Tài liệu Xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “Chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”- Vật lí 10 cơ bản - Nguyễn Thanh Loan: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0162
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 83-92
This paper is available online at
XÂY DỰNG RUBRIC ĐỂ TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
CÁC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VÀ “CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC”-
VẬT LÍ 10 CƠ BẢN
Nguyễn Thanh Loan
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt. Rubric là một trong những công cụ hữu ích giúp cho việc đánh giá kết quả học tập
của học sinh trở nên khách quan, công bằng và hiệu quả. Đặc biệt, rubric khác với các công
cụ kiểm tra đánh giá khác ở chỗ là: rubric không chỉ giúp giáo viên đánh giá kết quả học
tập mà còn giúp giáo viên đánh giá quá trình học tập của học sinh. Đây là một điểm nổi
bật của rubric bởi lẽ nhờ có rubric giúp cho người học có thể tự vạch ra kế hoạch học tập
riêng cho chính mình. Vì vậy, họ có thể chủ động trong việc học hơn. Tuy nhiên, hiện nay
hầu như rất ít trường phổ thông sử dụng rubric . Đây cũng là một trong những khó khăn
lớn cho t...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “Chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”- Vật lí 10 cơ bản - Nguyễn Thanh Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0162
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 83-92
This paper is available online at
XÂY DỰNG RUBRIC ĐỂ TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
CÁC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VÀ “CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC”-
VẬT LÍ 10 CƠ BẢN
Nguyễn Thanh Loan
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt. Rubric là một trong những công cụ hữu ích giúp cho việc đánh giá kết quả học tập
của học sinh trở nên khách quan, công bằng và hiệu quả. Đặc biệt, rubric khác với các công
cụ kiểm tra đánh giá khác ở chỗ là: rubric không chỉ giúp giáo viên đánh giá kết quả học
tập mà còn giúp giáo viên đánh giá quá trình học tập của học sinh. Đây là một điểm nổi
bật của rubric bởi lẽ nhờ có rubric giúp cho người học có thể tự vạch ra kế hoạch học tập
riêng cho chính mình. Vì vậy, họ có thể chủ động trong việc học hơn. Tuy nhiên, hiện nay
hầu như rất ít trường phổ thông sử dụng rubric . Đây cũng là một trong những khó khăn
lớn cho tôi trong quá trình nghiên cứu để xây dựng rubric. Trong bài báo này, tôi đã xây
dựng rubric cho các chương " Chất khí" và "Cơ sở của nhiệt động lực học" - vật lí 10 cơ
bản nhằm tổ chức và đánh giá quá trình dạy học của học sinh một cách khách quan và hiệu
quả. Và kết quả thực nghiệm sư phạm đã phần nào chứng tỏ rubric của tôi góp phần nâng
cao kết quả học tập của học sinh.
Từ khóa: Phiếu đánh giá, tổ chức, kiểm tra, hiệu quả, đánh giá, tự đánh giá.
1. Mở đầu
Theo như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo
dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào
tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy
và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối
năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học..”. Để có thể đáp ứng được các yêu
cầu đổi mới đề ra trong nghị quyết đòi hỏi chúng ta cần phải có thêm công cụ đánh giá hiệu quả
hơn. Trong bài báo của Jennifer Docktor và Kenneth Heller [3] có đề cập đến một công cụ đánh
giá đang phát triển ở trường Đại học Minnesota đó chính là rubric: rubric là phiếu đánh giá người
học dễ sử dụng, hợp lí hợp lệ và đáng tin cậy. Đồng thời Jennifer Docktor cũng đã nêu ra các bước
giải bài tập vật lí [4]. Ngoài ra, trong bài báo TS Tôn Quang Cường [6] đã áp dụng đánh giá rubric
trong dạy học. TS Tôn Quang Cường đã giới thiệu quy trình thiết kế rubric và rubric được xem là
công cụ đánh giá, tự đánh giá và cùng đánh giá khá hữu hiệu đối với cả người học lẫn người dạy.
Góp phần nghiên cứu, phát triển rubric ở Việt Nam và làm rõ tính hiệu quả của rubric tôi đã tiến
hành xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “Chất khí” và “ Cơ sở
của nhiệt động lực học”- vật lí 10 cơ bản.
Ngày nhận bài: 10/7/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016.
