Tài liệu Xây dựng mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên: Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 151 - 156
151
XÂY DỰNG MÔ HÌNH VƯỜN CÂY BẢN ĐỊA
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trần Quốc Hưng*, Trần Ngọc Đăng
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thực hiện đề tài cấp cơ sở phục vụ cho nghiên cứu và học tập của sinh viên trường Đại học Nông
Lâm về xây dựng mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với tổng
số lượng là 451 cây thuộc 20 loài bản địa khác nhau. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy tỷ lệ sống
của 20 loài cây trong mô hình có tỷ lệ sống khá cao dao động từ 70,59% đến 100%, tỷ lệ sống
trung bình của toàn bộ mô hình là 78,2%. Sau 12 tháng trồng đường kính sát gốc D(00) lớn nhất
trong mô hình vườn cây bản địa là Đinh vàng (Flueggea virosa) (2,02 cm), tiếp đó là Gội nước
(Aglaia korthalsii) (2,01 cm). Những loài có đường kính sát gốc nhỏ nhất như là Giổi xanh
(Magnolia hypolampra) (0,44 cm) và thấp nhất là Ngọc am (Cupressus funebris) (0,...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 151 - 156
151
XÂY DỰNG MÔ HÌNH VƯỜN CÂY BẢN ĐỊA
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trần Quốc Hưng*, Trần Ngọc Đăng
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thực hiện đề tài cấp cơ sở phục vụ cho nghiên cứu và học tập của sinh viên trường Đại học Nông
Lâm về xây dựng mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với tổng
số lượng là 451 cây thuộc 20 loài bản địa khác nhau. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy tỷ lệ sống
của 20 loài cây trong mô hình có tỷ lệ sống khá cao dao động từ 70,59% đến 100%, tỷ lệ sống
trung bình của toàn bộ mô hình là 78,2%. Sau 12 tháng trồng đường kính sát gốc D(00) lớn nhất
trong mô hình vườn cây bản địa là Đinh vàng (Flueggea virosa) (2,02 cm), tiếp đó là Gội nước
(Aglaia korthalsii) (2,01 cm). Những loài có đường kính sát gốc nhỏ nhất như là Giổi xanh
(Magnolia hypolampra) (0,44 cm) và thấp nhất là Ngọc am (Cupressus funebris) (0,37 cm). Loài
có chiều cao nhất là Sao đen (Hopea odorata) với chiều cao trung bình là (97,63 cm) tiếp đó là
Gội nước (Aglaia korthalsii) (88,5 cm). Các loài có sinh trưởng chiều cao thấp nhất là Giổi xanh
(Magnolia hypolampra) (19,84 cm) và Kim giao (Nageia wallichiana) (19,31 cm). Sâu bệnh mà
cây con gặp phải chủ yếu là Sâu kèn ăn lá và bệnh vàng lá chỉ gặp ở cây Sao đen (Hopea odorata),
Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Kim giao (Nageia wallichiana), Chò chỉ (Parashorea
chinensis) và Đinh vàng (Flueggea virosa). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các loài cây
bản địa hoàn toàn phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu tại khu vực Trường Đại học Nông Lâm –
Đại học Thái Nguyên.
Từ khóa: Bảo tồn, thực vật, chuyển vị, sinh trưởng, bản địa
MỞ ĐẦU*
Xu hướng hiện nay các trường Đại học trên
thế giới đang hướng tới là trở thành một
trường Đại học “xanh”, một trường Đại học
có cảnh quan thiên nhiên và mang giá trị bảo
tồn cả về lịch sử cũng như nguồn gen thực
vật. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của
nhà trường đã và đang xây dựng theo hướng
một môi trường xanh sạch đẹp và có một cảnh
quan gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên có
thể thấy vẫn còn những hạn chế nhất định
trong việc tạo ra những cảnh quan mang tính
đặc thù vừa mang giá trị cảnh quan vừa mang
giá trị học tập tại nhà trường, nhất là đối với
lĩnh vực lâm nghiệp. Bên cạnh đó sự tàn phá
rừng trong nhiều năm trở lại đây đã ảnh
hưởng sâu sắc tới đời sống con người, mất
rừng gây nên sự biến đổi theo hướng tiêu cực
của khí hậu toàn cầu, đất đai bị rửa trôi, xói
mòn nặng nề, các lòng sông lòng hồ bị bồi
lấp, an ninh lương thực bị đe doạ, các sản
phẩm từ rừng đang dần bị cạn kiệt trong khi
*
Tel: 0912 450173; Email: tranquochung@tuaf.edu.vn
nhu cầu của xã hội luôn tăng theo thời gian
[1]. Khoa Lâm nghiệp, một khoa luôn gắn
liền với rừng và cây thì việc được thực hành
những kiến thức lý thuyết được học trên ghế
nhà trường với môi trường bên ngoài là vô
cùng cần thiết. Ngoài việc thực hành thì hàng
năm sinh viên còn cần đi đến các khu rừng tự
nhiên để thực tập kiến thức như vậy đã tạo ra
một sự lãng phí về tài chính không hề nhỏ.
