Xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp

Tài liệu Xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 116 XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CHO SINH VIÊN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Building the spiritual life for students in Ho Chi Minh City – Reality and solutions ThS. Phạm Đình Huấn Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Tóm tắt Xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM là hoạt động góp phần rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cần thiết của người sinh viên nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho xã hội. Trên cơ sở làm sáng tỏ những đặc điểm đời sống tinh thần của sinh viên ở TP.HCM, bài viết phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM trong những năm qua, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản để xây dựng đời sống tinh thần cho sin...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 116 XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CHO SINH VIÊN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Building the spiritual life for students in Ho Chi Minh City – Reality and solutions ThS. Phạm Đình Huấn Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Tóm tắt Xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM là hoạt động góp phần rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cần thiết của người sinh viên nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho xã hội. Trên cơ sở làm sáng tỏ những đặc điểm đời sống tinh thần của sinh viên ở TP.HCM, bài viết phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM trong những năm qua, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản để xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM ngày càng phát triển toàn diện hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ. Từ khóa: đời sống tinh thần, sinh viên, Thành phố Hồ Chí Minh Abstract Building the spiritual life of students in Ho Chi Minh City is the activity which contributes to training and cultivating the virtue and essential capacity of students in order to build high quality human resources to serve the society. On the basis of clarifying the characteristics of the spiritual life of students in Ho Chi Minh City, the article analyzes the achievements, limitations and causes in building the spiritual life of students in the past years. Through those results, the article proposes basic solutions for improving the spiritual life of students in Ho Chi Minh City comprehensively towards the truth, the goodness and the beauty. Keywords: spiritual life, students, Ho Chi Minh City 1. Đặt vấn đề Đời sống tinh thần là một lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, phản ánh và thể hiện một lĩnh vực đặc thù của cuộc sống con người, là hoạt động thiết yếu không thể thiếu của mỗi con người và xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, cùng với nâng cao đời sống vật chất, nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng con người Việt Nam trong đó có sinh viên Việt Nam “Phát triển toàn diện, hướng đến chân – Email: huancaothang@yahoo.com PHẠM ĐÌNH HUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 117 thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.28). TP.HCM với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, nay có vai trò là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Đảng bộ, Chính quyền thành phố đã nhận thức sâu sắc ý nghĩa quan trọng của nhiệm vụ xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM “Chăm lo xây dựng thế hệ trẻ giàu lòng yêu nước, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; phát triển về thể chất, tri thức, kỹ năng, tác phong công nghiệp và khả năng lập nghiệp, có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ TP.HCM, 2010, tr. 69). Quán triệt thực hiện đường lối, chính sách của Đảng bộ và Chính quyền thành phố, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, nhất là các trường đại học, cao đẳng và Hội sinh viên ở TP.HCM đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch nhằm xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM, điển hình như: Phong trào sinh viên 5 tốt; Chương trình tư vấn, hỗ trợ sinh viên; Phong trào rèn luyện đạo đức, tác phong; Phong trào sinh viên tình nguyện vì cộng đồng; Phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học; Các cuộc thi học thuật; Phong trào sinh viên khởi nghiệp; Sinh hoạt các câu lạc bộ học tập, vui chơi giải trí.v.v. Những nỗ lực xây dựng đời sống tinh thần của sinh viên ở TP.HCM là rất lớn. Tuy nhiên, những kết quả tích cực đó mới chỉ là bước đầu. Quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM còn những hạn chế như: Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên, nhất là sinh viên cao đẳng còn hạn chế, tỷ lệ tập hợp sinh viên tham gia chưa đạt yêu cầu kế hoạch đề ra; công tác tuyên truyền danh hiệu sinh viên 5 tốt và kết nối gương sinh viên 5 tốt chưa thực hiện tốt; một bộ phận sinh viên chưa quan tâm đến rèn luyện các kỹ năng; trong triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, phong trào một số đơn vị còn lúng túng trong giải pháp thực hiện.v.v. Bức tranh tổng thể về đời sống tinh thần của sinh viên ở TP.HCM vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và tìm kiếm giải pháp xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM hiện nay là yêu cầu cấp thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm “đời sống tinh thần” “Đời sống tinh thần” là một khái niệm ghép, gồm khái niệm “đời sống” và khái niệm “tinh thần”. Đời sống là dùng để chỉ hoạt động và điều kiện sinh hoạt xã hội của con người. Tinh thần “theo nghĩa rộng của từ là một khái niệm đồng nhất với cái quan niệm, với ý thức là hình thức hoạt động tâm lý cao nhất; theo nghĩa hẹp của từ thì đồng nghĩa với khái niệm tư duy” (Từ điển triết học, 1975, tr. 576). Đời sống tinh thần là cái đặc hữu của con người, có cấu trúc phong phú, phức tạp, gồm tổng hòa sống động của nhiều lĩnh vực hoạt động. Việc phân chia các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống tinh thần hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Điều này có nhiều lý do, trong đó có lý do là đối tượng, mục đích, nhiệm vụ cụ thể có tính đặc thù của các công trình nghiên cứu, các bộ môn khoa học. Để có sự phù hợp với đối tượng, mục SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 118 đích và nhiệm vụ nghiên cứu là sinh viên trong bài viết này, tác giả phân chia đời sống tinh thần thành các hoạt động theo các lĩnh vực cơ bản: tư tưởng, đạo đức và lối sống, giáo dục, khoa học, nghệ thuật. Từ sự phân tích như trên, tác giả cho rằng đời sống tinh thần là phản ánh và thể hiện một lĩnh vực đặc thù của cuộc sống con người (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng). Nó bao gồm tổng hòa sống động của các hoạt động và thành quả của nó trên các lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức và lối sống, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển về các mặt chân, thiện, mỹ của đời sống con người và xã hội. “Xây dựng” theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là “thái độ, ý kiến có thiện ý, nhằm mục đích làm cho tốt hơn” (Hoàng Phê (chủ biên), 2016, tr.1427). Như vậy, xây dựng đời sống tinh thần là làm cho đời sống tinh thần ngày càng tốt hơn, như Đảng đã nêu trong Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, năm 1998 “tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp”. 2.2. Đặc điểm đời sống tinh thần của sinh viên ở TP.HCM TP.HCM là một trong hai thành phố có số lượng lớn các trường đại học, cao đẳng của cả nước, thành phố hiện có “85 trường đại học, cao đẳng, chia thành 4 nhóm: nhóm 1: các trường đại học, cao đẳng công lập thuộc thành phố, gồm có 9 trường (2 trường đại học, 6 trường cao đẳng, Học viện Cán bộ thành phố); nhóm 2: các trường đại học, cao đẳng tư thục, có 23 trường (14 trường đại học, 9 trường cao đẳng); nhóm 3: các trường đại học, cao đẳng công lập thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý có 46 trường; nhóm 4: các trường đại học, cao đẳng thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, có 7 trường và 1 khoa trực thuộc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020, 2015, tr.2). TP.HCM hiện có “458,392 sinh viên” (Tổng cục thống kê, 2017, tr.712), nhiều thứ hai so với cả nước, với nhiều lĩnh vực đào tạo như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật, y khoa, an ninh, quân sự, cảnh sát, luật, công nghệ thông tin, kinh tế, ngân hàng, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật, sư phạm.v.v. Sinh viên ở TP.HCM sinh sống, học tập trong môi trường kinh tế thị trường phát triển năng động; môi trường công nghiệp hiện đại, có tác phong công nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp cao; môi trường hội nhập quốc tế sâu rộng, sôi động. Vì vậy, sinh viên ở TP.HCM cũng trở nên năng động, sáng tạo. Do điều kiện môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, lịch sử ở TP.HCM chi phối, đời sống tinh thần của sinh viên ở TP.HCM có những đặc điểm như: có truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang và tiên phong trong các phong trào sinh viên; có sự đan xen, dung hợp của nhiều sắc thái văn hóa khác nhau; sinh viên ở TP.HCM có nhu cầu tinh thần cao, phong phú, đa dạng và những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu đó; có hoạt động giao lưu tinh thần phát triển, rộng rãi, đa dạng, phong phú. 2.3. Thực trạng xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM hiện nay Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng về nhiệm vụ chăm lo, xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên, xuất phát từ đặc điểm, điều kiện thực tế của sinh viên thành phố. Trong những năm qua, TP.HCM đã đẩy mạnh xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên trên các lĩnh vực cơ bản như: tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục; khoa PHẠM ĐÌNH HUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 119 học; nghệ thuật và bước đầu có những kết quả nhất định. Thứ nhất, trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, trên tinh thần chỉ đạo của Đảng bộ thành phố “xây dựng thế hệ trẻ giàu lòng yêu nước, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ TP.HCM, 2010, tr. 69), Đảng, Chính quyền, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, các trường đại học, cao đẳng ở TP.HCM đã triển khai nhiều việc làm thiết thực. Về tư tưởng đã trang bị cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi có “75,5% số sinh viên được hỏi họ có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước” (Phạm Đình Huấn, 2018, Bảng biểu 7). Đồng thời, giáo dục sinh viên tinh thần yêu nước, tăng cường nắm bắt tư tưởng, tâm tư, tình cảm nguyện vọng của sinh viên, giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc của sinh viên và cung cấp những thông tin chính thống đến sinh viên. Về đạo đức và lối sống, giáo dục sinh viên về những giá trị truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc; giáo dục lối sống cho sinh viên về xây dựng môi trường giáo dục tích cực, lành mạnh, thân thiện, sống có trách nhiệm với cộng đồng, có nề nếp, tác phong. Nhờ đó, đại đa số sinh viên ở TP.HCM có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng, có niềm tin và lý tưởng cách mạng, trân trọng những giá trị truyền thống dân tộc, có ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện nội quy, quy chế, pháp luật trong đời sống hàng ngày, có lối sống lành mạnh vì cộng đồng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh viên ở TP.HCM còn những hạn chế trong các khâu từ hoạch định, tổ chức triển khai, thực hiện. Có một bộ phận sinh viên còn xem nhẹ việc học tập các môn lý luận chính trị, theo kết quả khảo sát của chúng tôi có “18,5% sinh viên được hỏi không thích học các môn lý luận chính trị” (Phạm Đình Huấn, 2018, Bảng biểu 6). Một bộ phận sinh viên thiếu niềm tin, lý tưởng cách mạng, thiếu sự quan tâm đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội; một bộ phận sinh viên bị dao động về tư tưởng. Một bộ phận sinh viên thiếu sự hiểu biết về những giá trị truyền thống dân tộc, xa rời những giá trị truyền thống dân tộc, bị cuốn theo lối sống của nước ngoài du nhập vào thành phố, thiếu sự quan đến cộng đồng, thiếu kỷ cương, nề nếp trong học tập, rèn luyện hàng ngày. Thứ hai, trong lĩnh vực giáo dục, Đảng bộ, Chính quyền, Đoàn, Hội, các trường đại học, cao đẳng ở TP.HCM đã quan tâm triển khai nhiều hoạt động nhằm xây dựng đời sống tinh thần của sinh viên ở TP.HCM trên lĩnh vực giáo dục giúp sinh viên tích lũy tri thức, có năng lực và phẩm chất trở thành nguồn lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, trang bị cho sinh viên về tri thức, các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức đoàn, hội đã tổ chức nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm học thuật, tổ chức các cuộc thi học thuật, trang bị cho sinh viên phương pháp học tập hiệu quả giúp sinh viên học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Năm học 2017 – 2018, Hội sinh viên TP.HCM đã tổ chức “787 hoạt động học thuật các cấp, thu hút 188,172 sinh viên tham gia” (Hội sinh viên SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 120 Việt Nam TP.HCM, 2018a, tr.17). Không chỉ giáo dục sinh viên về tri thức, dạy nghề, các trường và các tổ chức đoàn thể còn quan tâm giáo dục sinh viên về cách làm người, trang bị cho sinh viên thành phố những kỹ năng để chung sống và làm việc trong xã hội thông qua các hình thức giáo dục kỹ năng mềm, tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm, kết nối doanh nghiệp. Năm học 2017 – 2018 đã tổ chức “663 lớp trang bị kỹ năng thực hành xã hội, thu hút 233,203 sinh viên tham gia” (Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM, 2018a, tr.21); giáo dục ngoại ngữ, tin học làm phương tiện để giao tiếp và kết nối trong quá trình học tập rèn luyện và giao lưu văn hóa; phối hợp chặt chẽ với gia đình trong giáo dục, rèn luyện và học tập của sinh viên thông qua các hình thức liên lạc với gia đình, cung cấp thông tin về tình hình học tập và rèn luyện của sinh viên đến gia đình. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giáo dục còn có những bất cập, một bộ phận sinh viên học một cách thụ động, chưa có phương pháp học tập hiệu quả, một bộ phận sinh viên chưa tích cực tham gia các câu lạc bộ học thuật, làm việc nhóm từ đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tập của sinh viên. Chương trình đào tạo của nhiều trường đại học, cao đẳng cũng chưa chú ý đến đào tạo toàn diện về tri thức chuyên môn, đạo đức, kỹ năng cho sinh viên. Một bộ phận sinh viên cũng chưa chú trọng đến học tập toàn diện, rèn luyện đạo đức, kỹ năng, mà chỉ quan tâm đến kiến thức chuyên môn, xem nhẹ hoặc không quan tâm đến kiến thức đại cương dẫn đến học lệch, thiếu rèn luyện về kỹ năng, đạo đức, ít quan tâm đến hoạt động phong trào. Theo số liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy, khi được hỏi có “63% sinh viên không tham gia các hoạt động tình nguyện mùa hè xanh, 51,5% sinh viên không tham gia phong trào rèn luyện sinh viên 5 tốt, có 47,8% sinh viên không tham gia khóa học, đào tạo kỹ năng” (Phạm Đình Huấn, 2018, Bảng biểu 22). Ngoài ra trình độ ngoại ngữ, tin học của sinh viên còn thấp, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của hội nhập quốc tế, nhất là khả năng giao tiếp ngoại ngữ của sinh viên còn yếu. Thứ ba, trong lĩnh vực khoa học, hoạt động khoa học là một trong những hoạt động chính của các trường đại học, cao đẳng và sinh viên. Do đó, Đảng bộ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các trường đại học, cao đẳng ở TP.HCM rất quan tâm, thực hiện nhiều biện pháp tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng học tập và tạo điều kiện cho sinh viên phổ biến những tri thức khoa học đến cộng đồng, xã hội. Nhằm tạo điều kiện, môi trường cho sinh viên nghiên cứu khoa học, các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức đoàn thể ở TP.HCM đã tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn nghiên cứu khoa học, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học, năm học 2017 – 2018, Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM đã tổ chức “787 hoạt động học thuật các cấp, thu hút 188,172 sinh viên tham gia có 5,211 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp” (Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM, 2018a, tr.17), giúp sinh viên có điều kiện tốt nghiên cứu khoa học, nhiều trường có các hoạt động hỗ trợ sinh viên như: hỗ trợ nguồn tài liệu tham khảo, xây dựng ngân hàng thư viện số, kết nối doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, để giúp sinh viên phổ biến những tri thức khoa học đến cộng đồng thông qua các hoạt động tình nguyện của sinh viên, tổ PHẠM ĐÌNH HUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 121 chức các đội hình chuyên tình nguyện gắn với thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học – công nghệ, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và trong năm học 2017 – 2018 “đã có 279 hoạt động hỗ trợ 59,572 sinh viên khởi nghiệp” (Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM, 2018a, tr.18). Những hoạt động trên đã giúp cho sinh viên thành phố học tập ngày càng năng động, sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận trên, những hạn chế trong lĩnh vực này là khó tránh khỏi, sinh viên chưa tích cực, chủ động tham gia hoạt động khoa học, còn tâm lý e ngại, tự ti, ngại tham gia hoặc tham gia cho có phong trào nên chất lượng không cao; sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên có tính ứng dụng thấp, chưa nhận được nhiều sự quan tâm thiết thực từ các doanh nghiệp; vấn đề khởi nghiệp của sinh viên được các trường rất quan tâm, nhưng tỷ lệ khởi nghiệp của sinh viên còn thấp, phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có xu hướng nộp đơn xin đi làm. Thứ tư, trong lĩnh vực nghệ thuật, TP.HCM đã đầu tư lớn cho hoạt động văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của sinh viên hàng năm thông qua các chương trình như: liên hoan tiếng hát sinh viên, chương trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ trong năm, liên hoan phim của sinh viên, cuộc thi nét đẹp sinh viên, tổ chức các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, trong năm học 2017 – 2018 đã tổ chức “431 sân chơi văn nghệ thuật, thu hút trên 191,482 sinh viên tham gia” (Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM, 2018b, tr.47), tạo ra không gian hoạt động văn hóa nghệ thuật thường xuyên, vui tươi, lành mạnh cho sinh viên. Hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất, trao đổi, phổ biến, tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của sinh viên thành phố được đầu tư, xây dựng khá toàn diện. Nhiều công trình lớn đã được Chính quyền thành phố đầu tư như: nhà văn hóa sinh viên ở quận 3 và Thủ Đức, Trung tâm hỗ trợ HSSV; hệ thống thư viện ở các quận/huyện và các trường, ngoài ra, còn rất nhiều trung tâm, tụ điểm văn hóa của nhà nước và tư nhân phục vụ người dân và sinh viên thành phố. Xây dựng văn hóa đọc cho sinh viên thành phố cũng được Đảng bộ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các trường đại học, cao đẳng ở TP.HCM quan tâm xây dựng với các hoạt động như: mở đường sách TP.HCM để tôn vinh văn hóa đọc, bầu chọn giới thiệu 100 cuốn sách thanh thiếu nhi TP.HCM cần đọc, đa dạng hóa và nâng cấp các dịch vụ tiện ích ở thư viện để hút sinh viên đã cổ vũ và thu hút đông đảo sinh viên đọc sách, hình thành văn hóa đọc cho sinh viên thành phố. Tuy nhiên, ở lĩnh vực này còn có một số những hạn chế nhất định. Các chương trình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật chưa đủ sức hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên tham gia. Kết quả khảo sát cho thấy “67% sinh viên chưa tham gia hội thi, hội diễn văn nghệ, 59,3% sinh viên chưa tham gia hội thi thể dục thể thao” (Phạm Đình Huấn, 2018, Bảng biểu 19). Một bộ phận sinh viên chưa quan tâm, sinh hoạt tại Nhà văn hóa sinh viên, Nhà văn hóa thanh niên, Trung tâm hỗ trợ HSSV. Theo kết quả khảo sát cho thấy “có 71,8% sinh viên không tham gia sinh hoạt tại nhà văn hóa sinh viên, 66,3% không tham gia sinh hoạt tại Trung tâm hỗ trợ HSSV” (Phạm Đình Huấn, 2018, Bảng biểu 23). Mặc dù TP.HCM rất quan tâm xây dựng văn hóa đọc cho công dân thành SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 122 phố, nhưng tỷ lệ sinh viên đọc sách còn thấp, kết quả khảo sát cho thấy “có 20,3% sinh viên được hỏi là thường xuyên đọc sách tại thư viện, sinh viên quan tâm nhiều hơn đến việc truy cập các trang mạng xã hội, kết quả khảo sát cho thấy có 49,8% sinh viên được hỏi thường xuyên truy cập mạng xã hội” (Phạm Đình Huấn, 2018, Bảng biểu 17). Nhìn chung, ở tất cả các lĩnh vực, quá trình xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM, bên cạnh những thành tựu, còn tồn tại không ít những hạn chế, bất cập và chúng đều có những nguyên nhân nhất định. Nguyên nhân của những thành tựu là: những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội mà TP.HCM đạt được trong thời gian qua đã góp phần hiệu quả xây dựng đời sống tinh thần cho nhân dân thành phố nói chung cũng như sinh viên ở TP.HCM nói riêng; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các trường đại học, cao đẳng đối với nhiệm vụ xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM. Đây là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng trong đó có nhiều trường đào tạo có chất lượng, uy tín trong và ngoài nước, đào tạo ra một khối lượng lớn sinh viên có năng lực, phẩm chất phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của TP.HCM cũng như của cả nước. Đồng thời, những phong trào của học sinh, sinh viên thành phố luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo, có tính lan tỏa đến các địa phương khác trong cả nước. Về nguyên nhân của những hạn chế là: Một bộ phận tổ chức Đảng, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các trường đại học, cao đẳng và sinh viên ở TP.HCM nhận thức chưa đầy đủ, chưa rõ về nhiệm vụ xây dựng đời sống tinh thần của sinh viên; dựa trên đặc điểm, tình hình cụ thể tại TP.HCM, thực tế có những chính sách còn bất cập, thiếu đồng bộ phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, thiếu quỹ đất để đầu tư xây dựng phát triển trường hoặc di dời tập trung về một mối, thiếu quỹ đất xây dựng khu vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa, y tế, giao thông, nhà trọ, ký túc xá; sự thiếu ý thức tự giác và tinh thần nỗ lực vươn lên của một bộ phận sinh viên TP.HCM trong xây dựng đời sống tinh thần của bản thân họ. 2.4. Phương hướng và giải pháp xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM hiện nay 2.4.1. Phương hướng xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM hiện nay Một là, chăm lo xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên nhằm tạo dựng cho sinh viên ở TP.HCM một đời sống tinh thần cao đẹp, vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, bền vững của TP.HCM. Hai là, xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM là nhiệm vụ của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các trường đại học, cao đẳng ở TP.HCM có vai trò quan trọng. Ba là, coi trọng, tiến hành đồng bộ trong xây dựng các lĩnh vực của đời sống tinh thần của sinh viên ở TP.HCM. Đồng thời, lựa chọn, tập trung