Liên hệ: Nguyễn Thanh Loan, e-mail: ntloanloan@gmail.com
83
Nguyễn Thanh Loan
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nội dung bài báo
-Xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “Chất khí” và “ Cơ
sở của nhiệt động lực học”- vật lí 10 cơ bản một cách đúng đắn và hiệu quả hơn.
- Cách thức thực hiện như sau:
+ Xây dựng các bảng rubric cho 2 chương “Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học”
+ Lựa chọn rubric và tiến hành tổ chức quá trình dạy học theo các tiêu chí có trong các bảng
rubric đã soạn sẵn trước đó (HS đã được phát trước các bảng rubric hoàn chỉnh và căn cứ vào các
bảng rubric đó học sinh sẽ có kế hoạch học tập cho bản thân).
+ Sử dụng rubric cho lớp thực nghiệm dạy giống hệt như lớp đối chứng.
+ Sử dụng bài test chuẩn hóa để đánh giá lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
+ Kiểm định thống kê.
2.2. Giới thiệu công cụ rubric
Khái niệm rubric:
Rubric là bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống (theo chuẩn, tiêu chí và mức) những kết quả
(kiến thức, kĩ năng, thái độ) mà người học nên làm và cần phải làm để đạt được mục tiêu cuối cùng
khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể [6].
Phân loại rubric:
Căn cứ vào chức năng và mục đích đánh giá [6], có thể chia rubric thành 2 loại sau:
+ Định tính.
+ Định lượng
Nguyên tắc và quy trình thiết kế rubric [6]
+ Nguyên tắc:
Một Rubric được thiết kế tốt cần đáp ứng được những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Lí tưởng hoá: các mô tả tiêu chí cần phải được diễn đạt theo phổ (dải) đi từ mức cao nhất
đến mức thấp nhất (hoặc ngược lại).
- Phân hoá: các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới (sự khác biệt) giữa các mức/cấp
độ hoàn thành đối với từng người học và giữa các người học với nhau.
- Khách quan hoá: các mô tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc tính, khía cạnh của
hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện (theo mục tiêu), bởi lẽ tiêu chí đánh giá chính là sự
“diễn đạt lại mục tiêu” một cách cụ thể.
- Kích thích, tạo động lực phát triển: các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được những định
hướng mà người học/người dạy cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp người học/người dạy tự
đánh giá, đánh giá và cùng đánh giá [7].
+ Quy trình thiết kế rubric
Bước 1: Xác định chuẩn (kiến thức, kĩ năng, thái độ).
Bước 2: Xác định mục tiêu (môn học, nhiệm vụ công việc) dựa trên phân loại Bloom.
Bước 3: Xác định nhiệm vụ, đối tượng đánh giá.
Bước 4: Lập bảng các tiêu chí (mô tả lại mục tiêu một cách chi tiết).
Bước 5: Xác định mức đạt mục tiêu (xếp hạng các tiêu chí).
Chức năng của rubric
84
Xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “Chất khí”...
- Định hướng, lập kế hoạch, xây dựng động cơ học tập.
- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình dạy học tích cực.
- Hỗ trợ đánh giá hiệu quả
Ưu điểm và nhược điểm của rubric
Ưu điểm
+ Khuyến khích học tập tự định hướng.
+ Giúp việc đánh giá khách quan và nhất quán.
+ Buộc giáo viên phải cụ thể hóa mục tiêu dạy học.
+ Tiết kiệm thời gian cho giáo viên.
+ Khuyến khích học sinh đánh giá ngang hàng.
+ Cung cấp phản hồi cho giáo viên và học sinh.
+ Phù hợp cho mục đích dạy học phân hóa đối tượng.
Nhược điểm
+ Xây dựng rubric phức tạp và tốn nhiều thời gian cho lần soạn đầu tiên.
+ Rubric phải được sửa đổi liên tục trước khi nó thực sự có thể được sử dụng chính thức.
+ Rubric hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của học sinh bởi vì học sinh phải hoàn thành các
công việc học tập được giao theo đúng như trong bảng rubric thay vì chủ động khám phá học tập
của học sinh.
+ Việc thiết lập chính xác các tiêu chí để xác định thành quả học tập của học sinh rất phức tạp.
+ Nếu các tiêu chí trong bảng rubric quá nhiều, quá phức tạp thì học sinh cảm thấy choáng
ngợp với sự phân công và ít thành công trong học tập.
