lựa chọn được TPVH phù hợp;
2) Xác định được mục tiêu của hoạt động; 3) Xác định
nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động (cách tiến
hành) phù hợp với dạng hoạt động và mục tiêu của hoạt
động; 4) Dự kiến được đồ dùng học liệu và các nội dung
cần chuẩn bị cho cô và trẻ, thời điểm sử dụng.
- Nhóm kĩ năng tổ chức hoạt động (thực hành đóng
vai) gồm các kĩ năng: 1) Chuẩn bị (đồ dùng học liệu, địa
điểm, vốn biểu tượng/vốn từ ngữ của trẻ liên quan đến
nội dung TPVH); 2) Quy trình các bước và cách thức tiến
hành hoạt động; 3) Tổ chức và quản lí nhóm lớp trong
quá trình tổ chức hoạt động (khả năng bao quát trẻ và xử
lí tình huống sư phạm); 4) Ngôn ngữ, tác phong sư phạm.
2.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng tổ chức hoạt
động cho trẻ mầm non làm quen tác phẩm văn học đối
với sinh viên trình độ cao đẳng
2.3.1. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí - theo Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ
học (2002) được định nghĩa là “tính chất, dấu hiệu làm
căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm”.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 27-31
29
Đánh giá trong giáo dục cần đến một hệ thống các tiêu
chí, được tập hợp trong một bản mô tả theo các cấp độ khác
nhau trên cơ sở các yêu cầu, mục tiêu/chuẩn đầu ra cần đạt
của môn học, học phần. Bản mô tả các tiêu chí gọi là rubrics.
2.3.2. Nguyên tắc xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng tổ
chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học
Trên cơ sở tiếp cận năng lực trong đào tạo GVMN
trình độ cao đẳng, chuẩn nghề nghiệp GVMN, chuẩn đầu
ra của chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra học phần,
việc xây dựng tiêu chí đánh giá (rubrics) kĩ năng tổ chức
hoạt động cho trẻ làm quen TPVH đối với sinh viên trình
độ cao đẳng phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:
Đảm bảo tính mục đích: Rubrics phải bám sát mục
tiêu và đánh giá được chuẩn đầu ra của học phần về kĩ
năng thực hành nghề nghiệp của sinh viên.
Đảm bảo tính khoa học, hệ thống: Rubrics được xây
dựng phải đảm bảo tuân thủ theo một quy trình và kĩ
thuật biên soạn khoa học, chặt chẽ.
Đảm bảo tính khả thi: Rubrics hoàn toàn có thể sử
dụng được trong thực tiễn đào tạo GVMN trình độ cao
đẳng về đánh giá khả năng thực hành tổ chức hoạt động
cho trẻ làm quen TPVH của người học.
Đảm bảo tính toàn diện: Rubrics phải đánh giá được
đầy đủ các kĩ năng thiết kế kế hoạch và thực hành tổ chức
hoạt động cho trẻ làm quen TPVH của người học.
2.3.3. Quy trình xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng tổ
chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học
Bước 1: Xây dựng phác thảo các tiêu chí đánh giá
và các biểu hiện cơ bản của từng tiêu chí đánh giá.
Mỗi tiêu chí sẽ đánh giá một khía cạnh cụ thể của sự
biểu đạt kĩ năng thực hành của sinh viên theo các
mức 1, 2, 3, 4 tương đương với xếp loại “không đạt”,
“trung bình”, “khá”, “giỏi”.
Bước 2: Xin ý kiến chuyên gia về nội dung và
cách thức trình bày rubrics.
Bước 3: Đưa vào sử dụng trong hoạt động kiểm
tra, đánh giá điểm bộ phận học phần (giảng viên sử
dụng rubrics để đánh giá kĩ năng thực hành của sinh
viên; sinh viên sử dụng để đánh giá đồng đẳng giữa
các nhóm thực hành).
