Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển một số kĩ năng giúp trẻ bại não có thể hoà nhập trong trường mầm non

Tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển một số kĩ năng giúp trẻ bại não có thể hoà nhập trong trường mầm non: DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0015JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 138-145 This paper is available online at XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KĨ NĂNG GIÚP TRẺ BẠI NÃO CÓ THỂ HOÀ NHẬP TRONG TRƯỜNG MẦM NON Đặng Lộc Thọ Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Bại não là một khuyết tật về vận động, do hậu quả của sự tổn thương hoặc sự bất thường của não không tiến triển xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển não bộ. Bại não gây bất thường về tư thế, bất thường về các mẫu hoạt động, chậm phát triển các mốc chức năng vận động. Bài viết đề cập đến các vấn đề cơ bản sau: (i) Đặc điểm và những khó khăn của trẻ bại não về kĩ năng cơ bản; (ii) Xây dựng một số bài tập hỗ trợ rèn luyện và phát triển kĩ năng giúp trẻ bại não có thể hoà nhập tại các trường mầm non như: kĩ năng nghe – nhìn, vận động tinh, kĩ năng sinh hoạt hàng ngày, kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ. Từ khóa: Trẻ khuyết tật, bại não, rèn luyện kĩ năng, gi...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển một số kĩ năng giúp trẻ bại não có thể hoà nhập trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0015JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 138-145 This paper is available online at XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KĨ NĂNG GIÚP TRẺ BẠI NÃO CÓ THỂ HOÀ NHẬP TRONG TRƯỜNG MẦM NON Đặng Lộc Thọ Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Bại não là một khuyết tật về vận động, do hậu quả của sự tổn thương hoặc sự bất thường của não không tiến triển xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển não bộ. Bại não gây bất thường về tư thế, bất thường về các mẫu hoạt động, chậm phát triển các mốc chức năng vận động. Bài viết đề cập đến các vấn đề cơ bản sau: (i) Đặc điểm và những khó khăn của trẻ bại não về kĩ năng cơ bản; (ii) Xây dựng một số bài tập hỗ trợ rèn luyện và phát triển kĩ năng giúp trẻ bại não có thể hoà nhập tại các trường mầm non như: kĩ năng nghe – nhìn, vận động tinh, kĩ năng sinh hoạt hàng ngày, kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ. Từ khóa: Trẻ khuyết tật, bại não, rèn luyện kĩ năng, giáo dục mầm non, giáo dục hoà nhập. 1. Mở đầu Bại não là các rối loạn vận động do tổn thương não không tiến triển xảy ra vào giai đoạn trước khi sinh, trong khi sinh, sau khi sinh đến 5 tuổi biểu hiện bằng các khó khăn về vận động, trí tuệ, giác quan, giao tiếp và hành vi [1]. Tại Việt Nam, cả nước có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật (TKT) độ tuổi từ 0 đến 17 (chiếm 1,18% dân số), khuyết tật phổ biến nhất của trẻ trong điều trị tại cộng đồng là khuyết tật vận động chiếm 22,4%, trong số này thì nhóm trẻ bại não chiếm khoảng 50%, tương đương 134.400 trường hợp (theo báo cáo của tổng cục thống kê và UNICEF giai đọan 1998 đến 2004); số lượng TKT đi học chỉ chiếm 24,22%, khoảng 700.000 trẻ khuyết tật chưa từng được đến trường (theo báo cáo thống kê của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam). Nghiên cứu về trị liệu hoạt động, phục hồi chức năng có: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và nhu cầu phục hồi chức năng ở trẻ bại não” của Trần Thị Thu Hà (2002) [1], Phục hồi chức năng cho trẻ bại não