Tài liệu Xây dựng quy trình xác định các Ginseniside trong sản phẩm bổ sung sâm bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần (LC-MS/MS): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 572
XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH CÁC GINSENOSIDE
TRONG SẢN PHẨM BỔ SUNG SÂM BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG
GHÉP KHỐI PHỔ HAI LẦN (LC-MS/MS)
Quách Thanh Tâm*, Nguyễn Đoàn Diễm Ngọc*, Lê Thị Ngọc Hạnh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhân sâm là một trong những thành phần quan trọng nhất trong các phương thuốc thảo dược
Đông Á. Hiện nay, nhân sâm được bổ sung vào các sản phẩm bổ sung khác nhau như chiết xuất dạng lỏng, nước
uống tăng lực, trà, viên nang, viên nén,Theo dược điển Mỹ USP 40 th́ì trong các sản phẩm nhân sâm các
ginsenoside Rb1, Rg1, Rf, Re là các thành phần hoạt tính chính được tìm thấy. Nhằm góp phần vào hoạt động
kiểm tra chất lượng của sản phẩm mà trong công bố có bổ sung sâm, công tác kiểm nghiệm các ginsenoside là rất
cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Định lượng ginsenoside Rb1, Rg1, Rf, Re trong thực phẩm bổ sung bằng kỹ thuật
sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần (LC-MS/MS...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng quy trình xác định các Ginseniside trong sản phẩm bổ sung sâm bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần (LC-MS/MS), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 572
XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH CÁC GINSENOSIDE
TRONG SẢN PHẨM BỔ SUNG SÂM BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG
GHÉP KHỐI PHỔ HAI LẦN (LC-MS/MS)
Quách Thanh Tâm*, Nguyễn Đoàn Diễm Ngọc*, Lê Thị Ngọc Hạnh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhân sâm là một trong những thành phần quan trọng nhất trong các phương thuốc thảo dược
Đông Á. Hiện nay, nhân sâm được bổ sung vào các sản phẩm bổ sung khác nhau như chiết xuất dạng lỏng, nước
uống tăng lực, trà, viên nang, viên nén,Theo dược điển Mỹ USP 40 th́ì trong các sản phẩm nhân sâm các
ginsenoside Rb1, Rg1, Rf, Re là các thành phần hoạt tính chính được tìm thấy. Nhằm góp phần vào hoạt động
kiểm tra chất lượng của sản phẩm mà trong công bố có bổ sung sâm, công tác kiểm nghiệm các ginsenoside là rất
cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Định lượng ginsenoside Rb1, Rg1, Rf, Re trong thực phẩm bổ sung bằng kỹ thuật
sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần (LC-MS/MS).
Phương pháp nghiên cứu: Các ginsenoside được chiết bằng dung dịch n-butanol bão hòa nước sau khi loại
béo bằng diethyl ether, loại carbohydrate bằng nước, định lượng bằng HPLC-MS/MS; triển khai quy trình định
lượng các ginsenoside trong thực phẩm bổ sung.
Kết quả nghiên cứu: Hoàn thành quy trình định lượng các ginsenoside Rb1, Rg1, Rf, Re trong thực phẩm
bổ sung bằng phương pháp LC-MS/MS với giới hạn phát hiện là 0,5 µg/mL, giới hạn định lượng là 2,0 µg/mL,
độ chụm RSD% <20%, hiệu suất thu hồi trong khoảng 80 – 110%. Ứng dụng quy trình phân tích để định lượng
các ginsenoside trong 48 mẫu thực phẩm bổ sung trên thị trường.
Kết luận: Sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần là phương pháp có độ nhạy cao, thích hợp cho định lượng các
ginsenoside trong thực phẩm bổ sung có nền mẫu phức tạp.
