Tài liệu Xây dựng quy trình xác định asen vô cơ trong cá bằng phương pháp LC – ICP/MS: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 381
XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH ASEN VÔ CƠ TRONG CÁ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LC – ICP/MS
Nguyễn Hữu Phát*, Cù Hoàng Yến*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Asen tồn tại trong tự nhiên ở dạng Asen hữu cơ và Asen vô cơ (iAs), dạng Asen vô cơ có độc
tính cao hơn dạng Asen hữu cơ. Thủy hải sản là một nguồn tích tụ Asen sinh học, hàm lượng Asen tổng trong
các sinh vật của thủy quyển luôn cao hơn nhiều so với các loài động vật trên đất liền, việc đánh giá chất lượng
thủy hải sản thông qua hàm lượng Asen tổng là không chính xác. Để đánh giá chính xác chất lượng thủy hải sản,
việc xác định các dạng tồn tại khác nhau của Asen là rất cần thiết, hiện nay kỹ thuật sắc ký lỏng kết nối khối phổ
plasma (LC-ICP/MS) là lựa chọn hàng đầu với những ưu điểm như lượng mẫu ít, độ chọn lọc và độ nhạy cao.
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng quy trình xác định Asen vô cơ trong cá bằng phương pháp LC-ICP/MS.
Phương pháp n...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng quy trình xác định asen vô cơ trong cá bằng phương pháp LC – ICP/MS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 381
XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH ASEN VÔ CƠ TRONG CÁ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LC – ICP/MS
Nguyễn Hữu Phát*, Cù Hoàng Yến*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Asen tồn tại trong tự nhiên ở dạng Asen hữu cơ và Asen vô cơ (iAs), dạng Asen vô cơ có độc
tính cao hơn dạng Asen hữu cơ. Thủy hải sản là một nguồn tích tụ Asen sinh học, hàm lượng Asen tổng trong
các sinh vật của thủy quyển luôn cao hơn nhiều so với các loài động vật trên đất liền, việc đánh giá chất lượng
thủy hải sản thông qua hàm lượng Asen tổng là không chính xác. Để đánh giá chính xác chất lượng thủy hải sản,
việc xác định các dạng tồn tại khác nhau của Asen là rất cần thiết, hiện nay kỹ thuật sắc ký lỏng kết nối khối phổ
plasma (LC-ICP/MS) là lựa chọn hàng đầu với những ưu điểm như lượng mẫu ít, độ chọn lọc và độ nhạy cao.
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng quy trình xác định Asen vô cơ trong cá bằng phương pháp LC-ICP/MS.
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát quá trình tách và định lượng Asen vô cơ ra khỏi các dạng Asen hữu cơ
trong cá nước ngọt và nước mặn bằng cột trao đổi anion trên hệ thống sắc ký lỏng kết nối khối phổ plasma.
Kết quả nghiên cứu: Quy trình xác định Asen vô cơ trong cá bằng phương pháp LC-ICP/MS có giới hạn
phát hiện (MLOD) và giới hạn định lượng (MLOQ) là 15 ng/g và 50 ng/g. Độ lặp lại của phương pháp ở 3 nồng
độ iAs 50, 1000 và 2000 ng/g có RSD < 15%, hiệu suất thu hồi ở nồng độ tương ứng dao động từ 97,9-99,1% và
độ không đảm bảo đo của phương pháp là 11%.
Kết luận: Phương pháp sắc ký lỏng kết nối khối phổ plasma sử dụng cột trao đổi anion là phương pháp phân
tích chính xác để định lượng Asen vô cơ trên nền mẫu cá.
Từ khóa: Asen vô cơ, cá, LC-ICP/MS.
ABSTRACT
DEVELOPMENT OF LIQUID CHROMATOGRAPHY-INDUCTIVELY COUPLED PLASMA MASS
SPECTROMETRY METHOD FOR THE DETERMINATION OF INORGANIC ARSENIC IN FISH
Nguyen Huu Phat, Cu Hoang Yen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 381 - 386
Background: Arsenic is usually divided into two main groups: organic arsenic form and inorganic arsenic
form (iAs) in natural environment. The inorganic forms of arsenic are more toxic than organic form. Arsenic does
bio accumulate in seafood. Total arsenic level of organisms in the hydrosphere are always higher than land-
animals. Quality evaluation of aquatic products through total arsenic levels are inaccuracy. Recently, HPLC
followed by detection using ICP-MS allows low sample volume injection, with high selectivity and high
sensitivity.
