Tài liệu Xây dựng quy trình định lượng silybin trong dược liệu hạt cúc gai và chế phẩm từ cúc gai (silybum marianum (l.) Gaertn) bằng phương pháp HPLC: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 512
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SILYBIN TRONG
DƯỢC LIỆU HẠT CÚC GAI VÀ CHẾ PHẨM TỪ CÚC GAI
(SILYBUM MARIANUM (L.) GAERTN) BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC
Ngô Thị Thanh Diệp*, La Hoàng Anh*, Hà Quốc Huấn*, Tạ Công Minh Huy*
TÓM TẮT
Mở đầu: Cây Cúc gai, tên khoa học Silybum marianum (L.) Gaertn., trong thành phần hóa học chứa
các flavonolignan với hoạt chất chính là silybin đã được chứng minh có tác dụng tốt trong điều trị bệnh gan
in vitro và in vivo. Các loại thuốc và thực phẩm chức năng từ Cúc gai đã xuất hiện khá nhiều trên thị
trường trong nước và thế giới. Việc tiêu chuẩn hóa dược liệu Cúc gai tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất
các chế phẩm thuốc điều trị bệnh gan thận, đồng thời kiểm tra chất lượng các chế phẩm có nguồn gốc từ
Cúc gai đang lưu hành trên thị trường là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
Mục tiêu: Xây dựng quy trình định lượng silybin trong dược liệu hạt Cúc gai ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng quy trình định lượng silybin trong dược liệu hạt cúc gai và chế phẩm từ cúc gai (silybum marianum (l.) Gaertn) bằng phương pháp HPLC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 512
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG SILYBIN TRONG
DƯỢC LIỆU HẠT CÚC GAI VÀ CHẾ PHẨM TỪ CÚC GAI
(SILYBUM MARIANUM (L.) GAERTN) BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC
Ngô Thị Thanh Diệp*, La Hoàng Anh*, Hà Quốc Huấn*, Tạ Công Minh Huy*
TÓM TẮT
Mở đầu: Cây Cúc gai, tên khoa học Silybum marianum (L.) Gaertn., trong thành phần hóa học chứa
các flavonolignan với hoạt chất chính là silybin đã được chứng minh có tác dụng tốt trong điều trị bệnh gan
in vitro và in vivo. Các loại thuốc và thực phẩm chức năng từ Cúc gai đã xuất hiện khá nhiều trên thị
trường trong nước và thế giới. Việc tiêu chuẩn hóa dược liệu Cúc gai tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất
các chế phẩm thuốc điều trị bệnh gan thận, đồng thời kiểm tra chất lượng các chế phẩm có nguồn gốc từ
Cúc gai đang lưu hành trên thị trường là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
Mục tiêu: Xây dựng quy trình định lượng silybin trong dược liệu hạt Cúc gai Silybum marianum (L.)
Gaertn. và chế phẩm từ hạt cúc gai bằng phương pháp HPLC.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là silybin có trong dược liệu và chế
phẩm từ Cúc gai. Tiến hành khảo sát các thông số cho quy trình định lượng. Từ đó, xây dựng và thẩm định
quy trình định lượng Silybin trong hạt Cúc gai và các chế phẩm từ hạt Cúc gai trên thị trường được mã
hóa FY, ZE bằng phương pháp HPLC và áp dụng quy trình này để xác định hàm lượng silybin trong hạt
Cúc gai và các chế phẩm FY, ZE.
Kết quả: Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng Silybin trong hạt Cúc gai và một số chế phẩm
từ hạt Cúc gai bằng phương pháp HPLC với các thông số: Cột sắc ký Knauer C18 (5 µm, 250 mm × 4,6
mm), bước sóng phát hiện 288 nm, tốc độ dòng 1 ml/phút, nhiệt độ cột: 40 oC, thể tích tiêm mẫu: 10 µl, pha
động: dung môi A: nước – methanol – acid phosphoric (80 : 20 : 0,5), dung môi B: nước – methanol – acid
phosphoric (20 : 80 : 0,5) theo chương trình rửa giải gradient. Kết quả thẩm định cho thấy quy trình có tính
đặc hiệu, khoảng tuyến tính rộng, độ chính xác với RSD < 5%, tỷ lệ phục hồi của Silybin nằm trong khoảng
90-110%. Áp dụng quy trình đã xây dựng để xác định hàm lượng Silybin trong hạt Cúc gai và một số chế
phẩm từ hạt Cúc gai trên thị trường. Kết quả cho thấy hàm lượng silybin trong hạt Cúc gai là khoảng 1,79
mg/g tính theo dược liệu khô kiệt; trong chế phẩm FY – 49,17 mg/viên; trong chế phẩm ZE – 40,82 mg/viên.