Bước 4: Thu thập thông tin phản hồi của giảng
viên và sinh viên sau khi sử dụng để điều chỉnh và
hoàn thiện rubrics.
2.3.4. Các tiêu chí (rubrics) đánh giá kĩ năng tổ chức
hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học của
sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non trình độ
cao đẳng tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Nha Trang
2.3.4.1. Rubrics đánh giá kĩ năng thiết kế kế hoạch tổ
chức hoạt động
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THIẾT KẾ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TPVH
TT Tiêu chí
Thang điểm
1 2 3 4 5
I Lựa chọn TPVH
1
Lựa chọn được TPVH có giá trị; phù hợp với chủ điểm/đề tài giáo dục và độ
tuổi của trẻ (về dung lượng tác phẩm, cấu trúc, nội dung, ý nghĩa của tác phẩm).
II Xác định mục tiêu hoạt động
2
Mục tiêu kiến thức: Xác định được các nội hàm liên quan đến:
- Khả năng nhớ được tên tác phẩm, tác giả của trẻ;
- Khả năng nhớ/hiểu nội dung tác phẩm;
- Sự cảm nhận âm điệu, nhịp điệu (đối với hoạt động làm quen với thơ).
3
Mục tiêu kĩ năng:
- Đối với dạng hoạt động trẻ nghe đọc thơ, nghe kể chuyện: diễn đạt rõ mức độ
sử dụng ngôn ngữ của trẻ khi trò chuyện, đàm thoại về tác phẩm.
- Đối với dạng hoạt động trẻ tập đọc thơ, tập kể chuyện: Xác định rõ mức độ về
kĩ năng đọc thơ/kể chuyện mà trẻ đạt được qua buổi hoạt động. Cụ thể:
+ Kĩ năng đọc thơ: mức độ đọc thuộc thơ, mức độ biểu cảm (sắc thái giọng, ngắt
nhịp, sử dụng phi ngôn ngữ) của trẻ.
+ Kĩ năng kể chuyện: Mức độ thuộc truyện (kể được trọn vẹn hay một phần của
truyện); Mức độ độc lập khi kể chuyện (trẻ tự kể; trẻ kể chuyện phối hợp cùng
cô/bạn; trẻ kể chuyện có sự hỗ trợ của phương tiện trực quan); Mức độ biểu cảm
khi kể chuyện (ngữ điệu, sử dụng phi ngôn ngữ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc).
4 Mục tiêu thái độ: Xác định được:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 27-31
30
- Ý thức, thái độ của trẻ khi tham gia hoạt động;
- Tình cảm, thái độ của trẻ đối với nhân vật/tình tiết/nội dung/ý nghĩa của tác
phẩm; Hoặc những hành động/việc nên làm/không nên làm rút ra từ nội dung,
ý nghĩa của TPVH.
III Chuẩn bị (xác định đồ dùng học liệu, địa điểm cần chuẩn bị cho buổi hoạt động)
5
Đồ dùng học liệu phù hợp với nội dung, ý nghĩa của TPVH, đặc điểm phát triển
của trẻ, điều kiện thực tiễn; được mô tả cụ thể, rõ ràng (chủng loại, số lượng,
nội dung).
IV Nội dung, phương pháp (cách tiến hành)
6
Nội dung hoạt động: đúng, đủ (các phần dẫn dắt giới thiệu tác phẩm, hệ thống
câu hỏi đàm thoại, giảng giải từ khó, chi tiết khó hoặc giảng giải nội dung/ý
nghĩa của tác phẩm được trình bày một cách chính xác, rõ ràng, súc tích).
7
Các phần mở đầu, trọng tâm và kết thúc/chuyển hoạt động thiết kế phù hợp với
mục tiêu của hoạt động, dạng hoạt động, đặc điểm phát triển của trẻ; thể hiện rõ
trọng tâm; có tính sáng tạo, linh hoạt.