Objectives: Establishment of a new method for determination of inorganic arsenic in fish by LC-ICP-MS.
Methods: Survey of separation and quantification inorganic arsenic species are conducted by anion exchange
liquid chromatography inductively coupled plasma - mass spectrometry.
Results: The limits of determination (MLOD) and the limits of quantitation (MLOQ) for iAs in fish were
15ng/g and 50ng/g respectively. At three fortification levels (50 – 1000 – 2000 ng/g), the overall recoveries range
from 97.9 to 99.1% with RSD values less than 15%.
* Viện Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Hữu Phát ĐT: 0969241883 Email: huuphatk@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 382
Conclusion: Anion exchange liquid chromatography inductively coupled plasma - mass spectrometry was
accurate analytical method for quantitation of inorganic arsenic in fish samples.
Keywords: inorganic Arsenic, fish, LC-ICP/MS.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thủy hải sản là một nguồn tích tụ Asen
sinh học vô cùng lớn trong tự nhiên, hàm
lượng Asen tổng trong các sinh vật của thủy
quyển luôn cao hơn nhiều so với các loài động
vật trên đất liền. Tuy nhiên, quá trình chuyển
hóa của Asen trong thủy quyển thường tạo
hợp chất Asenbetoine, một dạng Asen hữu cơ
rất bền và độc tính thấp(3). Trong các loài tôm
và cá, hàm lượng Asen vô cơ thường thấp hơn
0,1 % trong tổng số Asen có trong sinh vật.
DMA (dimethylarsinic acid) và MMA
(monomethylarsonic acid,
monomethylarsonous acid) cũng tồn tại ở
lượng rất thấp trong thủy hải sản, một số loài
như cá ngừ thường không tích tụ DMA, MMA
trong cơ thể(2). Như vậy, việc đánh giá chất
lượng của mặt hàng thủy hải sản thông qua
hàm lượng Asen tổng là không chính xác. Các
kết quả phân tích khi được công bố sẽ gây ảnh
hưởng không nhỏ đến nhà sản xuất cũng như
gây bất an trong dư luận.
Hiện nay kỹ thuật LC-ICP/MS là lựa chọn
hàng đầu cho các ứng dụng phân tích các dạng
tồn tại khác nhau của Asen. Kỹ thuật này có
những ưu điểm như lượng mẫu ít, độ nhạy
cao(4). Hai dạng sắc ký lỏng thường dùng trong
phân tích nguyên dạng Asen là sắc ký ghép cặp
ion và sắc ký trao đổi ion (trao đổi anion và
cation). Tuy nhiên, để phân tích nguyên dạng
Asen vô cơ (tồn tại dạng anion trong môi trường
trung tính và kiềm), phương pháp sắc ký trao
đổi anion đã được các nhà khoa học trên thế giới
lựa chọn nghiên cứu như tác giả LAsen – 2005(5),
Sang-Ho Nam – 2006(6), Georg Raber – 2012(7),
Rasmussen – 2012(8) cũng như được dùng trong
các phương pháp được đề xuất bởi cơ quan kiểm
soát chất lượng thực phẩm Hoa Kỳ (FDA – EAM
4-11) cùng với các hãng thiết bị LC-ICP/MS
(Agilent, PerkinElmer).
Nhằm phục vụ công tác đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, cụ thể là kiểm soát hàm lượng
Asen vô cơ trong các sản phẩm cá, chúng tôi tiến
hành thực hiện xây dựng quy trình xác định
Asen vô cơ trong cá bằng phương pháp LC-
ICP/MS trên cột trao đổi anion.
Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng quy trình xác định Asen vô cơ
trong cá bằng phương pháp LC-ICP/MS.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Quy trình xác định Asen vô cơ trên nền mẫu
cá nước ngọt và cá nước mặn bằng thiết bị sắc ký
lỏng kết nối quang phổ ghép cặp plama đầu dò
khối phổ.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết bị
Cân phân tích (độ nhạy 0,1 mg), máy xử lý
mẫu vi sóng ETHOS-1, máy vortex, cột sắc ký
PRP-X100 (150mm × 4,1 mm (id), anion
exchange – HAMILTON), hệ thống LC-
ICP/MS AGILENT 7700x.