Từ khóa: nhân sâm, ginsenoside, thực phẩm bổ sung, sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần (LC-MS/MS)
ABSTRACT
METHOD DEVELOPMENT FOR DETERMINATION OF GINSENOSIDES IN FOOD SUPPLEMENTS
BY LIQUID CHROMATOGRAPHY – TANDEM MASS SPECTROMETRY (LC-MS/MS)
Quach Thanh Tam, Nguyen Doan Diem Ngoc, Le Thi Ngoc Hanh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 572 - 578
Background: Ginseng is one of the most important ingredients in East Asian herbal remedies. Currently,
ginseng is also added to various supplements such as liquid extracts, energy drinks, tea, capsules, tablets ...
According to the US Pharmacopoeia USP 40 in the ginseng products, ginsenosides Rb1, Rg1, Rf, Re are the main
active ingredients. In order to contribute to the quality control of the product, testing of ginsenosides is essential
in ginseng supplements.
Objectives: To quantify ginsenosides Rb1, Rg1, Rf, Re in food supplements by liquid chromatography –
tandem mass spectrometry (LC-MS / MS).
Methods: Ginsenosides were extracted with water-saturated n-butanol after the removal of the nonpolar
lipids and carbohydrates using diethyl ether and distilled water, quantified by LC-MS / MS; implementing the
process of quantifying ginsenosides in food supplements.
*Viện Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Quách Thanh Tâm ĐT: 0908371989 Email: quachthanhtam@iph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 573
Results: Completing the process of quantifying ginsenosides Rb1, Rg1, Rf, Re in food supplements by LC-
MS / MS method. Limit of determination was 0.5 µg / mL, limit of quantitation was 2.0 µg / mL, the precisions of
method were respected with RSD % < 20%, the recovery efficiencies were in about 80 - 110%. Application of
analytical procedures was used to quantify ginsenosides in 48 samples of food supplements on the market.
Conclusion: Liquid chromatography – tandem mass spectrometry (LC-MS / MS) is a highly sensitive
method, suitable for the quantification of ginsenosides in food supplements with complex matrix.
Keywords: ginseng, ginsenoside, food supplements, liquid chromatography – tandem mass spectrometry
(LC-MS / MS)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân sâm là một trong những thành phần
quan trọng nhất trong các phương thuốc thảo
dược Đông Á(1). Nhân sâm đã trở thành thuật
ngữ khái quát cho hơn 10 loại cây lâu năm thuộc
chi Panax của họ Araliaceae. Hiện nay, 14 cây
nhân sâm bao gồm 12 loài (species) và 2 dưới
loài (infraspecific taxa) được xem như là thành
viên của chi Panax. Một số cây nhân sâm có tên
thông thường xuất phát từ các nước như: Panax
ginseng (Korean ginseng), Panax japonicus
(Japanese ginseng), Panax notoginseng (Chinese
ginseng), Panax quinquefolius (American
ginseng), và Panax vietnamensis (Vietnamese
ginseng). Trong số các cây nhân sâm trên; nhân
sâm Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ đã được trồng
thương mại hóa và nhân sâm Việt Nam gần đây
đã được giới thiệu trong nông nghiệp. Hoạt tính
dược lý của nhân sâm được tìm thấy chủ yếu từ
saponin nhân sâm, cũng được biết như
ginsenoside(7).
Ginsenoside được xác định là các hợp chất
hóa sinh và dược hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh những tác dụng có lợi của
ginsenoside bao gồm chống khối u, chống đái
tháo đường, giảm huyết áp, chống oxy hóa,
kháng viêm, kháng ung thư, có tác dụng trên hệ
thần kinh, tuần hoàn khí huyết, điều hòa ổn
định hệ tim mạch, làm tăng sức đề kháng và
tăng khả năng miễn dịch, làm chậm quá trình
lão hóa của cơ thể.
