Tài liệu Xây dựng quy trình thâm canh phù hợp cho giống lúa pc26 tại các tỉnh phía Bắc: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
883
XÂY DỰNG QUY TRÌNH THÂM CANH PHÙ HỢP CHO GIỐNG LÚA PC26
TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC
Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy, Nguyễn Trọng Khanh, Phạm Văn Tính
Viện Di Truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
TÓM TẮT
Giống lúa PC26 được Viện Cây lương thực và CTP chọn lọc bằng phương pháp phân lập cá thể
từ quần thể giống nhập nội. PC26 là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày trong vụ
Mùa, 135-140 ngày trong vụ Xuân), cứng cây, bộ lá gọn uốn lòng mo, đứng cứng; bông to, hạt tròn xếp
rất xít, hạt gạo trong, ít bạc bụng. Giống lúa PC26 ít nhiễm bệnh đạo ôn và bạc lá, khả năng chịu rét và
chống đổ tốt, giống có khả năng thâm canh cao, có thể bố trí trên các chân đất vàn và vàn cao, thích
hợp gieo cấy trong trà Xuân sớm và Mùa muộn. Năng suất trong vụ xuân đạt ổn định 70-75 tạ/ha, nếu
thâm canh tốt có thể đạt trên 75 tạ/ha; vụ mùa đạt 60-65 tạ/ha. Chất lượng cơm mềm dẻo, dính, đậm
cơm và ngon. T...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng quy trình thâm canh phù hợp cho giống lúa pc26 tại các tỉnh phía Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
883
XÂY DỰNG QUY TRÌNH THÂM CANH PHÙ HỢP CHO GIỐNG LÚA PC26
TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC
Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy, Nguyễn Trọng Khanh, Phạm Văn Tính
Viện Di Truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
TÓM TẮT
Giống lúa PC26 được Viện Cây lương thực và CTP chọn lọc bằng phương pháp phân lập cá thể
từ quần thể giống nhập nội. PC26 là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày trong vụ
Mùa, 135-140 ngày trong vụ Xuân), cứng cây, bộ lá gọn uốn lòng mo, đứng cứng; bông to, hạt tròn xếp
rất xít, hạt gạo trong, ít bạc bụng. Giống lúa PC26 ít nhiễm bệnh đạo ôn và bạc lá, khả năng chịu rét và
chống đổ tốt, giống có khả năng thâm canh cao, có thể bố trí trên các chân đất vàn và vàn cao, thích
hợp gieo cấy trong trà Xuân sớm và Mùa muộn. Năng suất trong vụ xuân đạt ổn định 70-75 tạ/ha, nếu
thâm canh tốt có thể đạt trên 75 tạ/ha; vụ mùa đạt 60-65 tạ/ha. Chất lượng cơm mềm dẻo, dính, đậm
cơm và ngon. Tuy nhiên hạn chế của giống là chưa đưa ra được các biện pháp kỹ thuật canh tác theo
đúng quy trình dẫn đến chất lượng, năng suất của giống chưa xứng với tiềm năng của giống.
Từ khóa: PC26, Quy trình thâm canh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình chọn giống lúa ở
nước ta, nhiều năm qua chủ yếu tập tập trung
vào hướng chọn tạo các giống lúa thuộc loài
phụ indica- các giống có dạng hạt dài và hàm
lượng amylose tương đối cao. Trong những
năm từ 2001 đến nay, mới có một số đề tài
nghiên cứu chọn tạo giống lúa đặc sản, trong
đó có đề cập đến loại lúa japonica.
Các giống lúa thuộc loài phụ japonica có
nhiều đặc tính sinh học khác với các giống
trong loại phụ indica đặc biệt là các chỉ tiêu
chất lượng gạo như tỷ lệ các loại gạo cao hàm
lượng amylose thấp hoặc trung bình, độ bền
gen dài.
Thực tế thị hiếu tiêu dùng hiện nay đang
mở ra triển vọng không nhỏ cho việc thay đổi
cơ cấu giống lúa chất lượng mà chủ đạo sẽ là
Japonica ở các tỉnh phía Bắc góp phần tái cấu
trúc thành công sản xuất nghành trồng trọt.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Giống lúa PC26 được Viện Cây lương thực
và CTP chọn lọc bằng phương pháp phân lập cá
thể từ quần thể giống nhập nội (kí hiệu: HM 11).
Giống được công nhận cho sản xuất thử tại các
tỉnh phía Bắc theo Quyết định số 78/QĐ-TT-
CLT, ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Cục trưởng
Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm 1: Xác định thời vụ và phương thức
làm mạ thích hợp cho quá trình canh tác giống
lúa PC26
- Thí nghiệm thời vụ và phương thức làm
mạ: Thí nghiệm được bố trí thiết kế theo kiểu
khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại
với 4 thời vụ (mỗi thời vụ cách nhau 10 ngày)
gieo cấy khác nhau và 2 phương thức làm mạ
(làm mạ dược và mạ sân).
+ Gieo mạ dược: Cấy bình thường mật
độ 45 khóm/m2 cấy 2-3 dảnh/khóm (hàng x
hàng = 20 cm, khóm x khóm = 15 cm)
+ Gieo mạ sân: Cấy hàng rộng – hàng
hẹp (hàng rộng = 30 cm, hàng hẹp = 15 cm,
mật độ 35 khóm/ m2, cấy 3-4 dảnh/ khóm).