Hóa chất
Nước cất siêu sạch — 18 MΩ; Ammonium
hydroxide suprapur (NH4OH 25%),
Hydrochloric acid (HCl 37%), Nitric acid (HNO3
65%), Hydrogen peroxide (H2O2 30%),
Ammonium carbonate ((NH4)2CO3), Asenate
Stock Standard (As(V)) 1000 mg/L MERCK,
Asenite Stock Standard (As(III)) 1000 mg/L
INORGANIC VENTURE, Dimethylarsinic acid
(DMA), Disodium methyl arsonate hexahydrate
(monomethylarsonic acid, MMA), Asenobetaine
(AsB) SIGMA ALDRICH.
Điều kiện sắc ký lỏng kết nối khối phổ plasma
(LC-ICP/MS):
Sử dụng thiết bị LC-ICP/MS với kỹ thuật sắc
ký trao đổi anion trong môi trường pH 8,5 để
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 383
tách dạng Asen (V) ra khỏi các dạng Asen hữu
cơ. Các thông số cụ thể được trình bày trong
bảng 1.
Bảng 1: Điều kiện vận hành thiết bị LC-ICP/MS
ICP/MS LC
Năng lượng 1500 W Pha động 30 mM (NH4)2CO3
Dòng Argon tạo plasma 15 L/phút pH 8,50 (± 0,05)
Khí phụ trợ 1,0 L/phút Tốc độ dòng 1,0 mL/phút
Khí mang Tùy thuộc vào chế độ Auto Tune Thể tích tiêm 100 µL
Kiểu phun sương Glass concentric Loại khí Có
Độ sâu torch Tùy thuộc vào chế độ Auto Tune Nhiệt độ cột Nhiệt độ phòng
Tốc độ bơm 0,3 vòng/phút (~1 mL/phút)
Loại cột
150mm×4,1 mm (id) Hamilton
PRP-X100 anion exchange
Nhiệt độ buồng phun sương 2°C
Bộ va chạm Không sử dụng nhằm tăng tín hiệu
Khối ion m/z 75 Thời gian lấy tín hiệu 10 phút
Thời gian lấy tín hiệu 0,8 s (m/z 75)
Xử lý mẫu
Asen trong mẫu cá được chiết khỏi nền mẫu
bằng hỗn hợp dịch chiết (HCl 0,06 M – 3% H2O2)
trong lò vi sóng 25 phút ở nhiệt độ 900C. Sau đó
mẫu được ly tâm 10 phút với tốc độ 4500
vòng/phút, lọc qua màng lọc 0,45 µL và pha
loãng với tỉ lệ 1: 1 bằng (NH4)2CO3 60mM(8).
Xác định các thông số của phương pháp
(a) Độ chọn lọc của phương pháp LC-
ICP/MS được xác định dựa trên số khối đặc
trưng của Asen và khả năng phân tách trên cột
sắc ký.
(b) Độ tuyến tính được đánh giá thông qua
hệ số tương quan r > 0,997 của phương trình hồi
quy của đường chuẩn thể hiện mối tương quan
giữa tỷ lệ diện tích peak sắc ký và nồng độ chất
phân tích.
(c) Giới hạn phát hiện (MLOD) và giới hạn
định lượng (MLOQ) của phương pháp được
thực hiện thí nghiệm và tính toán theo hệ số R
với lượng thêm chuẩn 50 ng/g, giá trị
MLODđược xác định như sau:
3LOD SD
x
R
LOD
Nếu 4 < R < 10 thì giá trị MLOD phù hợp và
đáng tin cậy, nếu 4 < R thỉ cần thêm chuẩn nồng
độ cao hơn và thực hiện lại thí nghiệm, tính toán
lại giá trị R, nếu R > 10 thì cần thêm chuẩn nồng
độ thấp hơn và thực hiện lại thí nghiệm, tính
toán lại giá trị R.
