Tài liệu Xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại Bình Dương - Nguyễn Văn Hậu: 39
Xây dựng thang đo các yếu tố ...
TÓM TẮT
Sự thành bại của một tổ chức phụ thuộc
vào khả nĕng tổ chức đó cung cấp giá trị
cho khách hàng vượt trội hơn đối thủ cạnh
tranh. Trong quá trình cung cấp giá trị cho
khách hàng, sự nỗ lực làm việc và tinh thần
trách nhiệm cao của người lao động vì mục
tiêu chung sẽ có đóng góp quan trọng đến sự
thành công của tổ chức. Tạo động lực làm
việc cho người lao động thông qua tìm kiếm
những giải pháp và công cụ phù hợp là một
trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của
các nhà quản trị doanh nghiệp ngày nay. Dựa
vào lý thuyết nền và mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến động lực làm việc được nghiên
cứu trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu đề
xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết, từ đó thu
thập số liệu sơ cấp để đánh giá thang đo của
các khái niệm nghiên cứu trong mô hình.
Từ khóa: Thang đo yếu tố, động lực làm
việc, người lao động, khu công nghiệp, Bình
Dương.
XÂY DỰNG THANG ĐO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐỘNG LỰC L...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại Bình Dương - Nguyễn Văn Hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
39
Xây dựng thang đo các yếu tố ...
TÓM TẮT
Sự thành bại của một tổ chức phụ thuộc
vào khả nĕng tổ chức đó cung cấp giá trị
cho khách hàng vượt trội hơn đối thủ cạnh
tranh. Trong quá trình cung cấp giá trị cho
khách hàng, sự nỗ lực làm việc và tinh thần
trách nhiệm cao của người lao động vì mục
tiêu chung sẽ có đóng góp quan trọng đến sự
thành công của tổ chức. Tạo động lực làm
việc cho người lao động thông qua tìm kiếm
những giải pháp và công cụ phù hợp là một
trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của
các nhà quản trị doanh nghiệp ngày nay. Dựa
vào lý thuyết nền và mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến động lực làm việc được nghiên
cứu trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu đề
xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết, từ đó thu
thập số liệu sơ cấp để đánh giá thang đo của
các khái niệm nghiên cứu trong mô hình.
Từ khóa: Thang đo yếu tố, động lực làm
việc, người lao động, khu công nghiệp, Bình
Dương.
XÂY DỰNG THANG ĐO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI BÌNH DƯƠNG
Nguyễn Vĕn Hậu1, Phan Thị Như Ý2,
Trương Thị Hậu3, Lê Thị Quỳnh Như4
BUILDING SCALES OF FACTORS AFFECTING WORK MOTIVATION
OF LABOUR IN INDUSTRIAL ZONES IN BINH DUONG PROVINCE
ABSTRACT
The success of an organization depend
on its ability to provide a value for customers
that is superior to its rivals. In the process
of providing value to customers, work
effort and a high sense of responsibility of
employees for the common goal will make a
signiicant contribution to the success of the
organization. Motivating employees through
inding suitable solutions and tools is one
of the top priorities of today’s corporate
excecutives. Based on the foundation theory
and the model of the factors inluencing the
work motivation studied in the world and
Vietnam, research is to propose a theoretical
model, from which to collect primary data to
measure the scale of the research concepts in
the model.
Keywords: Factor scales, work motivation,
labour, industrial zones, Binh Duong
1 ThS.GV Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương; Email: haunv310783@gmail.com, DĐ: 0989949796
2 SV Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương; Email: Nhuyphan@gmail.com, DĐ: 0967187942
3 SV Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương; Email: Tthau200813@gmail.com, DĐ: 01647005882
4 SV Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương; Email: nhu141095@gmail.com, DĐ: 0966058244
40
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. GIỚI THIỆU
Thỏa mãn công việc để tạo động lực cho
người lao động là một chủ đề nhận được sự
quan tâm cao của các nhà nghiên cứu (Gautam
et al., 2006). Để thúc đẩy người lao động làm
việc nhiệt tình và tự nguyện vì kết quả chung
của tổ chức đòi hỏi người quản lý phải khám
phá ra những yếu tố ảnh hưởng đến động
lực làm việc của họ. Động lực là một trong
những thành tố quan trọng nhất của lĩnh vực
quản trị nguồn nhân lực, các tổ chức thiết
kế ra hệ thống tạo động lực làm việc không
chỉ để khuyến khích nhân viên thực hiện tốt
nhất công việc của họ mà còn thu hút các ứng
viên tương lai cho các vị trí cụ thể (Gupta
& Subramanian, 2014). Có nhiều nghiên cứu
về động lực làm việc được thực hiện trên thị
trường thế giới và Việt Nam (như Kovach,
1987; Wiley, 1997;Saiullah, 2015; Sanyal
& Biswas, 2014; Njambi, 2014;Hossain &
Hossain, 2012; Trần Kim Dung & Nguyễn
Ngọc Lan Vy, 2011; Nguyễn Thị Phương
Dung, 2016; Trương Minh Đức, 2011 v.v.).