8
Quy trình các bước rõ ràng, phù hợp với logic phát triển; Cách thức thực hiện
được mô tả cụ thể, tường minh.
9 Dự kiến tình huống và cách xử lí rõ ràng, ngắn gọn, hợp lí.
V Hình thức trình bày kế hoạch
10
Khoa học, sạch đẹp; Văn phong diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; không có lỗi chính
tả, lỗi ngữ pháp.
Tổng điểm đạt: ./50 điểm
Điểm theo thang điểm 10: .. điểm
Xếp loại: Giỏi Khá Trung bình Không đạt
Hướng dẫn xếp loại:
Giỏi: 41-50 điểm (các tiêu chí 1, 2, 3, 6, 8 phải đạt từ
điểm 4 và không có tiêu chí nào bị điểm 0).
Khá: 31-40 điểm (các tiêu chí 1, 2, 3, 6, 8 phải đạt từ
điểm 3 và không có tiêu chí nào bị điểm 0).
Trung bình: 25-30 điểm (các tiêu chí 2, 3 phải đạt
từ điểm 3 và không có tiêu chí nào bị điểm 0).
Không đạt: < 25 điểm.
2.3.4.2. Rubrics đánh giá kĩ năng thực hành (đóng vai)
tổ chức hoạt động
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THỰC HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TPVH
TT Tiêu chí
Thang điểm
1 2 3 4 5
I Chuẩn bị
1
Kế hoạch dạy học: đầy đủ, rõ ràng; Đồ dùng, học liệu: phù hợp với trẻ và dạng
hoạt động, đảm bảo vệ sinh, an toàn, có tính sáng tạo, tính thẩm mĩ, hấp dẫn,
sinh động; Địa điểm: thuận tiện, phù hợp với điều kiện thực tế.
II Tổ chức hoạt động
2 Nội dung truyền đạt đúng, đủ; thể hiện rõ trọng tâm của hoạt động.
3
Sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học phù hợp với dạng hoạt động, đặc điểm
phát triển của trẻ và mục tiêu của hoạt động.
4 Quy trình các bước rõ ràng, phù hợp với logic phát triển.
5
Tổ chức hoạt động một cách uyển chuyển, linh hoạt theo hướng tích hợp, nhẹ
nhàng; phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
6 Sử dụng hợp lí các phương tiện dạy học; thao tác thuần thục, linh hoạt, hiệu quả.
7 Bao quát trẻ tốt, phát hiện và xử lí tình huống kịp thời, hợp lí.
8 Đánh giá trẻ hợp lí; Khuyến khích trẻ hoạt động tích cực.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 27-31
31
9 Đóng vai trẻ phản ánh được các đặc điểm đặc trưng của độ tuổi.
III Ngôn ngữ, tác phong sư phạm
10
Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc; Tự tin, làm chủ được hoạt động. Giao tiếp giữa
cô và trẻ nhẹ nhàng, gần gũi, tự nhiên.
Tổng điểm đạt ./50 điểm
Điểm theo thang điểm 10: .. điểm
Xếp loại: Giỏi Khá Trung bình Không đạt
Hướng dẫn xếp loại:
Giỏi: 41-50 điểm (các tiêu chí 2, 3, 7 phải đạt điểm
4 trở lên và không có tiêu chí nào bị điểm 0).
Khá: 31-40 điểm (các tiêu chí 2, 3, 7 phải đạt điểm
3 trở lên và không có tiêu chí nào bị điểm 0).
Trung bình: 25-30 điểm (tiêu chí 2 phải đạt điểm 3
trở lên và không có tiêu chí nào bị điểm 0).
Không đạt: < 25 điểm.
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, việc sử dụng bảng
tiêu chí đánh giá (rubrics) như trên giúp quá trình kiểm tra,
đánh giá được lượng hóa và thống nhất được quan điểm
chấm, tránh bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm tính, do vậy, kết
quả đánh giá là khách quan, công bằng, tường minh. Sinh
viên tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá giúp
thúc đẩy động cơ học tập, rèn luyện , tạo được động lực học
tập, phát huy những điểm mạnh và khắc phục được hạn chế
của bản thân trong quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng thực
hành chuyên ngành một cách chủ động và hiệu quả.
