Xây dựng công thức xà phòng từ cao lá khế (averrhoa carambola) hỗ trợ điều trị rôm sảy

Tài liệu Xây dựng công thức xà phòng từ cao lá khế (averrhoa carambola) hỗ trợ điều trị rôm sảy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 590 XÂY DỰNG CÔNG THỨC XÀ PHÒNG TỪ CAO LÁ KHẾ (AVERRHOA CARAMBOLA) HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ RÔM SẢY Võ Thị Kim Loan*, Trần Quốc Thanh*, Phạm Đình Duy* TÓM TẮT Mở đầu: Khi bị rôm sảy, trẻ em thường được tắm bằng nước nấu các loại lá cây như: lá khế, lá kinh giới, lá trà, lá khổ qua. Việc sử dụng theo cách này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây hại và lông tơ trên lá có thể gây kích ứng cho da trẻ. Mục tiêu: Xây dựng công thức xà phòng chứa cao chiết từ cao lá khế (Averrhoa carambola L.) và đánh giá khả năng kháng viêm trên mô hình in-vivo. Phương pháp: Việc lựa chọn dung môi để chiết xuất lá khế dựa trên hàm lượng polyphenol có trong dịch chiết với phương pháp ngâm lạnh. Dịch chiết được xây dựng tiêu chuẩn dựa trên các chỉ tiêu: cảm quan, độ ẩm, định tính và định lượng. Tiếp theo, công thức xà phòng nền và công thức xà phòng chứa cao lá khế được xây dựng dựa trên các khảo sát tỉ lệ phối...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng công thức xà phòng từ cao lá khế (averrhoa carambola) hỗ trợ điều trị rôm sảy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 590 XÂY DỰNG CÔNG THỨC XÀ PHÒNG TỪ CAO LÁ KHẾ (AVERRHOA CARAMBOLA) HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ RÔM SẢY Võ Thị Kim Loan*, Trần Quốc Thanh*, Phạm Đình Duy* TÓM TẮT Mở đầu: Khi bị rôm sảy, trẻ em thường được tắm bằng nước nấu các loại lá cây như: lá khế, lá kinh giới, lá trà, lá khổ qua. Việc sử dụng theo cách này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây hại và lông tơ trên lá có thể gây kích ứng cho da trẻ. Mục tiêu: Xây dựng công thức xà phòng chứa cao chiết từ cao lá khế (Averrhoa carambola L.) và đánh giá khả năng kháng viêm trên mô hình in-vivo. Phương pháp: Việc lựa chọn dung môi để chiết xuất lá khế dựa trên hàm lượng polyphenol có trong dịch chiết với phương pháp ngâm lạnh. Dịch chiết được xây dựng tiêu chuẩn dựa trên các chỉ tiêu: cảm quan, độ ẩm, định tính và định lượng. Tiếp theo, công thức xà phòng nền và công thức xà phòng chứa cao lá khế được xây dựng dựa trên các khảo sát tỉ lệ phối hợp các loại dầu, tỉ lệ dầu dư sau phản ứng xà phòng hóa, tỉ lệ glycerin và tỉ lệ nước tạo thành xà phòng nền. Sau cùng, xà phòng chứa cao lá khế được xây dựng tiêu chuẩn chất lượng về cảm quan, pH, định tính, định lượng và được đánh giá hoạt tính kháng viêm. Kết quả: Dung môi ethanol 50% chiết được hàm lượng polyphenol là 75,96% cao hơn dung môi ethanol 70% là 66,86%. Cao đặc lá khế sau khi chiết xuất có màu nâu đen, đồng nhất, thể chất dẻo ở nhiệt độ thường, có mùi đặc trưng của dược liệu, về độ ẩm không lớn hơn 13,0%. Cao đặc lá khế khi định lượng có giá trị không được nhỏ hơn 74,81 mg polyphenol tương đương acid gallic