+ Gieo thằng: Lượng giống 35-40 kg/ha
Địa điểm: tại Yên Bái, Hải Dương, Ninh
Bình và Nghệ An.
- Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng thời
vụ gieo thẳng đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất được bố trí theo phương pháp tuần
tự không lặp lại với 4 công thức, mỗi công thức
cách nhau 5 ngày.
Thí nghiệm 2: Xác định mật độ cấy và lượng
phân bón thích hợp đến quá trình thâm canh
giống lúa PC26
- Thí nghiệm mật độ và phân bón được
bố trí thiết kế theo kiểu Split-plot với 3 lần nhắc
lại. Ô lớn cho các mật độ cấy khác nhau (4 mật
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
884
độ cấy), cấy 2-3 dảnh/khóm, ô nhỏ cho các
mức phân bón (4 mức phân). Diện tích mỗi ô
thí nghiệm (ô nhỏ) 10 m2/ô. Ô thí nghiệm được
đắp bờ ngăn cách, bờ được che phủ bằng nilon
chìm sâu 10cm dưới mặt đất.
- Mật độ cấy: M1 (40 khóm/m2), M2 (45
khóm/m2), M3 (50 khóm/m2), M4 (55
khóm/m2)
- Nền phân bón: (tính cho 1ha)
+ 1 tấn phân HCVS + 80 N + 100 P2O5 +
90 K2O
+ 1 tấn phân HCVS + 100 N + 100 P2O5
+ 90 K2O
+ 1 tấn phân HCVS + 120 N + 100 P2O5
+ 90 K2O
+ 1 tấn phân HCVS + 140 N + 100 P2O5
+ 90 K2O
- Các đặc tính nông sinh học được đánh
giá theo Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa
của IRRI, 1996 và 2002. Các chỉ tiêu chất
lượng gạo được đánh giá và phân tích tại Bộ
môn Sinh lý sinh hoá và Chất lượng nông sản,
Viện Cây lương thực và CTP.
- Số liệu được xử lý thống kê theo
chương trình Excel và IRRISTAT5.0.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của thời vụ và phương thức
làm mạ đến năng suất của giống lúa PC26
Để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, cho
năng suất cao thì cần phải bố trí mùa vụ hợp lý,
bên cạnh đó phải phù hợp với cơ cấu luân canh
cây trồng của từng vùng.
Bảng 1. Ảnh hưởng của phương thức làm mạ và thời vụ đến năng suất của giống lúa PC26 tại
Yên Bái, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An năm 2015
Địa điểm
Thời vụ Phương thức
làm mạ
NSTT (tạ/ha)
Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa
Văn Chấn -
Yên Bái
TV1
(15/01/2015)
TV1
(30/5/2015)
Mạ dược 68,2 63,4
Mạ sân 64,6 61,2
TV2
(25/01/2015)
TV2
(10/6/2015)
Mạ dược 75,1 67,5
Mạ sân 66,4 62,3
TV3
(05/02/2015)
TV3
(20/06/2015)
Mạ dược 71,8 64,2
Mạ sân 68,2 65,6
TV4
(15/02/2015)
TV4
(30/06/2015)
Mạ dược 65,4 61,7
Mạ sân 62,3 57,8
CV(%) 6,1 4,7
LSD.05( TV×PTLM) 4,1 3,0
Gia Lộc - Hải
Dương
TV1
(25/01/2015)
TV1
(10/06/2015)
Mạ dược 64,6 59,3
Mạ sân 61,2 55,8
TV2
(05/02/2015)
TV2
(20/06/2015)
Mạ dược 68,3 64,7
Mạ sân 62,6 59,4
TV3
(15/2/2015)
TV3
(30/06/2015)
Mạ dược 65,8 61,1
Mạ sân 63,4 60,9
TV4
(25/02/2015)
TV4
(05/07/2015)
Mạ dược 61,5 58,4
Mạ sân 58,2 53,5
CV(%) 4,9 5,8
LSD.05( TV×PTLM) 3,1 3,4
Yên Khánh -
Ninh Bình
TV1
(20/1/2015)
TV1
(10/06/2015)
Mạ dược 64,4 59,6
Mạ sân 61,7 56,2
TV2
(01/02/2015)
TV2
(20/06/2015)
Mạ dược 69,1 64,5
Mạ sân 62,3 60,7
TV3
(10/02/2015)
TV3
(30/06/2015)
Mạ dược 66,2 58,6
Mạ sân 64,4 61,8
TV4 TV4 Mạ dược 61,8 56,3
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
885
(20/02/2015) (10/07/2015) Mạ sân 56,5 52,5
CV(%) 6,4 5,9
LSD.05( TV×PTLM) 3,8 3,7
Quế Phong -
Nghệ An
TV1*
(15/01/2015)
TV1**
(05/06/2015)
Mạ dược 60,8 55,8
Mạ sân 56,6 51,3
TV2*
(25/01/2015)
TV2**
(15/6/2015)
Mạ dược 66,2 62,6
Mạ sân 60,6 53,3
TV3*
(05/02/2015)
TV3**
(25/06/2015)
Mạ dược 64,6 57,1
Mạ sân 62,5 54,9
TV4*
(15/02/2015)
TV4**
(05/07/2015)
Mạ dược 55,7 50,5
Mạ sân 53,2 48,7
CV(%) 7,5 8,1
LSD.05( TV×PTLM) 4,5 4,4
Ghi chú: * Vụ Đông Xuân, * * Vụ Hè Thu
Trong vụ Xuân, ở thời vụ 2 và phương
