Tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Nguyễn Đằng Thuấn: Xây dựng hệ thống bài tập vật lí nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực
94
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0009
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 94-101
This paper is available online at
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬT LÍ NHẰM HỖ TRỢ VIỆC DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Nguyễn Đăng Thuấn1, Nguyễn Hoàng Phúc1, Nguyễn Lê Yến Linh2
1Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sài Gòn
2Trường Trung học Phổ thông Chuyên Năng khiếu Thể dục Thể thao Nguyễn Thị Định
Tóm tắt. Bài viết đề cập nghiên cứu xây dựng một hệ thống bài tập Vật lí nhằm phát triển
năng lực cho học sinh phổ thông, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu dạy học theo định
hướng phát triển năng lực. Cụ thể, chúng tôi dựa vào hệ thống các năng lực đặc thù của bộ
môn Vật lí, kiến thức Vật lí lớp 10 phần Nhiệt học và lớp 11 phần Điện học để xây dựng hệ
thống bài tập nhằm phát triển các năng lực đó. Kết quả là sau quá trình nghiên c...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Nguyễn Đằng Thuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng hệ thống bài tập vật lí nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực
94
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0009
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 94-101
This paper is available online at
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬT LÍ NHẰM HỖ TRỢ VIỆC DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Nguyễn Đăng Thuấn1, Nguyễn Hoàng Phúc1, Nguyễn Lê Yến Linh2
1Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sài Gòn
2Trường Trung học Phổ thông Chuyên Năng khiếu Thể dục Thể thao Nguyễn Thị Định
Tóm tắt. Bài viết đề cập nghiên cứu xây dựng một hệ thống bài tập Vật lí nhằm phát triển
năng lực cho học sinh phổ thông, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu dạy học theo định
hướng phát triển năng lực. Cụ thể, chúng tôi dựa vào hệ thống các năng lực đặc thù của bộ
môn Vật lí, kiến thức Vật lí lớp 10 phần Nhiệt học và lớp 11 phần Điện học để xây dựng hệ
thống bài tập nhằm phát triển các năng lực đó. Kết quả là sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi
xây dựng được một hệ thống cơ sở lí luận về bài tập theo định hướng phát triển năng lực và
hệ thống bài tập Vật lí lớp 10 phần Nhiệt học - lớp 11 phần Điện học theo định hướng phát
triển năng lực.
Từ khóa: Hệ thống bài tập, Phát triển năng lực, Năng lực, Nhiệt học, Điện học, Vật lí.
1. Mở đầu
Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đổi mới căn bản, toàn
diện Giáo dục và Đào tạo đặt ra yêu cầu mới cho Giáo dục: phải phát triển “năng lực” người học.
Tuy nhiên, để hình thành và phát triển “năng lực”, cần có sự đổi mới đồng bộ từ chương trình,
nội dung, phương tiện giảng dạy. Trước kế hoạch đổi mới SGK năm 2018 theo định hướng phát
triển năng lực người học, cần thêm nhiều tài liệu hỗ. Một số nghiên cứu đã đề cập xây dựng
chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực như tác giả Lê Vân Anh [1] tìm hiểu
và thử nghiệm chương trình giáo dục Phổ thông ở một số nước trên Thế giới. Hay tác giả Lương
Việt Thái [2] chương trình môn học theo hướng tiếp cận năng lực và vấn đề tích hợp, phát triển
các năng lực chung trong giáo dục Phổ thông mới ở Việt Nam. Các nghiên cứu này chỉ rõ ưu
điểm và hiệu quả của chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Một số nghiên
cứu khác giới thiệu phương pháp đánh giá năng lực như tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến [3] bài toán
đổi mới đánh giá người học trong giáo dục theo tiếp cận năng lực, hay nhóm tác giả Vũ Trọng
