Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế - Nguyễn Khánh Vân

Tài liệu Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế - Nguyễn Khánh Vân: 130 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CONSTRUCTION, DEVELOPMENT INTELLIGENTSIA IN HO CHI MINH CITY PROMOTED PERIOD IN CHEMICAL INDUSTRY, MODERNIZATION AND INTEGRATION INTERNATIONAL Nguyễn Khánh Vân(*) TÓM TẮT Trong tiến tr̀nh phát trỉn lịch sử nhân loại, tŕ thức luôn giữ một vị tŕ quan tṛng. Hiện nay, Thành phố H̀ Ch́ Minh cùng v́i cả nức đang bức vào th̀i kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đ̉ thực hiện thành công mục tiêu đó không th̉ không nói đến vai trò cực k̀ quan tṛng c̉a đội ngũ tŕ thức mà nếu được quan tâm đúng mức, lực lượng này sẽ tạo ra được một lực đẩy vô cùng to ĺn làm chuỷn biến t́ch cực ṃi mặt c̉a đ̀i sống xã hội theo hứng tiến bộ. Do vậy, việc xác định đúng đắn vai trò c̉a tŕ thức ở thành phố H̀ Ch́ Minh, đ̉ đề ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng, phát trỉn đội ngũ t...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế - Nguyễn Khánh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
130 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CONSTRUCTION, DEVELOPMENT INTELLIGENTSIA IN HO CHI MINH CITY PROMOTED PERIOD IN CHEMICAL INDUSTRY, MODERNIZATION AND INTEGRATION INTERNATIONAL Nguyễn Khánh Vân(*) TÓM TẮT Trong tiến tr̀nh phát trỉn lịch sử nhân loại, tŕ thức luôn giữ một vị tŕ quan tṛng. Hiện nay, Thành phố H̀ Ch́ Minh cùng v́i cả nức đang bức vào th̀i kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đ̉ thực hiện thành công mục tiêu đó không th̉ không nói đến vai trò cực k̀ quan tṛng c̉a đội ngũ tŕ thức mà nếu được quan tâm đúng mức, lực lượng này sẽ tạo ra được một lực đẩy vô cùng to ĺn làm chuỷn biến t́ch cực ṃi mặt c̉a đ̀i sống xã hội theo hứng tiến bộ. Do vậy, việc xác định đúng đắn vai trò c̉a tŕ thức ở thành phố H̀ Ch́ Minh, đ̉ đề ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng, phát trỉn đội ngũ tŕ thức, tạo điều kiện và động viên tŕ thức phát huy cao độ sức sáng tạo, góp tŕ tuệ vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là yêu cầu cấp thiết. Từ khóa: Xây dựng, phát triển, trí thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ABSTRACT In the development process of human history, intellectuals keep an important position. At present, Ho Chi Minh City with the country is entering a period of accelerated industrialization and modernization. To successfully implement this goal can not but mention extremely important role of the intelligentsia that if proper care, this force will create a tremendous thrust makes positive changes positive aspects of social life in the direction of progress. Therefore, the determination of the proper role of intellectuals in Ho Chi Minh City, to devise appropriate solutions to the construction and development of the intelligentsia, to facilitate and promote intellectual encourage high the creativity, the intellectual contribution to the cause of promoting industrialization and modernization is an urgent requirement. Keywords: Construction, development, intellectual, industrialization, modernization and international integration 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, nhân loại đang bước vào thời đại của nền kinh tế tri thức nên rất cần những con người có trí tuệ cao, nĕng động và sáng tạo. Do vậy, đội ngũ trí thức càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh của mỗi quốc gia - dân tộc. Thành phố Hồ Chí Minh cùng với cả nước đang trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bắt đầu xây dựng nền kinh tế tri thức, nên phải “xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”(1). Có thể khẳng định, xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, mở cửa và hội nhập quốc tế vừa mang tính thời sự cấp (*) TS. GV. khoa Lý luận ch́nh trị, trừng Đại ḥc Kinh tế thành phố H̀ Ch́ Minh. ĐT: 0918328589. Email: khanhvan@ueh.edu.vn Nghiên cứu - Trao đổi 131 Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức . . . bách, vừa có tính chiến lược lâu dài; là động lực cơ bản góp phần thực hiện thành công mục tiêu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực tiễn đã cho thấy, trong mỗi giai đoạn nhất định, sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào tri thức của con người. Vì vậy, đội ngũ trí thức có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH của cả nước nói chung và mỗi địa phương nói riêng. 