Kết luận: Đã xây dựng và thẩm định được quy trình định lượng Silybin trong dược liệu hạt Cúc gai
và chế phẩm từ hạt Cúc gai. Quy trình có thể sử dụng để đánh giá chất lượng của dược liệu và chế phẩm từ
hạt Cúc gai trên thị trường hiện nay.
Từ khóa: Cúc gai, milk thistle seed, silybin, HPLC.
ABSTRACT
QUANTITATIVE DETERMINATION OF SILYBIN IN MILK THISTLE SEEDS (SILYBUM
MARIANUM (L.) GAERTN.) AND THEIR PRODUCTS BY HPLC METHOD
Ngo Thi Thanh Diep, La Hoang Anh, Ha Quoc Huan, Ta Cong Minh Huy
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 512 – 518
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Ngô Thị Thanh Diệp ĐT: 0776671588 Email: thanhdiep73@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 513
Introduction: Milk thistle, scientific name is Silybum marianum (L.) Gaertn, in chemical
compositions containing flavonolignans with major active ingredient silybin has been shown to be effective
in treating liver disease in vitro and in vivo. Drugs and dietary supplements from milk thistle have
appeared quite in the domestic market and in the world. Therefore, the standardization of this medicinal
herbs – seeds Milk thistle and controlling the quality of their products is necessary.
Objectives: This study aims to quantitative determination of Silybin in seeds Silybum marianum (L.)
Gaertn. and their products by HPLC method.
Materials and methods: The study subject was Silybin in seeds Silybum marianum (L.) Gaertn. and
corresponding products. Parameters for the quantitative procedure were determined. After that, the
quantitative determination of Silybin in seeds Silybum marianum (L.) Gaertn. and their products on the
market by HPLC method was developed and validated. The procedure was applied to determine Silybin in
seeds Silybum marianum (L.) Gaertn. and FY, ZE products.
Results: The quantitative determination of Silybin in seeds Silybum marianum (L.) Gaertn and their
products by HPLC method was developed and validated with parameters: column Knauer C18 (5 µm, 250 mm ×
4.6 mm); warelenght detection of 288 nm, column temperature of 40 oC, injection volume of 10 µL, water –
methanol – acid phosphoric (80 : 20 : 0.5) was used as mobile phase A and water – methanol – acid
phosphoric (20 : 80 : 0.5) was used as mobile phase B at a gradient, flow rate 1 mL/min. The results
illustrated that the procedure had selectivity, wide linearity, intra-day relative standard deviation was below
5%; accuracy with the recovery range was 90-110% for Silybin. The validated method was applied to
determine Silybin in Silybum marianum (L.) Gaertn. seeds and their products on the market. The results
also showed that Silybin in Silybum marianum (L.) Gaertn. seeds were about 1.79 mg/g of the dried
material and in FY, ZE products were 49.17 mg and 40.82 mg /unit, respectively.
Conclusion: The method for quantitative determination of Silybin in seeds Silybum marianum (L.)
Gaertn. and their products was developed and evaluated effectively, was suitable for testing the quality of
seeds Silybum marianum (L.) Gaertn. and their products.
Key words: Silybum marianum (L.) Gaertn, Milk Thistle seeds, Silybin, HPLC
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cây Cúc gai (còn gọi là kế sữa, kế thánh,
kế đức mẹ...), tên khoa học Silybum marianum
(L.) Gaertn. là một loài thuộc họ Cúc
(Asteraceae). Cúc gai đã được sử dụng làm
thuốc bảo vệ gan mật từ lâu. Nhiều loại thuốc
và thực phẩm chức năng từ Cúc gai được sử
dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và châu Âu cũng
như nhiều nơi trên thế giới để chữa cải thiện
chức năng của gan. Hơn thế, nghiên cứu gần
đây trên thế giới đã cho thấy nhiều tác dụng
dược lý khác như kháng HIV, chống oxy hóa,
chống ung thư
Thành phần hóa học của Cúc gai chứa
flavonolignan đã được chứng minh có tác
dụng tốt trong điều trị bệnh gan trên in vitro
và in vivo. Flavonolignan chính trong Cúc gai
là silymarin (1-4% thành phần quả khô).
