Tài liệu Xây dựng khung năng lực thực hành và năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm cho sinh viên Sư phạm Hóa học - Lý Huy Hoàng: 74
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0063
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 74-82
This paper is available online at
XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC THỰC HÀNH VÀ NĂNG LỰC TỔ CHỨC DẠY HỌC
THÍ NGHIỆM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC
Lý Huy Hoàng 1, Cao Cự Giác2 và Lê Hải Đăng3
1Trường Đại học Đồng Tháp, 2Trường Đại học Vinh, 3Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học và năng lực tổ chức dạy học thí
nghiệm hóa học cho sinh viên sư phạm hóa học là một trong những chuẩn đầu ra quan trọng
trong chương trình đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, đến nay chưa có cấu trúc và khung của hai
năng lực nói trên ở Việt Nam. Bài viết này trình bày quy trình xây dựng, cấu trúc và khung
năng lực thực hành thí nghiệm hóa học, năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm hóa học khi tổ
chức dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học ở trường Đại học
Sư phạm.
Từ khóa: Năng lực thực hành thí nghiệm hó...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng khung năng lực thực hành và năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm cho sinh viên Sư phạm Hóa học - Lý Huy Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
74
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0063
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 74-82
This paper is available online at
XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC THỰC HÀNH VÀ NĂNG LỰC TỔ CHỨC DẠY HỌC
THÍ NGHIỆM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC
Lý Huy Hoàng 1, Cao Cự Giác2 và Lê Hải Đăng3
1Trường Đại học Đồng Tháp, 2Trường Đại học Vinh, 3Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học và năng lực tổ chức dạy học thí
nghiệm hóa học cho sinh viên sư phạm hóa học là một trong những chuẩn đầu ra quan trọng
trong chương trình đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, đến nay chưa có cấu trúc và khung của hai
năng lực nói trên ở Việt Nam. Bài viết này trình bày quy trình xây dựng, cấu trúc và khung
năng lực thực hành thí nghiệm hóa học, năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm hóa học khi tổ
chức dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học ở trường Đại học
Sư phạm.
Từ khóa: Năng lực thực hành thí nghiệm hóa học, năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm hóa
học, khung năng lực.
1. Mở đầu
Đào tạo sinh viên (SV) theo hướng tiếp cận năng lực là phù hợp với định hướng đổi mới giáo
dục phổ thông của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI
“Chuyển mạnh quá trình từ chủ yếu chỉ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất của người học” [1]. Với SV sư phạm (SP) Hóa học, ngoài những năng lực chung thì
các năng lực đặc trưng riêng biệt cần phát triển bao gồm: năng lực hiểu biết về kiến thức cơ sở
hoá học, năng lực hiểu biết về thực hành kiến thức hoá học (năng lực thực hành hóa học thuộc tiêu
chuẩn 9.3 trong nhóm năng lực này), năng lực dạy học hoá học [2].
Ở Việt Nam, đã có các công trình nghiên cứu về hình thành và phát triển năng lực cho SVSP
Hóa học như là: năng lực dạy học tích hợp [3], năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy học hóa học [4], năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong
dạy học [5]. Hình thành và phát triển năng lực thực hành thí nghiệm (THTN) hóa học và năng lực
tổ chức dạy học thí nghiệm hóa học (TNHH) cho SVSP Hóa học đến nay vẫn chưa có công trình
nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất cấu trúc, thang đo cho hai năng lực này là cần
thiết nhiều ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Với thang đo có thể hỗ trợ đo lường và đánh giá năng lực,
đồng thời đưa ra những định hướng và đề xuất các biện pháp phát triển hai năng lực vừa nêu trên.
Bài viết trình bày quy trình xây dựng, cấu trúc và khung năng lực THTN hóa học, năng lực tổ
chức dạy học TNHH nhằm phát triển năng lực THTN hóa học, năng lực tổ chức dạy học TNHH
cho SVSP Hóa học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tổng quan về năng lực, năng lực THTN hóa học, năng lực tổ chức dạy học thí
nghiệm hóa học
Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/4/2018.