Dưới đây là một trong số các bảng rubric đã được xây dựng trong chương “Chất khí”:
Bảng rubric về các bước giải bài tập vật lí chương “chất khí” [1, 2]
Tiêu
chí 1. Mô tả có ích
2. Vận dụng
(Phương pháp giải và ứng
dụng cụ thể của vật lí)
3. Quá trình tính
toán
4. Tiến trình
logic
Tìm hiểu đề: xác
định thông số trạng
thái đầu, thông số
trạng thái cuối, sơ đồ
tóm tắt đề, xác định
đại lượng đã biết, xác
định đại lượng cần
tính, vẽ hình minh
hoạ (nếu cần) có chú
thích trên hình.
Mô tả hiện tượng
một cách định tính
(nếu cần thiết).
Chuyển hệ trục toạ
độ (nếu cần thiết cho
bài giải) có chú thích
trên hình.
Chọnmột hay vài định luật
a. Định luật Bôi-lơ-
Ma-ri-ốt.
b. Định luật Sác-lơ
c. Định luật Gay Luy-xac.
d. Phương trình trạng thái
của khí lí tưởng.
Áp dụng phương trình của
định luật Bôi-lơ- Ma-ri-ốt
trong điều kiện
+ mkhí = const
+ T = const→ pV = const
Áp dụng phương trình của
định luật Sác-lơ trong điều
kiện:
+ mkhí = const
+ V = const→ p
T
= const
Quá trình tính toán
bao gồm: các phép
tính biến đổi, rút gọn,
thay thế, giải phương
trình, các phép tính
cộng trừ nhân chia.
Khi tính bằng số,
có thể dùng các
đơn vị bất kì của
áp suất (mmHg, Pa,
at, atm. . . ) và của
thể tích (cm3, m3,
lít) Tuy nhiên, cần
phải dùng các đơn
vị giống nhau đối
với mỗi thông số ở
cả trạng thái đầu và
trạng thái cuối của
lượng khí.
Toàn bộ bài
giải bao gồm:
+ Trình tự bài
giải.
+ Lập luận bài
giải (lời giải
thích).
+ Các ý trong
bài như thế
nào.
85
Nguyễn Thanh Loan
Áp dụng phương trình
của định luật Gay Luy-xac
trong điều kiện
+ mkhí = const
+ p = const→ V
T
= const
Áp dụng phương trình
trạng thái của khí lí tưởng
trong điều kiện
+ mkhí = const
pV
T
= const
Mức điểm
3đ Mô tả là hữu ích, phùhợp và đầy đủ.
+ Phương pháp giải hợp lí và
đầy đủ (Chẳng hạn như chọn
đúng định luật).
+ Áp dụng các khái niệm,
nguyên lí, định luật vật lí
phù hợp và đầy đủ.
Quá trình tính toán là
hợp lí và đầy đủ.
Toàn bộ bài
giải là chặt
chẽ, rõ ràng,
đúng trọng
tâm, biết kết
nối hợp lí giữa
các phần.
2đ
Mô tả là hữu ích, phù
hợp nhưng chưa đầy
đủ còn thiếu một vài
chỗ.
+ Phương pháp giải hợp lí và
đầy đủ. Chẳng hạn như chọn
đúng định luật).
+ Áp dụng các khái niệm,
nguyên lí, định luật vật lí
phù hợp nhưng chưa đầy đủ
và còn thiếu một vài chỗ
(chẳng hạn như không nêu ra
điều kiện áp dụng định luật).
Quá trình tính toán là
hợp lí nhưng lại chứa
vài lỗi nhỏ (chẳng
hạn sai về đơn vị).
Bài giải là rõ
ràng, đúng
trọng tâm
nhưng có vài
lỗi nhỏ.
1đ
Mô tả chưa phù hợp
và thiếu nhiều chỗ
(sai lỗi cơ bản)
+ Chỉ nêu ra đúng tên các
định luật.
+ Áp dụng các khái niệm,
nguyên lí, định luật vật lí
chưa đúng, chưa phù hợp
(sai về mặt cơ bản: cụ thể
điều kiện áp dụng chưa đúng
mà vẫn áp dụng định luật,
ghi phương trình sai).
Quá trình tính toán
chưa hợp lí, chưa đầy
đủ (sai về mặt cơ
bản: quá trình biến
đổi phương trình sai).