của Hà Hoàng Kiệm (2005) [2], Nghiên cứu thực trạng trẻ bại não từ 0 - 60 tháng tuổi tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Nhi Trung ương của Phạm Thị Nhuyên (2013) [3]. Nghiên cứu về vấn đề kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ của TKT, trong đó có trẻ bại não đã được đưa ra các hướng chính như: giao tiếp ngôn ngữ với trẻ em của Tara Winterton (1997) [7]; đại cương giáo dục trẻ KTTT của Nguyễn Thị Hoàng Yến, Đỗ Thị Thảo (2010) [6]; các tiêu chuẩn chẩn đoán từ DSM - 5 của Hiệp hội Tâm thần Mỹ (2013) [8]; nghiên cứu về lời nói và rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em khuyết tật trí tuệ ở Bosnia và Herzegovina của tác giả Haris Memisevic, Selmer Hadzic (2013) [9]; Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học tiểu học hoà nhập của Đinh Nguyễn Trang Thu (2015) [5]. . . Cơ hội để trẻ bại não có thể học tập và hòa nhập cuộc sống, cộng đồng là phải có sự hỗ trợ rèn luyện một số kĩ năng để giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ. Để thực hiện được điều này cần Ngày nhận bài: 18/10/2016. Ngày nhận đăng: 5/1/2017. Liên hệ: Đặng Lộc Thọ, e-mail: tho1962@gmail.com 138 Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển một số kĩ năng giúp trẻ bại não có thể... có sự hỗ trợ của các nhà làm công tác can thiệp sớm, các giáo viên và cha mẹ trẻ. Bài viết đề cập đến các vấn đề nghiên cứu sau: (i) Đặc điểm và những khó khăn của trẻ bại não về kĩ năng cơ bản; (ii) Xây dựng một số bài tập hỗ trợ rèn luyện và phát triển kĩ năng giúp trẻ bại não có thể hoà nhập tại các trường mầm non như: kĩ năng nghe – nhìn, vận động tinh, kĩ năng sinh hoạt hàng ngày, kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đặc điểm và những khó khăn của trẻ bại não 2.1.1. Đặc điểm các dạng bại não Bại não là một khuyết tật về vận động do hậu quả của sự tổn thương hoặc sự bất thường của não không tiến triển xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển não bộ: Bại não gây bất thường về tư thế, về các mẫu hoạt động, chậm phát triển các mốc chức năng vận động; bại não liên quan đến khiếm khuyết về thần kinh, chức năng vận động và một số các khiếm khuyết khác như: nghe, nhìn, hệ cơ xương và khả năng học [1-3]. Có ba thể Bại não: Bại não thể liệt cứng (Spastic cerebral palsy). Trong tổng số những trẻ bị mắc bệnh bại não thì có đến 70 - 80% số trẻ bị mắc bệnh bại não thể liệt cứng với các cơ co cứng, cử động khó khăn. Khi cả hai chân đều bị liệt (liệt cứng hai chi dưới), đứa trẻ có thể gặp khó khăn khi đi bởi vì các cơ bó sát trong hông và chân làm cho hai chân chụm vào nhau và giao nhau tại đầu gối (còn được gọi là cắt kéo). Trong những trường hợp khác, chỉ một bên cơ thể bị liệt (liệt cứng nửa người) và cánh tay thường bị liệt nghiêm trọng hơn chân. Trường hợp nghiêm trọng nhất là liệt cứng tứ chi, trong đó cả bốn chi và thân người bị liệt và thường thì cả các cơ điều khiển mồm và lưỡi cũng bị liệt. Trẻ em bị liệt cứng tứ chi bị chậm trí tuệ và có những vấn đề khác. Bại não thể múa vờn (Dyskinetic cerebral palsy). Trong tổng số những trẻ mắc bệnh bại não thì có khoảng 10 – 20% số trẻ mắc bệnh bại não thể múa vờn, gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Đây là thể bệnh được đặc trưng bằng sự thay đổi thất thường của trương lực cơ (lúc tăng, lúc giảm) và thỉnh thoảng có những cử động không kiểm soát được (có thể là những cử động chậm và đau hoặc nhanh và giật giật). Trẻ mắc bệnh này thường khó có tư thế ngồi hoặc dáng đi bình thường. Do các cơ điều khiển nét mặt và