Hiện nay ngoài các bài thuốc, sâm còn được
bổ sung dưới dạng thực phẩm dùng hàng ngày
như viên nén, viên nang, chiết xuất cao sâm,
nước uống, trà. Theo dược điển Mỹ USP 40 thì
trong các sản phẩm nhân sâm các ginsenoside
Rb1, Rg1, Rf, Re là các thành phần hoạt tính
chính được tìm thấy.
Việc phân tích các ginsenoside được thực
hiện trên nhiều thiết bị khác nhau. Phương pháp
sắc ký khí (GC), các ginsenoside phải tạo dẫn
xuất dạng trimethylsillyl(3). Phương pháp điện
di mao quản (CE) ít được ứng dụng để phân tích
ginsenoside do chất phân tích không mang điện
tích. Phương pháp HPLC được sử dụng rộng rãi
để phân tích các ginsenoside trong trong nhân
sâm do tốc độ, độ nhạy và khả năng phân tích
các hợp chất phân cực. Các ginsenoside được
phân tích trên các đầu dò UV, đầu dò ELSD, đầu
dò huỳnh quang và đầu dò MS. Các hợp chất
ginsenoside không hấp thu huỳnh quang, vì vậy
phải tạo dẫn xuất trước khi phân tích nên kỹ
thuật huỳnh quang bị hạn chế sử dụng. Năm
2015, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex quốc
tế do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
hiệp quốc (FAO) cùng với Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đã ban hành Tiêu chuẩn phân tích
ginsenoside Rb1, Rf cho các sản phẩm nhân sâm
dạng dịch chiết, dạng bột(8). Tuy nhiên, đối với
nền mẫu thực phẩm chức năng, có nhiều thành
phần, được bổ sung nhân sâm với nhiều hình
thức, hàm lượng khác nhau, vì vậy phương
pháp HPLC-UV không đáp ứng trên các nền
mẫu phức tạp. Để khắc phục nhược điểm trên,
phương pháp HPLC-MS/MS được sử
dụng(2,4,10,11).
Về việc xử lý mẫu, các thành phần chiết xuất
thảo dược rất phức tạp, vì vậy việc lựa chọn
phương pháp chiết mẫu là giai đoạn quan trọng
trong việc phát triển các phương pháp phân tích.
Có nhiều phương pháp chiết saponin ginseng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 574
khác nhau như: phương pháp chiết trực tiếp,
chiết pha rắn, chiết lỏng – lỏng(5). Chiết trực tiếp
(DE, direct extraction): dịch chiết nhân sâm được
hòa tan trực tiếp trong AcCN 20%(5). Chiết pha
rắn (SPE, solid phase extraction, C18): dịch chiết
nhân sâm được hòa tan vào nước, rửa SPE với
H2O và MeOH 30%, rửa giải ginsenoside với
MeOH(5). Chiết lỏng – lỏng (LLE, liquid-liquid
extraction): loại béo với ether, chiết ginsenoside
với n-BuOH và rửa với nước(5,8). Đối với nghiên
cứu này nhóm nghiên cứu sử dụng phương
pháp chiết lỏng – lỏng.
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng quy trình định lượng ginsenoside
Rb1, ginsenoside Rg1, ginsenoside Rf và
ginsenoside Re trong cao sâm, nước uống bổ
sung và viên nang bằng LC-MS/MS.
Ứng dụng quy trình để phân tích hàm lượng
các ginsenoside trong thực phẩm bổ sung trên
thị trường.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Quy trình xác định ginsenoside Rb1, Rg1, Rf,
Re bằng máy sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần
(LC-MS/MS) trong nền mẫu cao sâm, nước uống
bổ sung và viên nang uống bổ sung.
Hóa chất – chất chuẩn
Chuẩn gisenoside Rb1, Rg1, Rf, Re được
cung cấp bởi Sigma Aldrich (Missouri, USA), n-
butanol , methanol, diethyl ether được cung cấp
bởi JT Baker (New Jersey, USA), acid acetic được
cung cấp bởi Merck (Darmstadt, Germany).