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Sự phát triển của đội ng̃ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, là thành phố đi đầu trong cả nước về đổi mới và phát triển kinh tế, do đó, đội ngũ trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển. Cụ thể: - Về số lượng c̉a đội ngũ tŕ thức: Cũng như đội ngũ trí thức cả nước, đội ngũ trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển về số lượng và chất lượng. Nếu như nĕm 1975, thành phố Hồ Chí Minh có 13.000 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, thì đến tháng 6/2007 đã có 340.805 người có trình độ từ đại học trở lên. Trong số đó có 3.647 tiến sĩ; 15.972 thạc sĩ; 321.186 đại học và 454 giáo sư, phó giáo sư. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nĕm 2009, tổng dân số từ 15 tuổi trở lên là 5.785.782 người, trong đó, số người chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 4.953.309 người. Số người đã qua đào tạo là 832.473 được phân theo trình độ như sau: sơ cấp nghề: 38.045; trung cấp nghề: 59.386; THCN: 93.401; cao đẳng nghề: 14.285; cao đẳng: 82.344; đại học: 514.487; thạc sỹ: 21.519; tiến sỹ: 4.827; không xác định: 4.179. Nĕm 2012, tổng số lao động của toàn thành phố là 3.421.198 người, trong đó: trên đại học: 44.475 người chiếm tỉ lệ 1,3%; đại học: 602.131 người chiếm 17,6%; cao đẳng: 236.062 người chiếm 6,9%. Như vậy, đội ngũ trí thức của thành phố Hồ Chí Minh nĕm 2012 là 882.668 người chiếm 25,8% lực lượng lao động của toàn thành phố. - Về cơ cấu ngành nghề c̉a đội ngũ tŕ thức: Nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường ở nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề mới ra đời. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới với công nghệ hiện đại, có sự đầu tư của nước ngoài và phát triển nhanh. Sự đa dạng ngành nghề và thay đổi công nghệ dẫn đến cơ cấu ngành nghề của đội ngũ trí thức thành phố càng thêm đa dạng. + Tŕ thức khoa ḥc và công nghệ: bao gồm những trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân vĕn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trí thức khoa học công nghệ chiếm số lượng lớn, làm việc trong các học viện, trường, trung tâm nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ. + Tŕ thức trên lĩnh vực vĕn hóa: Bộ phận trí thức vĕn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay phát triển rất đa dạng, có mặt trên nhiều lĩnh vực như: vĕn học, nghệ thuật, điện ảnh, thể dục thể thao, du lịch, dịch vụ vĕn hóa với nhiều nghề nghiệp khác nhau: đào tạo nguồn nhân lực, lý luận, phê bình, sáng tác, biểu diễn. Bộ phận trí thức vĕn hóa thành phố Hồ Chí Minh cùng với các doanh nhân, nghệ nhân là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị vĕn hóa của Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. + Tŕ thức trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp, công ty, tổng công ty, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước và các thành phần kinh tế khác đều là trí thức. Có thể nói, đây là một hiện tượng mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh 132 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật nói riêng. Để phát huy vai trò của bộ phận trí thức này Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ trí thức cống hiến, sáng tạo và phát triển. + Tŕ thức trong lĩnh vực an ninh quốc phòng: Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân theo hướng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại. Trong những nĕm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trí thức trong lĩnh vực an ninh quốc phòng ở thành phố Hồ Chí Minh đã có những đóng góp xứng đáng để giành lại độc lập tự do, làm thất bại những âm mưu “diễn biến hòa bình” và đối phó với chiến tranh công nghệ cao của các thế lực thù địch. + Tŕ thức Việt kiều: Đội ngũ trí thức Việt Nam gồm khoảng 3 triệu người, trong đó 2,6 triệu người làm việc và sinh sống trong nước, số còn lại sống và làm việc tại nước ngoài. Số trí thức Việt kiều chiếm 13% tổng số trí thức cả nước. Hàng nĕm có trên 500.000 lượt người Việt Nam ở nước ngoài về thĕm gia đình, thân nhân, tìm kiếm cơ hội làm ĕn, đầu tư, hợp tác giáo dục đào tạo, chuyển giao công nghệ, trong đó