lưỡi cũng bị ảnh hưởng cho nên người bệnh cũng gặp khó khăn khi bú, nuốt và nói. Bại não thể thất điều (Ataxic cerebral palsy). Trong tổng số những trẻ mắc bệnh bại não thì có khoảng 5 - 10% số trẻ mắc bệnh bại não thể thất điều, căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng cân bằng tư thế và phối hợp động tác. Trẻ thường đi nhưng với một dáng điệu không vững và gặp khó khăn với những cử động cần phải có sự phối hợp chính xác như viết. 2.1.2. Một số khó khăn ở trẻ bại não Trẻ bại não có thể bị liệt cứng nửa người (tay và chân một bên người bị tổn thương), liệt cứng hai chân (hai chân bị tổn thương), liệt cứng tứ chi (tứ chi bị tổn thương), liệt một chi (một chi bị tổn thương). Điều này đã dẫn đến những hạn chế về một số kĩ năng cơ bản như [1], [2], [3]: (i) Chậm phát triển kĩ năng giao tiếp sớm (trong 12 tháng đầu) như: Kĩ năng tập trung (không quay đầu đáp ứng với âm thanh, đồ chơi có màu sắc, nhìn vào mặt mẹ, người thân); kĩ năng bắt chước-lần lượt (không hóng chuyện, không biểu lộ tình cảm, không quay đầu theo tiếng động); kĩ năng chơi (cầm đồ vật, phối hợp tay - mắt, sự thích thú với trò chơi có tính xã hội); kĩ năng giao tiếp cử chỉ (thể hiện nét mặt, dùng mắt để thể hiện vui thích...); (ii) Chậm phát triển kĩ năng ngôn ngữ: kĩ năng hiểu ngôn ngữ, phát âm, dùng ngôn ngữ để giao tiếp...; (iii) Khuyết tật trí tuệ (Một số trẻ kèm theo khuyết tật trí tuệ có khó khăn về ghi nhớ, chậm tiếp thu, lĩnh hội kiến thức); (iv) Rối 139 Đặng Lộc Thọ loạn điều hòa cảm giác: Khi ta sờ nhẹ vào má, chạm tóc búp bê... vào người trẻ khiến trẻ phản ứng dữ dội, giật mình, co cứng toàn thân, khóc thét... Trẻ bại não thường kèm theo liệt các dây thần kinh sọ não (lác mắt, sụp mí, mù, điếc, méo miệng...). Ngoài ra, trẻ bại não còn có những khó khăn về: (i) Vấn đề về ăn uống: Khó khăn khi mút bú, nhai, nuốt do kiểm soát đầu cổ, vận động của miệng - lưỡi và cơ nhai kém; khả năng tự ăn uống khó khăn do vận động cầm nắm của hai tay kém; (ii) Vấn đề tự chăm sóc: Trẻ gặp khó khăn trong việc tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn - uống, cởi - mặc quần áo, chải đầu, đi vệ sinh, vệ sinh thân thể và di chuyển; (iii) Vấn đề học hành: Một số trẻ bại não kèm theo khuyết tật trí tuệ nhưng nhiều trẻ trẻ bại não có trí thông minh bình thường nên trẻ không gặp khó khăn về việc học, trẻ gặp khó khăn hoặc hạn chế về chơi cùng các bạn do vận động tay chân khó khăn và gặp khó khăn về khả năng thích nghi với môi trường, trường học [1-3]. 2.2. Bài tập hỗ trợ phát triển các kĩ năng cho trẻ bại não Dù là thể bại não liệt cứng, múa vờn hay thất điều, nhu cầu hỗ trợ cần tập trung cho nhóm trẻ này thường tập trung vào các vấn đề: (i) Hỗ trợ phát triển tri giác thị giác, thính giác; (ii) Hỗ trợ kĩ năng vận động; (iii) Hỗ trợ kĩ năng tự phục vụ; (iv) Hỗ trợ kĩ năng giao tiếp; (v) Hỗ trợ nhận thức và khả năng học tập [1-3]. Dưới đây là một số bài tập luyện tập đã được sắp xếp tương ứng các nhóm kể trên. 2.2.1. Bài tập hỗ trợ phát triển tri giác thị giác, thính giác - Bài tập 1. Kích thích nhận thức về nghe - nhìn: + Mục đích: Phát triển khả năng nghe và khả năng nhìn cho trẻ + Nội dung: Bài tập can thiệp cá nhân giúp trẻ nhìn thẳng, nhìn hai bên, nhìn theo vật di chuyển, kết hợp nhìn vật di chuyển có âm thanh. + Cách thức tiến hành: Cho trẻ ngồi trên ghế, đặt trẻ nằm ngửa trên đùi, đầu ở vị trí trung gian, khen ngợi trẻ khi mắt trẻ nhìn thẳng vào mặt người cùng chơi, dụi mặt vào mặt trẻ rồi đưa mặt ra xa trong lúc trẻ đang nhìn theo; ngồi trên ghế, đặt