Nền mẫu
Cao sâm, nước uống bổ sung sâm và viên
nang uống được mua trên thị trường Tp. Hồ Chí
Minh. Trong thành phần sản phẩm có ghi nhân
sâm (dạng rắn hoặc dịch chiết).
Chuẩn bị mẫu
Đối với cao sâm và viên nang, cân chính xác
50 mg mẫu vào becher 50 mL, hòa tan mẫu với
30 mL nước cất x 2 lần. Đối với nước uống bổ
sung, lấy chính xác 20 mL pha loãng với khoảng
50 mL nước cất.
Cho dung dịch thu được vào phễu chiết 250
mL, chiết với diethyl ether để loại béo (20 mL x 3
lần), loại bỏ lớp trên. Dịch còn lại chiết với n-
butanol bão hòa nước (20 mL x 3 lần) để thu
được các hợp chất ginsenoside, lấy lớp trên (lớp
n-butanol bão hòa nước), bỏ lớp dưới. Dịch n-
butanol bão hòa nước thu được chiết với nước
cất (50 mL x 1 lần) để loại carbohydrate, lấy lớp
trên, bỏ lớp dưới. Cô quay chân không dung
dịch thu được tại nhiệt độ 60 oC, chỉnh áp suất
tại điều kiện thích hợp, cặn được hòa tan với
methanol, định mức thành 5 mL, lấy khoảng 1
mL qua đầu lọc 0,45 µm vào vial và được phân
tích trên hệ thống LC-MS/MS.
Điều kiện thiết bị
Hệ thống sắc ký lỏng ghép khối phổ LC-
MS/MS: khối phổ ba tứ cực AB Sciex 5500 ghép
nối hệ thống sắc ký lỏng Shimadzu UFLCXR
bao gồm bơm Shimadzu 20ADXR, bộ tiêm
mẫu Shimadzu SIL-20ACXR, bộ điều khiển
Shimadzu CBM-20A. Toàn bộ hệ thống sắc ký
và khối phổ được điều khiển bởi phần mềm
Analyst 1.5.1 của hãng AB Sciex. Các chất
phân tích được phân tách bằng cột C18 Inertsil
ODS-3, 4,6 x 150 mm, kích thước hạt 5 µm với
bộ phận bảo vệ cột. Acetonitril (pha động A)
và 0,02% acid acetic trong nước (pha động B)
được dùng để rửa giải với chương trình
gradient theo Bảng 1. Tốc độ dòng là 1,0
mL/phút. Thể tích tiêm là 10,0 µL.
Bảng 1: Chương trình gradient nồng độ
Thời gian (phút) Pha động A (%) Pha động B (%)
0,01 20 80
11,0 45 55
11,5 20 80
16,0 Dừng
Hệ thống khối phổ được vận hành với kỹ
thuật ion hóa học ở áp suất khí quyển –
atmospheric pressure chemical ionization
(APCI), chế độ ion dương. Thế ion hóa – Ion
spray voltage (IS) được cài đặt ở 5500 V. Điều
kiện khí Curtain Gas (CUR), Nebulizer gas
(GS1), lần lượt là 20, 50 psi, Collisionally
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 575
activated dissociation (CAD) được cài đặt chế độ
trung bình (medium). Nhiệt độ nguồn ion hóa
(TEM) là 500oC. Các chất phân tích được định
lượng ở chế độ Multiple reaction monitoring
(MRM) với các thông số: thế phân nhóm –
declustering potential (DP), năng lượng va chạm
– collision energy (CE) theo Bảng 2.