(d) Độ chính xác và độ đúng của phương
pháp được đánh giá thông qua độ lặp lại cùng
với độ tái lặp nội bộ (RSD %) và hiệu suất thu
hồi H (%) của mẫu thêm chuẩn ở 3 nồng độ: 50
ng/g, 1000 ng/g và 2000 ng/g. Độ lặp lại được
thực hiện bởi 1 kiểm nghiệm viên trong khi độ
tái lặp nội bộ được thực hiện tương tự với một
kiểm nghiệm viên khác. Hệ số RSD (%) phải <
15% và H (%) phải nằm trong khoảng 75 – 125%.
(e) Độ không đảm bảo đo được tính toán
theo độ tái lặp nội bộ phòng thí nghiệm và độ
chệch của phương pháp.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Điều kiện phân tích bằng LC-ICP/MS
Sau khi áp dụng các thông số sắc ký lỏng và
khối phổ vào phân tích dịch chiết của mẫu cá lóc
được thêm chuẩn các dạng Asen: DMA, MMA,
AsB, As(III), As(V). Kết quả thu được sắc ký đồ
như trong hình 1.
Từ sắc ký đồ mẫu thực có thể thấy trong cá
tồn tại một lượng đáng kể các dạng Asen hữu cơ
không tương tác với cột sắc ký. AsB được dùng
như chất đại diện cho tất cả các dạng Asen hữu
cơ không có tương tác với cột sắc ký trao đổi
anion (dạng Asen hữu cơ dạng cation hoặc trung
hòa). Bên cạnh đó, với pha động được lựa chọn,
dạng As(V) cần phân tích được tách tốt khỏi các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 384
dạng Asen khác và thời gian phân tích cho mỗi
mẫu tương đối ngắn giúp giảm lượng muối
đóng vào gây tắc nghẽn thiết bị.
Hình 1: Sắc ký đồ của mẫu thật và mẫu thêm chuẩn
hỗn hợp các dạng Asen
Đánh giá khả năng chiết
Phân tích mẫu sau khi vô cơ hóa theo AOAC
986.15 (xử lý khô - ướt kết hợp) và chiết theo quy
trình của tác giả Rasmussen, kết quả được thể
hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Kết quả phân tích Asen tổng trong mẫu cá
lóc theo bằng phương pháp AOAC 986.15 và phương
pháp chiết theo quy trình của tác giả Rasmussen(1,8)
Hàm lượng As trung bình (ng/g) 38,3 39,7
Hàm lượng As lớn nhất (ng/g) 48,4 45,7
Hàm lượng As nhỏ nhất (ng/g) 33,2 32,9
%RSD 9,8 10
Công cụ “t-Test: Paired Two Sample for
Means” của phần mềm EXCEL – 2010 được sử
dụng nhằm so sánh kết quả phân tích hàm
lượng Asen tổng trong mẫu cá lóc giữa phương
pháp vô cơ hóa theo AOAC 986.15 và phương
pháp chiết cho thấy không có sự khác biệt giữa 2
kết quả (bảng 2), tthực nghiệm ( 1,50) < tlý thuyết (2,07).
Như vậy có thể khẳng định rằng dung dịch chiết
(HCl 0,06 M – H2O2 3%) đã chiết toàn bộ các
dạng Asen ra khỏi nền mẫu trong thời gian 25
phút ở nhiệt độ 90oC.
Đánh giá khả năng oxi hóa As (III)
Sau khi thêm chuẩn ở 3 mức nồng độ 50,
1000 và 2000 ng/g As(III) vào mẫu cá lóc. Hiệu
suất oxy hóa As(III) được đánh giá thông qua tỷ
lệ nồng độ As(V) có trong dịch chiết và nồng độ
As(III) thêm vào ban đầu. Thực hiện phân tích
các mẫu thêm chuẩn này và ghi nhận lượng
As(V) có trong dịch chiết, kết quả bảng 3.