Có những
phần của bài
giải là không
rõ ràng,
không đúng
trọng tâm,
lang man.
0đ Không có mô tả.
+ Bài giải không đưa ra được
phương pháp giải hợp lí.
+ Bài giải không áp dụng các
khái niệm, nguyên lí, định
luật vật lí để giải bài toán.
Không có bất cứ quá
trình tính toán nào.
Toàn bộ bài
giải là không
rõ ràng,
không trọng
tâm, không có
kết nối giữa
các phần.
2.3. Mục đích của bài báo
Sau khi đã xây dựng rubric thì mục đích của bài báo này:
+ Để nâng cao kết quả học tập của học sinh.
86
Xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “Chất khí”...
+ Để chứng tỏ rubric không chỉ là một công cụ hữu hiệu đánh giá kết quả học tập của học
sinh mà còn công cụ giúp tổ chức quá trình dạy học vô cùng hiệu quả và đúng đắn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Tham khảo sách báo, tạp chí chuyên ngành về vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả
và tổ chức quá trình dạy học cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông theo
rubric.
- Tham khảo sách báo, tạp chí chuyên ngành về vấn đề rubric trong dạy học vật lí.
- Tham khảo tài liệu liên quan vấn đề kĩ thuật xây dựng rubric.
- Tham khảo các tài liệu về các dạng bài tập vật lí lớp 10 các chương “Chất khí” và “Cơ sở
của nhiệt động lực học” ở các trường trung học phổ thông.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, điều tra quan sát
- Tổng kết kinh nghiệm qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm
với một số giáo viên giàu kinh nghiệm khoa vật lí trường đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
và các giáo viên ở trường trung học phổ thông.
- Phỏng vấn giáo viên bộ môn, học sinh để nắm tình hình học tập vật lí của học sinh để từ
đó xây dựng rubric cho phù hợp trình độ của học sinh.
Phương pháp thực nghiệm
- Làm thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá giả thuyết khoa học đã đề ra.
- Tiến hành thực nghiệm ở các trường THPT có đối chứng để kiểm tra tính khả thi của luận
văn.
- Ứng dụng phương pháp thống kê toán học xử lí và phân tích số liệu thực nghiệm.
2.5. Kết quả
Phân tích kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học
+ Lập bảng xếp loại kết quả kiểm tra học sinh, bảng phân phối tần số, tần suất điểm số Xi,
bảng phân phối tần suất luỹ tích của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
+ Vẽ đồ thị phân phối tần số, tần suất, đường luỹ tích.
+ Tính toán các tham số thống kê:
+ Điểm trung bình cộng:
Lớp TN:X =
∑
niXi
n1
; Lớp ĐC: Y =
∑
njY j
n2
Trong đó: ni, nj là số HS đạt điểm Xi, Yj
N1, n2 lần lượt là tổng số HS của nhóm TN và nhóm ĐC.
+ Phương sai S2 và độ lệch tiêu chuẩn S: là tham số đo mức độ phân tán của số liệu quanh
giá trị trung bình:
Lớp TN: S2TN =
∑
ni(_Xi −X)2
n1
; STN =
√
S2TN
Lớp ĐC: S2ĐC =
∑
nj(_Yj − Y )2
n2
SĐC =
√
S2ĐC
87
Nguyễn Thanh Loan
Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
+ Hệ số biến thiên V chỉ độ phân tán:
Lớp TN: VTN =
STN
X
100%; Lớp ĐC: VĐC =
SĐC
Y
100%
* Nếu V < 30%: độ dao động đáng tin cậy, giá trị của V nhỏ hơn thì trình độ của HS đồng
đều hơn.
* Nếu V > 30%: độ dao động lớn, không đáng tin cậy.
+ Tính đại lượng kiểm định t: t =
X − Y
SX−Y
Sau đó so sánh giá trị này với giá trị trong bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α (từ
0,01 – 0,05) và độ lệch tự do k = n1+n2 -2 để đi đến kết luận xem sự khác nhau giữa X và Y là có
ý nghĩa không.