Bảng 2: Thông số MRM các chất phân tích
Chất phân tích Q1 (m/z) Q3 (m/z) DP (V) CE (eV)
Rb1_1* 1109 325 100 30
Rb1_2 1109 163 100 50
Rg1_1* 801 432 100 40
Rg1_2 801 163 100 40
Rf_1* 801 423 100 30
Rf_2 801 163 100 40
Re_1* 947 147 100 40
Re_2 947 309 100 30
*:Cặp ion định lượng
Tính toán và xác định giá trị sử dụng phương pháp
Phương pháp được xác định giá trị sử dụng
thông qua các thông số: độ đặc hiệu/chọn lọc,
khoảng tuyến tính, giới hạn phát hiện, giới hạn
định lượng, độ chính xác và độ đúng. Độ đặc
hiệu/chọn lọc của phương pháp LC-MS/MS
được xác định dựa theo quy định cách tính điểm
IP (điểm nhận dạng – identification point) của
hội đồng Châu Âu đối với kỹ thuật HPLC-
MS/MS là 4(3). Độ tuyến tính được đánh giá
thông qua hệ số tương quan 0,990 ≤ R2 ≤ 1,00 của
phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối
tương quan giữa diện tích peak sắc ký và nồng
độ chất phân tích. Xác định giới hạn phát hiện
(LOD) dựa trên độ lệch chuẩn khi phân tích 10
lần nền mẫu chứa thấp chất phân tích và đánh
giá LOQ tính được theo tỷ số R (4 < R< 10) từ giá
trị trung bình r chia ba lần độ lệch chuẩn (SD).
Giới hạn định lượng (LOQ) được tính bằng 10
lần độ lệch chuẩn SD(9). Độ chính xác và độ đúng
của phương pháp được đánh giá thông qua độ
lặp lại được thực hiện trên 3 nền mẫu và độ thu
hồi (H%) của mẫu có chất phân tích thấp được
thêm chuẩn ở ba nồng độ: 2,0 µg/mL; 4,0 µg/mL;
10 µg/mL. Hệ số RSD (%) phải nhỏ hơn 20% theo
năng lực phòng thí nghiệm và H (%) nằm trong
khoảng 80-110%(9).
KẾT QUẢ
Các thông số của phương pháp phân tích
Độ đặc hiệu/chọn lọc
Phân tích các ginsenoside Rb1, Rg1, Rf, Re
bằng kỹ thuật HPLC-MS/MS, thực hiện bắn phá
1 ion mẹ thành 2 ion con (1 ion định lượng, 1 ion
xác định) (bảng 2). Theo quy định cách tính điểm
IP (điểm nhận dạng – identification point) của
hội đồng Châu Âu đối với kỹ thuật HPLC-
MS/MS là 4. Vì vậy, có thể kết luận phương pháp
có tính đặc hiệu cao.
Khoảng tuyến tính
Khoảng tuyến tính Ginsenoside Rb1, Rg1, Rf,
Re có nồng độ từ 1 µg/mL đến 20 µg/mL. Các
phương trình hồi quy tuyến tính của các chất
đều có hệ số tương quan 0,990 ≤ R2 ≤ 1,00. Kết
quả chi tiết được trình bày theo Bảng 3.
Bảng 3: Khoảng tuyến tính của phương pháp phân tích
Chất phân tích
Khoảng
tuyến tính
Phương trình hồi
quy
R
2
Ginsenoside
Rb1
1-20 µg/mL y = 11745x+7819,1 0,9953
Ginsenoside
Rg1
1-20 µg/mL y = 2235,3x+261,54 0,9968
Ginsenoside Rf 1-20 µg/mL y = 2772,6x+1482,3 0,9955
Ginsenoside
Re
1-20 µg/mL y = 1037,9x+457,1 0,9946
Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng
Tạo mẫu có chứa các ginsenoside có hàm
lượng thấp, xử lý mẫu và phân tích trên LC-
MS/MS, thực hiện 10 lần. Giá trị LOD và LOQ
trên dịch chiết được trình bày theo Bảng 4. Chọn
giá trị LOD và LOQ chung cho cả bốn
ginsenoside lần lượt là 0,5 µg/mL và 2,0 µg/mL.