trẻ nửa nằm nửa ngồi trên đùi, đầu dựa vào bàn ở vị trí trung gian; di chuyển một đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có tiếng nhạc vui tai (như xúc xắc, chút chít...) cho trẻ dõi theo. 2.3. Bài tập hỗ trợ phát triển kĩ năng vận động tinh của bàn tay Chức năng vận động tinh của hai bàn tay (cầm nắm, thả đồ vật, với cầm đồ vật, phối hợp hai tay) đóng vai trò rất quan trọng trước khi trẻ có thể tự lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Chức năng vận động tinh của hai bàn tay ở trẻ bại não thường bị ảnh hưởng ngay sau khi bị tổn thương não và về sau này nên huấn luyện vận động tinh phải được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát hiện và chẩn đoán trẻ bại não. Phải phối hợp huấn luyện kĩ năng vận động tinh của tay song song với các biện pháp phục hồi chức năng khác. - Bài tập 2. Kích thích khả năng của bàn tay + Mục đích: Phát triển khả năng vận động tinh của đôi bàn tay + Nội dung: Bài tập cầm, nắm, thả (bài tập đơn và bài tập phối hợp). + Cách thức tiến hành: Cho trẻ cầm đồ chơi có tay cầm vừa với đôi tay của trẻ để trẻ tập dượt khả năng cầm đồ vật, trẻ có thể vung vẩy đồ chơi hoặc là đưa lên đưa xuống. Cho trẻ cầm hạt gỗ hoặc đồ chơi nhỏ đưa lên và thả vào hộp. Nếu trẻ chưa thực hiện có thể cầm tay trợ giúp trẻ lúc đầu (làm mẫu cho trẻ xem). - Bài tập 3. Phát triển kĩ năng sớm của bàn tay: 140 Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển một số kĩ năng giúp trẻ bại não có thể... + Mục đích: Rèn luyện kĩ năng sớm của đôi bàn tay + Nội dung: Bài tập cầm, nắm, thả phối hợp tay mắt khi thực hiện vận động + Cách thức tiến hành: Cho trẻ cầm, nắm đồ chơi hoặc đồ vật bằng một tay hoặc hai tay có sự kết hợp nhặt lên, thả vào theo yêu cầu của cô và mẹ. Có thể làm mẫu và gợi ý bằng lời nói cho trẻ hiểu về việc trẻ cần làm; trong khi tập tay này thì tay kia của trẻ phải đặt trên mặt bàn, luôn luôn chỉnh lại tư thế ngồi cho trẻ, yêu cầu trẻ phối hợp tay - mắt; khen ngợi kịp thời sau mỗi động tác tốt, khi trẻ đã tiến bộ hơn thì giảm bớt sự trợ giúp. - Bài tập 4. Kích thích trẻ với cầm và phối hợp tay - mắt: + Mục đích: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng cầm và phối hợp tay mắt + Nội dung: Bài tập can thiệp cá nhân phối hợp nhìn với cầm, nắm của bàn tay + Cách thức tiến hành: Cho trẻ nằm trên giường hoặc cho trẻ nằm ngửa trên bụng, đầu ở vị trí trung gian, cầm tay trẻ chạm mặt mình trong khi mắt trẻ nhìn thẳng vào mặt người cùng chơi; bế trẻ trước ngực để tay trẻ chạm vào vòng đeo cổ và cầm chân trẻ đưa ra phía trước mặt trẻ để trẻ chạm tay vào hai chân người cùng chơi; cho trẻ nằm sấp trên đùi, hai tay đưa ra phía trước mặt để trẻ chạm tay vào đồ chơi. - Bài tập 5. Tập cầm nắm bằng hai tay: + Mục đích: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng cầm nắm bằng hai tay + Nội dung: Bài tập can thiệp cá nhân rèn khả năng cầm, nắm bằng tay + Cách thức tiến hành: Cho trẻ ngồi trên đùi, dùng hai tay duỗi khuỷu, tách hai tay trẻ ra khỏi người đưa ra trước mặt, hỗ trợ trẻ cầm quả táo cho vào miệng. Khi hai tay trẻ cầm nắm tốt hơn, dùng hai tay dạng háng, đẩy hai vai trẻ ra trước trong lúc trẻ cầm quả táo đưa vào miệng trẻ, hỗ trợ trẻ ăn táo bằng cách giữ và nâng tay trẻ. 2.4. Bài tập hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày Kĩ năng sinh hoạt hàng ngày bao gồm: ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, mặc quần áo... của trẻ bại não thường bị ảnh hưởng. Hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát hiện và chẩn đoán trẻ bại