Rỹ, Phạm Xuân Quế [4] kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí ở trường phổ thông theo
định hướng phát triển năng lực. Trong đó, các khung đánh giá đã hỗ trợ mô tả các mức yêu cầu
cần đạt về năng lực người học. Thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy như nghiên cứu của Nguyễn
Thị Nhị [5] bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
học Vật lí ở trường trung học phổ thông, hay sử dụng thí nghiệm của Nguyễn Văn Biên [6] xây
dựng chuyên đề thí nghiệm mở bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT chuyên; các
Ngày nhận bài: 19/9/2017. Ngày chỉnh sửa: 25/10/2017. Ngày nhận đăng: 28/10/2017.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Đăng Thuấn, e-mail: thuanvatly@gmail.com
Nguyễn Đăng Thuấn, Nguyễn Hoàng Phúc, Nguyễn Lê Yến Linh
95
tác giả đã đưa ra một số cách thức bồi dưỡng một số năng lực đặc thù môn Vật lí. Trong các
nghiên cứu trên, vấn đề xoay quanh chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực được
nêu bật, nhưng chưa có nhiều hệ thống bài tập tương ứng để phát triển năng lực. Trên cơ sở đó,
chúng tôi xây dựng một hệ thống bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực, rồi minh họa
qua phần Nhiệt học – lớp 10 và Điện học – lớp 11 THPT, một phần kiến thức khá phong phú và
có thể khai thác được nhiều dạng bài tập phát triển năng lực cho học sinh.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1 Năng lực, hình thành và bồi dưỡng năng lực người học
❖ Khái niệm năng lực
Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đưa ra khái niệm về năng lực, chẳng hạn như:
- Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm
vụ trong một bối cảnh cụ thể [8].
- Năng lực là các khả năng và kĩ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học đượcđể
giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng
hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có
trách nhiệm các giải pháp trong những tình huống thay đổi [8].
- Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng thái độ và hứng thú để
hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống [8, 9].
Từ đó, chúng tôi thống nhất và đưa ra khái niệm năng lực như sau:
“Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của cá nhân vào việc giải
quyết các tình huống đặt ra để thu được kết quả có chất lượng cao”.
❖ Phân loại năng lực
Phân loại năng lực là một vấn đề rất phức tạp. Kết quả phụ thuộc vào quan điểm và tiêu chí
phân loại [9]. Nhìn vào chương trình thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực của các nước có thể
thấy 2 loại chính: Đó là những năng lực chung và năng lực đặc thù.
Có nhiều quan điểm xác định “Năng lực đặc thù” cho từng môn học, từng chuyên ngành, lĩnh
vực khác nhau. Nhưng thông thường có 2 quan điểm: xây dựng “Năng lực đặc thù” bằng cách
tìm các biểu hiện của “Năng lực chung” trong lĩnh vực/ môn học cần xây dựng, từ đó xây dựng
các “Năng lực đặc thù” của lĩnh vực/ môn học đó. Hoặc xây dựng các năng lực đặc thù dựa trên
đặc điểm của lĩnh vực/ môn học [8].
Theo quan điểm 1, xây dựng các năng lực đặc thù dựa trên đặc điểm của môn Vật lí thì chúng
ta có thể xác định được 15 năng lực sau: Năng lực tái hiện; năng lực tính toán; năng lực quan sát;
năng lực thực nghiệm [6]; năng lực hợp tác; năng lực sáng tạo; năng lực tự học [5]; năng lực khai
thác đồ thị; năng lực giải thích hiện tượng Vật lí; năng lực sử dụng ngôn ngữ Vật lí; năng lực ứng
dụng công nghệ; năng lực hệ thống hóa; năng lực mô hình hóa; năng lực thu thập thông tin; năng
lực hiểu về lịch sử Vật lí.
Trong tài liệu này chúng tôi tham khảo và chọn xây dựng theo quan điểm 2: xây dựng “Năng
lực đặc thù” bằng cách tìm các biểu hiện của “Năng lực chung” trong môn Vật lí. Theo hướng đó,
hệ thống các “Năng lực đặc thù” của môn Vật lí có thể chia thành 4 nhóm sau.