Độ chụm và hiệu suất thu hồi của phương
pháp phân tích
Kết quả phân tích cho thấy phương pháp có
RSD ≤20% và hiệu suất thu hồi nằm trong
khoảng 80-110%. Phân tích 10 mẫu lần lượt ứng
với các nền cao sâm, viên nang, nước uống bổ
sung, độ lặp lại RSD (%) từ 4,10% đến 15,00% và
hiệu suất thu hồi H (%) là từ 80,05% đến
110,00%. Kết quả chi tiết độ chụm được trình bày
theo Bảng 5.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 576
Hình 1: Đường biểu diễn tương quan giữa nồng độ và diện tích peak của các ginsenoside
Bảng 4: Giá trị LOD và LOQ
STT Ginsenoside Rb1 (µg/mL) Ginsenoside Rg1 (µg/mL) Ginsenoside Rf (µg/mL) Ginsenoside Re (µg/mL)
LOD 0,40 0,30 0,42 0,25
LOQ 1,32 1,00 1,41 0,84
Hình 2: Sắc ký đồ của các ginsenoside Rb1, Rg1, Rf, Re
Bảng 5: Độ chụm của phương pháp phân tích
Chất phân tích
RSD (%)
Cao sâm Viên nang
Nước uống
bổ sung
Ginsenoside Rb1 6,40 14,21 15,00
Ginsenoside Rg1 4,80 9,48 13,43
Ginsenoside Rf 4,50 9,50 13,35
Ginsenoside Re 4,10 7,65 11,11
Độ không đảm bảo đo
Giá trị độ không đảm bảo đo của phương
pháp cho các hợp chất ginsenoside được tính
theo Nordtest(Error! Reference source not found.) và kết quả
được trình bày theo Bảng 6.
Bảng 6: Độ không đảm bảo đo của phương pháp với
từng ginsenoside
Chất phân tích
Độ không đảm bảo đo (%)
Cao sâm Viên nang
Nước uống bổ
sung
Ginsenoside Rb1 27,81 28,46 28,89
Ginsenoside Rg1 28,09 28,90 28,18
Ginsenoside Rf 30,08 31,68 30,35
Ginsenoside Re 28,21 28,60 28,49
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 577
Tóm tắt các thông số xác định giá trị sử dụng của phương pháp
Các thông số xác định giá trị sử dụng của phương pháp xác định các ginsenoside trong thực phẩm
bổ sung được trình bày theo Bảng 7.
Bảng 7: Các thông số xác định giá trị sử dụng của phương pháp
Thông số Ginsenoside Rb1 Ginsenoside Rg1 Ginsenoside Rf Ginsenoside Re
LOD (µg/ml) 0,50 0,50 0,50 0,50
LOQ (µg/ml) 2,00 2,00 2,00 2,00
RSD % Cao Sâm 6,40 4,80 4,50 4,10
Viên nang 14,21 9,48 9,50 7,65
Nước uống bổ sung 15,00 13,43 13,35 11,11
H % 88,32 – 109,78 81,42 – 110,00 80,05 – 105,15 82,55 – 104,35
U% Cao Sâm 27,81 28,09 30,08 28,21
Viên nang 28,46 28,90 31,68 28,60
Nước uống bổ sung 28,89 28,18 30,35 28,49
BÀN LUẬN
Quy trình được xây dựng để xác định hàm
lượng các ginsenoside Rb1, Rg1, Re, Rf trong nền
mẫu cao sâm, viên nang và nước uống bổ sung
sử dụng kỹ thuật tách chiết lỏng – lỏng đơn giản
với các loại hóa chất thông dụng trong phòng thí
nghiệm; định lượng bằng thiết bị LC-MS/MS có
độ nhạy và độ đặc hiệu cao, phân tích cùng một
lúc bốn hợp chất ginsenoside giúp rút ngắn thời
gian phân tích.
