Tài liệu Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam: H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
120
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế
cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam
Lutz-Heiner Otto1 và Vũ Thị Hạnh2
Cơ quan
1Viện khoa học nông nghiệp nhiệt đới (490d), Viện Hans-Ruthenberg, Đại học
Hohenheim, Wollgrasweg 43, 70593 Stuttgart, Germany.
2Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm Thế giới (ICRAF), Việt Nam.
Tác giả đại diện
lotto@uni-hohenheim.de
Từ khóa
Mô hình kinh doanh, hợp tác xã, hoạt động theo nhóm, nông lâm kết hợp, chuỗi
giá trị
Giới thiệu
Du canh du cư và canh tácđộc canhtrênđất dốc với diện tích manh mún,
nhỏ lẻ ở vùng Tây Bắc Việt Nam đã dẫn đến một số thách thức trong sản
xuất nông nghiệp và gây khó khăn cho sinh kế nông hộ [1]. Nông lâm kết
hợp (NLKH) được xác định là một phương pháp khả thi để giải quyết vấn
đề này, nhằm tăng tính đa dạng, tính bền vững và sức chống chịu cho hệ
thống canh tác nông nghiệp. Bên ...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
120
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế
cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam
Lutz-Heiner Otto1 và Vũ Thị Hạnh2
Cơ quan
1Viện khoa học nông nghiệp nhiệt đới (490d), Viện Hans-Ruthenberg, Đại học
Hohenheim, Wollgrasweg 43, 70593 Stuttgart, Germany.
2Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm Thế giới (ICRAF), Việt Nam.
Tác giả đại diện
lotto@uni-hohenheim.de
Từ khóa
Mô hình kinh doanh, hợp tác xã, hoạt động theo nhóm, nông lâm kết hợp, chuỗi
giá trị
Giới thiệu
Du canh du cư và canh tácđộc canhtrênđất dốc với diện tích manh mún,
nhỏ lẻ ở vùng Tây Bắc Việt Nam đã dẫn đến một số thách thức trong sản
xuất nông nghiệp và gây khó khăn cho sinh kế nông hộ [1]. Nông lâm kết
hợp (NLKH) được xác định là một phương pháp khả thi để giải quyết vấn
đề này, nhằm tăng tính đa dạng, tính bền vững và sức chống chịu cho hệ
thống canh tác nông nghiệp. Bên cạnh bảo vệ xói mòn đất, phương pháp
canh tácNLKH bền vững có thể giúp người nông dân có thu nhập lâu dài
từ việc kinh doanh trái cây[2]. Việc phát triển mô hình cảnh quan NLKH thí
điểm (Exemplar Landscape - EL) tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã kết nối
mong muốn của nông dân với mục tiêu nghiên cứu của dự án trong việc
thúc đẩy và mở rộng NLKH hướng theo thị trường và các giải pháp phục
hồi rừng [3].
Các loại cây ăn quả được lựa chọn cho các mô hình thí điểm tại Mai Sơn
gồm: xoài, nhãn, chanh, mận và bưởi, được trồng xen với ngô và cỏ chăn
nuôi [4]. Khi khối lượng trái cây thu hoạch tăng lên, dự kiến trong hai đến ba
năm tới, việc tiêu thụ sản phẩm và kết nối với thị trường làmột thách thức
lớn. Do đó, bước đầu tiên trong việc kết nối nông dân và thị trường là cần
tìm hiểu hiện trạng thị trường. Vì thế, nghiên cứu thực hiện nhằmphân tích
hiện trạng mô hình kinh doanh nông trại của các nông hộ nhỏ. Chúng tôi đã
xác định những thách thức của mô hình kinh doanh hiện tại tại Tây Bắc, sau
đó đưa ra các khuyến nghị để cải thiện mô hình trong tương lai nhằm tạo
thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường có quy mô lớn.
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
121
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng khung mô hình kinh doanh Business model canvas (BMC) để khai
thác thông tin vềnhững khó khăn và cơ hội cụ thể của các nông hộ nhằm
tiếp cận với thị trường trái cây có quy mô lớn. Mô hình BMC thể hiện cấu
trúc và mô phỏng mạng lưới kết nối của một đơn vị kinh doanh với các
đối tác, khách hàng để tạo ra, phân phối và tiếp thị sản phẩm của chính
đơn vị đó[5]. Có bốn yếu tố chính của mô hình BMC, bao gồm: danh mục
sản phẩm, quản lý cơ sở hạ tầng, quan hệ khách hàng và tài chính. Những
yếu tố trên được chia ra thành các thành tố khác như giá trị khác biệt của
sản phẩm, khách hàng mục tiêu, quan hệ khách hàng, kênh phân phối, các
đối tác chính, nguồn lực chính, hoạt động chính, cơ cấu chi phí và nguồn
thu nhập [6]. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc với
29 hộ nông dân trong mô hình NLKH thí điểm tại Mai Sơn. Bảng hỏi sau
đó được tổng hợp và cung cấp thông tin cho mô hình BMC để phân tích
và đánh giá về tính tương đồng, điểm mạnh cũng như điểm yếu của mô
hình kinh doanh nông hộ. Cuối cùng, chúng tôi chỉ ra những tác động có
tiềm năng nhằm thúc đẩy cải thiện mô hình kinh doanh cho cây ăn quả tại
Mai Sơn, Sơn La.