trong 1 g cao đặc. Công thức xà phòng nền có thể chất hơi nhớt, dễ lấy ra khi nhấn vòi phun và khả năng làm mềm da được nhiều người tình nguyện chọn. Thành phẩm xà phòng chứa dịch chiết lá khế có khả năng giảm phù hiệu quả khi so sánh với xà phòng đối chiếu Lactacyd đang lưu hành trên thị trường. Kết luận: Công thức xà phòng từ lá khế đã được xây dựng chứng minh được khả năng kháng viêm, tạo nền tảng cho việc tiến tới sản xuất ở quy mô công nghiệp. Từ khóa: xây dựng công thức, xà phòng, chiết xuất lá khế. ABSTRACT FORMULATION OF SOAP CONTAINS LEAF EXTRACT OF STAR FRUIT (AVERRHOA CARAMBOLA) FOR THE TREATMENT OF THE MILIARIA Vo Thi Kim Loan, Tran Quoc Thanh, Pham Dinh Duy * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 590 – 598 Background: When children are rash, children are often bathed with boiled water of the herbal leaf such as: Averrhoa carambola, Elsholtzia ciliata, Camellia sinensis, Momordica charantia. This way implies the risk of bacterial infection and leaf fuzz can irritate the skin. Objectives: Formulating soap contains leaf extract of Averrhoa carambola and investigating its anti- inflammatory in-vivo. Method: The choice of solvent for leaf extraction depends on the polyphenol content presenting in the extract. The selected leaf extract was standardized. The criteria of leaf extract was established including: appearance, *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Phạm Đình Duy ĐT: 0908832827 Email: duyphamdinh1981@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 591 moisture, qualitative and quantitative. Formula of soap base and formula of soap containing leaf extract was established based on investigating the percentage of different oils, residual oil, glycerin and water. Then, the final formula was established the standards for the quality control. and evaluated the anti-inflammatory. Results and Discussions: The percentage of polyphenol which was extracted by ethanol 50% and 70% were respectively 75.96% and 66.86%. Concentrated leaf extract has dark brown, homogeneous, flexible physical at room temperature with herbal odor and moisture no more than 13.0%. The total polyphenol contents of concentrated extract expressed as milligram gallic acid equivalent (GAE)/g was not less than 74.81 mg/g. The chosen soap base formula was slightly viscous and easy to pump out for use, besides, its soften skin effect was accepted by many volunteers. The final formula containing leaf extract showed a better anti-inflammatory property compared to the reference soaps on the market. Conclusion: The soap formula containing leaf extract of Averrhoa camrambola presented a good anti- inflammatory property and formed the basis for proceeded to industrial production. Keywords: formulation, soap, Averrhoa camrambola extract. ĐẶT VẤN ĐỀ Da là cơ quan phức tạp và năng động, được xem là bộ áo giáp để bảo vệ cơ thể, thực hiện một số chức năng quan trọng. Sự khác biệt về chức năng của da giữa trẻ sơ sinh và người lớn đó là cấu trúc da(8). Da trẻ sơ sinh mỏng hơn da người lớn từ 40-60%, do đó khả năng mất nước cũng cao hơn và do hệ giao cảm còn non nớt nên sự đáp ứng của cơ thể khi mất nước cũng bị cản trở(6). Rôm sảy sẽ phát triển khi một số tuyến ngoại tiết bị nghẽn. Thay vì bốc hơi, mồ hôi sẽ giữ lại dưới da gây tình trạng viêm và nổi mụn đỏ(2). Ở trẻ em rôm sảy chủ yếu ở cổ, vai, ngực, lưng nhưng cũng có thể thêm ở kẽ nách, háng. Rôm sảy thường tự khỏi nhưng đôi khi một số biến chứng có thể xảy ra như: nhiễm trùng, sốc do nóng. Khi trẻ em bị rôm sảy, theo dân gian, trẻ em thường được tắm bằng nước nấu các loại lá cây như: lá khế, lá kinh giới, lá trà, lá khổ qua. Tuy nhiên khi sử dụng các loại lá tắm cho trẻ phải đảm bảo rửa sạch lá, ngâm qua nước muối hay thuốc tím trước khi sử dụng, vì các loại lá có thể còn chứa nhiều vi khuẩn gây hại và lông tơ trên lá có thể gây kích ứng cho da trẻ. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng công thức xà phòng chứa cao lá khế giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm trên da trẻ em. Bên cạnh đó, công thức xà phòng này còn mang lại sự tiện ích khi sử dụng, tránh được sự kích ứng cũng như những vi khuẩn gây hại xâm nhập da trẻ khi tắm lá trực tiếp NGUYÊN LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Lá khế đạt tiêu chuẩn được thu hái tại thành phố Hồ Chí Minh; dầu cám gạo, dầu thầu dầu và dầu dừa đạt tiêu chuẩn TCVN 7597:2013 (Việt Nam); glycerin, kali hyroxyd, acid lactic, chloroform, methanol đạt tiêu chuẩn Dược điển Trung Quốc 2010; thuốc thử Folin-Ciocalteu (Đức), acid acetic băng (Đức), chất chuẩn acid gallic - GAE (Trung Quốc) và các dung môi ethanol (Việt Nam), aceton (Việt Nam) đạt tiêu chuẩn phân tích. Nước sử dụng là nước cất 1 lần. Phương pháp Chiết xuất lá khế Lá khế được rửa sạch, phơi khô đến dòn; sau đó được xay thành bột thô, rây qua rây số 1400 và số 355, có độ ẩm là 8,5%; cuối cùng bột lá khế được chiết xuất bằng dung môi cồn 70% hoặc 50%(4). Tiến hành bằng cách cho vào bình nón 150 ml dung môi và 30 g bột lá khế khô, đậy hờ và đun cách thủy ở 80 oC trong 1 giờ. Sau đó gạn lấy phần dịch ở phía trên và lọc. Thực hiện lặp lại như vậy 2 lần, mỗi lần với 150 ml dung môi. Gộp tất cả dịch lọc lại và bay hơi dung môi trên bếp cách thủy ở 80 oC cho đến khi khối lượng không đổi và thu được cao lá khế ứng với từng loại cồn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 592 Đánh giá chất lượng của cao lá khế Cao lá khế được đánh giá về các chỉ tiêu cảm quan, độ ẩm, định tính, định lượng. Cảm quan Quan sát bằng mắt thường, đánh giá màu sắc, thể chất và mùi hương của cao. Độ ẩm Dùng cân phân tích độ ẩm, tiến hành lặp lại 3 lần, lấy giá trị trung bình, các mẫu được lấy ở vị trí khác nhau trong khối cao. Định tính Phương pháp hóa học: cao lá khế được cho phản ứng với thuốc thử FeCl3 5%, thực hiện song song mẫu trắng(7). Cân khoảng 0,1 g cao lá khế hòa trong 50 ml nước cất, siêu âm trong 2 phút và lọc lấy dịch. Cho