Các nghiên cứu đều cho thấy sự khác biệt về
kết quả như sự khác biệt về mô hình các yếu
tố ảnh hưởng đến động lực, sự khác biệt về
mức độ tác động của từng yếu tố, và cũng rất
nhiều nghiên cứu không đo lường tác động
của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc động
lực làm việc. Sự khác biệt về kết quả nghiên
cứu này xuất phát từ nhiều lý do như sự khác
biệt vĕn hóa, sự khác biệt về nhận thức, trình
độ phát triển và nhiều vấn đề khác.
Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực
Đông Nam Bộ có tốc độ tĕng trưởng cao và
nhiều KCN được hình thành. Sự phát triển
của BD gắn liền với sự thành công của các
doanh nghiệp hoạt động trong các KCN.
Chính vì vậy, bên cạnh chính sách cho các
doanh nghiệp thì việc quan tâm đến lực
lượng lao động là một việc không thể xem
nhẹ của chính quyền địa phương. Nhưng làm
thế nào để tạo động lực cho người lao động
trong các KCN tại BD thì cần phải xác định
được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của
họ và đồng thời xác định thang đo để định
lượng mức độ tác động của từng yếu tố đến
động lực làm việc. Tuy nhiên, theo khảo lược
nghiên cứu, hiện chưa có nghiên cứu mang
tính khoa học về động lực làm việc của người
lao động đang làm việc trong các KCN tại
BD, trong khi đó các nghiên cứu về động lực
làm việc tại các thị trường khác không thể
áp dụng vào BD. Nghiên cứu này được thực
hiện để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến
động lực làm việc, đồng thời xây dựng và
điều chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng
đến động lực làm việc của người lao động
trong các KCN tại BD.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Robbins & Coulter (2016) chia lý thuyết
về động lực thành hai nhóm là lý thuyết động
lực cổ điển và lý thuyết động lực đương đại.
Trong lý thuyết động lực cổ điển xem xét bốn
lý thuyết gồm thuyết phân cấp nhu cầu của
Maslow; thuyết X và thuyết Y của McGregor;
thuyết hai nhân tố của Herzberg; thuyết 3
nhu cầu của McClelland. Các lý thuyết động
lực đương đại gồm thuyết thiết lập mục tiêu;
thuyết củng cố; thuyết thiết kế công việc;
thuyết công bằng; thuyết kỳ vọng và thuyết
thực hành công việc có liên quan cao.
Thuyết động lực nổi tiếng nhất có lẽ là
thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow (Robbins
& Coulter, 2016). Theo Maslow (1970), mỗi
con người đều có 5 cấp bậc nhu cầu và đi từ
thấp đến cao gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an
toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng, nhu
cầu tự hoàn thiện. Xét về bản chất con người,
41
Xây dựng thang đo các yếu tố ...
Douglas McGregor nổi tiếng với đề xuất hai
giả định về bản chất con người: thuyết X và
thuyết Y. Theo McGregor(1966), thuyết X là
quan điểm tiêu cực của con người mà giả định
rằng người lao động có ít tham vọng, không
thích làm việc, muốn tránh trách nhiệm và
cần được kiểm soát chặt chẽ để làm việc hiệu
quả. Trong khi thuyết Y là quan điểm tích cực
của con người mà giả định rằng nhân viên yêu
thích công việc, tìm kiếm và chấp nhận trách
nhiệm, thực hành tự định hướng. Ở một cách
tiếp cận khác về động lực làm việc, thuyết hai
nhân tố của Herzberg cho rằng các yếu tố bên
trong liên quan đến thỏa mãn công việc trong
khi các yếu tố bên ngoài liên quan với sự bất
mãn trong công việc (Herzberg et al., 1959,
được trích dẫn trong Robbins & Coulter,
2016). Theo thuyết này, khi con người cảm
thấy tốt về công việc của mình, họ có khuynh
hướng viện dẫn các nhân tố bên trong phát
sinh từ chính công việc như là thành tích, sự
thừa nhận và trách nhiệm. Mặt khác, khi họ
bất mãn, họ có khuynh hướng viện dẫn các
yếu tố bên ngoài phát sinh từ bối cảnh công
việc như là chính sách và quản lý của công ty,
sự giám sát, mối quan hệ giữa các cá nhân và
điều kiện làm việc. Trái ngược với lý thuyết
liên quan đến bản chất con người, thuyết ba
nhu cầu cho rằng có ba nhu cầu (không phải
là bẩm sinh) là động lực chính trong công
việc (McClelland et al., 1961, được trích dẫn
trong Robbins & Coulter, 2016). Theo thuyết
này, ba nhu cầu gồm (1) nhu cầu thành tựu:
đây là động lực để thành công và vượt trội
so với bộ tiêu chuẩn, (2) nhu cầu quyền lực:
nhu cầu làm cho người khác hành xử theo
cách mà họ sẽ không hành xử theo cách khác,
(3) nhu cầu liên kết: mong muốn có được
mối quan hệ thân thiết và gần gũi. Trong
3 nhu cầu này thì nhu cầu thành tựu được
nghiên cứu nhiều nhất.