não, nếu được huấn luyện sớm, đúng và kiên trì nhiều trẻ bại não có thể tự lập trong cuộc sống hàng ngày. Việc hỗ trợ phát triển kĩ năng sinh hoạt hàng ngày phải chia một hoạt động cần dạy trẻ ra thành từng bước nhỏ, giải thích và làm mẫu các bước của hoạt động đó, sau đó dạy trẻ từng bước một từ đầu đến cuối hoặc từ cuối lên đầu. Để trẻ tham gia bước mà nó thích nhất, ta làm nốt các bước khác, khen trẻ sau mỗi bước trẻ tự làm hoặc tham gia làm. Khi trẻ làm tốt một bước, dạy trẻ làm thêm một bước nữa, giảm dần sự trợ giúp và tăng dần sự tự lập của trẻ. a. Kĩ năng tự ăn - Một số điểm chú ý về kĩ thuật kiểm soát miệng khi cho trẻ ăn uống: Khi thức ăn đã được cho vào trong miệng trẻ, dùng các ngón tay nâng hàm dưới của trẻ lên giúp trẻ ngậm môi giữ thức ăn và nhai nuốt tốt hơn. Không để trẻ đưa thức ăn từ trên xuống vào miệng, trẻ sẽ phải ưỡn đầu ra sau, toàn thân trở nên co cứng làm trẻ rất khó mút, nhai, nuốt. - Bài tập 6. Tập cho trẻ ăn, uống ở tư thế ngồi: + Mục đích: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng ăn, uống ở tư thế ngồi + Nội dung: Bài tập giúp trẻ tự ăn + Cách thức tiến hành: Trẻ ngồi trên ghế đầu ở vị trí trung gian và hơi gập, một tay ta cố định một bên vai trẻ, tay kia hỗ trợ tại khớp cổ tay giúp trẻ đưa thức ăn từ dưới lên vào miệng. - Đối với một số trường hợp cá biệt, trước tiên cần tập cho trẻ ăn uống ở tư thế nằm: Cho trẻ 141 Đặng Lộc Thọ ngồi trên ghế, đặt trẻ nằm ngửa trên đùi, đầu ở vị trí trung gian và hơi gập, đưa bình sữa/ thìa thức ăn từ dưới lên vào miệng trẻ. b. Kĩ năng vệ sinh - Bài tập 7. Tập cho trẻ đi vệ sinh: + Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng đi vệ sinh + Nội dung: Bài tập luyện kĩ năng tự đi vệ sinh + Cách thức tiến hành: Đặt bô lên ghế, hai tay giữ bô ở tư thế gập háng, đưa người ra trước, hai chân tách rời. Thiết lập hệ thống hỗ trợ trẻ bám tay khi đi vệ sinh. c. Kĩ năng cởi - mặc quần áo - Chọn tư thế cho trẻ: Tư thế ngồi tốt giúp trẻ ổn định tư thế khi thay quần áo. Khi trẻ đã biết ngồi, hai tay ta cố định hông hoặc đùi giúp trẻ tự xỏ bít tất. Trẻ bại não chưa tự ngồi có thể học cách mặc quần ở tư thế nằm, khi đó xoay người trẻ sang phía người hỗ trợ để có thể dễ dàng hỗ trợ trẻ thay quần áo và có thể giao tiếp với trẻ (nếu ta đứng ở một bên, trẻ quay mặt sang bên kia sẽ khiến ta gặp khó khăn khi hỗ trợ trẻ duỗi khuỷu tay để cởi áo). - Bài tập 8. Phát triển trẻ kĩ năng thay quần áo: + Mục đích: Rèn luyện cho trẻ kĩ năng thay quần áo + Nội dung: Bài tập rèn kĩ năng tập các động tác giúp trẻ tự thay quần, thay áo + Cách thức tiến hành: Trẻ nằm sấp/ ngồi hai tay cầm 1 cái vòng xỏ vào chân, tháo ra khỏi chân; trẻ ngồi trên ghế, hai tay cầm vòng xỏ vào đầu, tuột dần xuống chân (đây là kĩ năng vận động trẻ phải làm khi thay hoặc mặc quần, áo). 2.5. Bài tập hỗ trợ kĩ năng về giao tiếp, ngôn ngữ để hỗ trợ trẻ học tập - Một số điểm lưu ý khi hỗ trợ kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ cho trẻ bại não + Trẻ bại não do ảnh hưởng về điều hòa cảm giác - vận động nên ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ chứ không phải do chậm phát triển trí tuệ. Vì vậy, đặt trẻ ngồi đúng tư thế trên ghế tạo thuận cho trẻ giao tiếp, phát âm tốt hơn. Tư thế ngồi đúng, kiểm soát đầu cổ và thân mình tốt có thể giúp trẻ tăng âm lượng khi học phát âm. Người dạy trẻ ngồi ngang tầm mắt với trẻ. + Phải thực hiện bài tập vận động cơ miệng (đóng, mở miệng) trong các sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống, ngủ... Không nên yêu cầu trẻ đóng, mở