Silymarin là một hỗn hợp ít nhất 3
flavonolignan polyphenol gồm silybin,
silydianin và silychristin, trong đó thành phần
chính là silybin (khoảng 40%)(1).
Cúc gai và các chế phẩm từ Cúc gai hiện
đã được sử dụng rộng rãi như một phương
thuốc dân gian điều trị các bệnh hiểm nghèo
về gan, thận hiện đang phổ biến ở nước ta(5).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 514
Việc tiêu chuẩn hóa dược liệu Cúc gai tạo
nguồn nguyên liệu cho sản xuất các chế phẩm
thuốc điều trị bệnh gan thận, đồng thời kiểm
tra chất lượng các chế phẩm có nguồn gốc từ
Cúc gai đang lưu hành trên thị trường, góp
phần nâng cao sức khỏe người dân là một vấn
đề đang được quan tâm và rất cấp thiết hiện
nay. Xuất phát từ tình hình này, đề tài được
thực hiện với các mục tiêu sau:
Xây dựng quy trình định lượng silybin
trong dược liệu hạt Cúc gai Silybum marianum
(L.) Gaertn và chế phẩm từ hạt Cúc gai bằng
phương pháp HPLC.
Thẩm định quy trình đã xây dựng và áp
dụng để xác định hàm lượng silybin trong
dược liệu (hạt Cúc gai) và một số chế phẩm từ
hạt Cúc gai trên thị trường.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Silybin có trong dược liệu và chế phẩm từ
Cúc gai.
Nguyên vật liệu, chất chuẩn, hóa chất, dung
môi, trang thiết bị
Nguyên liệu
Hạt của cây Cúc gai Silybum marianum (L.)
Gaertn được thu mua năm 2017 của hãng
Starwest Botanicals (nguồn gốc: Croatia). Hạt
được sấy khô, xay thành bột thô. Mất khối
lượng do làm khô của mẫu dược liệu được xác
định là 6,87%.
Các chế phẩm là thực phẩm chức năng
chứa silymarin có nguồn gốc từ Cúc gai được
thu mua trên thị trường:
Viên nén bao phim FY (số lô 011), mỗi viên
chứa: Silymarin 200 mg.
Viên nang cứng ZE (số lô 030416), mỗi
viên chứa: Silymarin 70 mg.
Chất đối chiếu:
Silybin do Viện Kiểm nghiệm Thuốc TP.
Hồ Chí Minh cung cấp, số lô: QT198 060717,
hàm lượng 90,2%.
Hóa chất, dung môi
Petroleum ether, n-hexan, toluen, aceton,
ethyl acetat, cloroform, acid formic, methanol,
dùng loại AR do Trung Quốc sản xuất, một số
hóa chất và thuốc thử thông thường khác
trong phòng thí nghiệm.
Các dung môi (methanol, acetonitril, acid
phosphoric) loại tinh khiết dùng cho HPLC
(Merck), nước cất hai lần dùng trong quy trình
định lượng.
Trang thiết bị
Hệ thống HPLC Waters Alliance e2695,
đầu dò PDA Waters 2998, cột sắc ký Knauer
C18 (5 µm, 250 mm × 4,6 mm), bộ chiết Soxhlet,
bể siêu âm Elma, tủ sấy điện WM500CO, bếp
cách thủy (Memmert), cân phân tích 5 số CP
225D (Sartorius) và dụng cụ thủy tinh thông
thường khác trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào DĐVN V(2), USP 41(4), áp dụng
kỹ thuật sắc ký pha đảo với hệ dung môi
phân cực. Trong quá trình thực nghiệm, các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tách của
phương pháp được khảo sát bao gồm hệ pha
động, cột sắc ký và số lần chiết. Sau khi tìm
được điều kiện sắc ký thích hợp sẽ tiến hành
thẩm định quy trình phân tích theo ICH(3) và
ứng dụng quy trình đã thẩm định vào việc
định lượng silybin trong mẫu dược liệu hạt
Cúc gai và chế phẩm.