sự chỉ đạo và nguồn lực xây dựng một số lĩnh vực then chốt, có ảnh hưởng quyết định đến sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, đúng hướng của toàn bộ đời sống tinh thần của PHẠM ĐÌNH HUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 123 sinh viên ở TP.HCM. 2.4.2. Một số giải pháp cơ bản xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM hiện nay Để thực hiện những phương hướng trên cần phải có những giải pháp đồng bộ và thực hiện những giải pháp sau đây: Một là, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trước hết là cán bộ lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các trường đại học, cao đẳng ở TP.HCM về nhiệm vụ xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM hiện nay. Hai là, nâng cao tinh thần tích cực, chủ động của sinh viên ở TP.HCM đối với xây dựng đời sống tinh thần của bản thân họ. Ba là, đẩy mạnh đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong đời sống tinh thần của xã hội và của sinh viên. Đồng thời phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng đời sống tinh thần. Bốn là, phát triển và đa dạng hóa các hoạt động tinh thần của sinh viên nhằm nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo giá trị tinh thần của sinh viên ở TP.HCM. Năm là, tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc, nhất là truyền thống yêu nước cho sinh viên ở TP.HCM hiện nay. 3. Kết luận Thực trạng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM hiện nay cho thấy, sinh viên ở TP.HCM được trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học, có lý tưởng cách mạng, trân trọng những giá trị truyền thống dân tộc, có nề nếp tác phong, có lối sống lành mạnh; sinh viên được giáo dục toàn diện, có năng lực và phẩm chất, có sự quan tâm kết nối giữa nhà trường với gia đình và doanh nghiệp trong giáo dục; sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và phổ biến những tri thức khoa học đến cộng đồng; các hoạt động nghệ thuật của sinh viên được tổ chức định kỳ và thường xuyên giúp sinh viên có môi trường sinh hoạt, thưởng thức, giải trí và sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, trong đời sống tinh thần của sinh viên ở TP.HCM hiện nay, còn một bộ phận sinh viên có những biểu hiện như: bị dao động về tư tưởng, thờ ơ trước các sự xã hội, xa rời giá trị truyền thống dân tộc; học tập thụ động, chưa có phương pháp học tập hiệu quả, chưa quan tâm đến rèn luyện toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái độ; chưa tích cực, chủ động trong nghiên cứu khoa học; sinh viên ít tham gia sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, ít sử dụng thư viện để học tập. Từ thực trạng đời sống tinh thần cho sinh viên ở TP.HCM hiện nay, chúng tôi đề xuất những phương hướng và giải pháp xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên. Về phương hướng cần phải xác định rõ nhiệm vụ, mục đích và cách thức xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên. Về giải pháp, cần phải nâng cao nhận thức của những chủ thể và bản thân sinh viên trong xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên, cần có kế hoạch xây dựng đời sống tinh thần cho sinh viên và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đó. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Văn phòng Trung ương Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. (2010). Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IX. TP.HCM: Lưu hành nội bộ. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020. (2015). Báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố kết quả thực hiện 6 chương trình đột phá thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015. TP.HCM: Lưu hành nội bộ. Hội sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. (2018a). Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác hội và phong trào sinh viên thành phố năm học 2017 – 2018. TP.HCM: Lưu hành nội bộ. Hội sinh viên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. (2018b). Tài liệu hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ V (2015 – 2018) Hội sinh viên thành phố Hồ Chí Minh. TP.HCM: Lưu hành nội bộ. Hoàng Phê (chủ biên). (2016). Từ điển tiếng Việt. Hồng Đức. Phạm Đình Huấn. (2018). Khảo sát 400 sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM làm đề tài NCS triết học “Xây dựng đời sống tinh thần của sinh viên trong quá trình hội nhập quốc tế ở TP.HCM. Tổng cục Thống kê. (2017). Niên giám thống kê Việt Nam 2016. Hà Nội: Thống kê. Từ điển triết học. (1975). NXB Tiến bộ mát – xcơ – va. Ngày nhận bài: 21/02/2019 Biên tập xong: 15/3/2019 Duyệt đăng: 20/3/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf57_7151_2214962.pdf
Tài liệu liên quan