Nhưng lượng thời gian đi thực tập ngắn như
vậy thì kiến thức được thực hành vô cùng ít
và không hiệu quả nhiều. Để giúp đỡ công tác
bảo tồn các loài thực vật quý hiếm đang có
nguy cơ bị tuyệt chủng, hơn nữa là tạo thêm
cảnh quan cho trường và đồng thời tạo địa
điểm học tập và nghiên cứu cho sinh viên sau
các giờ học lý thuyết thì việc “Xây dựng mô
hình vườn cây bản địa tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên” là rất cần thiết.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá sinh trưởng của 20 loài cây bản địa
có trong danh mục các loài cây được lựa chọn
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 151 - 156
152
cho trồng rừng cây bản địa cũng như bảo tồn
và phát triển nguồn gen thực vật [3]; [4]; [5]
tại mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại
học Nông Lâm từ 2017 – 2018 thông qua: Tỷ
lệ sống; tăng trưởng đường kính gốc; tăng
trưởng chiều cao vút ngọn; và đánh giá tình
hình sâu bệnh.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
- Tỷ lệ sống của cây trồng trong mô hình:
Cây con được đem ra trồng có đủ rễ, thân, lá.
Cây được trồng theo hàng, mỗi loài một hàng
trải dọc theo mô hình với cự li hàng cách
hàng 3 mét và cây cách cây 3 mét (3x3). Thiết
kế trồng cây theo hàng, mỗi hàng tương ứng 1
loài cây. Tổng số cây sống sau một năm trồng
là 451 cây.
Trong quá trình điều tra số liệu để dễ dàng
hơn cho việc thu thập và điều tra, đã sử dụng
biện pháp gắn mã số thẻ cho từng cây và có
thêm bản đồ bố trí cây trồng trong mô hình
giúp việc thu thập số liệu tốt hơn.
Ở giai đoạn đầu của việc trồng cây con, cây
vẫn rất yếu nên cần sự chăm sóc đặc biệt. Mỗi
ngày định kỳ tưới nước 1 lần vào lúc 4 giờ
chiều trong vòng 1 tháng đầu để đảm bảo cây
đủ lượng nước vượt qua giai đoạn nắng nóng
và sự thích nghi ở môi trường mới trong mô
hình. Bên cạnh tưới nước theo định kỳ làm cỏ
1 tháng 1 lần nhằm giảm sự xâm lấn của cỏ
với các loài cây.
Hình 1. Các loài cây trong mô hình vườn cây bản địa
- Tăng trưởng đường kính gốc:
Đường kính sát gốc (D00), được đo sát gốc
cây trồng bằng thước kẹp cơ khí, đo theo 2
chiều Đông – Tây và Nam – Bắc rồi tính trị
số bình quân. Thời gian đo số liệu được thực
hiện 3 lần, lần đầu thu thập số liệu đầu vào tại
tháng 10/2017, lần 2 vào tháng 3/2018 và lần
3 vào tháng 9/2018. Thời gian cách nhau giữa
các lần đo dài như vậy để đảm bảo sự thay đổi
của đường kính cây.
- Tăng trưởng chiều cao vút ngọn:
Chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước
gỗ có chiều cao 1,5 m, có chia vạch theo mm.