- [K] Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức Vật lí:
Học sinh phải trình bày được các kiến thức Vật lí đã học, liên hệ giữa các kiến thức và vận
dụng vào tình huống thực tiễn. Cụ thể như sau:
Xây dựng hệ thống bài tập vật lí nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực
96
• K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí Vật lí cơ
bản, các phép đo, các hằng số Vật lí.
• K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức Vật lí.
• K3: Chuyển tải được kiến thức Vật lí vào thực tiễn.
- [N] Nhóm năng lực thực nghiệm
Đặc trưng của môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, việc hình thành và phát triển năng
lực thực nghiệm là điều không thể thiếu, bao gồm:
• N1: Phát hiện ra vấn đề Vật lí từ tình huống thực tế, từ thí nghiệm.
• N2: Đề xuất những giả thuyết để giải quyết vấn đề Vật lí mới phát hiện thông qua dự
đoán những câu trả lời, hoặc đưa ra các căn cứ cho việc dự đoán.
• N3: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra và kết luận thông qua thiết kế phương án thí nghiệm,
đọc giá trị, xử lí kết quả một cách khoa học, hoặc chỉ ra được yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả,
đề xuất giải pháp.
- [T] Nhóm năng lực tìm kiếm, trao đổi thông tin
Với một nội dung kiến thức Vật lí, có rất nhiều thông tin được đưa ra, học sinh phải biết lọc
lựa, sử dụng thông tin hữu ích và áp dụng giải quyết các vấn đề đặt ra. Bao gồm 3 năng lực thành
phần sau:
• T1: Tìm kiếm và trao đổi thông tin thông qua việc xác định, sử dụng công cụ tìm kiếm và
chọn lọc thông tin hợp lí.
• T2: Diễn đạt thông tin thông qua sử dụng đúng ngôn ngữ Vật lí, nhận xét, phân biệt được
các ngôn ngữ Vật lí và thuật ngữ trong cuộc sống.
• T3: Trao đổi thông tin thông qua việc trình bày, thảo luận, tranh luận về kiến thức Vật lí.
- [C] Nhóm năng lực cá thể
Với mỗi cá nhân học sinh, sẽ có những phương pháp học, cách nhìn nhận kiến thức Vật lí
khác nhau, tùy thuộc vào sở thích, quan điểm của cá nhân. 6 năng lực thành phần sau sẽ chỉ rõ
yêu cầu cần khai thác trong mỗi cá nhân học sinh:
• C1: Tự chuyển hóa kiến thức thành hệ thống cho bản thân thông qua việc xác lập kiến
thức đã học, tự sắp xếp kiến thức mới vào hệ thống kiến thức đã có.
• C2: Xác định được trình độ hiện có của bản thân thông qua tự mô tả hệ thống kiến thức
bản thân và nhìn nhận được những khiếm khuyết của bản thân về kiến thức, kĩ năng Vật lí.
• C3: Tự lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch nâng cao trình độ bản thân thông qua xây
dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao trình độ Vật lí.
2.2 Bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực
• Khái niệm
Bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực là bài tập Vật lí được xây dựng nhằm khai
thác những khả năng của cá nhân cho việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
• Những đặc điểm của bài tập định hướng phát triển năng lực [8, 4]
Yêu cầu của bài tập
- Có mức độ khó khác nhau.
- Mô tả tri thức và kĩ năng yêu cầu.
- Định hướng theo kết quả.
Nguyễn Đăng Thuấn, Nguyễn Hoàng Phúc, Nguyễn Lê Yến Linh
97
Hỗ trợ học tích lũy
- Liên kết các nội dung qua suốt các năm học.
- Làm nhận biết được sự gia tăng của năng lực.