Tác giả liên hệ: Lý Huy Hoàng. Địa chỉ e-mail: huyhoangfcdu@gmail.com
Xây dựng khung năng lực thực hành và năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm cho sinh viên Sư phạm Hóa học
75
Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo Weinert (2001) định nghĩa: “Năng lực là
những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác
đinh, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề
một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [6]. Năng lực
(Competence) thường được gọi là năng lực hành động: là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm
vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng,
kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động [7].
Theo Nguyễn Cương: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các
hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân
trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như
sự sẵn sàng hành động” [8].
Từ việc nghiên cứu các quan niệm về năng lực, chúng tôi quan niệm về năng lực THTN hóa
học và năng lực tổ chức dạy học TNHH như sau:
- Năng lực THTN hóa học là khả năng SV có thể sử dụng các dụng cụ thí nghiệm (TN), hóa
chất tiến hành TN hóa học an toàn và thành công; quan sát, mô tả hiện tượng TN và xử lí các
thông tin liên quan đến TN để rút ra kết luận cần thiết phục vụ cho bài dạy hóa học.
- Năng lực tổ chức dạy học TNHH là khả năng SV có thể chuẩn bị hóa chất, dụng cụ TN
phục vụ dạy học; biểu diễn TNHH trong dạy học an toàn và thành công; lựa chon và sử dụng TN
phù hợp phương pháp dạy học (PPDH), hướng dẫn học sinh rút ra các kết luận cần thiết cho nội
dung dạy học.
2.2. Đề xuất cấu trúc năng lực THTN hóa học và năng lực tổ chức dạy học TNHH
cho SVSP hóa học
2.2.1. Quy trình xây dựng khung năng lực
Để xác định cấu trúc của các năng lực, chúng tôi thực hiện theo quy trình gồm 05 bước cụ thể
như sau:
Bước 1. Nghiên cứu tài liệu, xác định các căn cứ để xây dựng khung năng lực
- Dự thảo về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2015.
- Dự thảo khung chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung
học phổ thông.
- Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của môn Hóa học ở trưởng phổ thông.
- Mục tiêu, cấu trúc, nội dung học phần Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học ở trường sư phạm.
Bước 2. Xác định các năng lực thành phần và các tiêu chí biểu hiện
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu chúng tôi đã đưa ra cấu trúc và các biểu
hiện của năng lực THTN hóa học, năng lực tổ chức dạy học TNHH cho SVSP hóa học.
Bước 3. Xây dựng bảng mô tả chi tiết các mức độ tương ứng với mỗi biểu hiện trong khung
năng lực.
Để thuận tiện trong việc thiết kế công cụ đánh giá năng lực cho SV, chúng tôi đề xuất hệ
thống các tiêu chí mô tả các mức độ năng lực tương ứng với mỗi biểu hiện.
Bước 4. Tham khảo, trao đổi ý kiến với chuyên gia về bảng tiếu chí đánh giá năng lực.
Sau khi xác định được khung năng lực, chúng tôi tham khảo, trao đổi ý kiến với các chuyên
gia và đồng nghiệp về tính khả thi, tính khoa học, tính vừa sức đối với SVSP hóa học.
Bước 5. Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện khung năng lực, bảng tiêu chí đánh giá năng lực.
Sau khi nhận được các ý kiến đóng góp của chuyên gia tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện
khung năng lực, bảng tiếu chí đánh giá.
Lý Huy Hoàng, Cao Cự Giác và Lê Hải Đăng
76
2.2.2. Cấu trúc của năng lực THTN hóa học và năng lực tổ chức dạy học TNHH
Năng lực THTN hóa học gồm bốn thành tố sau:
1- Năng lực sử dụng TN an toàn, chính xác.
2- Năng lực tiến hành TN.
3- Năng lực quan sát, mô tả các hiện tượng TN và rút ra kết luận.
4- Năng lực xử lý thông tin liên quan đến TN.
Năng lực tổ chức dạy học TNHH gồm ba thành tố sau:
1- Năng lực chuẩn bị hóa chất, dụng cụ TN phục vụ dạy học.
2- Năng lực biểu diễn TN trong dạy học hóa học.
3- Năng lực sử dụng TN trong dạy học hóa học.
2.2.3. Đề xuất khung năng lực THTN hóa học và năng lực tổ chức dạy học TNHH
Trên cơ sở của việc xác định cấu trúc năng lực THTN hóa học và năng lực tổ chức dạy học
TNHH, đặc điểm học phần Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học, chương trình Hóa học Đại học
Sư phạm, chúng tôi đã xác định khung các năng lực như sau:
Bảng 1. Cấu trúc năng lực THTN hóa học của SVSP hóa học
Stt Năng lực
thành phần
Biểu hiện
1 Sử dụng TN an toàn, chính xác
1. Hiểu và thực hiện đúng nội quy, quy tắc an toàn phòng TN.
2. Biết cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, hóa chất trong phòng TN.
2 Tiến hành TN
3. Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ, hóa chất cần thiết để làm TN.
4. Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN, hiểu được tác dụng của
từng bộ phận, biết phân tích sự đúng sai trong cách lắp dụng cụ TN.
5. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, hóa chất TN.
6. Tiến hành TN an toàn, đúng quy trình, thành công.
3
Quan sát, mô
tả các hiện
tượng TN và
rút ra kết luận
7. Biết cách quan sát, nhận ra được các hiện tượng TN.
8. Mô tả chính xác các hiện tượng TN, rút ra được kết luận.
4
Xử lý thông tin
liên quan đến
TN
9. Biết vận dụng nội dung lý thuyết giải thích các hiện tượng TN một
cách khoa học.
10. Phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm của một số TN định lượng.
Bảng 2. Cấu trúc năng lực tổ chức dạy học TNHH của SVSP hóa học
Stt Năng lực thành phần Biểu hiện
1 Chuẩn bị hóa chất,
dụng cụ TN phục vụ
dạy học
1. Chọn dụng cụ đúng, đủ và phù hợp với TN.
2. Lựa chọn hóa chất đúng, bảo quản an toàn, bình chứa được
dán nhãn đầy đủ.
2
Biểu diễn TN trong dạy
học hóa học
3. Sắp xếp dụng cụ, hóa chất trước và sau khi làm TN gọn
gàng, dễ sử dụng.
4. Sử dụng thành thạo dụng cụ, hóa chất tiến hành TN.
5. Tiến hành TN an toàn, đúng quy trình, kết quả thành công,
dễ quan sát.
Xây dựng khung năng lực thực hành và năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm cho sinh viên Sư phạm Hóa học
77
3
Sử dụng TN trong dạy
học hóa học
6. Lựa chọn TN phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tượng
học sinh.
7. Sử dụng TN phù hợp với PPDH.
8. Biết đặt vấn đề để học sinh hiểu mục đích của TN.
9. Có kĩ năng biểu diễn TN kết hợp với lời nói của giáo viên.
10. Có khả năng mô tả hiện tượng TN một cách chính xác,
khoa học, ngắn gọn, sử dụng đúng ngôn ngữ hóa học.
11. Biết cách đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát hiện
tượng để rút ra kết luận.
12. Biết cách kiểm tra đánh giá kĩ năng THTN hóa học.
Từ cấu trúc của năng lực THTN hóa học và năng lực tổ chức dạy học TNHH chúng tôi đề
xuất 4 mức độ ứng với mỗi biểu hiện cho từng năng lực như sau:
Mức 1: Tương ứng với mức độ chưa đạt, được 0 – 4 điểm.
Mức 2: Tương ứng với mức độ đạt, được 5 – 6 điểm..
Mức 3: Tương ứng với mức độ tốt, được 7 – 8 điểm.
Mức 4: Tương ứng với mức độ rất tốt, được 9 – 10 điểm.
Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu và đã xây dựng các mức độ phát triển của năng lực
THTN hóa học, năng lực tổ chức dạy học TNHH cụ thể ở bảng 3 và bảng 4.
Bảng 3. Mức độ của năng lực THTN hóa học đối với SVSP hóa học
Năng
lực
thành
phần
Mức độ phát triển
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Sử dụng
TN an
toàn,
chính
xác
Chưa thực hiện
nội quy, quy tắc
an toàn phòng
TN.
Thực hiện đúng một
số nội quy, quy tắc an
toàn phòng TN
Thực hiện đúng nội
quy, quy tắc an toàn
phòng TN.
Thực hiện rất tốt
nội quy, quy tắc
an toàn phòng TN.
Chưa biết sử
dụng và cách
bảo quản dụng
cụ, hóa chất
trong phòng TN.
Biết sử dụng và cách
bảo quản những dụng
cụ, hóa chất đơn giản
trong phòng TN.
Hiểu nguyên tắc sử
dụng và biện pháp
bảo quản một số dụng
cụ, hóa chất trong
phòng TN.
Sử dụng thành
thạo và hiểu rõ
biện pháp bảo
quản các dụng cụ,
hóa chất trong
phòng TN.
Tiến
hành TN
Không lựa chọn
được dụng cụ,
hóa chất cần
thiết cho TN.
Lựa chọn sai một số
dụng cụ, hóa chất cần
thiết cho TN.
Lựa chọn đúng dụng
cụ, hóa chất cần thiết
cho TN.
Sáng tạo trong
việc lựa chọn
dụng cụ, hóa chất
cần thiết cho TN.
Không lắp được
hoặc lắp sai các
bộ dụng cụ cần
thiết cho TN.
Lắp đúng các bộ dụng
cụ cần thiết cho từng
TN, chưa hiểu được
tác dụng của một số
bộ phận, chưa biết
phân tích sự đúng sai
trong cách lắp.
Lắp đúng các bộ
dụng cụ cần thiết cho
từng TN, hiểu được
tác dụng của một số
bộ phận, biết phân
tích sự đúng sai trong
cách lắp.
Lắp đúng các bộ
dụng cụ cần thiết
cho từng TN, hiểu
được tác dụng của
từng bộ phận, biết
phân tích sự đúng
sai trong cách lắp.
Lý Huy Hoàng, Cao Cự Giác và Lê Hải Đăng
78
Không có khả
năng sử dụng
các dụng cụ, hóa
chất cho TN.
Biết sử dụng các dụng
cụ, hóa chất cần cho
TN.
Sử dụng thành thạo
các dụng cụ, hóa chất
cần cho TN
Sử dụng rất thành
thạo các dụng cụ,
hóa chất cần cho
TN.
Gần như không
có khả năng tiến
hành TN.
Tiến hành TN an toàn,
sai quy trình TN,
nhưng thành công.
Tiến hành TN an toàn
còn sai đúng quy
trình, thành công.
Tiến hành TN an
toàn, quy trình rõ
ràng, thành công,
kết quả dễ quan
sát.
Quan
sát, mô
tả các
hiện
tượng
TN và
rút ra
kết luận.
Không phát hiện
ra hiện tượng
TN.
Biết phương pháp
quan sát, nhận chưa rõ
hiện tượng TN.
Nhận rõ các hiện
tượng TN nhưng
chưa đầy đủ.
Có phương pháp
quan sát, nhận ra
rõ các hiện tượng
TN.
Không mô tả
được hiện tượng
TN, không rút ra
được kết luận.
Mô tả đầy đủ các hiện
tượng TN, chưa rút ra
được kết luận từ TN,
nhưng chưa đầy đủ.
Mô tả đầy đủ các
hiện tượng TN, rút ra
được kết luận.
Mô tả chính xác
các hiện tượng
TN, rút ra được
đầy đủ các kết
luận.
Xử lý
thông
tin liên
quan
đến TN.
Không biết vận
dụng nội dung
kiến thức để giải
thích các hiện
tượng TN.
Vận dụng nội dung lý
thuyết giải thích các
hiện tượng chưa đầy
đủ.
Vận dụng nội dung lý
thuyết giải thích được
các hiện tượng,
nhưng diễn đạt chưa
lưu loát.
Vận dụng nội
dung lý thuyết giải
thích các hiện
tượng TN một
cách khoa học,
chính xác.
Không có khả
năng phân tích
và xử lí kết quả
thực nghiệm của
một số TN định
lượng.
SV có thể phân tích và
xử lí kết quả thực
nghiệm của một số TN
định lượng khi có sự
trợ giúp của bạn bè,
của GV.
Biết phân tích và xử
lí kết quả thực
nghiệm của một số
TN định lượng.
Xử lí thành thạo
kết quả thực
nghiệm của một số
TN định lượng.
Bảng 4. Mức độ của năng lực tổ chức dạy học TNHH đối với SVSP hóa học
Năng
lực
thành
phần
Mức độ phát triển
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Chuẩn
bị hóa
chất,
dụng cụ
TN phục
vụ dạy
học
Chọn dụng cụ
không phù hợp với
TN hoặc không biết
chọn dụng cụ TN.
Chọn sai một số
dụng cụ nhưng có
thể sử dụng để
tiến hành TN.
Chọn dụng cụ đúng
và phù hợp với TN,
nhưng thừa một số
dụng cụ.
Chọn dụng cụ
đúng, đủ và phù
hợp với TN, có
sáng tạo.
Lựa chọn hóa chất
không đúng, bảo
quản chưa an toàn,
bình chứa hóa chất
không được dán
nhãn.
Lựa chọn hóa
chất đúng, bảo
quản an toàn, bình
chứa hóa chất
không được dán
nhãn.
Lựa chọn hóa chất
đúng, bảo quản an
toàn, bình chứa hóa
chất được dán
nhãn, nhưng chưa
đầy đủ.
Lựa chọn hóa
chất đúng, bảo
quản an toàn, bình
chứa hóa chất
được dán nhãn
đầy đủ.
Xây dựng khung năng lực thực hành và năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm cho sinh viên Sư phạm Hóa học
79
Biểu
diễn TN
trong
dạy học
hóa học
Chưa biết cách sắp
xếp dụng cụ và hóa
chất trước và sau
khi tiến hành TN.
Sắp xếp dụng cụ,
hóa chất trước TN
gọn gàng, nhưng
sau TN lộn xộn.
Sắp xếp dụng cụ,
hóa chất trước và
sau khi làm TN gọn
gàng, dễ sử dụng.
Sắp xếp dụng cụ,
hóa chất trước và
sau khi làm TN
gọn gàng, dễ sử
dụng, thẩm mĩ.
Không có kĩ năng
sử dụng các dụng
cụ, hóa chất cho
TN.
Sử dụng chưa
thành thạo các
dụng cụ, hóa chất
cần cho TN.
Sử dụng thành thạo
các dụng cụ, hóa
chất cần cho TN
nhưng vẫn còn lỗi.
Sử dụng thành
thạo dụng cụ, hóa
chất tiến hành
TN.
Tiến hành TN
không đúng quy
trinh, TN chưa an
toàn, kết quả TN
không thành công,
hiện tượng khó
quan sát.
Tiến hành TN an
toàn, chưa đúng
quy trình, kết quả
thành công, hiện
tượng khó quan
sát.
Tiến hành TN an
toàn, đúng quy
trình, kết quả thành
công, hiện tượng
khó quan sát.
Tiến hành TN an
toàn, đúng quy
trình, kết quả
thành công, hiện
tượng dễ quan sát.
Sử dụng
TN
trong
dạy học
hóa học
Chưa biết lựa chọn
TN sử dụng cho bài
dạy hóa học.
Biết lựa chọn các
TN đáp ứng mục
tiêu dạy học,
nhưng chưa phù
hợp với học sinh.
Biết lựa chọn TN
phù hợp với mục
tiêu dạy học và đối
tượng học sinh,
nhưng nhiều TN.