dịch lọc phản ứng với FeCl3 5%, quan sát màu của dung dịch. Sắc kí lớp mỏng Dung dịch đối chiếu: 1 g dược liệu được chiết bằng 15 ml ethanol 50% trong bể siêu âm 30 phút. Lọc lấy dịch, cô thành cắn. Sau đó, cắn được hòa lại trong 2 ml ethanol 50%. Dung dịch thử: hòa tan 0,5 g lượng cao lá khế hòa tan trong 5 ml ethanol 50%. Chấm riêng biệt lên bản mỏng silicagel F254 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển bằng hệ dung môi chloroform – methanol – acid acetic băng (9:1:0,05), để khô bản mỏng, quan sát dưới bước sóng 365 nm. Định lượng polyphenol toàn phần Thực hiện theo phụ lục 12.6 Dược Điển Việt Nam IV(6) trong điều kiện tránh ánh sáng. - Xây dựng đường chuẩn: đường chuẩn được xây dựng bằng cách hút chính xác lần lượt 1,0 ml; 2,0 ml; 3,0 ml; 4,0 ml; 5,0 ml dung dịch chuẩn chứa acid gallic 0,05 mg/ml vào các bình định mức 25 ml riêng biệt màu nâu, thêm vào mỗi bình 1 ml thuốc thử Folin-Ciocalteu, sau đó thêm lần lượt 11 ml; 10 ml; 9 ml; 8 ml; 7 ml nước vào các bình tương ứng, thêm dung dịch natri carbonat 29% đến vạch, lắc đều. Đo độ hấp thu của các dung dịch thu được ở 760 nm. Chuẩn bị song song một mẫu trắng. Xây dựng đường chuẩn với độ hấp thu là trục tung và nồng độ dung dịch là trục hoành. - Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 100 mg cao dược liệu cho vào bình định mức 100 ml màu nâu, thêm khoảng 80 ml nước cất, siêu âm 30 phút, để nguội, thêm nước cất vừa đủ, lắc đều, để lắng. Lọc bằng giấy lọc, bỏ 20 ml dịch lọc đầu. Hút chính xác 10 ml dịch lọc vào bình định mức 100 ml màu nâu, bổ sung nước cất vừa đủ. - Tiến hành: Hút chính xác 2 ml dung dịch thử vào bình định mức 25 ml màu nâu, thêm vào mỗi bình 1 ml thuốc thử Folin- Ciocalteu, sau đó thêm 10 ml nước vào các bình tương ứng, thêm dung dịch natri carbonat 29% đến vạch, lắc đều. Đo độ hấp thu của các dung dịch thu được ở 760 nm. - Dựa trên đường chuẩn acid gallic đã xây dựng, tính hàm lượng phenolic trong dung dịch phản ứng. Từ đó, tính hàm lượng phenolic theo đơn vị tương đương acid gallic (mg GAE/g). Xây dựng tỉ lệ các thành phần trong công thức xà phòng nền Tỉ lệ các thành phần trong công thức xà phòng nền được khảo sát và chọn lựa dựa trên các công thức được trình bày ở Bảng 1. Việc chọn tỉ lệ của một số thành phần dựa trên một số tham khảo các nghiên cứu về công thức xà phòng(1,5). Nguyên tắc để xây dựng nên các công thức nền này là: tỉ lệ dầu dừa và dầu thầu dầu là 3:1; tỉ lệ dầu cám gạo, dầu dừa, dầu thầu dầu: 6:3:1 và 3:3:1; lượng kali hydroxyd phụ thuộc vào lượng dầu dư sau khi xà phòng hóa, ít nhất là 5%; glycerin 30-60% tổng lượng dầu; tỉ lệ xà phòng thu được với nước 1:1 và 1:2; hàm lượng cao đặc lá khế được cố định 7%, nồng độ này được giữ để xây dựng công thức nền cho thành phẩm và sẽ được điều chỉnh sau khi xác định được chính xác nồng độ cao đặc lá khế sử dụng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 593 Bảng 1: Tỉ lệ các thành phần trong công thức CT Dầu cám gạo (%) Dầu dừa (%) Dầu thầu