- Vận dụng thường xuyên cái đã học.
Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập
- Chuẩn đoán và khuyến khích cá nhân.
- Tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân.
- Sử dụng sai lầm như là cơ hội.
Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn
- Bài tập luyện tập để bảo đảm tri thức cơ sở.
- Thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri thức thông
minh).
- Thử các hình thức luyện tập khác nhau.
Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp
- Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm.
- Lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức.
Tích cực hóa hoạt động nhận thức
- Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng.
- Kết nối với kinh nghiệm đời sống.
- Phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề.
Có những con đường và giải pháp khác nhau
- Nuôi dưỡng sự đa dạng của các con đường, giải pháp.
- Đặt vấn đề mở.
- Độc lập tìm hiểu.
- Không gian cho các ý tưởng khác thường.
- Diễn biến mở của giờ học.
Phân hóa nội tại
- Con đường tiếp cận khác nhau.
- Phân hóa bên trong.
- Gắn với các tình huống và bối cảnh.
❖ Sự cần thiết của việc xây dựng bài tập phát triển năng lực.
Bài tập tiếp cận năng lực có những ưu điểm nổi bật, vượt trội so với bài tập thông thường.
Cho nên có thể nói: hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực chính là công cụ để học sinh
luyện tập nhằm hình thành, phát triển năng lực, chuyển giao những vấn đề, tình huống vào thực
tiễn cuộc sống và là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá năng
lực của học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.
2.3 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực
Ứng với các năng lực đặc thù của môn Vật lí và đặc điểm của bài tập theo định hướng phát
triển năng lực, chúng tôi tiến hành xây dựng một quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lí như
sau:
Xác định mục tiêu dạy học
Xây dựng hệ thống bài tập vật lí nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực
98
Sơ đồ khái quát quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực
Ứng với mỗi loại năng lực, chúng tôi chọn ra một bài tập ví dụ tiêu biểu để minh họa cho từng
loại năng lực đó.
Bài 1: [K3] Em hãy quan sát mô hình nồi nước đang được
nấu bằng bếp điện từ dưới đây để trả lời câu hỏi:
a. Theo em cuộn dây và nồi kim loại liên quan đến kiến thức gì?
b. Em hãy giải thích nguyên lí hoạt động của bếp từ
c. Cá kho ngon nhất khi được kho trong nồi đất nên bạn
Huyền đã thay nồi kim loại bằng nồi đất để kho cá và bạn sử dụng
bếp điện từ. Vậy theo em bạn Huyền có thể sử dụng bếp điện từ
để kho cá được không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
a. Dòng điện Foucaul
b. Khi trong cuộn dây (1) có dòng điện biến thiên (dòng điện tần số cao) chạy qua, nó tạo nên
một trường điện từ biến đổi. Khi đó, nồi kim loại (2) sẽ xuất hiện một dòng điện cảm ứng (dòng
điện Foucaul) và làm cho nồi nóng lên (dòng điện Foucaul gây ra hiệu ứng toả nhiệt Joule-
Lenz), nhiệt lượng đó được truyền từ nồi vào các đồ nấu (3) bên trong. Và vùng (4) bên ngoài nồi
thì không bị ảnh hưởng (nếu nhấc nồi ra khỏi bếp hoặc tắt bếp, quá trình nung nóng cũng kết
thúc ngay lập tức).
c. Bạn Huyền không thể kho cá bằng nồi đất. Vì không thể tạo ra dòng điện Foucaul, dòng điện
Foucaul chỉ xảy ra khi khi khối kim loại chuyển động trong từ trường hoặc được đặt trong một từ
trường biến thiên theo thời gian.