thức gieo mạ dược thì giống PC26 cho năng
suất cao nhất (75,1 tạ/ha - Yên Bái). So sánh ở
các thời vụ gieo mạ thì TV2 cho năng suất thực
thu cao hơn so với các thời vụ TV1, TV3, TV4
sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% ở các
điểm triển khai. Năng suất thực thu ở các điểm
tại TV1 đối với phương thức gieo mạ dược dao
động từ 60,8-68,2 tạ/ha, ở TV2 năng suất thực
thu trong khoảng 66,2-75,1 tạ/ha, ở công thức
TV3 dao động (64,6-71,8 tạ/ha), TV4 (55,7-
65,4 tạ/ha). Năng suất thực thu tại các điểm đối
với phương thức làm mạ dược cao nhất ở TV2
tại Văn Chấn - Yên Bái đạt 75,1 tạ/ha, thấp
nhất tại Quế Phong - Nghệ An TV2 đạt 66,2
tạ/ha. Trong hai phương thức làm mạ thì
phương thức làm mạ dược cho năng suất cao
hơn so với phương thức mạ sân. Ở phương
thức làm mạ sân tại các điểm năng suất thực
thu đạt cao nhất cũng tại TV2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo thẳng đến năng suất lúa trong quá trình thâm canh giống lúa
PC26 năm 2015
Địa điểm Thời vụ Năng suất thực thu Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa
Văn Chấn
-Yên Bái
TV1 (15/01/2015) TV1 (30/5/2015) 62,2 57,8
TV2 (25/01/2015) TV2 (10/6/2015) 65,1 60,5
TV3 (05/02/2015) TV3 (20/06/2015) 68,6 63,2
TV4 (15/02/2015) TV4 (30/06/2015) 64,7 58,3
Gia Lộc
- Hải Dương
TV1 (25/01/2015) TV1 (10/06/2015) 57,2 53,6
TV2 (05/02/2015) TV2 (20/06/2015) 60,3 56,4
TV3 (15/2/2015) TV3 (30/06/2015) 62,5 58,1
TV4 (25/02/2015) TV4 (05/07/2015) 58,8 53,7
Yên Khánh
- Ninh Bình
TV1 (20/1/2015) TV1 (10/06/2015) 58,4 54,1
TV2 (01/02/2015) TV2 (20/06/2015) 61,2 57,3
TV3 (10/02/2015) TV3 (30/06/2015) 62,3 58,6
TV4 (20/02/2015) TV4 (10/07/2015) 57,6 54,4
Quế Phong
- Nghệ An
TV1* (15/01/2015) TV1** (05/06/2015) 56,6 52,5
TV2*(25/01/2015) TV2**(15/6/2015) 58,4 53,7
TV3*(05/02/2015) TV3**(25/06/2015) 60,1 56,1
TV4* (15/02/2015) TV4** (05/07/2015) 57,6 54,3
Trong điều kiện vụ Mùa, giống lúa PC26
tiếp tục thể hiện là giống thích hợp với hai
phương thức gieo mạ sân và mạ dược năng
suất thực thu tại các điểm triển khai đạt cao và
ổn định. PC26 đạt năng suất cao nhất là trong
thời vụ 2 và phương thức làm mạ dược (67,5
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
886
tạ/ha - Yên Bái). Tại các điểm triển khai hầu
hết với hai phương thức làm mạ sân và mạ
dược cho năng suất thực thu tương đương
nhau, không có sự khác biệt quá lớn, vì vậy ở
vụ mùa có thể áp dụng hai phương thức này
đối với giống lúa PC26.
Nhận xét:
- Tại Văn Chấn - Yên Bái:
+ Trong vụ Xuân, nếu gieo mạ dược thì
nên gieo tập trung xung quanh 25/1; nếu gieo
mạ sân thì nên gieo từ 25/1-5/2, gieo thẳng nên
gieo xung quanh 5/2.
+ Trong vụ Mùa, nếu gieo mạ dược thì
nên gieo tập trung xung quanh 10/6; nếu gieo
mạ sân thì gieo tập trung xung quanh 20/6, nếu
gieo thẳng thì nên gieo xung quanh 20/6.
- Tại Gia Lộc- Hải Dương:
+ Trong vụ Xuân, nếu gieo mạ dược thì
nên gieo xung quanh 05/2; nếu gieo mạ sân thì
nên gieo trong khoảng 5-15/2, gieo thẳng nên
gieo xung quanh 15/2.
+ Trong vụ Mùa, nếu gieo mạ dược thì
nên gieo tập trung xung quanh 20/6; nếu gieo
mạ sân thì chỉ nên gieo từ 20- 30/6, nếu gieo
thẳng thì nên gieo xung quanh 30/6.
- Tại Yên Khánh - Ninh Bình:
+ Trong vụ Xuân, nếu gieo mạ dược thì
cũng nên gieo tập trung xung quanh 1/2; nếu
gieo mạ sân thì nên gieo từ 1-10/2 nhưng cần
gieo sớm và tập trung từ 5/2, đối với mạ gieo
thẳng nên gieo xung quanh 10/2.
+ Trong vụ Mùa, nếu gieo mạ dược thì
nên gieo xung quanh 20/6; nếu gieo mạ sân thì
chỉ nên gieo trong khoảng 20-30/6, nếu gieo
thẳng thì nên gieo xung quanh 30/6.