Xét đến nhóm các lý thuyết đương đại,
thuyết thiết lập mục tiêu đề xuất rằng các
mục tiêu cụ thể tĕng hiệu suất thực hiện và
các mục tiêu khó khi được chấp nhận mang
lại kết quả cao hơn các mục tiêu dễ dàng
(Robbins & Coulter, 2016). Theo lý thuyết
thiết lập mục tiêu có hàm ý: (1) công việc
hướng đến mục tiêu là nguồn chính của động
lực làm việc, (2) nhân viên sẽ cố gắng hơn
nữa nếu họ có cơ hội tham gia vào thiết lập
mục tiêu, (3) mọi người sẽ làm tốt hơn nếu
họ nhận được phản hồi về mức độ tiến triển
mục tiêu của họ đến mức nào bởi vì phản hồi
giúp xác định sự khác biệt giữa những gì họ
đã làm và họ muốn là gì. Dưới góc độ hành
vi, lý thuyết củng cố cho rằng hành vi là một
chức nĕng của chính kết quả đó. Những kết
quả đó ngay lập tức sinh ra một hành vi và
tĕng xác suất mà hành vi sẽ được lặp lại được
gọi là nhân tố củng cố (Robbins & Coulter,
2016). Sử dụng thuyết củng cố, các nhà quản
lý có thể ảnh hưởng lên hành vi nhân viên
bằng cách sử dụng các nhân tố củng cố tích
cực cho các hành động giúp tổ chức đạt được
mục tiêu của mình. Mặc dù, thuyết củng cố
có ảnh hưởng quan trọng lên hành vi công
việc, nhưng nó không phải là thuyết duy nhất
giải thích sự khác biệt trong động lực nhân
viên (Robbins & Coulter, 2016). Vì các nhà
quản lý muốn thúc đẩy các cá nhân trong công
việc, nên cần phải xem xét cách để thiết kế
động lực thúc đẩy làm việc. Thuật ngữ thiết
công việc đề cập đến cách thức các nhiệm vụ
được kết hợp tạo thành công việc hoàn chỉnh
(Robbins & Coulter, 2016). Nghiên cứu về sự
công bằng để tạo động lực làm việc cho người
lao động, Adam Stacy cho rằng, nhân viên so
sánh những gì họ có từ công việc (kết quả)
trong mối tương quan với những gì họ bỏ ra
(đầu vào), và sau đó họ so sánh tỷ lệ “đầu vào
– kết quả” với tỷ lệ “đầu vào – kết quả” của
những người khác có liên quan (Robbins &
Coulter, 2016). Khi họ thấy sự bất bình đẳng
42
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Được công nhận đầy đủ việc đã làm
Sự công nhận nhân viên có bốn hình thức
chính là công nhận cá nhân, công nhận kết
quả, công nhận việc làm, và công nhận sự
cống hiến công việc (Brun & Dugas, 2008).
Công nhận đầy đủ công việc đã làm cũng được
hiểu là ghi nhận hoàn thành tốt công việc, ghi
nhận đóng góp vào sự thành công của công
ty (Hersey & Blanchard, 1969, được trích
dẫn trong Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc
Lan Vy, 2011, trang 56). Trong nghiên cứu
này, thành phần thang đo “Được công nhận
đầy đủ công việc đã làm” thể hiện ở các hình
thức thực hiện như đánh giá thành tích công
việc công bằng, chúc mừng khi hoàn thành
tốt công việc, tuyên dương trước mọi người
khi hoàn thành tốt công việc, đánh giá cao
ý tưởng mới, khen ngợi và đánh giá không
chính thức đối với công việc hoàn thành tốt,
tặng thưởng khi hoàn thành công việc.• Sự tự chủ trong công việc
Tự chủ là mức độ công việc cung cấp sự
tự do, độc lập và quyền quyết định riêng cho
xảy ra thì họ trở nên bất mãn. Nghiên cứu
kỳ vọng của người lao động để tạo động lực,
thuyết kỳ vọng cho rằng, một cá nhân có xu
hướng hành động theo một cách nào đó dựa
trên kỳ vọng rằng hành động sẽ được theo
sau bởi một kết quả nhất định và mức hấp
dẫn của kết quả đó đối với cá nhân (Vroom,
1964).
Kể từ thập niên 40 của thế kỷ trước đến
nay đã có nhiều nghiên cứu về động lực làm
việc của nhân viên trên thế giới, và những
nĕm gần đây ở Việt Nam cũng đã có nhiều
công trình nghiên cứu được công bố. Mô
hình 10 yếu tố ảnh hưởng đến động lực
làm việc (đã được nghiên cứu bởi Kovach,
1987; Islam & Ismail, 2008; Wiley, 1997;
Silverthorne, 1992; Fisher & Yuan, 1998) và
yếu tố thương hiệu công ty (Trần Kim Dung
& Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011) sẽ làm cơ sở
chính cho mô hình đề xuất trong nghiên cứu
này, theo đó mô hình gồm 11 yếu tố được
xem xét mức độ ảnh hưởng đến động lực làm
việc của người lao động trong các KCN tại
BD.