Ứng dụng phương pháp phân tích
Phương pháp được ứng dụng để xác định
hàm lượng các ginsenoside Rb1, Rg1, Rf, Re
trong các mẫu thực phẩm bổ sung sâm từ
tháng 1 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 gồm:
31 mẫu nước uống bổ sung trong đó có 08 mẫu
không phát hiện, các mẫu còn lại có hàm
lượng các ginsenoside từ 0,35 đến 1240 µg/mL;
5 mẫu nguyên liệu sâm có hàm lượng các
ginsenoside từ 32,7 đến 857,11 µg/mL; 10 mẫu
viên uống bổ sung trong có 2 mẫu không phát
hiện, các mẫu còn lại có hàm lượng các
ginsenoside từ 1,97 đến 1969,43 µg/mL; các
mẫu thực phẩm bổ sung khác có hàm lượng
ginsenoside từ 8,17 đến 90,51 µg/mL.
Thực tế cho thấy nhân sâm được bổ sung
vào thực phẩm nhiều loại khác nhau như nước
uống tăng cường sức khỏe, nước giải khát hoặc
trà túi lọc với hàm lượng nhiều ít khác nhau nên
khi phân tích cho thấy các ginsenoside hàm
lượng phân bố rộng.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã xây dựng được quy trình
xác định hàm lượng các ginsenoside Rb1, Rg1,
Re, Rf trong nền mẫu cao sâm, viên nang và
nước uống bổ sung sử dụng kỹ thuật tách chiết
lỏng – lỏng và định lượng bằng thiết bị LC-
MS/MS. Phương pháp xây dựng với độ nhạy và
độ đặc hiệu cao, các thông số giới hạn phát hiện,
độ lặp lại, hiệu suất thu hồi tốt. Có thể ứng dụng
phương pháp này xác định các ginsenoside trên
các nền mẫu rắn và lỏng.
Nhân sâm được trồng ở những vùng khác
nhau sẽ có những ginsenoside đặc trưng khác
nhau. Vì vậy, ngoài các ginsenoside Rb1, Rg1, Rf,
Re được khảo sát, cần khảo sát thêm một số
ginsenoside khác để đánh giá đúng chất lượng
sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baeg IH and So SH (2013). The world ginseng market and the
ginseng (Korea). Journal of Ginseng Research, 37:1-7.
2. Chen Y, et al (2015). Determination of ginsenosides in Asian and
American ginsengs by liquid chromatography
equadrupole/time of flight MS: assessing variationsbased on
morphological characteristics. Journal of Ginseng Research, pp.1-
14.
3. European Commission (2002). Commission decision
implementing council directive 96/23/EC concerning the
performance of analytical methods and the interpretation of
result. Official Journal of European Communities, pp.8 – 36.
4. Guo N, et al (2013). Quantitative LC-MS/MS analysis of seven
ginsenosides and three aconitum alkaloids in Shen-Fu
decoction. Chemistry Central Journal, 7:165.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 578
5. Hong HD, et al (2009). Comparison of preparation methods for
the quantification of ginsenosides in raw Korean ginseng. Food
Sci Biotechnol, 18:565 - 569.
6. In G, et al (2012). New Method for Simultaneous Quantii cation
of 12 Ginsenosides in Red Ginseng Powder and Extract: In-
house Method Validation. Journal of Ginseng Research, 36:205-210.
7. Shin BK, Kwon SW and Park JH (2015). Chemical diversity of
ginseng saponins from Panax ginseng. Journal of Ginseng
Research, 39:287 - 298.
8. Standard for ginseng products (codex stand 321-2015, annex II,
annex III).
9. Trần Cao Sơn (2010). Thẩm định phương pháp trong phân tích
hóa học và vi sinh vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội,
pp.16 – 59.