miệng như một bài tập độc lập. Các bài tập tăng cường điều hòa cảm giác ở miệng, răng, lợi có thế giúp trẻ phát âm tốt hơn. Nếu trẻ phát âm kém do vấn đề hô hấp không thể khắc phục được bằng tập thổi bóng vì thổi bóng có thể gây co cứng tăng thêm; nếu trẻ phát âm yếu không nên bắt trẻ nói to hơn vì có thể làm cho trẻ tăng co cứng. + Để giúp cho trẻ gia tăng kĩ năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ, cần thực hiện một số phương pháp khuyến khích lời nói cho trẻ, các phương pháp này nên được xây dựng thành thói quen hàng ngày và được thực hiện khi mặc quần áo cho trẻ, ăn uống, vui chơi, đi tắm, trước khi đi ngủ. . . a. Kĩ năng giao tiếp sớm Mục tiêu của huấn luyện về giao tiếp là giúp trẻ xây dựng mối quan hệ xã hội; giúp trẻ học, thông tin tới người đang giao tiếp; giúp trẻ tự kiểm soát và xử trí các sự việc. Đây là kĩ năng để trẻ xây dựng mối quan hệ với mọi người. - Bài tập 9. Phát triển trẻ kĩ năng giao tiếp sớm + Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng giao tiếp sớm 142 Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển một số kĩ năng giúp trẻ bại não có thể... + Nội dung: Bài tập giao tiếp bằng tranh, biểu tượng, cử chỉ, nét mặt, lời nói + Cách thức tiến hành: Dạy kĩ năng tập trung (dạy trẻ nhìn vào người đối diện, dạy trẻ lắng nghe người đối diện nói, dạy trẻ tập trung, kích thích trẻ suy nghĩ); dạy kĩ năng bắt chước và lần lượt (bắt chước cử động trên nét mặt, bắt chước hành động, bắt chước các hoạt động với đồ chơi, bắt chước âm thanh, bắt chước từ đơn); dạy trẻ giao tiếp bằng mắt với người đối diện; dạy trẻ kĩ năng chơi đùa (trò chơi vận động, trò chơi có tính xã hội, trò chơi có luật, trò chơi tưởng tượng, chơi tập thể); kĩ năng giao tiếp bằng cử chỉ (giao tiếp bằng cử chỉ tay, chân, người... có chủ ý); giao tiếp bằng tranh ảnh, biểu tượng; kĩ năng giao tiếp xã hội; kĩ năng lần lượt, đáp ứng (ta nói, trẻ nghe và ngược lại; chú ý lắng nghe và chia sẻ sự chú ý; đối đáp giữa hai bên). - Bài tập 10. Phát triển kĩ năng giao tiếp bằng hình ảnh: + Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng cầm và phối hợp tay mắt + Nội dung: Bài tập nhìn, cầm, nắm + Cách thức tiến hành: Có thể sử dụng hình ảnh của đồ vật và các hoạt động để trẻ có thể chỉ vào những điều trẻ muốn. Ví dụ: làm một quyển sổ giao tiếp, trong đó là những hình chụp các hoạt động hàng ngày (hình đánh răng, rửa mặt, đi học. . . ) hoặc các hình ảnh thực phẩm được cắt từ tạp chí. . . dán băng dính phía sau hình ảnh vào trong sổ giao tiếp. Khi trẻ có nhu cầu gì, trẻ sẽ lấy hình ảnh từ trong sổ giao tiếp trao cho bạn. b. Phát triển các kĩ năng ngôn ngữ Kĩ năng ngôn ngữ bao gồm: Kĩ năng hiểu ngôn ngữ và diễn đạt bằng ngôn ngữ. Nguyên tắc dạy hiểu ngôn ngữ là: Trẻ phải hiểu, biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói; nói chuyện nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to; sử dụng dấu hiệu để giúp trẻ hiểu; chỉ sử dụng một vài đồ vật hoặc tranh ảnh, chỉ một người hướng dẫn; động viên khen thưởng đúng lúc. - Bài tập 11. Phát triển kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ cho trẻ: + Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng cầm và phối hợp tay mắt + Nội dung: Bài tập nhìn, cầm, nắm + Cách thức tiến hành: Dạy trẻ nói theo tranh (động vật, hoa quả, phương tiện giao thông, nghề nghiệp...); dạy trẻ phát âm rõ ràng, sửa lỗi phát âm, nói đúng tình huống và có ý nghĩa để trẻ nghe rồi bắt chước lời nói. Vì vậy cần nói với trẻ những gì bạn làm trong khi chơi với trẻ hay trong những