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất động lực làm việc
43
Xây dựng thang đo các yếu tố ...
cá nhân trong quá trình lập kế hoạch công
việc và quyết định các thủ tục được sử dụng
để thực hiện nó (Hackman & Oldham, 1976).
Tự chủ trong công việc có thể được hiểu
là có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm;
được khuyến khích tham gia vào các quyết
định liên quan đến công việc; được khuyến
khích đưa ra sáng kiến (Hersey & Blanchard,
1969, được trích dẫn trong Trần Kim Dung &
Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011, trang 56). Trong
nghiên cứu này, sự tự chủ trong công việc
thể hiện ở các khía cạnh có quyền kiểm soát,
chịu trách nhiệm, được khuyến khích tham
gia vào các quyết định liên quan đến công
việc, được khuyến khích đưa ra sáng kiến,
hiểu rõ công việc thực hiện.• Sự hỗ trợ của cấp trên
Mối quan hệ tốt giữa cấp trên và người
lao động là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
để tạo ra sự thỏa mãn công việc. Sự hỗ trợ của
cấp trên là một nhu cầu về quan hệ của người
lao động trong công việc (Maslow, 1970),
nếu không thỏa mãn nhu cầu này thì người
lao động sẽ thiếu động lực trong công việc.
Cảm nhận không tốt về sự hỗ trợ của cấp trên
tác động lên kết quả thực hiện công việc và
dẫn đến sự bất mãn và thiếu động lực của
nhân viên (Hossain & Hossain, 2012). Trong
nghiên cứu này, sự quan tâm của cấp trên có
thể là đưa ra những phản hồi, đưa ra những
góp ý và chia sẻ kinh nghiệm, thể hiện sự
quan tâm và tạo sự linh động trong công việc
cho nhân viên, hỗ trợ trong việc giải quyết
những vấn đề khó khĕn của nhân viên.• Công việc lâu dài
Trong thuyết nhu cầu của Maslow
(Maslow, 1970) nhu cầu an toàn cũng thể
hiện qua công việc lâu dài, ổn định để họ
an tâm làm việc và có động lực trong công
việc. Trong nghiên cứu này, khía cạnh mô tả
công việc lâu dài thể hiện nhân viên có công
việc ổn định, không phải lo lắng để giữ một
việc làm.• Lương tốt
Lương tốt được thể hiện ở các khía cạnh
như được nhận tiền lương tương xứng với
kết quả làm việc; lương đảm bảo cuộc sống
cá nhân; được thưởng hoặc được tĕng lương
khi hoàn thành tốt công việc (Hersey &
Blanchard, 1969, được trích dẫn trong Trần
Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011,
trang 56).• Công việc thú vị
Sự yêu thích công việc sẽ giúp nhân viên
có được động lực làm việc cao hơn. Vì vậy
công việc nên được thiết kế theo kỹ nĕng,
khả nĕng và sự yêu thích của nhân viên
(Campion, 1988). Công việc được thiết kết
giúp nhân viên đạt được việc sử dụng nhiều
kỹ nĕng và tài nĕng khác nhau (Hackman
& Oldham, 1976). Công việc thú vị trong
nghiên cứu này thể hiện ở các khía cạnh như
sự đa dạng; sáng tạo và thách thức của công
việc; cơ hội để sử dụng nĕng lực của bản thân
(Hersey & Blanchard, 1969, được trích dẫn
trong Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan
Vy, 2011, trang 56).• Sự thĕng tiến và phát triển trong tổ chức
Sự phát triển kỹ nĕng, đào tạo, cơ hội
phát triển và thĕng tiến được xem là những
nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ đối với nhân viên
để thỏa mãn nhu cầu tự trọng và tự thể hiện
(Lai, 2009). Theo thuyết nhu cầu (Maslow,
1970), sự thĕng tiến và phát triển thể hiện
ở nhu cầu tự thể hiện và nhu cầu tự trọng
thông qua việc trao cho quyền tự chủ, phân
quyền, có địa vị và giao trách nhiệm. Đáp
ứng được nhu cầu này của nhân viên, nhà
quản lý có thể thúc đẩy động lực nhân viên
lên mức cao hơn.