KẾT QUẢ
Dựa vào kết quả khảo sát các điều kiện
thực nghiệm như số lần chiết, chương trình
gradient, hệ pha động, cột sắc ký, chúng tôi đã
lựa chọn điều kiện chuẩn bị mẫu và điều kiện
sắc ký cho quy trình định lượng như sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 515
Chuẩn bị mẫu
Mẫu thử (hạt Cúc gai)
Cân chính xác khoảng 5 g bột dược liệu
vào túi giấy lọc rồi đặt vào bình chiết Soxhlet
250 ml có chứa 160 ml n-hexan (TT). Đun hồi
lưu trên cách thủy trong 5 giờ, để nguội, loại bỏ
lớp n-hexan, để bay hơi hoàn toàn dung môi ra
khỏi dược liệu. Chuyển dược liệu và túi giấy
lọc đựng dược liệu sang bình nón nút mài 100
ml, có chứa 70 ml ethyl acetat (EA). Đun hồi
lưu trên cách thủy 1 giờ, thu lấy dịch chiết (làm
3 lần). Gộp dịch chiết 3 lần cho vào cốc 250 ml.
Cô cách thủy đến cạn. Dùng methanol (TT) để
hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định
mức 100 ml, thêm methanol (TT) đến vạch, lắc
đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.
Mẫu thử (chế phẩm)
Bỏ lớp bao phim, cân và nghiền thành
bột 20 viên, tính khối lượng trung bình viên.
Cân chính xác một lượng bột thuốc tương
ứng với 100 mg silymarin vào bình định
mức 100 ml, thêm 60 ml methanol, hòa tan
bằng cách siêu âm trong khoảng 20 phút, bổ
sung methanol (TT) đến vạch, lắc đều. Hút
chính xác 10 ml cho vào bình định mức 25
ml, thêm methanol (TT) đến vạch, lắc đều,
lọc qua màng lọc 0,45 µm.
Mẫu chuẩn
Cân chính xác khoảng 28 mg chất đối
chiếu silybin (hàm lượng 90,2%) vào bình định
mức 10 ml, thêm MeOH đến vạch để thu được
dung dịch chuẩn gốc có nồng độ silybin là
2500 µg/ml. Từ dung dịch chuẩn gốc pha các
dung dịch chuẩn có nồng độ lần lượt khoảng
10 µg/ml; 50 µg/ml; 100 µg/ml; 250 µg/ml; 500
µg/ml, lọc qua màng lọc 0,45 µm, để khảo sát
khoảng tuyến tính khi thẩm định quy trình
định lượng.
Công thức tính kết quả:
Hàm lượng Silybin có trong dược liệu
được tính theo công thức sau:
t
c
c
S 100 x 100 1
X (mg/g) = x C x x
S m 100 - h 1000
Trong đó:
X: hàm lượng silybin có trong dược liệu khô kiệt (mg/g)
St: Tổng diện tích 2 pic silybin A và B của mẫu thử
(µV.s)
Sc: Tổng diện tích 2 pic silybin A và B của mẫu chuẩn
(µV.s)
Cc: nồng độ silybin của mẫu chuẩn (µg/ml)
m: khối lượng bột dược liệu cân được (g)
h: hàm ẩm dược liệu (%)
Hàm lượng Silybin có trong chế phẩm
được tính theo công thức:
Trong đó:
X: hàm lượng silybin có trong 1 viên chế phẩm
(mg/viên)
St: Tổng diện tích 2 pic silybin A và B của mẫu thử
(µV.s)
Sc: Tổng diện tích 2 pic silybin A và B của mẫu chuẩn
(µV.s)
Cc: nồng độ silybin của mẫu chuẩn (µg/ml)
mtb: khối lượng bột thuốc trong một đơn vị chế phẩm (g)
a: khối lượng bột thuốc cân được (g)
Khảo sát điều kiện sắc ký
Điều kiện sắc ký thích hợp được lựa
chọn: Cột sắc ký Knauer C18 (5 µm, 250 mm
× 4,6 mm), thể tích tiêm mẫu: 10 µL, nhiệt
độ cột: 40 oC. Hệ pha động: Dung môi A: nước
– methanol – acid phosphoric (80 : 20 : 0,5);
Dung môi B: nước – methanol – acid
phosphoric (20 : 80 : 0,5)
Chương trình Gradient:
Thời gian
(phút)
Tốc độ dòng
(ml/phút)
Dung môi A
(%)
Dung môi B
(%)
0-5 1 85 15
5-20 1 85 → 55 15 → 45
20-50 1 55 45
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 516
Thẩm định quy trình định lượng
Khảo sát tính tương thích hệ thống