hơn 80% có thời gian lưu lại Thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố cũng đã liên lạc, lập dữ liệu hơn 800 chuyên gia, trí thức kiều bào, trong đó có 138 đang hợp tác, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trí thức Việt kiều ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có mặt ở hầu hết các ngành nghề, có nhiều người là những nhà khoa học lỗi lạc, nhà công nghệ tài nĕng, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực mũi nhọn như tin học điện tử, công nghệ cao, các chuyên viên kinh tế nhiều kinh nghiệm trong quản lý kinh tế thị trường, Cùng với chính sách mở cửa, Đảng bộ và chính quyền thành phố đã ban hành chủ trương, chính sách và tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức Việt kiều tham gia đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố. Về ngùn gốc xuất thân c̉a tŕ thức: Đội ngũ trí thức của thành phố được tập hợp từ nhiều nguồn đào tạo trong nước, gồm cả chế độ cũ và chế độ mới, miền Bắc vào, ngoài nước, bao gồm hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa có nền công nghệ và khoa học tiên tiến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đội ngũ trí thức thành phố chủ yếu gồm những người được đào tạo trong xã hội cũ, rất ít trí thức xuất thân từ công nhân và nông dân. Sau khi miền Nam được giải phóng, Đảng bộ và chính quyền thành phố thực hiện nhất quán chính sách coi trí thức là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, đồng thời, luôn coi trọng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Đảng bộ và chính quyền thành phố đã quan tâm cải tạo trí thức cũ và xây dựng, đào tạo trí thức mới. Với chủ trưởng đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền thành phố đã tạo điều kiện để trí thức học tập và rèn luyện, gần gũi với công nhân và nông dân, xây dựng ý thức phục vụ nhân dân. Một bộ phận trí thức cũ đã tự giác phấn đấu để trở thành trí thức mới (trí thức cách mạng), đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của thành phố. Gắn với việc cải tạo trí thức cũ, quá trình trí thức hóa công nông diễn ra mạnh mẽ đã làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu trí thức thành phố. Đại bộ phận trí thức mới ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được đào tạo và rèn luyện trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Quá trình này làm xuất hiện nhiều trí thức xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên minh công - nông - trí. Về cơ cấu gíi t́nh c̉a đội ngũ tŕ thức: Chưa cân đối. Theo kết quả tổng điều tra dân số nĕm 2012, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 3.421.198 lao động, trong đó có 1.589.309 lao động nữ chiếm tỷ lệ 46,5%. Sự mất cân đối giữa nam và nữ xuất hiện ở hầu hết các bậc đào tạo. Đặc biệt, sự mất cân đối tương đối lớn ở bậc đào tạo cao. Ở trình độ đại học, tỷ lệ nam là 55,4% và nữ là 44,6% trên tổng lao động toàn thành phố. Đối với trình độ trên đại học, nam chiếm tỷ 133 Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức . . . lệ 64,3%, nữ chỉ chiếm tỷ lệ 35,7% trong tổng số lao động của thành phố. - Về lĩnh vực hoạt động c̉a đội ngũ tŕ thức: Sự phân bổ của đội ngũ trí thức ở thành phố theo lĩnh vực hoạt động chưa hợp lý, còn mất cân đối. Sự phân bố lực lượng lao động có trình độ cao giữa các lĩnh vực hoạt động không đồng đều, có nhiều lĩnh vực cần thì rất thiếu, có những lĩnh vực đông thì sử dụng chưa hiệu quả. Sự mất cân đối giữa đội ngũ khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng, sự thiếu hợp lý trong phân bố của đội ngũ trí thức ở các lĩnh vực hoạt động, tình trạng không liên kết giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp dẫn đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, hiệu quả sản xuất chưa cao. Đi liền với sự phát triển về số lượng, đa dạng về thành phần và cơ cấu ngành nghề, việc xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa ngang tầm với mục tiêu đề ra, vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra, đó là: - Sự lão hóa đội ngũ tŕ thức, khan hiếm các chuyên gia đầu ngành và sự yếu kém về chất lượng. Tình trạng lão hóa đội ngũ trí thức là vấn đề nổi bật trong cơ cấu đội ngũ trí thức của thành phố nói riêng, cả nước nói chung. Tuổi đời của những trí thức đầu ngành nhất là giáo sư và phó giáo sư quá cao, trong khi khả nĕng sử dụng những thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và nghiên cứu lại hạn chế. Ở Việt Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh, tuổi trung bình của giáo sư là 64,2 tuổi, trong đó, 79,8% số giáo sư từ 60 tuổi trở lên; 13,07% số giáo sư ở độ tuổi từ 55 đến 59. Số giáo sư dưới 55 tuổi chỉ chiếm hơn 7%. Đối với phó giáo sư, tuổi trung bình là 59,3 tuổi, trong đó 52,15% người từ 60 tuổi trở lên; 13,4% người ở độ tuổi từ 55 đến 59; chỉ có 7,98% số phó giáo sư ở độ tuổi từ 45 đến 49. Tình trạng già hóa những trí thức đầu ngành là một nguyên nhân dẫn đến sự hụt hẫng đội ngũ trí thức kế cận. - Cơ chế, ch́nh sách đãi ngộ, thu hút nhân tài còn bất cập. Việc làm – đời sống – dân chủ và công bằng xã hội đã, đang và sẽ còn là những đòi hỏi cấp bách, chính đáng của người trí thức. Vấn đề việc làm, đời sống còn chi phối mạnh đến ý thức, hành động, tâm tư, tình cảm, lòng tin và khả nĕng sáng tạo... của đội ngũ trí thức. Thế nhưng, ở thành phố Hồ Chí Minh cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài còn nhiều bất cập. Thành phố chưa có chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. Trong khi một số nơi đang áp dụng chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao (Cần Thơ hỗ trợ lần đầu đối với Giáo sư: 100 triệu đồng/người, phó giáo sư: 80 triệu đồng/ người; tiến sỹ: 60 triệu đồng/ người; thạc sỹ: 40 triệu đồng/ người; Bình Dương hỗ trợ hàng tháng 2,5 lần mức lương tối thiểu đối với tiến sỹ; 1,5 lần mức lương tối thiểu đối với thạc sỹ) thì khâu tuyển dụng trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh còn chậm đổi mới, gặp nhiều trở ngại như vấn đề hộ khẩu, các chế độ đãi ngộ khác chưa đủ sức hấp dẫn, chính sách tiền lương còn bất cập. - Một bộ phận tŕ thức hạn chế, yếu kém về nhận thức, đạo đức, lối sống. Đội ngũ trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh sống và làm việc trong bối cảnh đất nước và thế giới có những bước phát triển và biến đổi lớn. Đa số trí thức mong muốn đóng góp công sức của mình cùng với các tầng lớp giai cấp khác trong xã hội vào sự nghiệp chung của thành phố. Tuy vậy, vẫn có tình trạng một số trí thức giảm sút về đạo đức nghề nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm, thiếu trung thực, chạy theo bằng cấp, chạy chức, chạy quyền.....điều này xuất phát từ những nguyên nhân: Thành phố chưa có chính sách đãi ngộ tương xứng với đóng góp của trí thức, thiếu cơ sở vật chất, tác động mặt trái của kinh tế thị trường, vai trò của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên còn hạn chế. Các cấp lãnh đạo coi nhẹ, chưa thực sự quan tâm xây dựng đội ngũ trí thức trên mọi phương diện... 134 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 2.2 Những đóng góp của trí thức vào sự nghiệp phát triển của Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố c̉a công nghiệp, c̉a khoa ḥc, kỹ thuật, thành phố trẻ - cả sinh lực, tâm h̀n và óc sáng tạo.( 2) với những đóng góp trực tiếp từ đội ngũ trí thức, Thành phố Hồ Chí Minh luôn vươn lên đóng vai trò là địa phương đầu tàu của cả nước trong phát triển kinh tế, xã hội. Thành tựu rõ nét nhất chính là Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy mọi nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển được kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng môi trường vĕn hóa lành mạnh, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, làm tốt vai trò đầu tàu của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong lĩnh vực dịch vụ, Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là trung tâm của cả nước như : trung tâm tài chính ngân hàng, trung tâm phân phối hàng hóa và đầu mối tiêu thụ hàng hóa; trung tâm giao dịch; trung tâm mua sắm; trung tâm du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo; trung tâm giáo dục và đào tạo; y tế và chĕm sóc sức khỏe; trung tâm khoa học và công nghệ. Với vai trò trung tâm này, Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp các dịch vụ cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đồng thời cũng là trung tâm tiêu thụ hàng hóa của các địa phương, kích thích đầu tư phát triển sản xuất cho các tỉnh, từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Trí thức khoa học, công nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp thu được những thành tựu khoa học công nghệ, làm chủ những công nghệ hiện đại được chuyển giao. Cùng với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những hoạt động khoa học công nghệ góp phần tạo tiền đề và định hướng cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và cung cấp các cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý môi trường và xây dựng các dự án đầu tư, ứng dụng kỹ thuật sinh thái - công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải, tái chế - tái sử dụng, Trong giai đoạn từ nĕm 2007 đến nay, Sở Khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu thực hiện các đề tài nghiên cứu về công nghệ xử lý bùn thải được phát sinh từ nhiều nguồn thải khác nhau như: bùn thải đô thị, công nghiệp, nước cấp, kênh rạch, ao nuôi trồng thủy sản. Nhận thức được vai trò của công nghệ cao và trí thức trong lĩnh vực này, Đảng bộ và chính quyền thành phố đã đầu tư xây dựng và phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi hội tụ các nhà khoa học công nghệ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thu hút những nhà đầu tư hàng đầu về công nghệ cao của thế giới, tạo ra các công nghệ cao và các ngành công nghiệp được trang bị công nghệ cao. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh còn đóng vai trò là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, chuyên nghiên cứu và cung cấp các loại giống cây, con chất lượng cao; cung cấp các dịch vụ nhằm gia tĕng giá trị sản phẩm nông nghiệp, như dịch vụ sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP. Giai đoạn 1996-2010 Thành phố Hồ Chí Minh đã khai thác có hiệu quả vị trí, vai trò của Thành phố Hồ Chí Minh trong giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước thông qua việc đầu tư ra các tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính, ngân hàng; thu hút đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí, vai trò của Thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ kinh tế với các tỉnh và cả nước ngày càng được củng cố, đặc biệt là những lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh có thế mạnh. Nĕm 2010, GDP Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,9% so với cả nước (nĕm 2000 là 17,18%), GDP khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23%, dịch vụ chiếm 29,3%, tổng thu ngân sách trên địa bàn chiếm 32,2% so với cả nước. 135 Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức . . . Trong giai đoạn 3 nĕm gần đây (2011 – 2013), kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì tốc độ tĕng trưởng hợp lý, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Chuyển đổi mô hình tĕng trưởng đi vào chiều sâu, lạm phát được kiểm soát, các ngành, thị trường phát triển ổn định. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân giai đoạn này tĕng 9,6%/nĕm. Trong đó, khu vực dịch vụ có tốc độ tĕng trưởng cao nhất đạt 11,1%/nĕm, khu vực công nghiệp và xây dựng tĕng 7,5%/nĕm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tĕng 5,7%/nĕm. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.513 USD/người (theo sức mua tương đương) vào thời điểm cuối nĕm 2013, cao hơn 1,4 lần so với thời điểm nĕm 2010 (3.199 USD/người). Trước đổi mới, trí thức nói chung, trí thức khoa học xã hội nhân vĕn nói riêng bao gồm cả giới nghiên cứu lý luận chính trị có nhiệm vụ chủ yếu là minh họa, thuyết minh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từ thời kỳ đổi mới, chức nĕng của trí thức đã có sự thay đổi quan trọng: Tham gia trực tiếp vào công tác lý luận của Đảng, góp phần xây dựng cương lĩnh, đường lối chủ trương của Đảng, làm sáng tỏ những vấn đề về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và phát huy dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Trí thức lý luận chính trị ở Thành phố Hồ Chí minh không chỉ nghiên cứu, giảng dạy mà còn góp phần không nhỏ vào việc hình thành đường lối, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, làm tham mưu, tư vấn cho các cơ quan lãnh đạo, nhất là cơ quan trung ương. Bộ phận trì thức này còn là lực lượng đắc lực trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Ngoài ra, đội ngũ trí thức nghiên cứu lý luận chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh còn tham gia trực tiếp và có những đóng góp thiết thực vào công cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch chống phá cách mạng, tạo nên sự thống nhất nhận thức và hành động của toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Tóm lại, với những đóng góp tích cực của đội ngũ trí thức, Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng vai trò đầu tàu của cả nước trong phát triển kinh tế. Vai trò này sẽ còn tiếp tục phát huy trong tương lai khi tiềm nĕng và vai trò của đội ngũ trí thức Thành phố được phát huy. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY TIỀM NĔNG VÀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trong sự phát triển của đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự phát huy hết vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới. Vì thế, để phát huy tiềm nĕng và nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Một là, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền thành phố đối với đội ngũ trí thức: Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt với những đặc trưng riêng có của họ như: có trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn sâu, có phẩm chất đạo đức, lao động trí óc phức tạp, sáng tạo... Do đó, Đảng bộ và chính quyền các cấp thành phố phải cĕn cứ vào những đặc trưng riêng của đội ngũ trí thức để có cơ chế chính sách, thực hiện sự lãnh đạo, quản lý phù hợp, nhất là đối với bộ phận trí thức thực sự có tư duy độc lập, có nĕng lực sáng tạo, muốn đóng góp trí tuệ của mình cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của đất nước nói chung bằng chính ý kiến riêng. Sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố đối với đội ngũ trí thức được thể hiện bằng chủ trương, chính sách, bằng công tác tổ chức cán bộ, công 136 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật tác tư tưởng, bằng giáo dục, thuyết phục, động viên và bằng vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ Đảng viên đối với trí thức và hoạt động của trí thức. Với chủ trương, chính sách đúng đắn, sự lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ thành phố sẽ là môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức thành phố phát huy hết tiềm nĕng trí tuệ, nâng cao hơn nữa vai trò của mình đối với xã hội. Để tĕng cường sức mạnh của tổ chức Đảng, Đảng bộ thành phố cần nâng cao hơn nữa nĕng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và của từng Đảng viên trong tổ chức Đảng. Muốn làm được điều đó, phải thực hiện trí thức hóa đội ngũ của Đảng trên nền tảng nâng cao dân trí để đưa trí tuệ của Đảng ngang tầm với trí tuệ của thời đại. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng, Đảng bộ thành phố cần tạo điều kiện để đội ngũ trí thức có thể làm tốt các chức nĕng phê phán, phản biện, phát hiện và dự báo tương lai. Đồng thời với sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, yếu tố tác động trực tiếp, quyết định đến hiệu quả lao động khoa học của đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh đó chính là chính sách và sự điều hành, quản lý của chính quyền các cấp ở thành phố. Bởi lẽ, mỗi hoạt động khoa học và kết quả của nó phụ thuộc rất lớn ở chính sách và sự điều hành, quản lý của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, bên cạnh việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, chính quyền các cấp ở thành phố phải kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng bộ về đội ngũ trí thức, tĕng cường hiệu lực quản lý nhằm phát huy cao độ khả nĕng lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức. Trong quá trình tiến hành thực hiện, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung những chế độ chính sách qua thực tiễn bộc lộ những điểm bất hợp lý. Chính quyền các cấp ở thành phố cũng cần phải kiện toàn, đổi mới công tác quản lý khoa học, tổ chức và sắp xếp lại hợp lý các cơ quan nghiên cứu, tập trung xây dựng có trọng điểm các cơ quan này để nó thực sự giữ vai trò then chốt, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hai là, phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh ngang tầm với sự phát triển của các nước trong khu vực và thế giới. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đào tạo được đội ngũ trí thức có hiệu quả cao phải có một cuộc cách mạng thực sự về cả nội dung lẫn phương pháp đào tạo. Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để giáo dục – đào tạo thực sự là phương tiện đắc lực trong việc phát triển trí tuệ, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, trang bị chuyên môn nghề nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì trước tiên phải coi giáo dục – đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, đảm bảo cho giáo dục đào tạo đi trước một bước và là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của thành phố. Giáo dục – đào tạo cần được tiến hành theo hình thức liên kết giữa giáo dục đào tạo trong nhà trường với giáo dục - đào tạo trong các đơn vị kinh tế. Đây là xu thế khách quan để đưa khoa học và công nghệ nhanh chóng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Để thực hiện điều đó, nội dung giáo dục – đào tạo phải mang tính hiện đại, tiên tiến và phát triển, phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc vĕn hóa của dân tộc tương ứng với trình độ chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Phải trang bị cho người học những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành hoàn chỉnh, có phương pháp tư duy khoa học, có nĕng lực vận dụng lý thuyết vào thực tiễn công tác. Đặc thù lao động của trí thức là lao động sáng tạo nên đội ngũ trí thức cần một nội dung giáo dục vừa khoa học vừa hiện đại. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để nâng cao chất lượng của độ ngũ trí thức, phải đổi mới và hoàn thiện toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo, tiến hành xã hội hóa giáo dục, gắn giáo dục với thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội; đông thời, tiếp tục huy động và sử 137 Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức . . . dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo của trí thức nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nĕng lực của trí thức. Việc đầu tư cho giáo dục một cách hợp lý sẽ góp phần gia tĕng về số lượng, nâng cao về chất lượng của đội ngũ trí thức thành phố, đáp ứng được yêu cầu mà xã hội hóa giáo dục đặt ra cho đội ngũ trí thức. Ba là, cần có chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ trí thức một cách thỏa đáng, hợp lý. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định để đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh cống hiến trí tuệ, tài nĕng cho thành phố cũng như cho đất nước. Đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh tuy chưa nhiều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thành phố nhưng cũng không phải quá ít. Vấn đề quan trọng là ở chỗ làm thế nào để phát hiện, tiến cử và có cơ chế tuyển chọn công khai, dân chủ, để trí thức được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, được đem tài nĕng, trí tuệ phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. Do vậy, ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, cần phải có chính sách thu hút hiền tài để khai thác và sử dụng tốt hơn tiềm nĕng của đội ngũ trí thức hiện có ở thành phố cũng như trí thức Việt kiều và trí thức nước ngoài, tránh tình trạng “ vừa thừa, vừa thiếu”. Để tạo việc làm cho đội ngũ trí thức, cho các nhà khoa học công nghệ, đồng thời kích thích tính chủ động, sáng tạo, tích cực của họ thì nhất thiết phải có sự hỗ trợ đầy đủ hơn về tài chính, phải gắn kết hoạt động khoa học công nghệ với thực tiễn hay nói khác hơn là cần phải thiết lập quan hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp với các cơ quan nghiên cứu, phát minh, sáng chế trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Tạo điều kiện làm việc cần thiết cho đội ngũ trí thức như: cung cấp thông tin, trang bị phương tiện thí nghiệm, các cơ sở triển khai ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn Mặt khác, cần phải giải quyết thỏa đáng các lợi ích về vật chất, tinh thần, lợi ích về kinh tế và lợi ích về chính trị - xã hội cho các nhà nghiên cứu, sáng chế phát minh, ứng dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất, phải thực sự coi lao động của đội ngũ trí thức là lao động trí óc sáng tạo. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của đội ngũ trí thức, trong đó mọi tài sản trí tuệ đều phải được tôn trọng và bảo vệ, nên cần phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống vĕn bản pháp luật hoàn chỉnh và thiết lập một bộ máy thực thi có hiệu lực công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ ở nước ta, cũng như ở Thành phố Hồ Chí Minh. Song, nó lại là một vấn đề lớn trong quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước. Đối với những trí thức có tài, Đảng bộ và chính quyền thành phố cần có chế độ ưu tiên, đãi ngộ đặc biệt, tạo điều kiện để trí thức thực hiện và phát huy vai trò của mình trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học. Cần mạnh dạn, quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ lực lượng trí thức trẻ. Chú ý phát huy vai trò của đội ngũ trí thức hiện có, bao gồm cả các chuyên gia cao tuổi, giàu kinh nghiệm, tâm huyết. Bốn là, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh phát huy tiềm nĕng trí tuệ và vai trò của họ trong xã hội. Lao động của đội ngũ trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh là lao động phức tạp mang tính sáng tạo, do đó, rất cần sự tự do, độc lập trong suy nghĩ, trong nghiên cứu khoa học. Việc đảm bảo dân chủ cho hoạt động trí tuệ sáng tạo chính là tạo ra tiền đề và cơ hội cho mọi người trau dồi trí tuệ và bộc lộ hết những khả nĕng, những nĕng lực sáng tạo của mình vì sự nghiệp chung. Vì vậy, vấn đề cấp bách ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là cần phải xây dựng quy chế dân chủ trong sinh hoạt khoa học nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chính sách chủ trương của Đảng bộ và chính quyền thành phố đối với đội ngũ trí thức. Hơn thế nữa, xây dựng quy chế dân chủ trong sinh hoạt khoa học còn nhằm tĕng cường sự hợp tác giữa các nhà khoa học của thành phố, khuyến khích họ nghiên cứu sáng tạo, tranh luận để làm tỏ sáng tỏ chân lý khác 138 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật quan, đấu tranh, phê phán, ngĕn chặn những hiện tượng bè phái, độc đoán, chuyên quyền, độc tôn trong khoa học. Do vậy, tự do và dân chủ trong nghiên cứu khoa học, trong hoạt động của đội ngũ trí thức thành phố không hề mâu thuẫn với việc thực hiện đường lối, chính sách, của Đảng bộ và chính quyền thành phố mà trái lại càng thể hiện trách nhiệm to lớn của đội ngũ trí thức thành phố đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh trong hiện tại và tương lai. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế công nghiệp và công nghệ cao của cả nước. Do đó, để phát huy tiềm nĕng trí tuệ và vai trò của đội ngũ trí thức, cần phải tạo điều kiện để đội ngũ trí thức được giao lưu quốc tế, được tiếp xúc với công nghệ hiện đại, với những thành tựu tiến bộ của nhân loại trên tất cả các lĩnh vực. Đó cũng là một trong những môi trường thuận lợi cho đội ngũ trí thức thành phố, nhất là lực lượng trí thức trẻ phát triển và phát huy tiềm nĕng, vai trò của mình trong việc khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho họ nâng cao nĕng lực, có khả nĕng độc lập tự chủ, rèn luyện bản lĩnh cần thiết của người trí thức xã hội chủ nghĩa. 4. KẾT LUẬN Đội ngũ trí thức là một sản phẩm đặc biệt của xã hội. Sự xuất hiện của trí thức gắn liền với việc hình thành và phát triển xã hội. Trí thức là một trong những nguồn lực cơ bản giúp hoàn thành mục tiêu cơ bản sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do vậy, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình CNH, HĐH. Ngày nay, khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ gắn với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức, nên vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức càng trở nên to lớn và quan trọng hơn. Việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nắm vững thực trạng của trí thức, đề ra những giải pháp phát huy vai trò của trí thức Việt Nam nói chung và trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới là một trong những điều kiện bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế của chúng ta. TÀI LỆU THAM KHẢO [1]. ĐCSVN, Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN. 2011, tr.241. [2]. Nguyễn Vĕn Linh (1985), thành phố Hồ Chí Minh 10 nĕm, Nxb, TPHCM, tr. 313. [3]. Cục Thống kê thành phố HCM (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở nĕm 2009. [4]. Cục Thống kê thành phố HCM (2014), Tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp, TP. HCM nĕm 2012. [5]. Cục Thống kê thành phố HCM (2010), Niên giám thống kê 2010. [6]. Đảng bộ TP, HCM ( 2010) Vĕn kiện Đại hôi Đảng bộ thành phố lần thứ IX. [7]. Phạm Tất Dong (chủ biên) (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH , Nxb, CTQG, HN. [8]. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_6081_2148009.pdf
Tài liệu liên quan