44
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
• Sự gắn bó của công ty hoặc cấp trên
với nhân viên
Sự gắn bó của công ty hoặc cấp trên với
nhân viên thể hiện ở các khía cạnh như nhân
viên được tôn trọng và tin cậy; được coi là một
thành viên quan trọng của công ty (Hersey &
Blanchard, 1969, được trích dẫn trong Trần
Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011,
trang 56). Theo thuyết nhu cầu (Maslow,
1970), sự gắn bó của công ty hoặc nhân cấp
trên với nhân viên thể hiện ở bậc nhu cầu quan
hệ và tự trọng. Sự trao đổi, tôn trọng, tin cậy
lẫn nhau góp phần cho sự gắn kết tổ chức và
qua đó tạo động lực cho nhân viên.• Điều kiện làm việc tốt
Điều kiện làm việc tốt thể hiện ở những
khía cạnh như vấn đề an toàn công việc, vệ
sinh, thời gian làm việc (Hersey & Blanchard,
1969, được trích dẫn trong Trần Kim Dung &
Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011, trang 56). Đây là
một yếu tố có tác động đến động lực làm việc
của nhân viên. Theo thuyết nhu cầu (Maslow,
1970), điều kiện làm việc tốt thể hiện bậc nhu
cầu an toàn, đây là nhu cầu bậc thấp trong
cấp bậc nhu cầu của người lao động nhưng
không thể không đáp ứng.• Chính sách xử lý kỷ luật mềm dẻo, tế nhị
Yếu tố này được sử dụng trong nhiều
nghiên cứu để đo lường sự tác động của nó
lên động lực làm việc của nhân viên (như
Kovach, 1987; Wiley, 1997). Chính sách xử
lý kỷ luật mềm dẻo, tế nhị thể hiện ở khía
cạnh như sự tế nhị khéo léo của cấp trên trong
việc góp ý, sự tế nhị trong phê bình nhân viên
(Hersey & Blanchard, 1969, được trích dẫn
trong Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan
Vy, 2011, trang 56).• Thương hiệu công ty
Sự khẳng định và tự hào bản thân trong
công việc được xem là yếu tố tạo động lực bậc
cao trong thuyết nhu cầu (Maslow, 1970). Sự
tự hào về bản thân thể hiện trên nhiều phương
diện, trong đó có sự tự hào về công ty mình
đang làm là một tổ chức lớn, có uy tín trên thị
trường lao động. Về phương diện lý luận cho
thấy nhân viên làm trong một tổ chức có uy
tín và thương hiệu tốt sẽ thúc đẩy họ làm việc
chĕm chỉ để thành công tại đây. Về thực tiễn,
nghiên cứu về tác động của thương hiệu công
ty đến động lực làm việc cho thấy mối quan
hệ thuận chiều (Trần Kim Dung & Nguyễn
Ngọc Lan Vy, 2011), ba biến quan sát gồm
(1) niềm tự hào về thương hiệu công ty, (2)
sự tin tưởng vào tương lai phát triển của công
ty, (3) đánh giá cao sản phẩm, dịch vụ công
ty. Nghiên cứu này tiếp tục sử dụng các biến
quan sát này để kiểm định trong môi trường
nghiên cứu khác.• Động lực làm việc
Động lực làm việc trong nghiên cứu này
là một khái niệm tiềm ẩn, là biến phụ thuộc
dựa trên sự tác động của 11 biến độc lập
trong mô hình. Nhiều nghiên cứu về động lực
làm việc dựa trên nhiều khía cạnh (biến quan
sát) đo lường. Một nhân viên được xem là có
động lực khi họ có hứng thú và dồn tâm trí
trong công việc, tâm trạng làm việc tốt nhất
và tổng thể chung thấy có động lực làm việc.
Trong nghiên cứu này, động lực làm việc thể
hiện ở 03 khía cạnh gồm, (1) cảm thấy hứng
thú làm việc, (2) hy sinh quyền lợi cá nhân để
hoàn thành công việc, (3) có động lực trong
công việc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này sử dụng hai phương
pháp là phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên
cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ
thuật thảo luận tay đôi với 6 người lao động
đang làm việc trong các KCN tại BD để khám
phá những quan điểm, ý kiến của họ về động
45
Xây dựng thang đo các yếu tố ...
lực làm việc của người lao động nhằm điều
chỉnh mô hình nghiên cứu và các khía cạnh
(thang đo nháp 1) đánh giá khái niệm nghiên
cứu trong mô hình. Trong bước này, mô hình
mới được điều chỉnh (nếu có) và thang đo nháp
2 với các câu hỏi được phác thảo từ thang đo
nháp 1 để hình thành bảng thảo phiếu khảo
sát. Bảng câu hỏi sau khi được phác thảo sẽ
được gửi lại 6 người lao động đã tham gia thảo
luận tay đôi trước đó để thu thập ý kiến về tính
rõ ràng và đầy đủ ý nghĩa để đánh giá xem họ
có hiểu ý nghĩa của những câu hỏi và những
điều gì cần bổ sung điều chỉnh trong bảng hỏi
này. Sau khi tổng hợp, một bảng câu hỏi hoàn
chỉnh được sử dụng cho bước nghiên cứu định
lượng tiếp theo. Nghiên cứu định lượng được
thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp người
lao động làm việc trong các KCN tại BD dựa
trên bảng câu hỏi có sẵn. Nghiên cứu này sử
dụng đánh giá thang đo nghiên cứu thông qua
hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu rút trích được 5 yếu
tố với phương sai trích 69.86%. Nghĩa là các
thành phần thang đo trong mô hình sau khi
được trích giải thích được 69.86% sự thay
đổi trong động lực làm việc của người lao
động trong KCN tại BD. Nĕm yếu tố gồm là
(1) sự gắn bó, hỗ trợ và thĕng tiến trong tổ
chức; (2) kỷ luật và công nhận đầy đủ việc
đã làm; (3) điều kiện làm việc; (4) sự tự chủ
trong công việc; (5) thương hiệu công ty và 1
biến phụ thuộc là Động lực làm việc.