dầu (%) Kali hydroxyd (%) Glycerin (%) Acid lactic 1 43 43 14 5 30 pH=7, 5 2 43 43 14 5 60 3 43 43 14 10 30 4 43 43 14 10 60 5 60 30 10 5 30 6 60 30 10 5 60 7 60 30 10 10 30 8 60 30 10 10 60 Các công thức xà phòng nền được khảo sát và chọn lựa dựa trên các tiêu chí: thể chất và khả năng làm mềm cho da. Điều chế xà phòng tắm trẻ em Quy trình điều chế xà phòng nền: 2/3 glycerin được đun cách thủy đến nhiệt độ 70 oC trong ly có mỏ 250 ml, cho kali hydroxyd vào, khuấy đều (1). Dầu cám gạo, dầu dừa và dầu thầu dầu được phối hợp với nhau trong một ly có mỏ khác và đun cách thủy đến 70 oC (2), cho (1) vào (2) kết hợp khuấy liên tục. Khi hỗn hợp sệt lại thì ngưng khuấy, đậy hờ, đun cho đến khi hỗn hợp trong, rồi cho nước cất được đun đến 70 oC vào. Tiếp tục đun và khuấy hỗn hợp cho đến khi đồng nhất hoàn toàn và có màu vàng trong. Sau đó, acid lactic được cho vào, khuấy nhẹ. Sau cùng cao đặc lá khế được phân tán vào trong 1/3 glycerin nóng còn lại và cho vào hỗn hợp trên, khuấy đều, thêm chất tạo mùi vừa đủ. Đóng chai, dán nhãn. Khảo sát tính chất của xà phòng nền Thể chất Xà phòng nền được cho vào bao bì trong suốt có đầu phun tạo dòng. Quan sát độ lỏng – nhớt của xà phòng bằng cách lắc nghiêng 1 góc 160o từ trái qua phải và ngược lại. Sau đó, mức độ dễ dàng khi nhấn đầu phun để lấy xà phòng cũng được khảo sát. Khả năng làm mềm da Tính làm mềm cho da được tiến hành khảo sát trên 10 người tình nguyện. Cho 5 ml xà phòng nền vào tay người tình nguyện nữ da lành từ 20 – 23 tuổi, xoa đều trong 5 phút và rửa sạch bằng nước. Sau 15 phút, mỗi tình nguyện viên sẽ đánh giá và chọn công thức xà phòng nền làm mềm da nhất. Đánh giá tác dụng kháng viêm của thành phẩm Nồng độ cao đặc lá khế được lựa chọn dựa trên đánh giá tác dụng kháng viêm. Tiến hành đánh giá hoạt tính kháng viêm của thành phẩm ở ba mức nồng độ cao đặc lá khế là 2%; 5%; 7% (kl/tt). Thử nghiệm được tiến hành theo mô hình gây viêm bằng carrageenan do Winter và cộng sự đề nghị năm 1962(9). Động vật thử nghiệm Chuột nhắt trắng trưởng thành, chủng Swiss albino, trọng lượng trung bình 25-30 g, được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang. Chuột được giữ trong 4 ngày để quen với môi trường thử nghiệm. Trong suốt quá trình thử nghiệm, chúng được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống. Hóa chất và nguyên liệu thử nghiệm: Dung dịch carrageenan 1% được pha bằng cách ngâm carrageenan cho trương nở hoàn toàn trong nước muối sinh lý natri clorid 0,9%, tiến hành trước khi gây viêm khoảng 2 giờ. Mẫu đối chiếu là Lactacyd (Việt Nam). Mẫu thử là các thành phẩm đang khảo sát. Tiến hành Chuột được chia ngẫu nhiên thành 1 lô chứng bệnh, 3 lô thử, 1 lô đối chứng, mỗi lô có 12 chuột. Thử nghiệm được tiến hành trong 5 ngày. Ngày đầu sẽ gây viêm chân chuột bằng cách tiêm vào gan bàn chân trái sau của chuột 0,02 ml Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 594 dung dịch carrageenan 1% ở tất cả các lô, sau đó 3 giờ tiếp theo tiến hành đo thể