sinh hoạt hàng ngày như: "Con đang chải đầu”, “Cô đang chải đầu cho con". Hầu hết trẻ chưa thể phát âm chính xác nhiều từ cùng lúc, vì vậy trẻ cố gắng nói được một từ nào đó cũng là rất tốt. Cần nói chính xác để trẻ bắt chước đúng, không nên nói giọng trẻ con, giọng nũng nịu với trẻ. - Một số kĩ thuật khi thực hiện các bài tập phát triển kĩ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ: + Kĩ thuật mở rộng: Khi trẻ gọi tên hay nói một từ đơn, nên mở rộng từ đó thành một câu. Ví dụ: trẻ nói “chó” thì ta nói “chó đang chạy”, trẻ nói “đi” thì ta nói “con có muốn đi chơi không”. + Kĩ thuật bắt chước: Trẻ nhỏ rất thích bắt chước, nên bắt đầu bằng cách bắt chước cái gì mà trẻ đã làm được, nhất là điều gì vui nhộn như: bắt chước mặt hề hay một âm thanh khác thường, kết hợp cử chỉ bắt chước trong các bài hát. Ví dụ: Khi hát “một con vịt xòe ra 2 cái cánh...” thì làm động tác “xoè cánh”, bắt chước tiếng kêu “cạc cạc”. . . ; đưa tranh con mèo, chó và bắt chước tiếng mèo kêu “meo...meo. . . ”, tiếng chó sủa “gâu. . . gâu...” . + Kĩ thuật lựa chọn: Cho trẻ sự lựa chọn trong bữa ăn và trong khi chơi để khuyến khích trẻ sử dụng cử chỉ hay phát âm để thể hiện nhu cầu hay mong muốn của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ chỉ tay về phía tủ lạnh khi trẻ đói, nên cho trẻ sự lựa chọn bằng cách cầm ly của trẻ lên, rồi chỉ vào sữa, nước cam và hỏi “con đói à?”, “con muốn uống sữa hay nước cam?”. . . + Kĩ thuật nhắc nhở: Có thể nhắc nhở bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ hoặc lựa chọn. 143 Đặng Lộc Thọ Ví dụ, muốn trẻ nói “sữa”, đầu tiên nên hướng dẫn cho trẻ dấu hiệu để nói về từ “sữa” như một lời nhắc nhở (cũng có thể nhắc nhở bằng cách nói một âm thanh ban đầu của một từ để nhắc nhở trẻ); nếu trẻ nói "sữa", có thể nói "Ssssss" như một lời nhắc. . . + Kĩ thuật nói song song: Khi đang chơi với trẻ hoặc trẻ đang ăn, tắm rửa. . . , nên nói chuyện với trẻ về những gì trẻ làm. Ví dụ: "Con muốn xây tòa lâu đài lớn, con hãy chồng 5 khối lên nhau” hay “con đang ăn chuối, chuối ngon quá”. . . + Kĩ thuật chờ đợi – giữ lại: Phương pháp này tốt nhất khi trẻ đã biết một từ nào đó nhưng không chịu nói ra. Trước tiên, cho trẻ có thời gian để trả lời trước khi đưa trẻ đồ chơi hay thức ăn trẻ muốn, có thể trẻ chỉ cần thêm thời gian để trả lời hoặc có thể giữ vật lại, không đưa cho trẻ vật trẻ thích và chờ đến khi trẻ trả lời bằng lời nói hay cử chỉ. + Kĩ thuật đặt câu hỏi: Nên hỏi những câu hỏi mở, không nên hỏi câu hỏi dạng “Có/không”. Câu hỏi mở được sử dụng để bắt đầu một cuộc trò chuyện với trẻ. Ví dụ "Ba của con đang ở đâu?" hay "Trưa nay con muốn ăn gì?"... Nếu trẻ không trả lời, có thể trả lời cho trẻ "Ba của con đang đi làm” hay "Trưa nay con ăn thịt bò”. . . + Kĩ thuật tính mới lạ: Làm cái gì đó lạ, bất ngờ trong trò chơi hay trong thói quen hàng ngày của trẻ để trẻ phản ứng, trả lời. Ví dụ, khi đánh răng, trao cho trẻ cái lược và chờ xem trẻ phản ứng ra sao; nếu trẻ không phản ứng thì sẽ nói với trẻ “chúng ta không dùng lược để đánh răng” hay “chúng ta dùng bàn chải đánh răng để đánh răng”. . . + Kĩ thuật giả vờ quên: Hãy giả bộ không nhớ điều gì đó nhằm tạo cơ hội cho trẻ nhớ điều đó và bày tỏ ý kiến. Ví dụ, nếu trẻ muốn uống sữa, hãy đặt ly của trẻ trên bàn và đặt sữa trong tầm tay, nhưng không đổ sữa để cho trẻ tự làm; hoặc hát một đoạn có quên 1 từ, ví dụ: "ba thương con vì con giống. . . "để trẻ phải cố gắng nói từ “mẹ”. + Kĩ thuật nói một mình: Nên thường xuyên thực hiện phương pháp này khi đang làm việc gì đó. Ví dụ, “Cô đang dọn đồ chơi cho con”, “Cô chải tóc cho con”, “Mẹ đang làm rau trộn cho con“. . . + Kĩ thuật diễn giải: Cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản để yêu cầu với trẻ nhỏ, không nên giải thích dài dòng, khó hiểu. Ví dụ, chỉ cần nói đơn giản “con đi dép vào” thay vì nói "Con đi dép vào để chúng ta đi ra sân chơi”. . . 