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu chính thức
Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu
46
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 1.1: Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu chính thức
YẾU TỐ BIẾN CÁC BIẾN QUAN SÁT KÝ HIỆU
Động
lực làm
việc
Biến
phụ
thuộc
Công ty tạo cảm hứng cho tôi trong công việc DL01
Tôi sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để hoàn thành tốt công việc DL02
Tôi thấy có động lực trong công việc DL03
Tôi được tự do thảo luận đưa ra ý kiến đóng góp cá nhân GT01
Tôi được công ty tạo cơ hội ra nước ngoài học tập GT02
Cấp trên luôn đưa ra hướng giải quyết tích cực khi tôi chưa hoàn thành
được công việc GT03
Cấp trên luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên GT04
Tôi có thể sáng tạo trong công việc khi làm việc tại công ty GT05
Tôi luôn được coi là một nhân tố quan trọng trong tập thể GT06
Công ty luôn tạo cơ hội cho tôi học hỏi nhiều hơn khi làm việc GT07
Sự gắn
bó, hỗ
trợ và
thĕng
tiến
trong tổ
chức
Biến
độc lập
Được cấp trên linh động đổi ca làm việc khi có việc riêng GT08
Công ty luôn tổ chức các buổi dã ngoại cho nhân viên GT09
Tôi luôn nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm làm việc từ cấp trên GT10
Công việc của tôi đang làm không nhàm chán GT11
Tôi luôn nhận được sự động viên quan tâm từ cấp trên GT12
Tôi có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai khi làm việc tại công ty GT13
Tôi được cấp trên tạo điều kiện để phát huy hết nĕng lực của bản thân GT14
Các ý kiến hữu ích của nhân viên luôn được đánh giá cao GT15
Kỷ luật
và công
nhận đầy
đủ việc
đã làm
Biến
độc lập
Công ty có chính sách xử lý rõ ràng, công khai với mọi người KN01
Cấp trên của tôi luôn phê bình nhân viên một cách tế nhị, nhẹ nhàng, mang
tính xây dựng KN02
Công ty có chính sách xử lý công bằng với mọi nhân viên KN03
Công ty luôn tuyên dương trước mọi người khi hoàn thành tốt công việc KN04
Công ty tôi làm có chính sách khen thưởng rõ ràng khi nhân viên đạt chỉ
tiêu trong công việc KN05
Tôi được công ty ghi nhận khi hoàn thành tốt công việc KN06
Công ty tôi đang làm luôn đánh giá thành tích công việc công bằng KN07
Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên
cứu chính thức về động lực làm việc của
người lao động trong các KCN tại BD gồm
37 biến quan sát trong đó có 34 biến quan
sát thuộc các biến độc lập và 3 biến quan sát
thuộc biến phụ thuộc động lực làm việc. Chi
tiết nội dung thang đo như trong bảng dưới
đây:
47
Xây dựng thang đo các yếu tố ...
Điều
kiện làm
việc
Biến
độc lập
An toàn lao động là vấn đề được đảm bảo hàng đầu trong quá trình
làm việc DK01
Chế độ làm việc của công ty tôi làm đảm bảo theo quy định của nhà nước DK02
Được huấn luyện, trang bị kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh
lao động DK03
Môi trường làm việc của công ty tôi đảm bảo vệ sinh lao động DK04
Sự tự
chủ
trong
công việc
Biến
độc lập
Tôi tự giác thực hiện công việc được giao TC01
Tôi luôn biết được công việc mình cần làm TC02
Tôi chịu trách nhiệm về công việc của mình TC03
Tôi luôn kiểm soát được công việc, tiến độ thực hiện TC04
Thương
hiệu
công ty
Biến độc
lập
Công ty tôi đang làm là một công ty lớn, có uy tín và thu hút được nhiều
người lao động TH01
Công ty tôi làm luôn tạo ra được sản phẩm đạt chất lượng TH02
Công ty tôi đang làm có thương hiệu và duy trì sự ổn định đảm bảo công
việc lâu dài cho nhân viên TH03
Tôi có niềm tin về sự phát triển của công ty trong tương lai TH04
4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN
CỨU TIẾP THEO
4.1. Hàm ý nghiên cứu
Nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt về
kết quả nghiên cứu so với các nghiên cứu
trước đây. Nghiên cứu đã khám phá nĕm (05)
biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc
động lực làm việc. Nghiên cứu này sẽ giúp
chủ doanh nghiệp, những người quản lý, cơ
quan chính quyền địa phương có liên quan
hiểu được yếu tố nào là then chốt tác động
đến động lực làm việc, từ đó đưa ra các chính
sách phù hợp nhằm tạo động lực cho người
lao động của đơn vị mình quản lý. Việc hiểu
rõ chính xác yếu tố tác động giúp cho việc
đưa ra quyết định lên người lao động phù hợp
và chính xác hơn, nhằm tránh lãng phí nguồn
lực vào các thành phần không quá quan trọng
trong việc tạo động lực cho người lao động.