Dùng bút xóa trắng kẻ 1 đường làm mốc ở
gốc cây để làm chuẩn rồi dùng thước đo từ
điểm chuẩn đến đỉnh ngọn sinh trưởng của
cây. Thời gian đo cũng được thu thập giống
đường kính sát gốc chia làm 3 lần đo.
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập về được xử lý
bằng các công thức toán học trên phần mềm
Microsoft Excel 2013.
- Tỷ lệ sống:
Trong đó: C%: Tỷ lệ sống, n: Số cây sống, N:
Tổng số cây trồng trong mô hình.
- Chiều cao trung bình của cây ở mỗi lần đo:
Trong đó: TB: Là chiều cao trung bình
của cây; ∑h: Là tổng số đo chiều cao các cây;
M: Là tổng số cây.
- Đường kính trung bình của cây ở mỗi lần
đo: [2].
Trong đó: ∑d: Là tổng số đo đường kính các
cây; M: Là tổng số cây.
- Tăng trưởng chiều cao vút ngọn và đường
kính gốc: Do mới đánh giá trong 1 năm nên
tăng trưởng chỉ lấy số đó trung bình lần đo
cuối trừ đi số đo trung bình lần đo đầu.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tỷ lệ sống các loài cây bản địa trồng trong
mô hình
Kết quả nghiên cứu qua các lần thu thập số
liệu (bảng 1) cho thấy tỷ lệ sống tại lần đo
cuối của các loài cây trong mô hình rừng cây
bản địa đạt tổng trung bình là 78,2%, nhìn
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 151 - 156
153
chung hầu hết các loài cây được trồng trong
mô hình rừng cây bản địa đều giảm về số
lượng sau 12 tháng trồng ngoại trừ có Bách
xanh và Sưa đỏ vẫn giữ nguyên được số
lượng từ ban đầu. Các loài cây có tỷ lệ sống
riêng biệt cao như: Bách xanh đạt 100%, Sưa
đỏ đạt 100%, Long não đạt 94,74% và Sao
đen đạt 97,78%. Tiếp đó là những loài có sự
giảm số lượng đo được tại lần đo cuối từ 2
cây đến 20 cây con như: Giổi xanh giảm 2
cây đạt 88,89%, Ngọc am giảm 11 cây đạt
47,62%, Xoan nhừ giảm 13 cây đạt 66,67%,
Lát hoa giảm 11 cây đạt 63,33%, Dẻ gai giảm
6 cây đạt 50%, Re hương giảm 9 cây đạt
70%, Gù hương giảm 11 cây đạt 71,05%,
Đinh vàng giảm mạnh với 20 cây đạt 84,38%,
Thông tre giảm 5 cây đạt 75%, Chò chỉ giảm
7 cây đạt 76,67%, Trai lí giảm 2 cây đạt
88,24%, Lim xanh giảm 7 cây đạt 75%,
Nghiến giảm 5 cây đạt 82,76%, Kim giao
giảm 4 cây đạt 80%, Cẩm lai giảm 3 cây đạt
81,25% và cuối cùng Gội nước giảm 5 cây
đạt 70,59%.
Từ kết quả trên cho thấy với thực địa hoàn
toàn mới và không phải nơi sống tự nhiên của
các loài cây bản địa, thêm vào nữa được trồng
từ cây con với tỷ lệ sống thống kê được tổng
thể 451 cây của 20 loài cây đạt 78,2% là tỷ lệ
sống của các loài cây bản địa khá cao ở giai
đoạn đầu của việc xây dựng mô hình.
Tăng trưởng đường kính gốc (D00)
Kết quả bảng 2 cho thấy sự tăng trưởng về
đường kính gốc D(00) qua 12 tháng đo cao nhất
là Đinh vàng với 2,02cm; sau đó là Gội nước
2,01 cm; Xoan nhừ 1,64 cm; Sao đen 1,41
cm; Long não 1,24 cm; Gù hương 1,06 cm;
Sưa đỏ 1,03; Lim xanh 0,88 cm; Chò chỉ 0,87
cm; Re hương 0,87 cm; Re hương 0,73 cm;
Bách xanh 0,7 cm; Thông tre 0,68 cm; Cẩm
lai 0,68 cm; Trai lí 0,65 cm; Kim giao 0,65
cm; Nghiến 0,64 cm; Dẻ 0,57 cm; Lát hoa
0,51 cm; Giổi xanh 0,44 cm và thấp nhất là
Ngọc am đạt 0,37 cm.