Biết lựa chọn TN
phù hợp với mục
tiêu dạy học và
đối tượng học
sinh.
Sử dụng TN không
phù hợp với PPDH
Sử dụng TN phù
hợp với PPDH,
nhưng không rõ
ràng.
Sử dụng TN phù
hợp với PPDH
(Phương pháp nêu
và giải quyết vấn
đề, phương pháp
nghiên cứu, phương
pháp kiểm
chứng,...) nhưng
chưa giúp học sinh
tích cực tư duy.
Sử dụng TN phù
hợp với PPDH
(Phương pháp nêu
và giải quyết vấn
đề, phương pháp
nghiên cứu,
phương pháp
kiểm chứng,...)
giúp học sinh tích
cực tư duy.
Đã có ý đặt vấn đề
học sinh hiểu mục
đích của TN nhưng
chưa diễn đạt được.
Đặt vấn đề để học
sinh hiểu mục
đích của TN chưa
thu hút học sinh
tìm tòi.
Đặt vấn đề để học
sinh hiểu mục đích
của TN khoa học,
dài dòng, thu hút
học sinh tìm tòi.
Đặt vấn đề để học
sinh hiểu mục
đích của TN khoa
học, ngắn gọn, dễ
hiểu, thu hút học
sinh tìm tòi.
Chưa biết phương
pháp biểu diễn TN
kết hợp với lời nói
của giáo viên.
Có kĩ năng biểu
diễn TN kết hợp
với lời nói của
giáo viên nhưng
chưa hiệu quả.
Kĩ năng biểu diễn
TN kết hợp với lời
nói của giáo viên
thành thạo.
Kĩ năng biểu diễn
TN kết hợp với
lời nói của giáo
viên rất thành
thạo.
Mô tả hiện tượng
TN sơ lược, chưa
rõ, ngôn ngữ hóa
học chưa đúng.
Kĩ năng mô tả
hiện tượng TN
chính xác, nhưng
chưa rõ ràng,
Kĩ năng mô tả hiện
tượng TN chính
xác, khoa học, sử
dụng đúng ngôn
Kĩ năng mô tả
hiện tượng TN
chính xác, khoa
học, ngắn gọn, sử
Lý Huy Hoàng, Cao Cự Giác và Lê Hải Đăng
80
ngôn ngữ hóa học
chưa đúng.
ngữ hóa học. dụng đúng ngôn
ngữ hóa học.
Cách đặt câu hỏi
hướng dẫn học sinh
quan sát hiện tượng
để rút ra kết luận
chưa rõ, HỌC
SINH khó hiểu.
Cách đặt câu hỏi
hướng dẫn học
sinh quan sát hiện
tượng để rút ra
kết luận chưa đầy
đủ, diễn đạt lộn
xộn.
Cách đặt câu hỏi
hướng dẫn học sinh
quan sát hiện tượng
để rút ra kết luận
đầy đủ, khoa học.
Cách đặt câu hỏi
hướng dẫn học
sinh quan sát hiện
tượng để rút ra
kết luận đầy đủ,
khoa học, ngắn
gọn, dễ hiểu.
Chưa biết xây dựng
bài tập rèn kĩ năng
THTN hóa học.
Xây dựng được
bài tập rèn một số
kĩ năng THTN
hóa học, chỉ sử
dụng một loại
hình kiểm tra
đánh giá.
Xây dựng được bài
tập rèn kĩ năng
THTN hóa học,
chưa kết hợp tốt
các loại hình kiểm
tra đánh giá.
Xây dựng được
bài tập rèn kĩ
năng THTN hóa
học, kết hợp được
các loại hình kiểm
tra đánh giá.