4.2. Những đóng góp chính của nghiên cứu
Nghiên cứu này là một dạng nghiên cứu
hàn lâm về việc xây dựng thang đo cho các
yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của
người lao động trong các KCN ở BD. Nghiên
cứu này đã đề xuất mô hình và thang đo các
khái niệm trong mô hình động lực làm việc
của người lao động trong các KCN ở BD. Các
công ty trong các KCN tại BD có thể sử dụng
thang đo và mô hình này để nghiên cứu cho
đơn vị mình để có giải pháp cụ thể cho việc
tạo động lực cho nhân viên tại từng đơn vị.
Nghiên cứu sẽ giúp nhà quản lý của công
ty nằm trong KCN ở BD thấy rõ thành phần
nào có vai trò quan trọng trong việc tạo ra
động lực làm việc cho nguời lao động tại chính
công ty của mình. Để từ đó đưa ra những giải
pháp cụ thể, phù hợp nhằm kích thích, khích
lệ cũng như tạo động lực đi làm cho người
lao động giúp đạt các mục tiêu chung của
công ty. Nghiên cứu cũng góp phần bổ sung
hệ thống thang đo cho các về động lực làm
việc của người lao động nói chung, bên cạnh
đó nghiên cứu cũng hướng đến việc cung cấp
chỉ dẫn về đề xuất giải pháp phù hợp thông
qua kết quả nghiên cứu.
48
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham
khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên,
sinh viên trong lĩnh vực quản trị nói chung
và quản trị nguồn nhân lực nói riêng. Kết
quả nghiên cứu này cũng sẽ làm cơ sở cho
các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo tại thị
trường BD. Các nghiên cứu tiếp theo có thể
sẽ kiểm định sự tác động của các yếu tố trong
mô hình đến động lực làm việc của người lao
động và so sánh sự khác biệt theo các biến
kiểm soát. Nghiên cứu này có thể được xem
là nghiên cứu sơ bộ cho bước nghiên cứu
chính thức trong một nghiên cứu có phạm vi
rộng và sâu hơn.
4.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
4.3.1. Hạn chế
Giống như hầu hết các nghiên cứu khác,
nghiên cứu này có một số hạn chế sau:
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện trong
các KCN tại BD nên kết quả của nghiên cứu
sẽ không tránh khỏi tính tổng quát cho các
thị trường lao động ở các nơi khác. Thứ hai,
nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu
thuận tiện nên kết quả nghiên cứu chưa có
tính đại diện cao nhất cho tất cả các lao động
làm việc trong các KCN ở BD. Nếu sử dụng
phương pháp chọn mẫu theo tỷ lệ phân nhóm
thì kết quả nghiên cứu có thể sẽ có một số
khác biệt. Thứ ba, mô hình nghiên cứu được
thực hiện với cơ sở dữ liệu là 302 quan sát
nên số liệu thu thập được của nghiên cứu
tương đối ít. Vì thế cần phải mở rộng khu
vực và số quan sát để giảm bớt sai số trong
mô hình. Thứ tư, nghiên cứu chỉ tập trung
vào xây dựng thang đo các yếu tố, chưa thực
hiện kiểm định sự tác động của các yếu tố tới
động lực làm việc để từ đó xác định sự mạnh
yếu về tác động của từng yếu tố. Thêm nữa
các giả thuyết trong mô hình chưa được thiết
lập và kiểm định chiều hướng tác động, đồng
thời sự khác biệt về động lực theo nhóm các
biến kiểm soát chưa được đánh giá cụ thể.
4.3.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ những hạn chế trên của đề tài, nghiên
cứu đề xuất một số gợi ý cho các đề tài tiếp
theo:
Thứ nhất, các thang đo và các số liệu
quan sát thu thập trong nghiên cứu này tiếp
tục được kiểm định giả thuyết trong mô hình
nghiên cứu và đánh giá các yếu tố tác động
thông qua mối tương quan và ý nghĩa các hệ
số trong mô hình. Thứ hai, có thể sử dụng
thang đo trong nghiên cứu để tiếp tục thực
hiện thu thập số liệu trong một nghiên cứu
rộng hơn được gọi là nghiên cứu chính thức,
còn kết quả trong nghiên cứu này là nghiên
cứu sơ bộ, một phần trong nghiên cứu rộng
hơn để kiểm định tính phù hợp của mô hình
cho thị trường nghiên cứu là người lao động
trong các KCN tại BD.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
[1]. Nguyễn Thị Phương Dung (2016). Động
cơ làm việc của khối nhân viên vĕn phòng ở
Việt Nam. (Luận án Tiến sỹ), Đại học Kinh tế
TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh. Retrieved
from
uploads/LATS/NguyenThiPhuongDung/
TomTat-V.pdf
[2]. Trần Kim Dung, & Nguyễn Ngọc Lan Vy
(2011). Thang đo động viên nhân viên. Phát
triển kinh tế, 2/2011, 55-61.