tích chân chuột và bôi 20 µl xà phòng chân chuột, rửa lại bằng nước sau 5-10 phút, 3 giờ tiếp theo sẽ đo thể tích chân chuột. Tiến hành bôi xà phòng lần 2 cách lần đầu 6 giờ và lặp lại các bước trên. Các ngày còn lại cũng làm lại các bước tiến hành bôi xà phòng như trên. Nhóm đối chứng bôi xà phòng Lactacyd. Thể tích chân chuột được đo bằng dụng cụ đo thể tích chân chuột Plethymometer (Model 7140, Ugo Basile, Milan, Ý). Độ sưng phù chân chuột được tính theo công thức: ∆V(%)=(Vt-Vo)/Vo× 100 ∆V(%): độ sưng phù chân chuột (%). Vo: thể tích chân chuột trước khi gây viêm (ml). Vt: thể tích chân chuột sau khi gây viêm (ml). Đánh giá kết quả Hoạt tính kháng viêm được đánh giá dựa vào hiệu quả giảm phù giữa lô thử so với lô đối chứng hoặc lô thử với lô chứng bệnh. Đánh giá chất lượng của thành phẩm Xà phòng chứa 7% cao đặc lá khế được đóng vào chai và được thực hiện các chỉ tiêu sau: Cảm quan Quan sát bằng mắt thường màu sắc, mùi thành phẩm, đồng thời cảm nhận độ mềm của tay sau khi rửa tay bằng thành phẩm. pH: pH của thành phẩm được đánh giá bằng máy đo pH theo Phụ lục 6.2, DĐVN IV(3). Các phép đo phải được tiến hành trong cùng điều kiện nhiệt độ khoảng từ 20-25 oC. Máy được hiệu chuẩn với các mẫu pH 4, 7 và 9 trước khi sử dụng. Mẫu đo được nhúng ngập điện cực và ghi nhận kết quả. Định tính - Phản ứng hóa học: pha loãng 1 ml thành phẩm với nước cất theo tỉ lệ 1:10 trong ống nghiệm. Thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5%. Quan sát màu của dung dịch so với ống chứng. - Sắc kí lớp mỏng: dung dịch thử được chuẩn bị bằng cách hòa tan 1 lượng thành phẩm trong ethanol 50%, chấm lên bản mỏng silicagel F254, thực hiện song song với dung dịch đối chiếu chứa cao lá khế hòa trong ethanol 50%. Dung môi khai triển gồm chloroform-methanol-acid acetic băng (9:1:0,05). Sau khi khai triển, để khô bản mỏng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Định lượng Thực hiện định lượng polyphenol toàn phần trong thành phẩm tương tự như định lượng trong cao đặc lá khế. Mẫu thử là xà phòng được pha loãng 500 lần. KẾT QUẢ Kết quả khảo sát hàm lượng polyphenol trong cao đặc lá khế Bảng 2: Kết quả tính hàm lượng polyphenol toàn phần có trong các cao Cao Độ hấp thu đo được Nồng độ polyphenol tính theo acid gallic (mg) Khối lượng cao (mg) Lượng polyphenol tính theo acid gallic (mg) Hàm lượng polyphenol (%) Cao cồn 70% 0,1094 0,54 101,7 6,80 66,86 Cao cồn 50% 0,1165 0,62 101,6 7,72 75,96 Dựa vào Bảng 2, kết quả hàm lượng polyphenol trong cao cồn 50% nhiều hơn cao cồn 70%. Do đó dung môi được lựa chọn để chiết xuất lá khế là cồn 50%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 595 Kết quả đánh giá chất lượng của cao đặc lá khế Kết quả khảo sát các chỉ tiêu đặc trưng của cao đặc lá khế được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3: Kết quả các chỉ tiêu chất lượng của cao đặc lá khế Chỉ tiêu Kết quả Cảm quan Cao đặc lá khế có màu nâu đen, đồng nhất, thể chất dẻo ở nhiệt độ thường, có mùi hương đặc