2.3. Sử dụng khung năng lực trong quá trình rèn luyện năng lực TNTH hóa học và
năng lực tổ chức dạy học TNHH cho SVSP hóa học
Khung năng lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện năng lực TNTH hóa học
và năng lực tổ chức dạy học TNHH cho SVSP hóa học:
- Khung năng lực đóng vai trò định hướng và xây dựng động cơ học tập của SV trong quá
trình rèn luyện năng lực lực TNTH hóa học và năng lực tổ chức dạy học TNHH. Nội dung của
khung năng lực được cung cấp chi tiết, rõ ràng và những yêu cầu cần đạt đến từng SV khi tham
gia rèn luyện. Từ đó SV chủ động lập kế hoạch học tập cho bản thân ngay từ khi bắt đầu rèn luyện.
Bên cạnh đó, sẽ hình thành được động cơ học tập đúng đắn, có trách nhiệm hơn thông qua nhận ra
những điểm mạnh và điểm yếu được đánh giá thường xuyên, định kì. Ngoài ra, khung năng lực
cũng là căn cứ để GV lựa chọn những nội dung và PPDH phù hợp để quá trình rèn luyện cho SV
đạt hiệu quả cao nhất.
- Khung năng lực là căn cứ để GV xây dựng những công cụ đánh giá năng lực cho người
học. Dựa trên khung năng lực GV có thể thiết kế các công cụ đánh giá (GV đánh giá người học,
SV đánh giá bạn học) và tự đánh giá như bản kiểm mục, bản kiểm quan sát, phiếu đánh giá đồng
đẳng, phiếu tự đánh giá, Nhờ sự mô tả chi tiết theo các mức độ cần đạt, người học luôn theo dõi
được sự tiến bộ của bản thân, bạn cùng học, cùng nhóm. Đồng thời, người dạy cũng có được
những thông tin đánh giá một cách khách quan, xác đáng giúp kiểm soát chặt chẽ sự tiến bộ của
người học và từ đó có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Ví dụ: Bảng kiểm quan sát năng lực tổ chức dạy học TNHH của SVSP hóa học khi dạy học
học phần Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học.
BẢNG KIẾM QUAN SÁT NĂNG LỰC TỔ CHỨC DẠY HỌC TNHH
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC
Nhóm:..Lớp:Trường:
Qui ước: Mức 1: 1 điểm; mức 2: 2 điểm;mức 3: 3 điểm; mức 4: 4 điểm
TT Biểu hiện năng lực tổ chức dạy học TNHH
Số thứ tự SV trong danh sách
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 Chọn dụng cụ đúng, đủ và phù hợp với TN.
Xây dựng khung năng lực thực hành và năng lực tổ chức dạy học thí nghiệm cho sinh viên Sư phạm Hóa học
81
2 Lựa chọn hóa chất đúng, bảo quản an toàn, bình chứa được dán nhãn đầy đủ.
3 Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ, hóa chất cần thiết để làm TN.
4
Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN, hiểu
được tác dụng của từng bộ phận, biết phân tích
sự đúng sai trong cách lắp dụng cụ TN.
5 Sử dụng thành thạo các dụng cụ, hóa chất TN.
6 Lựa chọn TN phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tượng học sinh.
7 Sử dụng TN phù hợp với PPDH.
8 Biết đặt vấn đề để học sinh hiểu mục đích của TN.
9 Có kĩ năng biểu diễn TN kết hợp với lời nói của giáo viên.
10
Có khả năng mô tả hiện tượng TN một cách
chính xác, khoa học, ngắn gọn, sử dụng đúng
ngôn ngữ hóa học.
11 Biết cách đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng để rút ra kết luận.
12 Biết cách kiểm tra đánh giá kĩ năng THTN hóa học.
Tổng điểm quan sát cá nhân
GV dựa trên bảng mô tả chi tiết các mức độ về năng lực tổ chức dạy học TNHH (Bảng 4) cho
SVSP hóa học để đánh giá mức độ biểu hiện tương ứng cho từng SV. Có thể tính trung bình điểm
quan sát của mỗi SV hoặc của mỗi biểu hiện của tất cả SV rồi so sánh với thang 4 mức độ biểu
hiện đã đề xuất. Từ đó GV có thể đánh giá được năng lực tổ chức dạy học TNHH của mỗi SV
hoặc của cả lớp. Nếu điểm quan sát gần với mức 1, năng lực tương ứng của SV còn thấp, cần
được cải thiện. Nếu điểm trung bình quan sát gần với mức 4, SV đã có năng lực ở mức độ cao,
cần tiếp tục duy trì.