3. Kết luận
Việc đánh giá kĩ năng thực hành chuyên ngành nói
chung, kĩ năng thực hành tổ chức hoạt động giáo dục cho
trẻ mầm non nói riêng - trong đó có hoạt động cho trẻ
làm quen TPVH - luôn là vấn đề được quan tâm trong
chương trình đào tạo GVMN trình độ cao đẳng bởi nó
không những cung cấp thông tin về người học giúp giảng
viên và nhà trường điều chỉnh phương pháp, cách thức
dạy học, quản lí đào tạo mà còn tạo ra cho người học
động lực học tập tích cực, chủ động phát huy điểm mạnh
và xây dựng được kế hoạch rèn luyện, khắc phục hạn chế
của bản thân trong quá trình học tập các học phần phương
pháp chuyên ngành nhằm đạt được các chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo.
Với rubrics được xây dựng như trên và đưa vào sử
dụng đối với khóa tuyển sinh 2016 tại Trường Cao đẳng
Sư phạm Trung ương Nha Trang, kết quả cho thấy, công
cụ thuận lợi trong quá trình kiểm tra, đánh giá năng lực
thực hành thiết kế và tổ chức các dạng hoạt động cho trẻ
mầm non làm quen với TPVH; các tiêu chí đưa ra phù
hợp với mục tiêu của chương trình và năng lực của người
học; phát huy được tính tích cực học tập, tạo sự dân chủ,
công bằng và công khai, minh bạch trong kiểm tra đánh
giá kết quả học tập học phần.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2014). Tài liệu tập huấn dạy học, kiểm
tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
Tài liệu tập huấn dạy học.
[2] Hồ Sỹ Anh (2013). Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá học
sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận
năng lực. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh, số 50, tháng 10, tr 131-143.
[3] Nguyễn Công Khanh (chủ biên, 2014). Kiểm tra,
đánh giá trong giáo dục. NXB Đại học Sư phạm.
[4] Nguyễn Phụng Hoàng - Vũ Ngọc Lan (1997).
Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh
giá thành quả học tập. NXB Giáo dục.
[5] Nghiêm Xuân Nùng - Lâm Quang Thiệp biên dịch
(1995). Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo
dục. Bộ GD-ĐT - Vụ Đại học.
[6] Trần Bá Hoành (1997). Đánh giá trong giáo dục.
NXB Giáo dục.
[7] Ciara O’Farrell (2009). Cải thiện kết quả học tập
của sinh viên thông qua đánh giá. Viện Công nghệ
Dublin, Trường Trinity - Đại học Dublin.
[8] Vũ Thị Thủy (2018). Thực trạng kĩ năng giao tiếp
của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi đóng vai theo
chủ đề ở trường mầm non khu vực miền núi phía bắc
Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 9, tr
253-256; 207.
[9] Lã Thị Bắc Lý - Lê Thị Huyền Trang (2017). Biện
pháp sử dụng tác phẩm văn học nhằm giáo dục tình
yêu biển đảo cho trẻ mầm non. Tạp chí Giáo dục, số
đặc biệt tháng 12, tr 43-45.
[10] Nguyễn Mạnh Hùng (2018). Thực trạng đào tạo
giáo viên mầm non ở các trường cao đẳng sư phạm
trung ương. Tạp chí Giáo dục, số 343, tr 13-17.
[11] Vũ Phương Liên - Trần Lan Anh - Nguyễn Thị Như
Ngọc (2018). Xây dựng bộ công cụ đáng giá năng
lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
Tạp chí Giáo dục, số 422, tr 15-22.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05nguyen_thi_hoang_ha_8139_2207947.pdf