Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 cho doanh nghiệp

Tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 cho doanh nghiệp: Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 52 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001:2011 CHO DOANH NGHIỆP Nguyễn Bá Thành Trường Đại học Thủ Dầu Một TĨM TẮT ISO 50001 là tiêu chuẩn quản lý năng lượng giúp các doanh nghiệp, tổ chức cĩ những cải tiến liên tục trong việc quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả. Tiêu chuẩn này khơng mơ tả các tiêu chí hiệu quả cụ thể mà nĩ đặt ra các yêu cầu để các tổ chức tham gia cam kết cải thiện năng lượng sử dụng một cách thường xuyên. Quá trình xây dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2011 được thực hiện theo ba bước: đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng của doanh nghiệp, thiết kế hệ thống quản lý năng lượng, triển khai hệ thống quản lý năng lượng. Áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Từ khĩa: quản lý, năng lượng, tiêu chuẩn, doanh nghiệp * 1. Mơ hình hệ thống ...

pdf7 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 cho doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 52 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001:2011 CHO DOANH NGHIỆP Nguyễn Bá Thành Trường Đại học Thủ Dầu Một TĨM TẮT ISO 50001 là tiêu chuẩn quản lý năng lượng giúp các doanh nghiệp, tổ chức cĩ những cải tiến liên tục trong việc quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả. Tiêu chuẩn này khơng mơ tả các tiêu chí hiệu quả cụ thể mà nĩ đặt ra các yêu cầu để các tổ chức tham gia cam kết cải thiện năng lượng sử dụng một cách thường xuyên. Quá trình xây dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2011 được thực hiện theo ba bước: đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng của doanh nghiệp, thiết kế hệ thống quản lý năng lượng, triển khai hệ thống quản lý năng lượng. Áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Từ khĩa: quản lý, năng lượng, tiêu chuẩn, doanh nghiệp * 1. Mơ hình hệ thống quản lý năng lượng Quản lý năng lượng (QLNL) là việc tổ chức thực hiện sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất (chi phí thấp nhất), nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý năng lượng (HTQLNL) là một phần trong hệ thống của một tổ chức, được sử dụng để thiết lập chính sách, mục tiêu năng lượng, quản lý để đạt được mục tiêu đĩ, đảm bảo sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. HTQLNL bao gồm hầu như tồn bộ các hoạt động quản lý trong doanh nghiệp (lập kế hoạch, bảo đảm tài chính, nguồn nhân lực, quan hệ cộng đồng cho đến mua sắm thiết bị, bảo dưỡng, sửa chữa, mua năng lượng). HTQLNL xác lập được cơ cấu rõ ràng về các thành phần tham gia hệ thống, cung cấp cho doanh nghiệp chương trình sử dụng năng lượng hiệu quả. Mơ hình quản lý năng lượng là một hình mẫu được định hình theo một tiêu chuẩn cụ thể được lựa chọn về quản lý, áp dụng để xây dựng HTQLNL trong doanh nghiệp. Trên thế giới cĩ nhiều mơ hình quản lý năng lượng (hình 1). Tiêu chuẩn ISO 50001 được thiết kế dựa trên nguyên tắc tiếp cận quen thuộc là mơ hình quản lý theo chu trình PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến). Nĩ đảm bảo tính tương thích tối đa với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý phổ biến như ISO 14001: 2004, ISO 9001:2008, ISO 22000:2005. Một tổ chức cĩ thể áp dụng một tiêu chuẩn riêng hoặc kết hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác. ISO 50001 được xây dựng nhằm hướng các tổ chức áp dụng đạt được những mục tiêu và lợi ích cơ bản như:  Cải tiến các hoạt động quản lý, điều hành nhằm giảm các chi phí đầu vào dành cho năng lượng. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) – 2015 53 Hình 1. Các tiêu chuẩn về hệ thống quan lý năng lượng trên thế giới [4]  Khuyến khích sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng dựa trên các nguồn lực sẵn cĩ.  Thúc đẩy các sáng kiến cải tiến liên quan đến sử dụng và tiêu thụ năng lượng.  Hướng tới sử dụng hiệu quả các thiết bị tiêu thụ năng lượng.  Giúp đưa ra các đánh giá và ưu tiên ứng dụng các cơng nghệ và thiết bị mới cĩ tính năng tiết kiệm năng lượng.  Tạo điều kiện để so sánh, đo lường và lập báo cáo tiết kệm năng lượng.  Tạo mơi trường thuận lợi nhằm truyền đạt thơng tin về quản lý các nguồn năng lượng.  Gĩp phần phổ biến và nhân rộng các hành vi thực hành tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng.  Hình thành mơ hình thúc đẩy nâng cao hiệu quả năng lượng thơng qua chuỗi cung cấp.  Giảm các tác động mơi trường thơng qua giảm phát thải carbon và các khí nhà kính khác.  Cĩ khả năng tương thích cao với các hệ thống quản lý khác như ISO 14001, ISO 9001. Các quá trình chính của hệ thống cĩ thể được tĩm lược như trong sơ đồ hình 2. Hình 2. Quy trình thực hiện triển khai năng [7] Quá trình thiết lập chính sách năng lượng (Energy Policy):  Chính sách năng lượng phản ánh các cam kết của lãnh đạo nhằm đạt được các cải tiến về hiệu suất năng lượng, cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu cĩ liên quan khác.  Chính sách năng lượng phải được lập thành văn bản, được truyền đạt trong tổ chức và định kỳ xem xét thường xuyên cũng như cập nhật khi cần thiết. Nĩ chính Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 54 là cơ sở để tổ chức thiết lập và xem xét mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng. Quá trình hoạch định năng lượng (Energy Planning) là quá trình lập kế hoạch quản lý năng lượng, gồm các nội dung:  Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức cần tuân thủ. Các yêu cầu này phải được xem xét một cách định kỳ.  Xem xét năng lượng, nhằm xác định hiện trạng sử dụng năng lượng, nhận biết được các nguồn năng lượng đang sử dụng, các khu vực tiêu thụ năng lượng đáng kể, các yếu tố cĩ khả năng ảnh hưởng tới việc sử dụng năng lượng và tìm ra các cơ hội cải tiến tiềm tàng.  Xác định đường năng lượng cơ sở và chỉ số hiệu suất năng lượng, các mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và các kế hoạch hành động quản lý năng lượng. Quá trình thực hiện và điều hành (Implementation and Operation) là giai đoạn triển khai thực hiện các hoạt động quản lý và điều hành dựa trên các kết quả đầu ra của hoạt động hoạch định năng lượng, bao gồm:  Nhận biết nhu cầu đào tạo và thực hiện triển khai các hoạt động đào tạo cho những người làm việc cho tổ chức hoặc nhân danh tổ chức nhằm đảm bảo họ cĩ đủ năng lực cần thiết để vận hành HTQLNL.  Thực hiện việc truyền đạt và trao đổi thơng tin trong nội bộ và với các bên liên quan về hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức.  Thiết lập hệ thống tài liệu nội bộ và kiểm sốt tài liệu, hồ sơ liên quan tới HTQLNL.  Tiến hành việc duy trì và điều hành hệ thống quản lý năng lượng.  Quá trình cải tiến, nâng cấp thiết bị và cơng nghệ cần chú ý tới việc các cơ hội cải tiến hiệu suất năng lượng khi thiết kế và mua sắm mới hoặc khi thay thế, nâng cấp các thiết bị, cơng nghệ, v.v.. Quá trình kiểm tra (Checking) là quá trình tiến hành đánh giá kết quả và mức độ thực hiện các hoạt động quản lý năng lượng, việc triển khai được thực hiện thơng qua các hoạt động:  Thực hiện việc theo dõi, đo lường và phân tích các đặc tính chủ chốt cĩ ảnh hưởng tới HTQLNL.  Đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức áp dụng.  Thực hiện đánh giá nội bộ định kỳ.  Nhận biết các điểm khơng phù hợp và thực hiện các hành động khắc phục và hành động phịng ngừa.  