Bảng 1. Tỷ lệ sống của các loài cây bản địa trong mô hình
STT Tên loài Số cây đo lần đầu
(cây)
Số cây đo lần cuối
(cây)
Tỷ lệ sống
(%)
1 Sao đen (Hopea odorata) 45 44 97,78
2 Long não (Cinnamomum camphora) 19 18 94,74
3 Giổi xanh (Magnolia hypolampra) 18 16 88,89
4 Ngọc am (Cupressus funebris) 21 10 47,62
5 Bách xanh (Calocedrus macrolepis) 8 8 100
6 Xoan nhừ (Choerospondias axillaris) 39 26 66,67
7 Lát hoa (Chukrasia tabularis) 30 19 63,33
8 Dẻ (Castanea sativa) 12 6 50,00
9 Re hương (Cinnamomum
parthenoxylon)
30 21 70,00
10 Gù hương (Cinnamomum
parthenoxylon Meisn)
38 27 71,05
11 Đinh vàng (Flueggea virosa) 128 108 84,38
12 Thông tre (Podocarpus pilgeri) 20 15 75,00
13 Chò chỉ (Parashorea chinensis) 30 23 76,67
14 Trai lí (Garcinia fagraeoides) 17 15 88,24
15 Lim xanh (Erythrophleum fordii) 28 21 75,00
16 Sưa đỏ (Dalbergia tonkinensis) 9 9 100
17 Nghiến (Burretiodendron hsienmu) 29 24 82,76
18 Kim giao (Nageia wallichiana) 20 16 80,00
19 Cẩm lai (Dalbergia oliveri) 16 13 81,25
20 Gội nước (Aglaia korthalsii) 17 12 70,59
Tổng 574 451 78,20
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 151 - 156
154
Bảng 2. Đường kính sát gốc và chiều cao vút gọn 20 loài cây trong vườn cây bản địa
STT Tên loài Chỉ tiêu Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 Tăng trưởng
1 Long não (Cinnamomum camphora)
D00(cm) 0,13 0,62 1,38 1,24
Hvn(cm) 16,28 37,15 74,31 58,03
2 Giổi xanh (Magnolia hypolampra)
D00(cm) 0,11 0,28 0,56 0,44
Hvn(cm) 8,19 14,09 28,03 19,84
3 Bách xanh (Calocedrus macrolepis)
D00(cm) 0,11 0,39 0,81 0,70
Hvn(cm) 14,13 24,56 49,13 35,00
4 Đinh vàng (Flueggea virosa)
D00(cm) 0,84 1,68 2,86 2,02
Hvn(cm) 53,10 63,10 126,19 73,10
5 Ngọc am (Cupressus funebris)
D00(cm) 0,18 0,35 0,55 0,37
Hvn(cm) 8,19 15,62 30,62 22,42
6 Lát Hoa (Chukrasia tabularis)
D00(cm) 0,15 0,32 0,66 0,51
Hvn(cm) 10,32 16,71 33,42 23,11
7
Gù hương (Cinnamomum
parthenoxylon)
D00(cm) 0,36 0,77 1,42 1,06
Hvn(cm) 18,93 41,28 82,56 63,63
8 Thông tre (Podocarpus pilgeri)
D00(cm) 0,28 0,48 0,96 0,68
Hvn(cm) 14,50 31,30 62,60 48,10
9 Chò Chỉ (Parashorea chinensis)
D00(cm) 0,27 0,57 1,14 0,87
Hvn(cm) 27,46 48,07 96,13 68,67
10 Trai lí (Garcinia fagraeoides)
D00(cm) 0,24 0,45 0,89 0,65
Hvn(cm) 19,60 34,60 69,27 49,67
11 Lim xanh (Erythrophleum fordii)
D00(cm) 0,29 0,58 1,17 0,88
Hvn(cm) 13,83 25,00 50,00 36,17
12 Sưa đỏ (Dalbergia tonkinensis)
D00(cm) 0,29 0,66 1,32 1,03
Hvn(cm) 16,28 33,33 66,67 50,39
13 Xoan nhừ (Choerospondias axillaris)
D00(cm) 0,52 1,08 2,16 1,64
Hvn(cm) 14,31 46,63 93,27 78,96
14 Dẻ (Castanea sativa)
D00(cm) 0,23 0,40 0,80 0,57
Hvn(cm) 22,25 41,50 83,00 60,75
15