Xử lí số liệu
Bảng 1: Bảng phân phối tần số điểm số Xi
Nhóm
Số học sinh đạt điểm Xi
3 4 5 6 7 8 9 10
TN (42) 0 1 3 8 8 7 9 6
ĐC (43) 1 1 5 4 7 18 5 2
Hình 1: Đồ thị tần số điểm số Xi
Bảng 2: Bảng phân phối tần suất điểm số Xi
Nhóm
Tỉ lệ học sinh đạt điểm Xi (%)
3 4 5 6 7 8 9 10
TN(42) 0 2,4 7,1 19 19 16,7 21,4 14,4
ĐC(43) 2,3 2,3 11,6 9,3 16,3 41,9 11,6 4,7
88
Xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “Chất khí”...
Hình 2: Đường phân phối tần số điểm số
Bảng 3: Bảng phân phối tần suất luỹ tích
Nhóm
Tỉ lệ học sinh đạt điểm Xi trở xuống (%)
3 4 5 6 7 8 9 10
TN(42) 0 2,4 9,5 28,6 47,6 64,3 85,7 100
ĐC(43) 2,3 4,7 16,3 25,6 41,9 83,7 95,3 100
Hình 3: Đường phân phối tần suất
Hình 4: Đường phân phối tần suất luỹ tích
89
Nguyễn Thanh Loan
Bảng 4: Bảng các thông số thống kê
Nhóm N X S2 S V (%)
TN 42 7,62 2,62 1,62 21,26
ĐC 43 7,30 2,35 1,53 20,96
Nhận xét:
- Điểm trung bình của HS nhóm TN (7,62) cao hơn của nhóm ĐC (7,30).
- Các giá trị độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến thiên (V) của nhóm TN thấp cho thấy độ phân
tán về điểm số quanh điểm trung bình của nhóm TN là nhỏ. Điều này chứng tỏ chất lượng của lớp
TN khá tốt và đồng đều. Hệ số biến thiên V (21,26%) nằm trong khoảng 10-30% nên kết quả thu
được đáng tin cậy.
- Đồ thị đường phân bố tần suất và tần suất luỹ tích của nhóm TN lần lượt nằm về bên phải
và phía dưới của đường tần suất và tần suất luỹ tích của nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ chất lượng
kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.
- Kết hợp các kết quả phân tích chúng tôi thấy rằng kết quả học tập của nhóm TN cao hơn
nhóm ĐC. Vậy vấn đề đặt ra liệu là hiệu quả trên có thực sự là do sử dụng các bảng rubric đem lại
hay không? Các số liệu thống kê có đáng tin cậy hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần
áp dụng bài toán kiểm định trong thống kê toán học như sau:
Kiểm định sự khác nhau của các phương sai:
- Chọn xác suất sai lầm là α = 0, 1
- Giả thuyết Ho: Sự khác nhau của các phương sai S2TN và S
2
ĐC là không có ý nghĩa.
- Giả thuyết H: Sự khác nhau của các phương sai S2TNvà S
2
ĐC là có ý nghĩa.
- Giá trị đại lượng kiểm định: F =
S2TN
S2ĐC
=
2.62
2.35
= 1, 11
- Giá trị tới hạn Fα trong bảng phân phối F với mức αvà các bậc tự do:
νTN = NTN − 1 = 42− 1 = 41
νĐC = NĐC − 1 = 43− 1 = 42
- Trong bảng phân phối ta có: Fα
2
= F0.05 = 1, 35
- Vì F < Fα
2
nên ta chấp nhận giả thuyết Ho: sự khác biệt của các phương sai là không có
ý nghĩa, với độ tin cậy là 90%.
Kiểm định sự khác nhau của hai giá trị trung bình: XTN = 7, 62 và XĐC = 7, 30 với
phương sai bằng nhau:
- Chọn xác suất sai lầm là α = 0, 05
- Giả thuyết Ho: Sự khác nhau giữa hai điểm trung bình là không có ý nghĩa.
- Giả thuyết H: Sự khác nhau giữa hai điểm trung bình là có ý nghĩa.
- Phỏng định sai số tiêu chuẩn của hiệu số SXTN−XĐC
SXTN−XĐC =
√
(NTN − 1)S2TN + (NĐC − 1)S2ĐC
NTN +NĐC − 2 .(
1
NTN
+
1
NĐC
)
90
Xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “Chất khí”...