3. Kết luận Bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quan về việc hỗ trợ rèn luyện kĩ năng cho trẻ bại não qua ba nội dung: các vấn đề liên quan đến kĩ năng đối với trẻ bại não, huấn luyện kĩ năng cho trẻ bại não và tư vấn tâm lí cho gia đình trẻ. Ba nội dung này có vai trò rất quan trọng nhằm khắc phục những khiếm khuyết, giúp trẻ bại não có thể hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ tạo điều kiện cho trẻ bại não hội nhập xã hội. Nhà trường và cha mẹ trẻ có trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động trị liệu vận động, hỗ trợ rèn luyện kĩ năng để trẻ bại não có thể hoà nhập cùng cộng đồng với các hình thức giáo dục hoà nhập, giáo dục đặc biệt, lớp học tình thương, học tại nhà. Điều này sẽ giúp trẻ bại não có nhiều cơ hội học tập hòa nhập ở mức cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Thu Hà, 2002. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và nhu cầu phục hồi chức năng ở trẻ bại não, Nxb Y học. [2] Hà Hoàng Kiệm, 2005. Phục hồi chức năng cho trẻ bại não, Nxb Y học. 144 Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển một số kĩ năng giúp trẻ bại não có thể... [3] Phạm Thị Nhuyên, 2013. Nghiên cứu thực trạng trẻ bại não từ 0 - 60 tháng tuổi tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí Y học thực hành số 6/2013. [4] Đặng Lộc Thọ, 2016. Phát hiện sớm và vận động trị liệu cho trẻ bại não, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 9/2016, tr. 91-95. [5] Đinh Nguyễn Trang Thu, 2015. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học tiểu học hoà nhập, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60(8C), trang 183-193. [6] Nguyễn Thị Hoàng Yến, Đỗ Thị Thảo, 2010. Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Tara Winterton, 1997. Giao tiếp với trẻ em, Tài liệu huấn luyện ngôn ngữ, tổ chức hỗ trợ và phát triển CRS. [8] Amerrican Psychiatric Association, 2013. Desk Reference to the Diagnostic Criteria from DSM-5, Amerrican Psychiatric Publishing. [9] Haris Memisevic, Selmer Hadzic, 2013. Speech and languages disorder in children wich intellecual disability in Bosnia and Herzegovina, Vol 24, No.2, doi 10.5463/DICD, v24i2.214. ABSTRACT Designing an exercise system to develop some skills for children with cerebral palsy to include in the kindergarten Dang Loc Tho National College for Education Cerebral palsy is the disability in motor caused by damage or abnormality that does not improve in the early period of brain development. Cerebral palsy causes abnormal postures, motor patterns, and slow development of functional motor benchmarks. The paper addresses some basic topics as following: (i) characteristics and difficulties of children with cerebral palsy in their basic skills, (ii) designing several exercises to support skill development for children with cerebral palsy, including: audio-visual skills, fine motors, occupational skills, communicating skills and language. Keywords: Disabled children, cerebral palsy, skill development, early childhood education, inclusive education. 145

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4663_dltho_162_2130313.pdf
Tài liệu liên quan