Re hương (Cinnamomum
parthenoxylon)
D00(cm) 0,32 0,52 1,05 0,73
Hvn(cm) 31,29 41,40 82,81 51,52
16 Nghiến (Burretiodendron hsienmu)
D00(cm) 0,23 0,43 0,87 0,64
Hvn(cm) 14,23 23,71 47,20 32,98
17 Kim giao (Nageia wallichiana)
D00(cm) 0,24 0,44 0,89 0,65
Hvn(cm) 9,38 14,34 28,69 19,31
18 Cẩm lai (Dalbergia oliveri)
D00(cm) 0,28 0,48 0,95 0,68
Hvn(cm) 22,08 29,50 58,69 36,62
19 Gội nước (Aglaia korthalsii)
D00(cm) 1,05 1,53 3,07 2,01
Hvn(cm) 50,17 69,33 138,67 88,50
20 Sao đen (Hopea odorata)
D00(cm) 0,42 0,91 1,83 1,41
Hvn(cm) 57,38 77,50 155 97.63
Tăng trưởng chiều cao vút ngọn H(vn)
Qua bảng 2 cho thấy trong số 20 loài cây bản
địa trong mô hình vườn cây bản địa có chiều
cao tăng trưởng tốt theo từng quãng thời gian,
ở giai đoạn đầu được trồng từ tháng 9 năm
2017 đến tháng 3 năm 2018 các loài tăng
trưởng còn khá chậm do cần thời gian làm
quen với các điều kiện về đất cũng như khí
hậu tại vườn cây bản địa, nhưng kể từ tháng 3
năm 2018 đến tháng 9 năm 2018 các loài cây
đã thích nghi với các điều kiện đất cũng như
khí hậu nắng nóng tại khu mô hình nên các
loài cây bản địa tăng trưởng rất nhanh từ giai
đoạn này. Các loài cây bản địa tăng trưởng tốt
nhất bắt đầu từ Sao đen với chiều cao vút
ngọn trung bình là 97,63 cm, tiếp đó là Gội
nước đạt 88,5 cm; Xoan nhừ đạt 78,96 cm;
Đinh vàng đạt 73,1 cm; Chò chỉ đạt 68,67 cm;
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 151 - 156
155
Gù hương đạt 63,63 cm; Dẻ đạt 60,75 cm;
Long não đạt 58,03 cm; Re hương đạt 51,52
cm; Sưa đỏ đạt 50,39 cm; Trai lí đạt 49,67
cm; Thông tre đạt 48,1 cm; Cẩm lai đạt 36,62
cm; Lim xanh đạt 36,17 cm; Bách xanh đạt 35
cm; Nghiến đạt 32,98 cm; Lát hoa đạt 23,11
cm; Ngọc am đạt 22,42 cm, Giổi xanh đạt
19,84 cm và thấp nhất là Kim giao chỉ đạt
19,31 cm qua 12 tháng trồng. Nhưng nhìn
chung với lập địa mới hoàn toàn, cộng thêm
thời gian trồng ngắn (trong vòng 12 tháng)
các cây bản địa trong vườn cây bản địa đang
phát triển rất tốt về chiều cao, sự thay đổi rõ
rệt qua từng lần đo có thể nhìn thấy dễ dàng
qua kết quả của các lần đo bên trên.
Đánh giá tình hình sâu bệnh
Hình 2. Sâu kèn trên lá cây nghiến
Tình hình sâu bệnh của các loài cây bản địa
nhìn chung hầu hết các loài đều không bị sâu
bệnh gây hại, riêng chỉ có 6 loài có xuất hiện
sâu bệnh hại, trong đó 4 loài bị gây hại bởi
sâu kèn ăn lá đó là Sao đen, Nghiến, Kim giao,
Chò chỉ và Đinh vàng. Còn lại có dấu hiệu vàng
lá ở cây Gội nước và xuất hiện ong làm tổ trên
cây Lát hoa. Trong những loài gặp sâu bệnh thì
Chò chỉ là loài bị sâu kèn gây hại nặng nhất, còn
lại 14 loài bản địa khác đều sinh trưởng đều và
tốt không có dấu hiệu sâu bệnh.