Bảng 3: Khả năng oxi hóa As(III) của dung dịch chiết
Nồng độ As (III) thêm vào
mẫu(ng/g)
50 1000 2000
Nồng độ As (V) (ng/g) 51,5 1005 1915
%RSD 3,00 4,74 4,58
H% trung bình 103,0 100,4 95,8
H% Min 97,0 94,0 87,3
H% Max 109,0 109,5 102,5
Khảo sát khả năng oxy hóa của dịch chiết
cho thấy 95,8% As(III) (ở mức 2000 ng/g) và
100% As(III) (ở mức 50, 1000 ng/g) được oxy
hóa thành As(V), các dạng Asen hữu cơ hoàn
toàn không bị phân hủy thành As(V) (ở mức
2000 ng/g).
Đánh giá độ bền của Asen hữu cơ
Asen hữu cơ được thêm vào mẫu sau đó trải
qua quá trình xử lý mẫu nhằm đánh giá khả
năng bị phân hủy thành As(V) gây sai lệch
dương cho kết quả phân tích. Hàm lượng As(V)
trong dịch chiết của thí nghiệm càng thấp thì
dạng Asen hữu cơ càng bền.
Bảng 4: Độ bền của Asen hữu cơ trong dịch chiết
STT DMA (ppb) MMA (ppb) AsB (ppb) As(V) (ppb) STT DMA (ppb) MMA (ppb) AsB (ppb) As(V) (ppb)
1 2000 2000 2000 <0,1 11 2000 2000 2000 <0,1
2 2000 2000 2000 <0,1 12 2000 2000 2000 <0,1
3 2000 2000 2000 <0,1 13 2000 2000 2000 <0,1
4 2000 2000 2000 <0,1 14 2000 2000 2000 <0,1
5 2000 2000 2000 <0,1 15 2000 2000 2000 <0,1
6 2000 2000 2000 <0,1 16 2000 2000 2000 <0,1
7 2000 2000 2000 <0,1 17 2000 2000 2000 <0,1
8 2000 2000 2000 <0,1 18 2000 2000 2000 <0,1
9 2000 2000 2000 <0,1 19 2000 2000 2000 <0,1
10 2000 2000 2000 <0,1 20 2000 2000 2000 <0,1
Mẫu cá lóc
A
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 385
Kết quả cho thấy các dạng Asen hữu cơ hoàn
toàn không bị phân hủy thành As(V) (ở mức
2000 ng/g).
Xác định giá trị sử dụng của phương pháp
Khoảng tuyến tính
Do khoảng tuyến tính của kỹ thuật ICP-MS
khá rộng (6 – 9 bậc), hơn nữa khi hàm lượng
Asen quá cao sẽ gây nhiễm bẩn hệ thống do đó
không thực hiện khảo sát khoảng tuyến tính.
Khoảng làm việc được lựa chọn trong khoảng từ
1 ng/g – 10 ng/g.
Hình 2: Đồ thị biểu diễn sự tương quan tuyến tính
giữa nồng độ và diện tích peak sắc ký As(V)
Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng
Sau khi phân tích 40 mẫu, kết quả tính toán
cho thấy giới hạn phát hiện và giới hạn định
lượng của phương pháp lần lượt là 15 ng/g và 50
ng/g. Do giới hạn cho phép của iAs trong cá là
2000 ng/g, như vậy giới hạn định lượng vừa xác
định được hoàn toàn thích hợp cho mục đích
kiểm tra chất lượng sản phẩm cá.
Độ lặp lại, độ tái lặp, hiệu suất thu hồi, độ
không đảm bảo đo
Bảng 5 Các thông số thẩm định
Nồng độ
50
ng/g
1000
ng/g
2000
ng/g
Tiêu chí
Nhận
xét
H% 99,1 98,3 97,9 75 – 115 Đạt
RSD% 5,9 7,2 5,0 ≤ 15 Đạt
Rw 2,3 2,4 2,0 ≤ 15 Đạt
Độ không đảm bảo
đo mở rộng U%
11%
Thực hiện phân tích các mẫu cá lóc thêm
chuẩn ở 3 mức nồng độ Asen 50, 1000, 2000 ng/g,
hiệu suất thu hồi, SD, RSD% và BIAS, kết quả
được trình bày trong bảng 5.
Phân tích mẫu thực tế
Áp dụng quy trình đã thẩm định vào xác
định hàm lượng iAs trong 20 mẫu cá (5 loài cá
nước ngọt, 5 loài cá nước mặn, mỗi loài 2 mẫu
thử).