Kết quả
Qua kết quả khảo sát cho thấy các mô hình kinh doanh của 29 nông hộ tại
Mai Sơn đều có sự tương đồng về các nguồn lực chính, các kênh khách
hàng giao dịch, mức độ chi phí và sản phẩm kinh doanh. Kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra các hộ đều phụ thuộc vào thương lái địa phương, đóng vai
trò trung gian kết nối thị trường địa phương với các khách hàng bên ngoài
thuộc các vùng khác. Các nông hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận trực
tiếp với thị trường và thỏa thuận với các thương lái lớn, cũng như tiếp cận
thông tin thị trường tin cậy. Mô hình kinh doanh hiện tại còn nhiều hạn
chế trong việc tiếp thị khi lượng thu hoạch trái cây lớn. Nguyên nhân do
thị trường địa phương tại Mai Sơn đã bão hòa, và sự kết nối với các thị
trường lớn hơn còn nhỏ lẻ, không đồng nhất và không chính thức. Thêm
vào đó, nông dân địa phương tại Tây Bắc, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu
số, còn yếu về khả năng thương lượng và không có sự liên kết với nhau
để hoạt động theo nhóm. Do đó, mối quan tâm của các hộ tại đây chính
là việc tạo ra thị trường mới với giá cao hơn và sau đó là ổn định về thị
trường và nguồn cung cấp trái cây.
Thảo luận và kết luận
Khung mô hình kinh doanh BMC là một công cụ khá phù hợp trong việc
phác thảo mô hình kinh doanh nông trại hiện tại và xây dựng mô hình mới
phù hợp trong tương lai. Có nhiều cơ hội cho nông dân để nâng cao kết
nối thị trường. Đề xuất đầu tiên của chúng tôi là khuyến khích các nông hộ
thành lập nhóm có hoạt động chung về tiếp thị thị trường để tăng cường
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
122
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
năng lực đàm phán, mặc cả giá và có tiếng nói trong chuỗi giá trị trái cây.
Phát triển thị trường trái cây cho các nông hộ vùng Tây Bắc có thể được
thúc đẩy bằng việc đa dạng hóa khách hàng, tiếp cận thị trường ngách
và gia tăng giá trị sản phẩm như có giấy chứng nhận sản phẩm, chế biến
các sản phẩm phụ từ sản phẩm chính, xây dựng thương hiệu và sản xuất
theo hợp đồng. Ngoài ra, cũng cần có cái nhìn sâu hơn về tác động dài
hạn và sự bền vững của nhóm nông hộ marketing hay hợp tác xã và quá
trình chuyển giao mô hình kinh doanh của họ. Kết quả nghiên cứucũng
nhấn mạnh tầm quan trọng của các bên tham giatrong chuỗi trị áp dụng
mô hình kinh doanh do người mua chi phối trong quy mô nông hộ nhỏ.
Nghiên cứu này được coi là nghiên cứu cơ sở trong việc xây dựng mô hình
kinh doanh dongười sản xuất chi phối cho các nông hộ trồng cây ăn quả.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế liên quan đến khả năngáp
dụngkết quả cho các vùngđịa phương khác do các yếu tố như sự khác
nhau về điều kiện, bối cảnh vùng, nhómdân tộc và cơ sở hạ tầng giao
thông.
Tài liệu tham khảo
1. Hoang TL, Degrande A, Catacutan D, Nguyen TH, Vien KC. Son tra (Docynia
indica) value chain and market analysis. Technical Report no. 9. Hanoi, Viet
Nam: World Agroforestry Centre (ICRAF) Southeast Asia Regional Program.
2. Hoang TL, Roshetko JM, Catacutan D, Thinh LD. 2016. A Review of Policy
Constraints and Opportunities for Sustainable Delivery of Quality Fruit Tree
Germplasm in Vietnam (2016). International Journal of Agriculture Innova-
tions and Research, Volume 4, Issue 3, ISSN (Online) 2319-1473.
3. Hoang TL, Simelton E, Ha VT, Vu DT, Nguyen TH, Nguyen VC, Phung QTA.
Diagnosis of farming systems in the Agroforestry for Livelihoods of Small-
holder farmers in Northwestern Viet Nam project. Working Paper no.161.
Hanoi, Viet Nam: World Agroforestry Centre (ICRAF)Southeast Asia Regional
Program. 24p. DOI:10.5716/WP13033.PDF
4. Full Project Proposal to ACIAR – “Developing and promoting market-based
agroforestry and forest rehabilitation options for northwest Viet Nam”. 2017.
Prepared by World Agroforestry Centre, Vietnam.
5. Osterwalder A, Pigneur Y. 2004. An ontology for e-business models. In: Cur-
rie WL (ed) Value creation from e-business models. Elsevier, Amsterdam, pp
65–97
6. Vrahnakis M, Nasiakou S, Kazoglou Y, Blanas G. 2016. A conceptual business
model for an agroforestry consulting company. Agroforest Syst (2016) 90:
219. https://doi.org/10.1007/s10457-015-9848-0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- s18_2695_2207179.pdf