Duy trì hồ sơ để chứng minh sự phù hợp của HTQLNL. Quá trình xem xét lãnh đạo (Mana- gement Review): Lãnh đạo cao nhất thể hiện vai trị của mình thơng qua việc xem xét định kỳ HTQLNL nhằm đảm bảo nĩ luơn phù hợp và được duy trì cĩ hiệu lực. 2. Hiệu quả của việc áp dụng hệ thốngquản lý năng lượng Tiêu chuẩn ISO 50001 nhằm giúp cho các tổ chức thiết lập các hệ thống và quá trình cần thiết để cải tiến hiệu suất năng lượng, bao gồm việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu quả năng lượng. Việc thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn này hướng tới giảm thải khí nhà kính, chi phí năng lượng và các tác động mơi trường cĩ liên quan. Với HTQLNL khơng ổn định thì việc kiểm sốt tổn thất năng lượng theo thời gian, theo từng hộ tiêu thụ năng lượng sẽ rất khĩ khăn và khĩ giảm chi phí tiêu hao năng lượng. Tuy nhiên, khi các cơng ty, tổ chức tiến hành việc áp dụng HTQLNL thì Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) – 2015 55 các khĩ khăn này nhanh chĩng được khắc phục. Hình 3 cho thấy chi phí năng lượng khi áp dụng QLNL được đưa vào ứng dụng. Thời gian đầu khi áp dụng, chi phí năng lượng cĩ tăng cao lên do cĩ các chi phí mua sắm thiết bị, chi phí kiểm tốn năng lượng, nhưng khi thực hiện thành cơng hệ thống quản lý năng lượng giúp giảm chi phí rất đáng kể và ổn định. Hình 3. Hiệu quả của hệ thống quản lý năng lượng [4] 3. Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 3.1. Các bước xây dựng và triển khai HTQLNL Quá trình xây dựng và triển khai HTQLNL được thực hiện theo ba bước: (1) đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng của doanh nghiệp; (2) thiết kế hệ thống quản lý năng lượng; (3) triển khai hệ thống quản lý năng lượng. Các bước này được mơ tả chi tiết như sơ đồ hình 4. Hình 4. Các bước xây dựng HTQLNL [4] (1) Đánh giá thực trạng quản lý năng lượng cho doanh nghiệp Để thực hiện việc đánh giá này, ma trận quản lý năng lượng được sử dụng như một cơng cụ hữu hiệu. Ma trận quản lý năng lượng cĩ 6 cột và 5 hàng, mỗi cột được tượng trưng cho một trong sáu khía cạnh quản lý năng lượng là: chính sách năng lượng doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý năng lượng, cơ chế thúc đẩy để đạt được hiệu quả năng lượng cao hơn, hệ thống thơng tin quản lý năng lượng, tiếp thị tiết kiệm năng lượng/hiệu quả các thành tựu, đầu tư tiêu chuẩn bảo tồn năng lượng/hiệu quả. Tương ứng với 6 cột (tiêu chí) là cĩ 4 mức đánh giá. Các ma trận được mơ tả dưới dạng một số biên dạng quản lý năng lượng và các biên dạng cĩ thể là: thấp, cao, hình chữ U, hình chữ N, đỉnh.... Phân tích bảng quản lý năng lượng của doanh nghiệp sẽ cho biết những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trong quản lý năng lượng. (2) Thiết kế hệ thống quản lý năng lượng Đây là bước quan trọng nhất của việc thực hiện HTQLNL. Cơng việc đầu tiên cần được thực hiện là: thành lập Ban quản lý NL, xây dựng chính sách NL, xây dựng các tài liệu của HTQLNL. Tại bước này cần cĩ sự đồng ý của lãnh đạo cấp cao về kế hoạch dự án. Bắt đầu bằng việc xây dựng nhĩm dự án, thu thập, đánh giá thơng tin sơ bộ, lựa chọn vùng tập trung và chuẩn bị đề xuất dự án để lãnh đạo thơng qua. Thành phần của ban quản lý gồm cĩ đại diện các bộ phận liên quan đến việc sử dụng năng lượng. Ban quản lý NL cĩ nhiệm vụ triển khai các hoạt động trong HTQLNL, là cầu nối trung gian giữa lãnh đạo và các nhân viên Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 56 trong doanh nghiệp. Ban quản lý NL phải bao gồm đại diện các bộ phận liên quan đến việc sử dụng năng lượng. Về chính sách năng lượng, khi quản lý cao cấp cam kết với quá trình, kế hoạch chính thức cĩ thể được thực hiện và các nguồn tài nguyên cần thiết cĩ thể được bảo đảm. Nếu khơng cĩ sự hỗ trợ này, cĩ nguy cơ rằng bất kỳ hành động nào