Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế - Nguyễn Khánh Vân

Tài liệu Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế - Nguyễn Khánh Vân: 86 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Chính trị - Xã hội XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Khánh Vân* TÓM TẮT Trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại, trí thức luôn giữ một vị trí quan trọng. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện được điều này không thể không nói đến vai trò cực kì quan trọng của đội ngũ trí thức mà nếu được quan tâm đúng mức, lực lượng này sẽ tạo ra được một lực đẩy vô cùng to lớn làm chuyển biến tích cực mọi mặt của đời sống xã hội theo hướng tiến bộ. Do vậy, việc xác định đúng đắn vai trò của trí thức ở nước ta, để đề ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, tạo điều kiện và động viên trí thức phát huy cao độ sức sáng tạo, góp trí tuệ vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là yêu cầu cấp thiết. Từ khóa: Xây dựng, phá...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế - Nguyễn Khánh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
86 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Chính trị - Xã hội XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Khánh Vân* TÓM TẮT Trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại, trí thức luôn giữ một vị trí quan trọng. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện được điều này không thể không nói đến vai trò cực kì quan trọng của đội ngũ trí thức mà nếu được quan tâm đúng mức, lực lượng này sẽ tạo ra được một lực đẩy vô cùng to lớn làm chuyển biến tích cực mọi mặt của đời sống xã hội theo hướng tiến bộ. Do vậy, việc xác định đúng đắn vai trò của trí thức ở nước ta, để đề ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, tạo điều kiện và động viên trí thức phát huy cao độ sức sáng tạo, góp trí tuệ vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là yêu cầu cấp thiết. Từ khóa: Xây dựng, phát triển, trí thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế CONSTRUCTION AND DEVELOPMENT OF THE INTELLIGENTSIA IN VIETNAM IN BOOST PHASE OF INDUSTRIALIZATION, MODERNIZATION AND INTERNATIONAL INTEGRATION ABSTRACT During the development process of human history, intellectuals always keep an important position. Currently, our country is entering a period of accelerated industrialization and modernization. To accomplish this impossible not to mention extremely important role of the intelligentsia that if proper care, this force will create a tremendous thrust make positive changes everything aspects of social life in the direction of progress. Therefore, the determination of proper role of intellectuals in our country, to devise appropriate solutions in order to build and develop the intelligentsia, facilitate and motivate highly promoted intellectual power light creation, intellectual contribution to the cause of promoting industrialization and modernization of the country is an urgent requirement. Keywords: Construction, development, intellectuals, industrialization, modernization and international integration * TS. Giảng viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Email: khanhvan@ueh.edu.vn 87 Xây dựng, phát triển . . . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trí thức bao gồm những người lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, hoạt động trong nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng khoa học, văn hóa nghệ thuật, lãnh đạo, quản lý...Sản phẩm lao động của họ quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả, đến sự phát triển của xã hội cả về vật chất và tinh thần. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, nhân loại đang bước vào thời đại của nền kinh tế tri thức nên rất cần những con người có trí tuệ cao, năng động và sáng tạo. Do vậy đội ngũ trí thức càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh của mỗi quốc gia – dân tộc. Sự phát triển của trí thức nhân loại là nguyên nhân cơ bản của mọi biến đổi trong đời sống xã hội; là yếu tố quyết định nhất đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Với ý nghĩa đó, tri thức trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi quốc gia đều phải dựa vào nó để phát triển. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, hội nhập, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bắt đầu xây dựng nền kinh tế tri thức, nên phải “ xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”(4) Có thể khẳng định, xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vừa mang tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài; là động lực cơ bản góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển đến năm 2020: Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào trí thức con người. Vì thế, đội ngũ trí thức có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng trí thức, quý trọng hiền tài. “Tôn sư trọng đạo”, “Chiêu hiền đãi sĩ”, “Trọng dụng nhân tài”. Từ rất sớm, ông cha ta đã từng cho rằng sự hưng thịnh của quốc gia phụ thuộc rất lớn vào vai trò và thái độ của đội ngũ trí thức đối với thể chế xã hội. Kế thừa giá trị truyền thống tôn trọng trí thức của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có quan điểm nhất quán trong việc xem xét, đánh giá đúng vai trò của trí thức, xem trí thức là một nguồn lực trí tuệ quan trọng của dân tộc và luôn quan tâm đến việc chăm lo xây dựng phát triển đội ngũ trí thức. 2. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò, vị trí của trí thức trong tiến trình phát triển của xã hội. Người thấy rõ tầm quan trọng của nhận thức, học vấn - sự hiểu biết nói chung của con người, trong tiến trình phát triển của xã hội, nhất là trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.” và giặc dốt cũng nguy hại như giặc đói, giặc ngoại xâm. Theo Hồ Chí Minh, trí thức là những người có học thức cao trong dân chúng, tập trung trí tuệ của dân tộc, tập trung “nguyên khí” của quốc gia và người được coi là trí thức hoàn toàn, trí thức chân chính phải là người có tri thức và biết vận dụng tri thức ấy vào trong thực tế cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, Hồ Chí Minh luôn thấy khả năng to lớn của đội ngũ trí thức, coi trí thức là vốn 88 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật quý báu của dân tộc, là lực lượng xung kích trên mọi lĩnh vực. Nét nổi bật trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là trọng nhân tài, trọng trí thức, luôn có cái nhìn sáng suốt, đúng đắn và quan tâm sâu sắc đến việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong xã hội. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người đã ra lời kêu gọi, mong tìm những người tài đức ra giúp dân, giúp nước. , Người nói: “chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay.” (1). Đồng thời, Hồ Chí Minh đã có nhiều sách lược tài tình để đoàn kết và sử dụng năng lực của đội ngũ nhân sĩ, trí thức có tư tưởng tiến bộ, có tâm huyết với dân, với nước. Theo Hồ Chí Minh , trong tiến trình của cách mạng Việt Nam ở giai đoạn nào cũng đều cần đến trí thức. Người chỉ rõ rằng, làm cách mạng phải có tri thức và tầng lớp trí thức rất quan trọng đối với cách mạng. Do vậy, ngay trong thời kỳ đầu của sự nghiệp cách mạng, Người đã chú ý xáy dựng và phát triển đội ngũ trí thức mới, bên cạnh việc cải tạo trí thức cũ. Con đường hình thành và phát triển đội ngũ trí thức mới, theo Hồ Chí Minh, là: “Đào tạo trí thức mới. Cải tạo trí thức cũ. Công nông trí thức hóa. Trí thức công nông hóa.” (2). Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng sớm nhận ra rằng, sở dĩ trí thức chưa phát huy hết vai trò của mình là do nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là “Về mặt tổ chức và lãnh đạo còn thiếu chặt chẽ chưa dựa hẳn vào lực lượng của nhân dân, chưa dùng hết khả năng của các nhà trí thức.”(3). Do đó, để phát huy sức sáng tạo của trí thức, theo Hồ Chí Minh, cần đưa trí thức vào phong trào cách mạng, đi vào cuộc sống của nhân dân. Đó là trường học lớn để người trí thức học tập, rèn luyện và trưởng thành. Nhận thức một cách sâu sắc tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề trí thức, ngay từ khi ra đời, đảng Cộng sản Việt Nam đã có những biện pháp, chủ trương phù hợp nhằm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ trí thức. Do đó, đội ngũ trí thức Việt Nam đã không ngừng phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng. Một trong những thành tựu to lớn của Đảng là chỉ sau một thời gian ngắn đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo, bao gồm nhiều trình độ và thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, vấn đề đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ trí thức được coi là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách. Do vậy, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, nhiều văn kiện của Đảng đã thể hiện sự quan tâm đến phát triển con người – chủ thể trí tuệ của sự phát triển xã hội. Xuất phát từ quan điểm coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định sự thành bại của công cuộc xây dụng CNXH, Đảng đã đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của Đảng và Nhà nước. Để đào tạo được những con người phát triển cao về trí tuệ, Đảng luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đảng xác định, giữa khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”(7). Trong Nghị quyết Trung ương II, khóa VIII, Đảng tiếp tục khẳng định: “ Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố 89 Xây dựng, phát triển . . . quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển”(6). Để có được một đội ngũ trí thức đông về số lượng, đồng đều về chất lượng, về trình độ chuyên môn, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho họ. Nhận thức được trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt, với đặc điểm là luôn tư duy sáng tạo, tìm tòi cái mới trên cơ sở kế thừa có phê phán, luôn mong muốn có một không gian tự do để sáng tạo và vận dụng vào thực tiễn những kết quả sáng tạo của mình. Đảng và Nhà nước đã từng bước xây dựng các quy chế dân chủ trong mọi sinh hoạt khoa học để đảm bảo quyền tự do sáng tạo cho mỗi nhà khoa học. Trong văn kiện Đại hội lần thứ IX, Đảng đã khẳng định: “Đối với trí thức, tạo điều kiện thuận lợi để thu nhận thông tin, tiếp cận các thành tựu mới của khoa học - công nghệ và văn hóa thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn. Khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, cống hiến, phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng đúng và có chính sách đãi ngộ xứng đáng các tài năng. Phát huy năng lực của trí thức trong việc thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xây dựng đường lối, chủ trương chính sách pháp luật.”