Bảng 1: Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống
tR (phút) S (µV.s) Rs k T N
Chuẩn
Silybin A TB 32,33 1598199 - 11,21 1,08 42298
RSD% 0,17 2,34 - 0,21 0,75 5,04
Silybin B TB 34,56 1663731 3,42 12,07 1,12 38009
RSD% 0,17 2,29 2,18 0,18 0,67 4,34
Hạt Cúc gai
Silybin A TB 32,33 994016 13,75 11,22 1,13 40440
RSD% 0,39 1,62 2,96 0,56 0,56 5,27
Silybin B TB 34,60 1621800 3,24 1,42 1,42 31595
RSD% 0,36 1,75 2,12 0,57 0,57 4,48
Chế phẩm
Silybin A TB 32,47 1191277 - 11,28 1,08 42683
RSD% 0,31 1,75 - 0,34 0,51 6,36
Silybin B TB 34,76 20041066 3,32 12,14 1,40 32703
RSD% 0,27 2,00 2,43 0,30 1,46 5,35
Các thông số sắc ký của 6 lần tiêm mẫu
chuẩn, 6 lần tiêm mẫu thử hạt Cúc gai và 6 lần
tiêm mẫu thử chế phẩm có RSD% của thời
gian lưu (tR) < 1%, của diện tích pic (Spic) < 3%,
độ phân giải (Rs) > 1,5; hệ số kéo đuôi T nằm
trong khoảng từ 0,8 đến 1,5; số đĩa lý thuyết
(N) > 10000. Như vậy quy trình có tính tương
thích hệ thống.
Khảo sát tính đặc hiệu
Hình 1: Sắc ký đồ thẩm định tính đặc hiệu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 517
Thời gian lưu của các pic silybin A và silybin
B trên sắc ký đồ của mẫu thử hạt Cúc gai và mẫu
thử chế phẩm tương đương với thời gian lưu của
các pic silybin A và silybin B trên sắc ký đồ của
mẫu chuẩn. Trên sắc ký đồ mẫu trắng và mẫu
pha động không xuất hiện các pic có thời gian
lưu tương ứng với các pic chính trên sắc ký đồ
mẫu chuẩn. Khi thêm một lượng chất chuẩn vào
mẫu thử, diện tích pic silybin A và silybin B đều
tăng thêm so với trước khi thêm chuẩn. Như
vậy, quy trình có tính đặc hiệu (hình 1).
Khảo sát tính tuyến tính
Có sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ
silybin và diện tích pic, trong khoảng nồng độ
khảo sát từ 10 đến 500 µg/ml; phương trình
hồi qui: ŷ = 31133x, R² = 0,9969.
Khảo sát độ chính xác
Hàm lượng silybin trong 6 mẫu thử ngày
thứ 2 có RSD% < 5% và hàm lượng silybin
trong 12 mẫu thử ở cả 2 ngày của mẫu thử hạt
Cúc gai và chế phẩm có RSD% < 5%.
Bảng 2: Kết quả khảo sát độ chính xác
Độ lặp lại Độ chính xác trung gian
TB
(n=6)
RSD (%) (n=6) TB (n=6) RSD (%) (n=6) TB
(n=12)
RSD (%) (n=12)
Hạt Cúc gai 1,84 3,32 1,84 2,90 1,84 2,97
Chế phẩm 58,57 2,62 57,69 1,00 58,13 2,06
Khảo sát độ đúng
Từ kết quả trung bình khi đánh giá độ
chính xác, xác định hàm lượng silybin
trong mẫu thử dược liệu và chế phẩm. Sau
đó tiến hành đánh giá độ đúng với lượng
silybin đối chiếu thêm vào lần lượt là 80%,
100% và 120% hàm lượng các chất có trong
mẫu. Tại mỗi mức chuẩn thêm vào thực
hiện 3 mẫu độc lập phân tích theo quy
trình đã xây dựng.
Bảng 3: Kết quả khảo sát độ đúng
Mẫu
Mức hàm
lượng
Silybin trong hạt Cúc gai Silybin trong chế phẩm
Lượng thêm
vào (µg)
Lượng tìm thấy
(µg)
Tỉ lệ phục hồi
(%)
Lượng thêm
vào (µg)
Lượng tìm
thấy (µg)
Tỉ lệ phục
hồi (%)
1
80%
680 686 101,0 2055 1973 96,0
2 680 678 99,8 2055 1978 96,2
3 680 701 103,1 2055 1850 90,0
1
100%
850 876 103,1 2580 2429 94,2
2 850 857 100,8 2580 2405 93,2
3 850 838 98,5 2580 2388 92,6
1
120%
1030 1009 98,0 3090 2801 90,6
2 1030 978 94,9 3090 2816 91,1
3 1030 1050 102,0 3090 2804 90,7
Tỷ lệ phục hồi trung bình 100,1 92,7
RSD% 2,7 2,5
Nhận xét: Tỷ lệ phục hồi của silybin trong
mỗi mẫu ở các mức nồng độ thẩm định từ 90%
đến 110% và RSD% < 5%.