- Tại Quế Phong - Nghệ An:
+ Trong vụ Đông Xuân, nếu gieo mạ
dược thì cũng nên gieo từ 25/1-5/2, nếu gieo
mạ sân, gieo thẳng thì nên gieo xung quanh
5/2.
+ Vụ Hè thu, giống lúa PC26 có thời gian
sinh trưởng ngắn ngày nên vẫn có thể canh tác
trong vụ Hè thu, nên cấy mạ sân trong khoảng
thời gian 15-25/6 nhằm đảm bảo khâu thu
hoạch phải trước 5/10, gieo thẳng nên gieo tập
trung xung quanh 25/6.
3.2. Nghiên cứu xác định mật độ cấy và
lượng phân bón thích hợp cho quá trình
canh tác giống lúa PC26
Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến một số đặc điểm nông sinh học
của giống lúa PC26 năm 2015
Công thức Thời gian sinh trưởng(ngày) Chiều cao cây cuối cùng (cm) Chiều dài bông (cm)
Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa
P1
M1 133 105 98,9 101,5 24,5 23,5
M2 133 105 96,7 100 ,0 23,7 25,0
M3 133 105 95,4 107,3 24,2 23,7
M4 133 105 97,6 108,2 23,6 23,1
P2
M1 135 105 107,1 105,4 24,8 24,5
M2 135 105 105,5 107,7 24,5 23,4
M3 135 105 108,9 110,2 25,0 23,5
M4 135 105 108,4 110,5 24,7 23,2
P3
M1 135 105 100,5 106,5 24,3 25,1
M2 135 105 97,6 105,7 23,8 25,7
M3 135 105 101,3 108,9 23,5 23,7
M4 135 105 103,5 109,7 23,2 23,5
P4
M1 138 106 107,4 99,8 24,0 24,7
M2 138 106 103,7 102,3 24,3 24,6
M3 138 106 105,9 100,8 23,5 25,8
M4 138 106 106,2 102,2 23,1 24,3
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
887
Qua số liệu bảng 3 cho thấy bón tăng
lượng đạm cũng không có sự biến động lớn về
chiều cao cây cuối cùng của giống ở cả vụ
xuân lẫn vụ mùa. Các công thức mật độ cấy
khác nhau không làm ảnh hưởng đến thời gian
sinh trưởng của giống. Chiều dài bông cho thấy
không có sự chênh lệch ở các công thức phân
bón và mật độ cấy khác nhau. Giống lúa PC26
có khả năng đẻ nhánh trung bình, dạng cây
gọn, lá đứng, dài. Trong quá trình thâm canh
ngoài sản xuất rất cần phải xác định được mật
độ cấy và liều lượng phân bón thích hợp để đạt
được quần thể phù hợp, cho năng suất cao.
Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ cấy đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính
trong sản xuất hạt giống lúa PC26 (điểm)
Địa
điểm
Mật
độ
Công
thức
phân bón
Sâu
cuốn lá
Sâu
đục thân Rầy nâu
Bệnh
đạo ôn
Bệnh
khô vằn
Bệnh
bạc lá
X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15
Yên
Bái
P1
M1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M3 1 3 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1
M4 1 3 3 3 3 3 1 1 3 3 1 1
P2
M1 3 3 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M4 3 3 1 1 3 3 1 1 3 3 1 1
P3
M1 3 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 3 3 1 1 1 1 3 1 1 1
M3 1 3 3 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M4 3 3 1 3 3 1 1 1 3 3 1 1
P4
M1 3 1 1 3 3 1 1 1 1 1 1 3
M2 3 1 3 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M3 1 3 3 3 1 3 1 1 1 1 1 3
M4 3 5 3 3 3 3 1 1 3 3 3 3
Hải
Dươn
g
P1
M1 1 1 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M4 5 5 1 1 3 3 1 1 3 3 1 1
P2
M1 3 3 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M4 5 5 1 1 3 3 1 1 3 3 1 1
P3
M1 3 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 3 3 1 1 1 1 3 1 1 1
M3 1 3 3 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M4 3 3 1 3 3 1 1 1 3 3 1 1
P4
M1 3 1 1 3 3 1 1 1 1 1 3 1
M2 3 3 3 1 3 1 1 1 1 1 3 1
M3 1 1 3 3 1 3 1 1 1 1 3 1
M4 3 3 3 3 3 3 1 1 3 3 3 3
Ninh
Bình
P1
M1 3 3 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M4 5 5 1 1 3 3 1 1 3 3 1 1
P2
M1 3 3 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
888
M4 5 5 1 1 3 3 1 1 3 3 1 1
P3
M1 3 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 3 3 1 1 1 1 3 1 1 1
M3 1 3 3 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M4 3 3 1 3 3 1 1 1 3 3 1 1
P4
M1 3 1 1 3 3 1 1 1 1 1 1 1
M2 3 3 3 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M3 1 1 3 3 1 3 1 1 1 1 1 1
M4 3 3 3 3 3 3 1 1 3 3 3 3
Nghệ
An
P1
M1 3 3 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M4 5 5 1 1 3 3 1 1 3 3 1 1
P2
M1 3 3 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
M4 5 5 1 1 3 3 1 1 3 3 1 1
P3
M1 3 1 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1
M2 1 1 3 3 1 1 1 1 3 1 1 1
M3 1 3 3 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M4 3 3 1 3 3 1 1 1 3 3 1 1
P4
M1 3 1 1 3 3 1 1 1 1 1 1 1
M2 3 3 3 1 3 1 1 1 1 1 1 1
M3 1 1 3 3 1 3 1 1 1 1 1 3
M4 3 5 3 3 3 3 1 1 3 3 3 3
Kết quả bảng 4 cho thấy, trong năm 2015
mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của giống
lúa PC26 trong các vụ gieo trồng và tại các
điểm thí nghiệm khác nhau có khác nhau. Mức
độ nhiễm sâu bệnh hại chính của giống PC26 ở
mức trung bình đến thấp, riêng bệnh đạo ôn
gần như không thấy có sự gây hại hoặc ở mức
rất thấp (điểm 0-1); mức độ gây hại của sâu
cuốn lá, sâu đục thân ở mức điểm 1-3.
Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 5, 6,
7, 8 cho thấy: Số nhánh hữu hiệu của giống lúa
PC26 ở mức khá. Nhiều nghiên cứu cho thấy,
để đạt số bông hữu hiệu cao và cân bằng về các
yếu tố cấu thành năng suất thì mật độ cấy phù
hợp là điều quan trọng nhất. Với mật độ M2
cho số nhánh hữu hiệu/m2 cao nhất ở tất cả các
công thức phân bón. Khi tăng lượng phân bón
lên thì số hạt/bông của giống cũng tăng lên
nhưng đến mức nào đó thì số hạt trên bông lại
giảm xuống. Tỷ lệ hạt lép của giống không có
sự biến đổi lớn giữa các công thức thí nghiệm,
trong cùng một công thức phân bón thì tỷ lệ hạt
lép tỷ lệ nghịch với mật độ cấy. Khối lượng
1000 hạt là chỉ tiêu ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố
môi trường, khối lượng 1000 hạt dao động từ
22,1 - 22,6 gram.
Trong vụ xuân, ở công thức P3M2 (mức
phân bón P3: 1 tấn phân HCVS + 120 N + 100
P2O5 + 90 K2O và mật độ 45 khóm/m2) giống
PC26 cho năng suất cao nhất, năng suất tại Yên
Bái đạt (79,1 tạ/ha), Hải Dương (69,6 tạ/ha),
Ninh Bình (64,9 tạ/ha), Nghệ An (62,9 tạ/ha)
cũng cùng ở mật độ M2 trên nhưng ở nền phân
bón P2 (1 tấn phân HCVS + 100 N + 100 P2O5
+ 80 K2O) năng suất thực thu cũng khá cao.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nếu bón ở
nền phân bón P3 vẫn cho năng suất thực thu
cao hơn.
Trong điều kiện vụ mùa, giống lúa PC26
ở công thức P2M2 (cấy với mật độ 45
khóm/m2 và mức phân bón P2: 1 tấn phân
HCVS + 100 N + 100 P2O5 + 80 K2O) cho
năng suất cao hơn tất cả các công thức còn lại.
Năng suất thực thu tại các điểm: Yên Bái (72,0
tạ/ha), Hải Dương (61,7 tạ/ha), Ninh Bình
(59,7 tạ/ha), Nghệ An (60,4 tạ/ha).
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
889
Bảng 5. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất,
năng suất của giống lúa PC26 tại Yên Bái năm 2015
Địa
điểm
Nền
phân
Mật
độ
Số bông/m2 Số bông /khóm Số hạt/bông
Tỷ lệ hạt
lép (%)
Khối lượng
1.000 hạt
NSTT
(tạ/ha)
X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15
Văn
Chấn -
Yên Bái
P1
M1 200,0 188,0 5,0 4,7 178,6 174,6 11,5 13,6 22,3 22,1 53.6 47.6
M2 238,5 225,0 5,3 5,0 185,5 181,8 10,8 12,5 22,1 22,5 65.6 60.4
M3 245,0 230,0 4,9 4,6 172,2 168,8 11,7 13,7 22,1 22,3 63.2 57.6
M4 242,0 236,5 4,4 4,3 165,4 165,7 11,5 13,8 22,4 22,1 60.3 56.7
P2
M1 244,0 232,0 6,1 5,8 184,2 176,6 11,2 13,4 22,1 22,5 67.0 60.7
M2 279,0 270,0 6,2 6,0 182,6 180,2 11,5 12,7 22,5 22,3 77.1 72.0
M3 280,0 275,0 5,6 5,5 181,5 174,8 11,6 13,8 22,3 22,6 76.1 71.2
M4 297,0 291,5 5,4 5,3 172,4 168,8 11,9 14,1 22,3 22,5 76.5 72.3
P3
M1 240,0 228,0 6,0 5,7 180,4 171,6 11,4 13,6 22,2 22,1 64.7 56.8
M2 279,0 261,0 6,2 5,8 188,3 178,5 10,3 13,8 22,2 22,8 79.5 69.6
M3 285,0 280,0 5,7 5,6 174,6 167,1 11,5 14,7 22,1 22,3 74.0 67.6
M4 291,5 302,5 5,3 5,5 162,7 155,7 11,6 13,8 22,3 22,1 71.1 68.2
P4
M1 240,0 228,0 6,0 5,7 173,6 172,8 11,2 13,4 22,2 22,5 62.4 58.3
M2 279,0 265,5 6,2 5,9 178,6 175,4 11,8 14 22,1 22,1 73.8 67.3
M3 280,0 275,0 5,6 5,5 168,5 164,3 12,0 14,2 22,5 22,2 71.0 65.4