Bảng kiểm quan sát này có thể sử dụng thường xuyên để GV và SV đánh giá định kì hàng
tuần hoặc hàng tháng. So sánh kết quả của bảng kiểm quan sát qua từng giai đoạn, GV và SV có
thể đánh giá được sự phát triển năng lực của người học trong quá trình dạy và học.
3. Kết luận
Xây dựng khung năng lực THTN hóa học và năng lực tổ chức dạy học TNHH cho SVSP hóa
học được sử dụng khi dạy học học phần Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học. Khung năng lực
này giúp GV xác định được mục tiêu cần đặt ra cho SV trong học phần, xây dựng nội dung dạy
học và lựa chọn PPDH phù hợp. Bên cạnh đó, giúp SV tham gia vào trong quá trình đánh giá, qua
đó giúp các em điều chỉnh kế hoạch học tập để đạt kết quả tốt hơn. Việc làm này hoàn toàn phù
hợp với yêu cầu dạy học định hướng phát triển năng lực người học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới
giáo dục sau năm 2015.
Lý Huy Hoàng, Cao Cự Giác và Lê Hải Đăng
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chấp hành Trung ương, Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2013, Nghị quyết Hội nghị Trung ương
8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Tài liệu tập huấn phát triển chương trình đào tạo giáo viên phổ
thông nhóm ngành tự nhiên. Hà Nội.
[3] Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh, 2016. Xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp cho
sinh viên sư phạm hóa học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61(6).
[4] Thái Hoài Minh, Trịnh Văn Biều, 2016. Xây dựng khung năng lực ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học. Tạp chí Khoa học, Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 7(85).
[5] Phan Đồng Châu Thủy, 2016. Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong
dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học. Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 6A(61), tr.124-135.
[6] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, 2014. Lí luận dạy học hiện đại - cơ sở đổi mới mục tiêu, nội
dung và phương pháp dạy học. Nxb Đại học Sư phạm.
[7] Nguyễn Công Khanh, 2013. Xây dựng khung năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông
sau năm 2015. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 95/8.
[8] Nguyễn Cương, 2007. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số
vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục.
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV THPT & TCCN, 2013. Chuẩn đầu ra trình độ
đại học khối ngành Sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Nxb Văn hóa Thông tin.
[10] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình
giáo dục phổ thông mới.
[11] Nguyễn Cương (Chủ biên) và nhóm tác giả, 2007. Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học
hóa học. Nxb Đại học Sư phạm.
[12] Cao Cự Giác (Chủ biên) và nhóm tác giả, 2015. Giáo trình thí nghiệm thực hành phương pháp
dạy học hóa học. Nxb Đại học Vinh.
[13] Tomasz Krawczyk*, Roksana Słupska, and Stefan Baj, 2015. Applications of Chemiluminescence
in the Teaching of Experimental Design J. Chem. Educ. 92 (2), pp. 317–321.
ABSTRACT
Designing the frameworks of competence in experimental practice
and chemical experiment teaching organization for students
Ly Huy Hoang1, Cao Cu Giac2 and Le Hai Dang3
1Dong Thap University, 2 Vinh University and 3 HaNoi National University of Education
Development chemistry experiment practice and chemical experimental teaching
organization competence for chemical student teachers have been one of the important outcomes.
However, so far no structure and framework of the two above-mentioned competence in Vietnam.
This article presents the process of designing, structure and competence framework chemistry
experiment practice, chemical experimental teaching organization when organizing teaching
modules "experiment practice teaching methods chemical school" in the University of Education.
Keywords: Chemistry experiment practice competence, chemical experimental teaching
organization competence, competence framework.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5223_8_ly_huy_hoang_3565_2123705.pdf