KẾT LUẬN
Với thực địa hoàn toàn mới thêm vào nữa
được trồng từ cây con với tỷ lệ sống thống kê
được tổng thể 451 cây của 20 loài cây đạt
78,2% tỷ lệ sống.
Tăng trưởng đường kính gốc D(00) qua 12
tháng cao nhất là Đinh vàng với 2,02 cm, sau
đó là Gội nước 2,01 cm, Xoan nhừ 1,64 cm,
Sao đen 1,41 cm và những loài có đường kính
thấp như Dẻ 0,57 cm, Lát hoa 0,51 cm, Giổi
xanh 0,44 cm và thấp nhất là Ngọc am đạt
0,37 cm.
Các loài cây bản địa tăng trưởng về chiều cao
tốt nhất là Sao đen với chiều cao vút ngọn
trung bình là 97,63 cm đến tiếp đó là Gội
nước đạt 88,5 cm; Xoan nhừ đạt 78,96 cm;
Đinh vàng đạt 73,1 cm; các loài có chiều cao
thấp như Ngọc am đạt 22,42 cm, Giổi xanh
đạt 19,84 cm và thấp nhất là Kim giao chỉ đạt
19,31 cm qua 12 tháng trồng.
Nhìn chung hầu hết các loài đều không bị sâu
bệnh gây hại, riêng chỉ có 6 loài có xuất hiện
sâu bệnh hại, trong đó 4 loài xuất bị gây hại
bởi sâu kèn ăn lá đó là Sao đen, Nghiến, Kim
giao, Chò chỉ và Đinh vàng. Còn lại có dấu hiệu
vàng lá ở cây Gội nước và xuất hiện ong làm tổ
trên cây Lát hoa. Trong những loài gặp sâu
bệnh thì Chò chỉ là loài bị sâu kèn gây hại nặng
nhất. còn lại 14 loài bản địa khác đều sinh
trưởng đều và tốt không có dấu hiệu sâu bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo
tồn thiên nhiên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Ngô Kim Khôi (2001), Tin học ứng dụng trong
lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Giáo trình
thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam,
Phần II-Thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công
nghệ, Hà Nội, tr. 530-531.
5. Sách đỏ IUCN (2008), Liên minh Quốc tế Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên.
Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 151 - 156
156
SUMMARY
BUILDING THE NATIVE PLANT MODEL
AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY
Tran Quoc Hung
*
, Tran Ngoc Dang
TNU - University of Agriculture and Forestry
The study on building the native plant model with a total of 451 trees in 20 species was conducted
to serve for study and research of students at Thai Nguyen University. The results of the initial
survey showed that the survival rate of 20 species in the model had a high survival rate ranging
from 70.59% to 100%, the average survival rate of the whole model was 78.2%. After 12 months,
the species with highest diameter D (00) are Flueggea virosa (2.02 cm), Aglaia korthalsii (2.01
cm). the species with smallest diameter are Magnolia hypolampra (0.44 cm) and Cupressus
funebris (0.37 cm). those species have developed the height such as Hopea odorata with average
height developed (97.63 cm), then is Aglaia korthalsii (88.5 cm). the species with average low
height developed are Magnolia hypolampra (19.84 cm) and Nageia wallichiana (19.31 cm). Pests
that the seedlings encounter mainly are leafhoppers and yellowing of the leaves found only on
species of Hopea odorata, Burretiodendron hsienmu, Nageia wallichiana, Parashorea chinensis
and Flueggea virosa. From the initial study result, it shown that native species are suitable with
soil and climate condition in the study area.
Keyword: Conservation, plant, ex-situ, growth, native species
Ngày nhận bài: 05/10/2018; Ngày phản biện: 23/10/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018
*
Tel: 0912 450173; Email: tranquochung@tuaf.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 238_249_1_pb_9593_2127022.pdf