cũng sẽ kém hiệu quả. Một chính sách chính thức là cần thiết để làm rõ cam kết này đối với nhân viên các cấp và giải thích rõ vị trí của họ. Thành phần này bao gồm các bước cần thiết trong việc phân cơng các vị trí chính và hướng dẫn đưa ra một chính sách phù hợp với mục tiêu, nhu cầu cụ thể. Một chính sách năng lượng tốt là chính sách đĩ phải phù hợp với đặc điểm, thực trạng của doanh nghiệp; được triển khai thực hiện và tuyên truyền trong doanh nghiệp; thường xuyên được xem xét và được điều chỉnh nếu cần. (3) Triển khai hệ thống quản lý năng lượng Việc triển khai HTQLNL bao gồm các giai đoạn từ bước 3 đến bước 9 (hình 4): xem xét năng lượng; xác định đường cơ sở năng lượng và chỉ số hiệu suất năng lượng; xây dựng mục tiêu và kế hoạch thực hiện; đánh giá, lựa chọn giải pháp tiết kiệm năng lượng và đánh giá hiệu quả; tạo động lực, đào tạo và tuyên truyền tiết kiệm năng lượng; đánh giá nội bộ hệ thống quản lý năng lượng; dịch vụ tiết kiệm năng lượng và nguồn tài chính. Tuy nhiên, cần lưu ý chúng ta cĩ thể lồng ghép tiêu chuẩn ISO 50001 với các tiêu chuẩn khác như ISO 9001, ISO 14001. Để triển khai HTQLNL bước đầu tiên là xem xét năng lượng, bước này gồm cĩ đánh giá năng lượng ban đầu và kiểm tốn năng lượng, đây là bước rất quan trọng. Khi thực hiện đánh giá cần phải xác định được các loại năng lượng sử dụng và định lượng chi phí sử dụng định kỳ. Một trong những chỉ số hoạt động quan trọng để theo dõi hiệu suất sử dụng năng lượng là chỉ số hiệu quả năng lượng (EEI). Chỉ số này phụ thuộc vào việc sử dụng năng lượng trong một ứng dụng cụ thể. Nhìn chung chỉ số EEI cĩ thể được biểu diễn như sau: (1) Hiệu suất năng lượng là chỉ số biểu thị khả năng của phương tiện, thiết bị chuyển hố năng lượng sử dụng thành năng lượng hữu ích. Tổ chức phải nhận biết các chỉ số hiệu suất năng lượng phù hợp để theo dõi và đo lường hiệu suất năng lượng. Chỉ số hiệu suất năng lượng phải được xem xét và so sánh với đường cơ sở năng lượng khi thích hợp. Trên cơ sở số liệu thu được, tiến hành xây dựng các biểu đồ EEI, cĩ các dạng biểu đồ EEI như: – Biểu đồ theo thời gian (hình 5): biểu đồ này giúp mơ tả đặc tính tiêu thụ năng lượng theo mùa, giúp so sánh giữa các năm, tháng hoặc theo thời tiết, v.v.. Hình 5 Ví dụ biểu đồ phân bố EEI theo thời gian [5] – Biểu đồ phân bố năng lượng tiêu thụ theo sản lượng (hình 6): xác định đường hồi quy giúp ước lượng mức năng lượng sẽ sản xuất theo cơng thức: Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (20) – 2015 57 E = m(hệ số) x P(sản lượng sản phẩm) + C (năng lượng tiêu thụ cố định) (2) Hình 6. Ví dụ biểu đồ phân bố EEI theo sản lượng[5] Biểu đồ EEI là cơ sở để tiến hành thiết lập các mục tiêu TKNL. 3.2. Tính khả thi của việc áp dụng HTQLNL ở Việt Nam Hiện nay, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Thiết lập, áp dụng và duy trì HTQLNL theo Tiêu chuẩn ISO 50001được coi là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề quản lý năng lượng tại doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này gĩp phần quan trọng trong việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả, mang lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Bên cạnh đĩ, việc áp dụng HTQLNL cịn giảm thải ơ nhiễm, bảo vệ mơi trường, gĩp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia. Tổng quan về việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam Hiện nay, chi phí năng lượng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Điều này đã gĩp phần khơng nhỏ vào việc tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Quản lý việc tiêu thụ năng lượng một cách thường xuyên, liên tục sẽ giúp doanh nghiệp giảm đáng kể các chi phí. Cơ hội tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam là rất lớn khi suất