M4 297,0 286,0 5,4 5,2 162,8 156,8 12,2 14,4 22,2 22,5 71.6 65.6
CV (%) 10.6 12.3 9,5 9,3 4,6 4,5 10,3 11,0
LSD.05 (P×M) 27.9 31.3 0,5 0,5 8,0 7,6 7,2 7,0
LSD.05 (P) 21.5 23.2 0,5 0,5 3,8 3,7 6,0 5,7
LSD.05 (M) 22.5 25.7 0,4 0,3 7,7 7,4 5,2 5,2
Bảng 6. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất,
năng suất của giống lúa PC26 tại Hải Dương năm 2015
Địa
điểm
Nền
phân
Mật
độ
Số bông/m2 Số bông/khóm Số hạt/bông
Tỷ lệ hạt lép
(%)
Khối lượng
1.000 hạt
NSTT
(tạ/ha)
X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15
Gia
Lộc -
Hải
Dương
P1
M1 204.0 196.0 5.1 4.9 167.5 166.2 12.1 14.3 22.3 22.4 50.9 47.5
M2 234.0 225.0 5.2 5.0 172.3 173.6 11.9 14.1 22.1 22.3 59.7 56.9
M3 235.0 230.0 4.7 4.6 168.2 167.1 12.2 14.4 22.4 22.1 59.1 55.3
M4 236.5 231.0 4.3 4.2 165.4 162.5 12.4 14.6 22.3 22.2 58.1 54.1
P2
M1 216.0 212.0 5.4 5.3 173.8 162.6 11.5 13.2 22.5 22.2 56.8 50.5
M2 256.5 252.0 5.7 5.6 171.6 164.8 11.4 13.1 22.3 22.5 66.1 61.7
M3 265.0 255.0 5.3 5.1 163.5 157.7 11.7 13.9 22.3 22.2 64.8 58.4
M4 269.5 275.0 4.9 5.0 159.8 153.5 11.9 14.1 22.1 22.2 63.7 61.2
P3
M1 216.0 204.0 5.4 5.1 175.6 172.3 11.9 13.1 22.1 22.1 56.1 51.3
M2 261.0 243.0 5.8 5.4 176.5 167.7 10.5 13.2 22.2 22.2 69.6 59.7
M3 275.0 265.0 5.5 5.3 161.5 155.2 12.8 14.8 22.1 22.3 65.0 59.4
M4 286.0 280.5 5.2 5.1 153.6 150.8 11.8 14.3 22.1 22.6 65.1 62.3
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
890
Địa
điểm
Nền
phân
Mật
độ
Số bông/m2 Số bông/khóm Số hạt/bông
Tỷ lệ hạt lép
(%)
Khối lượng
1.000 hạt
NSTT
(tạ/ha)
X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15
P4
M1 204,0 192,0 5,1 4,8 172,7 171,4 12,8 14,5 22,1 22,5 51.6 48.1
M2 247,5 234,0 5,5 5,2 170,5 168,8 12,3 14,3 22,1 22,1 62.2 56.9
M3 240,0 225,0 4,8 4,5 168,4 164,3 12,2 14,1 22,4 22,1 60.4 53.3
M4 242,0 236,5 4,4 4,3 166,6 166,2 13,1 15,6 22,2 22,5 59.1 56.7
CV (%) 10.2 11.2 8,4 8,0 3,7 4,1 8,6 8,4
LSD.05 (P×M) 24.9 26.4 0,4 0,4 6,2 6,7 5,2 4,7
LSD.05 (P) 15.1 15.7 0,3 0,3 1,2 4,1 3,4 2,6
LSD.05 (M) 22.3 23.6 0,4 0,3 5,6 5,2 4,6 4,4
Bảng 7. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất,
năng suất của giống lúa PC26 tại Ninh Bình năm 2015
Địa
điểm
Nền
phân
Mật
độ
Số bông/m2
Số bông
/khóm
Số hạt/bông Tỷ lệ hạt lép (%)
Khối lượng
1.000 hạt
NSTT
(tạ/ha)
X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15
Yên
Khánh
- Ninh
Bình
P1
M1 200,0 196,0 5,0 4,9 171,6 169,1 11,3 13,5 22,2 22,5 51.4 49.0
M2 234,0 225,0 5,2 5,0 170,4 167,1 11,7 13,9 22,3 22,5 59.7 55.4
M3 235,0 235,0 4,7 4,7 163,2 164,8 11,9 14,1 22,2 22,1 57.0 55.9
M4 247,5 242,0 4,5 4,4 155,3 153,3 12,5 14,7 22,2 22,1 56.7 53.2
P2
M1 208,0 200,0 5,2 5,0 174,5 172,8 12,2 14,4 22,2 22,1 53.8 49.7
M2 243,0 238,5 5,4 5,3 173,4 171,6 12,5 13,6 22,3 22,2 62.5 59.7
M3 240,0 230,0 4,8 4,6 163,6 160,3 11,4 14,2 22,1 22,2 58.4 53.4
M4 258,5 247,5 4,7 4,5 161,2 155,5 12,3 14,5 22,1 22,1 61.4 55.3
P3
M1 212,0 200,0 5,3 5,0 180,6 178,5 11,9 14,1 22,2 22,5 56.9 52.4
M2 243,0 229,5 5,4 5,1 178,5 173,7 11,7 13,6 22,3 22,2 64.9 58.1