=
√
(42 − 1).2, 62 + (43− 1).2, 35
42 + 43 − 2 .(
1
42
+
1
43
) = 0, 12
- Đại lượng kiểm định t: t =
XTN −XĐC
SXTN−XĐC
=
7, 62 − 7, 30
0, 12
= 2, 67
- Theo bảng phân phối Student tα với và f = 42 + 43 − 2 = 83 thì tα,f = 1, 96
Vì t > tα nên ta bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H: Sự khác nhau giữa hai điểm
trung bình là có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ kết quả thu được ở lớp TN tốt hơn kết quả ở lớp ĐC
với độ tin cậy 95%. Điều này chứng tỏ việc áp dụng rubric vào quá trình dạy học sẽ giúp chúng ta
đánh giá kết quả học tập của học sinh thật sự hiệu quả và khách quan hơn. Ngoài việc, rubric giúp
cho học sinh định hướng trong việc học tập tốt hơn.
Kiến nghị: Hiện nay, rubric là vấn đề mới và khó nên vẫn còn ít người nghiên cứu và quan
tâm. Do đó hầu như rất ít trường trung học phổ thông sử dụng rubric vào trong quá trình dạy học.
Chính vì vậy, vấn đề áp dụng rubric phải được phổ biến rộng rãi ở mỗi trường trung học phổ thông.
Có như vậy thì mới phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng rubric trong quá trình dạy học.
3. Kết luận
Bài báo này giới thiệu công cụ rubric mới, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình đánh giá kết quả
học tập của học sinh; đồng thời xây dựng được 9 bảng rubric cho các chương “Chất khí” và “ Cơ
sở của nhiệt động lực học”- vật lí 10 cơ bản bao gồm 7 bảng rubric lí thuyết; 1 bảng rubric cho bài
tập vật lí và 1 bảng rubric về tìm hiểu động cơ Stirling. Kết quả quá trình thực nghiệm cho thấy
rubric đã góp phần giúp nâng cao hiệu quả học tập của học sinh; giúp định hướng quá trình dạy
học; giúp cho người dạy lẫn người học vạch ra kế hoạch riêng cho bản thân tránh cái kiểu học vẹt
và đặc biệt người học có thể tự đánh giá được. Ngoài ra, nhờ có rubric mà khâu kiểm tra – đánh
giá không còn mang nặng tính chủ quan của người dạy mà trở nên khách quan, công bằng hơn.
Đây là một đóng góp đáng kể trong việc đổi mới khâu kiểm tra đánh giá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Annwesa P.Dasgupta, Trevor R.Anderson, and Nancy Pelaez, 2014. Development and
validation of a rubric for diagnosing students’ experimental design knowledge and
difficulties, pp. 265-284.
[2] Jennifer Lynn Docktor, 2009. Development and validation of a physics problem-solving
assessment rubric, pp. 247-255.
[3] Jennifer Docktor, Kenneth Heller, 2009. Assessment of student problem solving processes,
pp.1-2.
[4] Jennifer Docktor, Kenneth Heller, 2009. Robust assessment instrument for student problem
solving. Proceedings of the Narst 2009 Annual Meeting, pp. 5-10.
[5] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, 2001. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
[6] Tôn Quang Cường. Áp dụng đánh giá theo rubric trong dạy học.
[7] Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc, 1996. Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lượng học tập
của học sinh phổ thông. Nxb Hà Nội.
[8]
91
Nguyễn Thanh Loan
ABSTRACT
Rubric for construction, organization and evaluation when teaching the Capters "Gas" and
"The basics of thermodynamics" in Grade 10 basic physical science
Nguyen Thanh Loan
Department of Physics, Ho Chi Minh City University of Pedagogy
Rubric is a tool that is useful for assessing the learning outcomes of students objectively,
fairly and efficiently. In particular, another rubric for assessment testing tool differs in that rubric
born not only help teachers assess learning outcomes but also to evaluate the learning process
of students. This is a highlight of the rubric by rubric was probably due to the orientation for
students to help them map out individual learning plan for yourself. So that they can be proactive
in learning more. However, now virtually very little use rubric schools. This is also one of the
major difficulties for me in the research process built rubric. In this paper I have built rubric for
the chapters "gas" and "Fundamentals of thermodynamics" in Grade 10 basic physical science to
help orient teaching activities and make the inspection, evaluation and academic performance of
students objective and effective. In addition, I also built a rubric for the gases chapter exercises.
Pedagogical experimental results have shown that my rubric improves the learning outcomes of
students.
Keywords: Rubric, evaluation, organize, inspection, efficient, assessment.
92
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4324_ntloan_9483_2131908.pdf