10. Uhr L, et al (2014). Ginsenosides in Commercial Ginseng
Products Analyzed by Liquid Chromatography-Tandem Mass
Spectrometry. ISRN Analytical Chemistry, 8 pages.
11. Wang X, et al (1999). Dertermination of Ginsenosides in plant
extracts from Panax ginseng and Panax quinquefolius L by
LC/MS/MS. Analytical Chemistry, 71:579-1584.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 579
TỈ LỆ HIỆN MẮC VIRUS VIÊM GAN B, KIẾN THỨC,
MỨC ĐỘ TUÂN THỦ VÀ HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG VACCINE VIÊM GAN B
CỦA NGƯỜI DÂN ĐẾN XÉT NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG
ĐỒNG THÁP NĂM 2017 – 2018
Võ Hiếu Nghĩa*, Lê Lan Trinh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh viêm gan B là một trong những vấn đề y tế công cộng hiện nay do khả năng lây
truyền cao, tiến triển thành bệnh mạn tính và có thể dẫn đến tử vong. Nâng cao kiến thức người dân trong
việc phòng bệnh và thực hiện tốt tiêm vaccine được xem là công cụ hiệu quả của phòng chống nhiễm virus
viêm gan B (HBV).
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm HBV, kiến thức về HBV, sự tuân thủ và hiệu quả tiêm phòng vaccine viêm
gan B của người dân đến khám tại Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp năm 2017 - 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện ở 244 đối tượng bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Xác định tỷ lệ nhiễm và kiến thức về HBV dựa vào nghiên cứu cắt ngang. Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được áp
dụng để xác định tỷ lệ tuân thủ và hiệu quả tiêm phòng vaccine viêm gan B.
Kết quả: Có 5,8% người dân 6 – 60 tuổi nhiễm HBV. 24,6% tuân thủ lịch tiêm phòng HBV và hiệu quả đạt
98,1%. Kiến thức đúng về HBV của người dân 18 - 60 tuổi là 16,2%.
Kết luận: Người dân có kiến thức đúng về HBV vẫn còn hạn chế. Cần có các biện pháp truyền thông phù
hợp nhằm nâng cao kiến thức cộng đồng và đẩy mạnh công tác tiêm phòng HBV.
Từ khóa: viêm gan B, tuân thủ, tiêm phòng, kiến thức
ABSTRACT
PREVALENCE OF HEPATITIS B INFECTION AMONG THE PEOPLE SEEKING HEPATITIS B
VACCINATION SERVICE AT DONG THAP PREVENTIVE MEDICINE CENTER DURING 2017 – 2018
AND KNOWLEDGE, COMPLIANCE OF CLIENTS, EFFECTIVENESS OF HEPATITIS B VACCINATION
Vo Hieu Nghia, Le Lan Trinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 579 – 585
Background: Hepatitis B is a current public health issue due to its high transmission, probability of
progression to chronic disease and causing death in serious condition. Increasing public awareness toward disease
prevention and sufficient vaccination are effective measures of preventing hepatitis B virus (HBV) infection.
Objectives: To determine the prevalence of HBV infection among the people seeking hepatitis B vaccination
service at Dong Thap Preventive Medicine Center during 2017 – 2018 and knowledge, compliance of clients, the
effectiveness of hepatitis B vaccination.
Methods: 244 participants were conveniently recruited to the study. A cross-sectional study was employed
to determine the prevalence of HBV infection and knowledge of clients; meanwhile, a prospective cohort study was
applied to determine the compliance and effectiveness of hepatitis B vaccination.
Results: The prevalence of HBV infection was 5.8% of people aged 6-60 years. There were 24.6% of people
complied with the HBV vaccination schedule and the effectiveness reached 98.1%. Correct knowledge of HBV
*Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp
Tác giả liên lạc: BS. Võ Hiếu Nghĩa ĐT: 0942764276 Email: hieunghia2211@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_quy_trinh_xac_dinh_cac_ginseniside_trong_san_pham_b.pdf