M3 250,0 235,0 5,0 4,7 168,2 166,5 11,8 14,1 22,1 22,5 62.3 57.5
M4 253,0 247,5 4,6 4,5 167,4 164,6 12,1 14,3 22,1 22,1 62.5 58.6
P4
M1 220,0 216,0 5,5 5,4 185,6 180,4 11,5 13,6 22,1 22,3 60.7 57.1
M2 243,0 234,0 5,4 5,2 181,7 178,4 11,5 13,8 22,2 22,5 65.9 61.5
M3 255,0 250,0 5,1 5,0 171,2 170,3 11,8 14,4 22,3 22,2 65.3 61.5
M4 253,0 247,5 4,6 4,5 168,3 164,6 12,4 14,9 22,2 22,1 62.9 58.2
CV (%) 7.6 7.8 6,7 6,4 4,7 4,6 6,9 6,7
LSD05 (P×M) 17.9 17.8 0,3 0,3 8,1 7,8 4,2 3,8
LSD.05 (P) 5.8 5.2 0,1 0,1 5,2 4,7 3,3 2,7
LSD.05 (M) 18.8 18.7 0,3 0,3 7,3 7,1 3,2 2,8
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
891
Bảng 8. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất,
năng suất của giống lúa PC26 tại Nghệ An năm 2015
Địa
điểm
Nền
phân
Mật
độ
Số bông/m2 Số bông /khóm Số hạt/bông
Tỷ lệ hạt lép
(%)
Khối lượng
1.000 hạt
NSTT
(tạ/ha)
X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15 X15 M15
Quế
Phong
-
Nghệ
An
P1
M1 204,0 200,0 5,1 5,0 155,2 150,5 12,0 13,6 22,5 22,5 47.6 44.5
M2 225,0 216,0 5,0 4,8 170,4 168,8 12,1 13,1 22,1 22,1 56.6 53.2
M3 235,0 230,0 4,7 4,6 162,5 157,1 12,2 14,3 22,1 22,3 56.3 52.5
M4 242,0 236,5 4,4 4,3 161,6 155,3 12,8 15 22,2 22,2 57.5 52.7
P2
M1 208,0 200,0 5,2 5,0 168,8 165,6 12,5 13,7 22,2 22,2 51.8 48.2
M2 243,0 238,5 5,4 5,3 172,3 170,5 12,3 13,1 22,5 22,5 62.8 60.4
M3 250,0 240,0 5,0 4,8 165,7 162,2 13,5 13,5 22,2 22,1 60.5 56.6
M4 253,0 247,5 4,6 4,5 164,2 160,8 13,6 15,3 22,2 22,2 60.6 56.9
P3
M1 224,0 220,0 5,6 5,5 178,7 172,5 12,4 13,6 22,2 22,1 59.2 55.1
M2 247,5 243,0 5,5 5,4 172,2 169,7 12,9 13,7 22,3 22,1 62.9 59.8
M3 250,0 245,0 5,0 4,9 168,4 167,4 13,2 13,9 22,3 22,1 61.9 59.3
M4 258,5 253,0 4,7 4,6 163,6 161,6 13,8 15,2 22,6 22,4 62.6 59.0
P4
M1 228,0 216,0 5,7 5,4 180,6 175,5 12,2 14,4 22,5 22,5 61.8 55.5
M2 252,0 238,5 5,6 5,3 177,4 173,8 12,7 13,2 22,1 22,1 65.6 60.4
M3 255,0 245,0 5,1 4,9 172,5 166,7 14,8 15,7 22,1 22,3 62.9 58.4
M4 264,0 258,5 4,8 4,7 168,6 163,3 13,1 15,8 22,2 22,2 65.3 57.6
CV (%) 7.4 7.6 7,7 7,3 4,0 4,2 8,1 8,1
LSD05 (P×M) 17.7 17.7 0,4 0,4 6,8 7,0 4,8 4,5
LSD.05 (P) 10.1 9.1 0,2 0,2 5,2 5,2 4,0 3,5
LSD.05 (M) 16.8 17.1 0,4 0,3 3,8 4,4 3,2 3,3
Bảng 9: Ảnh hưởng của các công thức phân bón khác nhau đến một số chỉ tiêu chất lượng
của giống lúa PC26
CT Tỷ lệ gạo xay
(% gạo lật/thóc)
Tỷ lệ gạo xát
(% gạo xát/thóc)
Tỷ lệ gạo
nguyên (%)
Dài hạt gạo
(mm)
Tỷ lệ dài/
rộng
Độ bền gel
VX VM VX VM VX VM VX VM VX VM VX VM
P1 80,8 78,8 70,80 69,3 69,3 70,4 5,0 4,9 1,25 1,24 mềm mềm
P2 81,6 80,7 72,1 71,6 70,8 72,6 5,0 4,94 1,25 1,23 mềm mềm
P3 82,5 80,5 73,7 71,2 71,5 71,8 5,0 5,0 1,24 1,2 mềm mềm
P4 81,9 80,2 72,0 71,3 70,4 71,2 5,0 5,0 1,23 1,2 mềm mềm
Nhận xét:
Số liệu bảng 9 cho thấy tỷ lệ gạo xay đạt
cao nhất ở công thức phân bón P3 (82,5 %)
trong vụ xuân và ở công thức P2 (80,7%) trong
vụ mùa. Tỷ lệ gạo xát đạt cao nhất ở công thức
phân bón P3 trong vụ xuân và P2 trong vụ
mùa, tỷ lệ gạo nguyên cũng tương tự như trên.