Bài 2: [N1] Điện trở của một dây dẫn hình trụ có chiều dài , tiết diện , điện trở suất
Xác định các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh với từng kiến thức cụ thể
Sắp xếp các bài tập thành một hệ thống nhằm tối ưu hóa việc
hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Xây dựng các bài tập để hình thành và phát triển
các năng lực trên
1. Cuộn dây
2. Nồi kim loại
3. Đồ được nấu (nước)
4. Môi trường bên ngoài.
Hình 1: Hình ảnh
về bếp điện từ
Nguyễn Đăng Thuấn, Nguyễn Hoàng Phúc, Nguyễn Lê Yến Linh
99
được tính bởi biểu thức
Nên ta có 3 nhận định sau:
- Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.
- Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn.
- Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu của dây dẫn.
Trong phòng thí nghiệm có các đoạn dây dẫn giống nhau (có cùng chiều dài tiết diện , cùng làm
từ 1 loại vật liệu). Em hãy đưa ra 2 phương án thí nghiệm để kiểm tra 2 trong 3 nhận định trên.
Hướng dẫn giải:
+ Phương án thí nghiệm 1: lần lượt đo điện trở của: 1 đoạn dây dẫn, 2 đoạn dây dẫn mắc nối
tiếp, 3 đoạn dây dẫn mắc nối tiếp.
+ Phương án thí nghiệm 2: lần lượt đo điện trở của: 1 đoạn dây dẫn, 2 đoạn dây dẫn mắc song
song, 3 đoạn dây dẫn mắc song song.
Bài 3: [T1] Chắc hẳn em đã từng nghe và biết rằng sự ra đời của chiếc máy hơi nước đầu
tiên là một trong những thành tựu văn minh vĩ đại mở ra một cánh cửa mới cho lịch sử văn minh
thế giới. Em hãy tìm hiểu xem, động cơ hơi nước đầu tiên đó hoạt động theo cơ cấu nào?
Hướng dẫn giải:
Động cơ hơi nước sở dĩ có thể vận hành được là do dựa vào sức mạnh của hơi nước làm máy
hoạt động. Máy hơi nước là một loại động cơ nhiệt đốt ngoài sử dụng nhiệt năng của hơi nước,
chuyển năng lượng này thành công. Một động cơ hơi nước được ví một nồi hơi để đun nước sôi
tạo hơi. Việc giãn nở của hơi tạo một lực đẩy lên pittong hay các tua bin → chuyển động thẳng
được chuyển thành chuyển động quay để quay bánh xe hay truyền động cho các bộ phận cơ khác.
Nguồn nhiệt ở đây có thể sử dụng: đun củi, than đá, dầu hay hơi nhiệt năng từ lò phản ứng hạt
nhân.
Hình 2: Một trong những hình ảnh về
động cơ hơi nước đầu tiên
Xây dựng hệ thống bài tập vật lí nhằm hỗ trợ việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực
100
Bài 4: [C2] “Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 1,6g,
tích điện được treo bằng một sợi dây tơ mảnh”
Em hãy thiết kế câu hỏi cho bài tập này và tiến hành giải.
Hướng dẫn giải:
Câu hỏi: “Ở phía dưới quả cầu cần đặt 1 quả cầu khác có điện tích bằng bao nhiêu để lực
căng dây giảm đi một nữa”
Giải:
+Lực căng dây lúc đầu: T = P = mg.
+Lực căng dây lúc sau: T’ = P-F
Mà T’ = T/2
Vậy phải đặt 1 quả cầu có điện tích q = 4.10-7C.