tiêu hao năng lượng trên GDP (kg TOE/1000 USD) của Việt Nam là 600, cao gấp 2 lần so với bình quân thế giới và 1,5 lần so với Thái Lan[4]. Theo thống kê của VNEEP[6], hiệu suất năng lượng ban đầu đến nơi tiêu thụ cuối cùng chỉ cĩ 32%. Theo kết quả khảo sát này, cơng nghiệp xi măng và nơng nghiệp là 2 lĩnh vực cĩ tiềm năng TKNL cao nhất với tiềm năng 50%, trong cơng nghiệp gốm sứ, may mặc là 35%, tương tự như vậy cho các tịa nhà thương mại và nhà máy tiêu thụ than là 25%. Các số liệu này cho thấy việc áp dụng HTQLNL là cần thiết trước khi tìm kiếm các giải pháp khác. Những khĩ khăn khi áp dụng HTQLNL ở Việt Nam Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức rõ về những cơng việc họ cần phải làm để xây dựng HTQLNL. Các cơng ty cĩ yếu tố nước ngồi dễ dàng tiếp cận phương pháp này, trong khi các cơng ty của Việt Nam vẫn cịn nhiều sức ỳ trong việc xây dựng HTQLNL. Thêm vào đĩ, khĩ khăn do thiếu đội ngũ QLNL, kiểm tốn viên năng lượng cả về số lượng và chất lượng. Những thuận lợi khi áp dụng HTQLNL ở Việt Nam ISO 50001 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho việc phát triển đất nước, giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng quốc gia, giảm chi phí đầu tư các nhà máy điện mới. Áp dụng HTQLNL sẽ giúp chính các doanh nghiệp giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trong khi giá nhiên liệu ngày càng cao. Đây cịn là cơ hội để các doanh nghiệp tiến hành cơng nghệ sản xuất. Về mặt thị trường, HTQLNL được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 50001:2011 tạo cơ hội cho việc quảng bá. Đây cũng là cơng cụ cho doanh nghiệp vượt qua hàng rào kỹ thuật thương mại, Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (20) – 2015 58 giúp nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và cộng đồng, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và cơ hội cho việc mở rộng thị trường, bao gồm cả việc gia nhập thị trường quốc tế. Do được xây dựng trên cùng một cấu trúc với tiêu chuẩn ISO 14001:2004 nên tiêu chuẩn ISO 50001:2011 cĩ thể được áp dụng độc lập hoặc tích hợp với các hệ thống quản lý khác một cách thuận lợi, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. BUILD UP ENERGY MANAGEMENT SYSTEM ACCORDING TO STANDARD ISO 50001:2011 FOR ENTERPRISES Nguyen Ba Thanh Thu Dau Mot University ABSTRACT ISO 50001 is energy management standard that helps enterprises, organizations have continuous renovations in effective management and using of energy. This standard does not describe specific effective criteria which place requests for participating organizations committed to improving usually used energy. The process of developing and deploying energy management system following ISO 50001:2011 is carried out following three steps: assess the current status of energy use, design energy management system, developenergy management system. Energy management system is applied by standard ISO 50001 that helps reduce energy consumption, enhance competitiveness of products. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài chính, Quyết định số 75/2006/QĐ-BTC Về việc ban hành mã số danh mục chương trình, mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Hà Nội, 2006. [2] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1855/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội, 2007 . [3] Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật số: 50/2010/QH12), NXB Chính trị Quốc gia, 2010 [4] EEC–HCM, Tài liệu Khĩa đào tạo xây dựng và vận hành hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001, 2013. [5] VNEEP, Tài liệu Chương trình đào tạo người quản lý năng lượng, 2013. [6] [7]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf20256_69024_1_pb_3358_3501.pdf
Tài liệu liên quan