Kết quả về tỷ lệ dài/ rộng hạt gạo xát của giống
PC26 cho thấy dạng hạt gạo đều ở dạng tròn.
IV. KẾT LUẬN
Các kết quả thí nghiệm hoàn thiện quy
trình thâm canh cho thấy:
- Trong vụ Xuân, nếu gieo mạ dược thì
cũng nên gieo tập trung xung quanh 1/2; nếu
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
892
gieo mạ sân thì nên gieo từ 1-10/2 nhưng cần
gieo sớm và tập trung từ 5/2, đối với mạ gieo
thẳng nên gieo xung quanh 10/2.
- Trong vụ Mùa, nếu gieo mạ dược thì
nên gieo xung quanh 20/6; nếu gieo mạ sân thì
chỉ nên gieo trong khoảng 20-30/6, nếu gieo
thẳng thì nên gieo xung quanh 30/6.
- Thời vụ gieo tốt nhất của giống lúa
PC26 trong vụ xuân muộn là gieo mạ từ 25/1-
5/2. Vụ mùa gieo mạ từ 10-30/6.
- Liều lượng phân bón thích hợp cho
giống lúa PC26 như sau:
Vụ xuân: 1 tấn PHCVS, 120 kg N +
100 kg P2O5 + 90 K2O.
Vụ mùa: 1 tấn PHCVS, 100 kg N +
100 kg P2O5 + 90 K2O.
- Mật độ cấy thích hợp của giống là 45
khóm/m2 trong điều kiện vụ xuân và vụ mùa,
cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Giống lúa PC26 có khả năng chịu
thâm canh cao, chống đổ tốt và năng suất ổn
định.
- Đánh giá tính chống chịu với một số
loại sâu bệnh chính của giống lúa PC26 trong
điều kiện tự nhiên: Vụ xuân đã xác định giống
PC26 nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh khô vằn,
chống chịu tốt với đạo ôn, vụ mùa chống chịu
tốt với bệnh bạc lá.
Trên cơ sở các thí nghiệm trên đã hoàn
thiện được Quy trình thâm canh giống lúa PC26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Đạt, 2005. Sản xuất lúa gạo thế
giới: Hiện trạng và khuynh hướng phát triển
trong thế kỷ 21. Nhà xuất bản Nông nghiệp
TP. Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Văn Hoan, 1995. Kỹ thuật thâm
canh lúa ở hộ nông dân, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Hoan, 2002. Kỹ thuật thâm
canh mạ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Niên giám thống kê, 2008, NXB Thống kê,
Hà Nội, 2009.
5. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2005),
Giáo trình Phương pháp thí nghiệm đồng
ruộng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
6. Tiêu chuẩn ngành, Quy phạm khảo nghiệm
giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa
(Procedure to conduct tests for Value of
Cultivation and Use of Rice Varieties), 10
TCN 558-2002. (Ban hành kèm theo Quyết
định số 143/2002/BNN-KHCN ngày 6 tháng
12 năm 2002)
7. Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm,
2007. Kết quả nghiên cứu cây lương thực và
cây thực phẩm (2001 – 2005), NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
8. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam,
2010, Kết quả nghiên cứu khoa học công
nghệ năm 2008, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. B.O. Juliano, 2005. Rice Chemistry and
Quality, IRRI
10. IRRI (1996), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá
cây lúa (Nguyễn Hữu Nghĩa dịch) Viện
Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam,
Hà Nội.
11. IRRI (2002), Reference Guide Standard
Evaluation System for Rice
12. K. A. Gomez and A. A. Gomez, 1984.
Statistical Procedures in Agricultural
Research, By. New York, Chichester, etc.:
Wiley (1984).
ABSTRACT
Integrated crop management for rice variety PC26 in Northern Vietnam
In 2015 Spring and Summer, suitable cultivation technique for PC26 variety was carried out in
some Northern provinces viz. Nghe An, Ninh Binh, Hai Duong and Yen Bai. The experiments were
conducted in randomized complete block design (RCBD) with three replicates for four sowing time
treatments (10 day-interval) and two treatments of seed bed (on paddy field and cement yard). Plant
density and fertilizer application were laid out in a split-plot design with three replicates. The results
showed that PC26 variety was suitable to both treatments of seed bed, but on-paddy field treatment
was better. In case of sowing time, PC26 was recommende to be sown from 25 Jan to 05 Feb and
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
893
from 15 to 20 June in Spring and Summer, respectively. Fertilizer application was recommended as 1
ton of Biofertilizer plus 120 kg N + 100 kgP2O5 + 90 kg K2O 100 kg in Spring season and 1 ton of
Biofertilizer plus 100 kg N + 100 kgP2O5 + 90 kg K2O in Summer. Transplanting density was
recommended in two rice seasons as 45 hills per m2 with 2-3 seedlings per hill. PC26 exhibited its
high yielding, good quality and logging resistance.
Keywords: fertilizer application, intensive practice, plant density, seed bed
Người Phản biện: TS. Nguyễn Thúy Kiều Tiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_61_7509_2130148.pdf