[3]. Trương Minh Đức (2011). Ứng dụng mô
hình định lượng đánh giá mức độ tạo động
lực làm việc cho nhân viên Công ty Trách
nhiệm Hữu hạn ERICSSON tại Việt Nam.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và
Kinh doanh, 27(2011), 240-247.
49
Xây dựng thang đo các yếu tố ...
Tài liệu tiếng Anh:
[4]. Brun, J.-P., & Dugas, N. (2008).
An analysis of employee recognition:
Perspectives on human resources practices.
The International Journal of Human
Resource Management, 19(4), 716-730.
[5]. Campion, M. A. (1988). Interdisciplinary
approaches to job design: A constructive
replication with extensions. Journal of
Applied Psychology, 73(3), 467.
[6]. Fisher, C. D., & Yuan, X. Y. (1998).
What motivates employees? A comparison
of US and Chinese responses. International
Journal of Human Resource Management,
9(3), 516-528.
[7]. Gautam, M., Mandal, K., & Dalal, R.
(2006). Job satisfaction of faculty members
of veterinary sciences: an analysis. Age,
36(5.91), 0.92.
[8]. Gupta, B., & Subramanian, J. (2014).
Factors affecting motivation among
employees in consultancy companies.
International journal of engineering science
invention, 3(11), 59-66.
[9]. Hackman, J. R., & Oldham, G. R. (1976).
Motivation through the design of work: Test
of a theory. Organizational behavior and
human performance, 16(2), 250-279.
[10]. Hersey, P., & Blanchard, K. (1969).
Management of Organizational Behavior.
Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
[11]. Herzberg, F., Mausner, B., &
Snyderman, B. B. (1959). The Motivation to
Work. New York, NY: Wiley.
[12]. Hossain, M. K., & Hossain, A. (2012).
Factors affecting employee’s motivation
in the fast food industry: The case of KFC
UK LTD. Research Journal of Economics,
Business and ICT, 5(2012), 21-30.
[13]. Islam, R., & Ismail, A. Z. H. (2008).
Employee motivation: a Malaysian
perspective. International Journal of
Commerce and Management, 18(4), 344-362.
doi: 10.1108/10569210810921960
[14]. Kovach, K. A. (1987). What Motivated
Employees? Workers and Supervisors Give
Different Answers. Business Horizons, 30,
58-65.
[15]. Lai, C. (2009). Motivating employees
through incentive programs. School of
Business Administration. Retrieved from
https://publications.theseus.i/bitstream/
handle/10024/17561/jamk_1237444488_5.
pdf?sequence=2
[16].Maslow, A. H. (1970). Motivation
and Personality. from
org.uk/pubsebooks/pdfs/Motivation_and_
Personality-Maslow.pdf
[17]. McClelland, D. C., Atkinson, J.
W., Clark, R., & Lowell, E. (1961). The
Achievement Motive (New York: Appleton-
Century-Crofts, 1953); and The Achieving
Society: Princeton, NJ: D. Van Nostrand.
[18]. McGregor, D. (1966). The human side
of enterprise. [Leadership and Motivation,
Essays of Douglas McGregor]. Relections,
2(1), 6-15.
[19]. Njambi, C. (2014). Factors inluencing
employee motivation and its impact on
Employee Performance: a case of AMREF
health Africa in Kenya. United States
International University-Africa.
[20]. Robbins, S. P., & Coulter, M. (2016).
Management (13th ed.). USA: Pearson
Education
[21]. Saiullah, A. B. (2015). Employee
Motivation and its Most Inluential Factors:
A study on the Telecommunication Industry
in Bangladesh. World Journal of Social
Sciences, 5(1), 79-92.
[22]. Sanyal, M. K., & Biswas, S. B. (2014).
Employee Motivation from Performance
50
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Appraisal Implications: Test of a Theory in
the Software Industry in West Bengal (India).
Procedia Economics and Finance, 11, 182-
196. doi:
5671(14)00187-7
[23]. Silverthorne, C. P. (1992). Work
motivation in the United States, Russia,
and the Republic of China (Taiwan): A
comparison. Journal of Applied Social
Psychology, 22(20), 1631-1639.
[24]. Vroom, V. (1964). Work and
Motivation, NY: John Willey & Sons: Inc.
[25]. Wiley, C. (1997). What motivates
employees according to over 40 years of
motivation surveys. International Journal of
Manpower, 18(3), 263-280.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46_1493_2136176.pdf