3. Kết luận
Hình thành và phát triển năng lực là con đường tất yếu của giáo dục. Để hình thành và phát
triển năng lực cho học sinh cần: định hướng lại mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực;
đổi mới nội dung dạy học dựa trên mục tiêu đặt ra. Đã có nhiều nghiên cứu đăng tải trên các tạp
chí giáo dục uy tín trong nước đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của việc đưa ra và áp dụng
chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Các vấn đề đó nhìn nhận chương
trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực; kiểm tra, đánh giá năng lực; cho đến phương
cách để phát triển tối ưu một loại năng lực nào đó; nhưng vẫn chưa có nhiều hệ thống bài tập Vật
lí xây dựng theo hướng phát triển năng lực được đưa ra nhằm phát triển các năng lực đó. Như
vậy, có thể nói việc xây dựng một hệ thống bài tập Vật lí đáp ứng nhu cầu hình thành và phát
triển năng lực người học là hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tập trung xây
dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực, đó là “xây dựng hệ thống bài tập Vật lí nhằm hỗ trợ
việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực”. Với mong muốn đóng góp vào xu hướng phát
triển chung của Giáo dục Việt Nam: dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Dựa vào những
bài tập mà chúng tôi đề xuất, giáo viên có thể làm tài liệu nghiên cứu, tài liệu giảng dạy, áp dụng
để kiểm tra, đánh giá năng lực của từng cá nhân học sinh. Để hệ thống bài tập này phát huy được
tác dụng, tác giả cần tiến hành thực nghiệm sư phạm, đồng thời kết hợp với các học phần khác.
Nguyễn Đăng Thuấn, Nguyễn Hoàng Phúc, Nguyễn Lê Yến Linh
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Vân Anh, năm? Tìm hiểu về thử nghiệm chương trình giáo dục phổ thông ở một số nước
trên thế giới .Tạp chí Khoa học Giáo dục, 127, tr. 58-60.
[2] Lương Việt Thái. năm? Chương trình môn học theo hướng tiếp cận năng lực và vấn đề tích
hợp, phát triển các năng lực chung trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong
chương trình giáo dục Phổ thông mới ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 123, tr. 7-9
[3] Phạm Đỗ Nhật Tiến. năm? Bài toán đổi mới đánh giá người học trong giáo dục theo tiếp cận
năng lực. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 126, tr. 1-3.
[4] Vũ Trọng Rỹ, Phạm Xuân Quế. năm? Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học
sinh ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 123,
tr. 11-13.
[5] Nguyễn Thị Nhị. năm? Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ
đồ tư duy trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 127,
tr.7-9.
[6] Nguyễn Văn Biên, năm? Xây dựng chuyên đề thí nghiệm mở để bồi dưỡng năng lực thực
nghiệm cho học sinh THPT chuyên. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 12/2013, tr. 1-6.
[7] Nguyễn Thị Sáng, Quách Uy Lập, Nguyễn Hoàng Phúc, năm? Xây dựng hệ thống các năng
lực đặc thù trong môn Vật lí ở trường trung học phổ thông. Tạp chí thiết bị giáo dục, Số 144 –Kì
1- tháng 5/2017, tr. 20-22.
[8] Tài liệu tập huấn hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học sinh cấp THPT môn Vật lí, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội tháng 6 năm 2014.
[9] Roegier, X., 1996. Khoa Sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà
trường, Nxb Giáo dục Hà Nội.
[10] Nguyễn Đức Thâm – Nguyễn Ngọc Hưng, 1999. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
ABSTRACT
Building a system physical exercise to help teaching oriented competence development
Nguyen Dang Thuan, Nguyen Hoang Phuc, Nguyen Le Yen Linh
1Pedagogical Faculty of Natural Sciences, University of Saigon
2Nguyen Thi Dinh High School
In this paper, a system of physical exercise has been built to develop the high school pupils’
competence, also to contribute the goal-oriented development of teaching effectively. In detail,
the system exercise was given based on the system of specialized competence of physics and
knowledge of the Heat Physic’s grade 10 and Electricity Physic’s grade 11 to develop the
competences that. As a result, we were built a system of the rationale, a system of Physical
exercises of the Heat Physic’s grade 10 and Electricity’s grade 11 for high school oriented
competence development purpose and the solution for organize refresher for competence’s
students through exercises system was build.
Keywords: Exercise system, Competence development, Competence, Electricity,
Thermology, Physics.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5084_09_nguyen_dang_thuan_3923_2123631.pdf