Bảng 6: Kết quả phân tích 10 loại cá
Loài cá MSM
Kết quả
(ng/g)
Loài cá MSM
Kết quả
(ng/g)
Lóc
NN-1 < 15
Thu
NM-1 < 15
NN-2 < 15 NM-2 < 15
Trê
NN-3 < 15
Ngừ
NM-3 < 15
NN-4 < 15 NM-4 < 50
Ba sa
NN-5 < 15
Ngân
NM-5 < 15
NN-6 < 15 NM-6 < 50
Diêu
hồng
NN-7 < 15
Nục
NM-7 < 50
NN-8 < 15 NM-8 < 50
Rô
NN-9 < 15
Bạc má
NM-9 < 50
NN-10 < 15 NM-10 < 50
Kết quả phân tích cho thấy không phát
hiện iAs trong các mẫu cá nước ngọt (cá lóc, cá
trê, cá basa, cá diêu hồng, cá rô). Đối với cá
nước mặn (cá thu, cá ngừ, cá ngân, cá nục, cá
bạc má), tất cả các mẫu đều cho thấy có sự
hiện diện của iAs nhưng ở dưới khả năng
định lượng của phương pháp. Bên cạnh đó,
trong tất cả các sắc ký đồ phân tích mẫu cá
đều xuất hiện peak tín hiệu của các dạng Asen
hữu cơ (dạng ion dương và trung hòa, không
tương tác với cột). Như vậy có thể kết luận
hàm lượng Asen trong các mẫu cá được khảo
sát đa phần là Asen hữu cơ có độc tính thấp.
KẾT LUẬN
Phương pháp phân tích iAs đã được xác
định giá trị sử dụng có giới hạn định lượng
khá thấp (50 ng/g) so với mức giới hạn cho
phép theo quy định (2000 ng/g), có các thông
số độ lặp lại, độ tái lặp, hiệu suất thu hồi đều
đạt tiêu chí đề ra. Phương pháp đã được ứng
dụng để phân tích mẫu cá nước ngọt và nước
mặn tại Tp. Hồ Chí Minh.
r =
0,9994
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 386
Tuy nhiên, nhằm nâng cao độ chính xác của
phương pháp, có thể nghiên cứu thêm việc áp
dụng nội chuẩn trong phân tích iAs bằng cách sử
dụng các nguyên tố có tính chất hoặc khối lượng
nguyên tử gần với nguyên tố As.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AOAC International (2012). AOAC 986.15, Arsenic, Cadmium,
Lead, Selenium, and zinc in human and pet foods.
Multielement method.
2. Arbouine MW, Wilson HK (1992). The effect of seafood
consumption on the assessment of occupational exposure to
Asenic by urinary Asenic speciation measurements. J Trace
Elem Electrolytes Health Dis, 6(3): pp.153-60.
3. Cullen WR, Reimer KJ (1989). Asenic speciation in the
environment. Chemical Reviews, 89(4): pp.713-764.
4. Gong Z, Lu X, Ma M, Watt C, Le XC (2002). Asenic speciation
analysis, Talanta, 58(1): pp.77-96.
5. Lasen EH, Engman J, Sloth JJ, Hansen M, Jorhem L (2005).
Determination of inorganic Asenic in white fish using
microwave-assisted alkaline alcoholic sample dissolution and
HPLC-ICP-MS, Anal Bioanal Chem, 381(2): pp.339-46.
6. Nam HS, Cheng J (2006). Preliminary results of extraction,
separation and quantitation of Asenic species in food and
dietary supplements by HPLC-ICP-MS, Korean chemistry
society, 27(6): pp.903-908.
7. Raber G, Stock N, Hanel P, Murko M, Navratilova J,
Francesconi KA (2012). An improved HPLC–ICPMS method
for determining inorganic Asenic in food: Application to rice,
wheat and tuna fish, Food Chemistry, 134(1): pp. 524-532.
8. Rasmussen R (2012). Development and validation of an SPE
HG-AAS method for determination of inorganic Asenic in
samples of marine origin. Analytical and Bioanalytical
Chemistry, 403(10): pp.2825-2834.
Ngày nhận bài báo: 16/6/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/7/2016
Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 381_1_2288_2177681.pdf