Ứng dụng quy trình định lượng silybin
Kết quả định lượng silybin trong mẫu hạt
Cúc gai, chế phẩm FY là viên nén bao phim,
chế phẩm ZE là viên nang cứng được trình
bày trong bảng 5.
Bảng 4: Kết quả định lượng silybin trong các mẫu
thực nghiệm
Mẫu Hàm lượng silybin
Hạt Cúc gai 1, 79 (mg/g)
Chế phẩm FY 49,17 (mg/viên)
Chế phẩm ZE 40,82 (mg/viên)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 518
BÀN LUẬN
Xử lý hạt Cúc gai trong quy trình chiết mẫu
thử khó khăn vì hạt Cúc gai có chứa lượng dầu
béo rất cao, khoảng 30%. Do đó, trước khi chiết
flavonolignan phải tiến hành loại dầu béo nhiều
lần bằng n-hexan. Sử dụng cột Knauer C18 (5
µm, 250 mm × 4,6 mm) để định lượng silymarin
trong hạt Cúc gai theo DĐVN V và USP 40 trên
máy HPLC Waters Alliance e2695, đầu dò PDA
Waters 2998 cho thấy pic của các flavonolignan
khác có trong cúc gai như silydianin (theo tỉ lệ
thời gian lưu khoảng 0,73 so với pic silybin A)
không đạt độ tinh khiết và độ phân giải (dính
liền với pic của một chất chưa rõ có hàm lượng
khá lớn), pic silychristin (tỉ lệ thời gian lưu
khoảng 0,68 so với pic silybin A) cũng không đạt
độ tinh khiết. Điều kiện phân tích bằng HPLC
của DĐVN V đòi hỏi tổng thời gian phân tích lên
tới 80 phút, của USP 40 là 55 phút. Do đó, quy
trình định lượng được đề ra với thời gian phân
tích ngắn hơn và cho độ phân giải, độ tinh khiết
của các pic tốt hơn; cùng với thay đổi cách tính
toán để đánh giá chất lượng dược liệu và chế
phẩm qua hàm lượng silybin (tổng hàm lượng
silybin A và silybin B).
KẾT LUẬN
Đã xây dựng được quy trình định lượng
silybin trong hạt Cúc gai và chế phẩm. Kết quả
thẩm định quy trình đã xây dựng về tính đặc
hiệu, khoảng tuyến tính, độ lặp lại, độ đúng
cho thấy các quy trình đều có độ đặc hiệu tốt,
khoảng tuyến tính rộng, độ lặp lại tốt và độ
đúng với độ phục hồi phù hợp. Áp dụng các
quy trình đã được thẩm định để xác định
được hàm lượng silybin trong hạt Cúc gai là
1,79 mg/g (tính trên dược liệu khô kiệt); trong
các chế phẩm FY, ZE lần lượt là 49,17 mg và
40,82 mg trong 1 viên chế phẩm. Quy trình đã
được xây dựng góp phần kiểm soát chất lượng
của dược liệu hạt Cúc gai và các chế phẩm có
nguồn gốc từ Cúc gai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahlam E, Ahlam E, Sameh A (2013), “Silymarin content in
Silybum marianum fruits at different maturity stages”, Journal
of Medicinal Plants Research, Vol. 7 (23), pp. 1665-1669.
2. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, Tập 2, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội, tr. 1129-1130.
3. ICH Harmonised Tripartite Guideline (2005),
Validation of analytical procedures: text and
methodology, Q2 (R1), pp. 1 - 13.
4. United States Pharmcopeial Convention, U.S.
Pharmacopeia National Formulary USP 41 NF 36, (2018),
Dietary Supplements: Milk Thistle
5. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất
bản y học, Hà Nội, tr. 670-671.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_quy_trinh_dinh_luong_silybin_trong_duoc_lieu_hat_cu.pdf