(5). Như vậy, việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của đội ngũ trí thức để có những biện pháp, chủ trương, chính sách đúng đắn, nhằm phát huy tiềm năng và nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của xã hội là một vấn đề then chốt mà Đảng quan tâm. 3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, thực hiện quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, trình độ khoa học - kỹ thuật kém phát triển nên cần coi trọng và tạo mọi điều kiện để ưu tiên phát triển lượng sản xuất, đẩy nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động cao. Điều này đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của đội ngũ trí thức. Hiện nay, dưới tác động của kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế với xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức thì đội ngũ trí thức càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Sự nghiệp đổi mới đất nước, đã và đang đặt ra cho đội ngũ trí thức những yêu cầu, trách nhiệm nặng nề, đồng thời, cũng tạo ra môi trường và cơ hội để trí thức không ngừng vươn lên phát huy trí tuệ, tài năng, cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Qua nghiên cứu các nhà khoa học tự nhiên và công nghệ đã kiến nghị với Nhà nước nhiều phương án phát triển sản xuất. Trí thức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đội ngũ trí thức nước ta không ngừng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng, đa dạng về thành phần, cơ cấu ngành nghề. Với xu hướng trí thức hóa, trẻ hóa và chuyên môn hóa cán bộ lãnh đạo và quản lý, công tác chuẩn hóa cán bộ được triển khai rộng rãi và đạt kết quả tương đối khả quan. Đối với cán bộ cao cấp, khoảng 95% các trưởng, phó ban của Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Chính phủ, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng các cơ quan Đảng và Nhà nước có trình độ đại học trở lên. Trải qua quá trình đổi mới, chất lượng của đội ngũ trí thức được nâng cao. Họ đã biết kết hợp kiến thức khoa học- công nghệ với những hiểu biết về xã hội, biết kết hợp lý luận với thực tiễn. Trí thức trẻ ngày nay đã chủ động trang bị cho mình kiến thức về tin học, ngoại ngữ .... Cơ cấu xã hội của trí thức 90 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật cũng có nhiều thay đổi. Trước hết, đó là sự thay đổi về nguồn gốc xuất thân của trí thức. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đội ngũ trí thức chủ yếu gồm những người được đào tạo trong xã hội cũ, rất ít trí thức xuất thân từ công nhân và nông dân. Từ khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng đào tạo và phát triển đội ngũ trí thức. Đại bộ phận trí thức hiện nay được đào tạo và rèn luyện trong thời kỳ mới. Với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của khoa học - công nghệ ở nước ta, chắc chắn đội ngũ trí thức nước ta sẽ đông hơn, bao gồm nhiều giai tầng xã hội hơn, trình độ cũng khác trước. Trí thức xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân ngày càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng liên minh công, nông, trí thức. Cùng với quá trình trí thức hóa công - nông thì vấn đề trí thức hóa nữ giới cũng diễn ra mạnh mẽ. Xuất hiện nhiều nữ trí thức có khả năng lãnh đạo và quản lý giỏi trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,...Cơ cấu xã hội của đội ngũ trí thức còn có sự thay đổi về thành phần dân tộc. Với sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, trí thức dân tộc thiểu số không ngừng tăng lên và đóng góp tích cực vào sự phát triển của dân tộc. Hiện nay, hầu hết các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số đã có đội ngũ trí thức đạt trình độ từ trung học chuyên nghiệp đến cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số hiện vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Bên cạnh lực lượng trí thức trong nước, trí thức trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Qua nghiên cứu và ước tính theo phương pháp thống kê của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thì hiện có khoảng 300 nghìn trí thức Việt kiều. Thế mạnh của họ là được tiếp cận với những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ở các nước tư bản phát triển cao. Cùng với chính sách mở cửa, Đảng và Nhà nước đã ban hành chủ trương, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức Việt kiều tham gia đóng góp công sức, trí tuệ cho đất nước. Hiện nay, sự đóng góp của đội ngũ này chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của họ, vì vậy, cần tạo điều kiện hơn nữa để đội ngũ trí thức Việt kiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam đối với xã hội là rất lớn. Tuy nhiên, vai trò ấy chưa phát huy hết hiệu quả do có một số hạn chế sau: Một là, khả năng khai thác và sử dụng nguồn lực trí tuệ trong đội ngũ trí thức nước ta chưa được quan tâm đúng mức. Trước hết là hiện tượng lãng phí chất xám. Trí thức nước ta có tiềm năng trí tuệ phong phú, nhưng trên thực tế tiềm năng đó chưa được khai thác đúng mức hoặc sử dụng không đúng chuyên môn đào tạo. Việc phân bổ lực lượng lao động trí tuệ ở nước ta còn bất hợp lý. Hiện nay, sự hụt hẫng giữa các thế hệ của đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn đang diễn ra nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang đối đầu với tình trạng “chảy máu chất xám” Hai là, trình độ trí thức ở nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp so với yêu cầu mới của đất nước và thời đại. Đội ngũ trí thức nước ta thiếu kiến thức chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ hiện đại vì điều kiện và cơ hội tiếp cận với những thành tựu tiên tiến trên thế giới còn hạn chế. Từ những thực trạng trên, để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở cửa 91 Xây dựng, phát triển . . . và hội nhập, cần thực hiện thật tốt một số giải pháp sau đây: Thứ nhất, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức. Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt nên Đảng và Nhà nước phải căn cứ vào những đặc trưng riêng của tầng lớp này để có cơ chế chính sách, sự lãnh đạo, quản lý phù hợp. Qua đó, giúp họ phát huy vai trò, năng lực sáng tạo, đóng góp trí tuệ cho đất nước. Sự điều hành, quản lý của cơ quan nhà nước là yếu tố tác động trực tiếp, quyết định hiệu quả lao động khoa học của trí thức. Vì vậy, Nhà nước phải kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về trí thức, tăng cường hiệu lực quản lý nhằm phát huy cao độ khả năng lao động sáng tạo của trí thức. Thứ hai, tạo chuyển biến nhận thức từ trong Đảng đến ngoài xã hội để có sự quan tâm chung đối với trí thức, coi đây là nguồn nhân lực quan trọng, góp phần quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH. Thứ ba, phát triển giáo dục – đào tạo ngang tầm với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong thời đại ngày nay, giáo dục - đào tạo được nhiều nước xem là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước. Nếu như nguồn lực con người quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia thì giáo dục - đào tạo được coi là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng của nguồn lực con người. Giáo dục - đào tạo góp phần trực tiếp nhất vào việc hình thành những chuyên gia, những kỹ sư, những người lao động có kỹ thuật trên các lĩnh vực. Giáo dục - đào tạo không chỉ góp phần tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao để phát triển kinh tế, mà còn tạo ra những con người có nhân cách. Trong xu thế hội nhập hiện nay, muốn có đội ngũ trí thức đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì giáo dục - đào tạo phải không ngừng đổi mới, phù hợp với sự phát triển của xã hội, với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế. Đây là một xu thế khách quan để đưa khoa học và công nghệ nhanh chóng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thứ tư, có chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ trí thức một cách hợp lý, thỏa đáng. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định để trí thức cống hiến trí tuệ, tài năng cho đất nước. Trong các loại lao động thì lao động trí tuệ có vị trí đặc biệt quan trọng để tạo ra những giá trị đặc biệt. Do vậy, cần phải có chính sách thu hút nhân tài để khai thác và sử dụng tốt hơn tiềm năng của đội ngũ trí thức hiện có ở trong nước cũng như trí thức Việt kiều và trí thức nước ngoài. Thứ năm, tạo môi trường thuận lợi cho trí thức phát huy tiềm năng trí tuệ và vai trò của họ trong xã hội. Lao động của trí thức là lao động phức tạp, mang yếu tố tự sáng tạo. Do đó, rất cần sự tự do, độc lập trong suy nghĩ, nghiên cứu khoa học. Bởi vậy, cần tạo lập môi trường dân chủ thực sự để trí thức phát huy hết những năng lực vốn có của mình. Việc đảm bảo dân chủ cho hoạt động trí tuệ sáng tạo chính là tạo ra tiền đề và cơ hội cho mọi người trau dồi trí tuệ và phát huy hết năng lực sáng tạo của mình vì sự nghiệp chung. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần xây dựng quy chế dân chủ trong sinh hoạt khoa học, nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ trí thức. 4. KẾT LUẬN Đội ngũ trí thức là một sản phẩm đặc biệt của xã hội. Sự xuất hiện của trí thức gắn liền với việc hình thành và phát triển xã hội. Đội ngũ trí thức Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong tiến trình 92 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật phát triển của đất nước, nhất là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở cửa và hội nhập. Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra và đòi hỏi sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và xã hội, trong đó, trách nhiệm lớn nhất vẫn thuộc về Đảng. Chăm lo tới sự vững mạnh của tầng lớp trí thức là chăm lo cho tiềm lực vững mạnh của Đảng và cho sự bền vững của chế độ, cho quyền làm chủ, cho cuộc sống của nhân dân, dân tộc, trong đó có đội ngũ trí thức. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hồ Chí Minh (2002), toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.Tr.8, tr.99. [2]. Hồ Chí Minh (2002), toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.Tr.203, tr.204. [3]. Hồ Chí Minh (2002), toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.Tr.326. [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.tr.241. [5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.tr.125, tr.126. [6]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ II, BCH TW Đảng ( khóa VIII), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.tr.29. [7]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.tr.107. [8]. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [9]. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH,HĐH, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_6877_2121787.pdf
Tài liệu liên quan