trưng của dược liệu. Độ ẩm (%) 13,0 12,9 13,1 Trung bình: 13,0 RSD %: 0,77 Khi cao đặc có độ ẩm > 13% sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm mốc, không thể bảo quản lâu dài. Do đó, cao đặc phải có độ ẩm =< 13%. Định tính - Phản ứng hóa học với FeCl3. - Sắc kí lớp mỏng Hình phản ứng và hình sắc ký Ghi chú: Vết 1: cao đặc lá khế Vết 2: dịch chiết lá khế Định lượng (mg GAE/g) 74,77 75,06 74,61 Trung bình: 74,81 RSD %: 0,31 Kết quả xây dựng công thức xà phòng Sau khi điều chế, các công thức xà phòng nền được khảo sát về thể chất và khả năng làm mềm da. Kết quả được trình bày ở Bảng 4. Bảng 4: Kết quả đánh giá thể chất và khả năng làm mềm da của các công thức xà phòng nền CT 1 2 3 4 5 6 7 8 Thể chất Tỉ lệ xà phòng xà phòng - nước 1:2 Độ nhớt - - - - - - - - Tỉ lệ xà phòng xà phòng - nước 1:1 Độ nhớt ++ ++ ++ ++ + + + + Khả năng làm mềm da Số người chọn 0 1 2 7 -: không có độ nhớt, rất lỏng. +: nhớt vừa, có thể dễ dàng nhấn đầu phun để lấy xà phòng. ++: nhớt khó nhấn đầu phun để lấy xà phòng. Kết quả cho thấy thể chất của xà phòng nền rất lỏng khi tỉ lệ nước gấp đôi xà phòng, nên không phù hợp với việc đóng vào chai dùng đầu phun để lấy xà phòng. Các công thức 1, 2, 3, 4 có độ nhớt tương đối cao, gây khó khăn trong quá trình sử dụng. Do đó, các công thức trên bị loại và tiếp tục khảo sát khả năng làm mềm da của các công thức còn lại. Từ kết quả khảo sát trên 10 người tình nguyện, công thức 8 có số lượng người tình nguyện chọn cao. Công thức xà phòng được chọn cuối cùng này có tỉ lệ dầu cám gạo, dầu dừa, dầu thầu dầu là 6:3:1, lượng dầu dư sau khi xà phòng hóa là 10%, glycerin 10% so với tổng lượng dầu. Bảng 5: Công thức xà phòng cuối cùng được xây dựng theo khối lượng Công thức xà phòng nền Dầu cám gạo 24 g Dầu thầu dầu 12 g Dầu dừa 3 g Kali hydroxyd 7,3 g Glycerin 24 g Acid lactic 0,7 g Trắng Thử Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 596 Công thức xà phòng nền Nước cất 72 g Công thức thành phẩm xà phòng từ lá khế cho 100 ml thành phẩm Cao đặc lá khế 2-7g Tá dược mùi 6 giọt Xà phòng nền 100 ml Kết quả đánh giá tác dụng kháng viêm của thành phẩm Dữ liệu trong Bảng 6 về độ phù chân chuột của lô đối chứng và lô chứng bệnh cho thấy mô hình đáp ứng với sản phẩm trên thị trường. Vì vậy, có thể dùng mô hình này để khảo sát hoạt tính kháng viêm cho thành phẩm xà phòng chứa chiết xuất lá khế. Đồ thị ở hình 1 cho thấy hiệu quả của các thành phẩm đang khảo sát giảm phù tốt và có sự khác biệt rõ ràng với lô chứng bệnh. So sánh giữa các mức nồng độ cao lá khế khác nhau trong thành phẩm thì nồng độ càng cao thì tác dụng giảm phù càng nhiều. Bên cạnh đó, độ phù bàn chân chuột giữa lô chứng bệnh và lô chuột được bôi thành phẩm 7% có ý nghĩa thống kê (= 9,10 > t0,05(4)= 2,11), điều này chứng minh được tác dụng kháng viêm của thành phẩm là có hiệu quả. Lô chuột được bôi thành phẩm 5% và 7% có xu hướng giảm phù tương tự lô đối chứng, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai lô trên (= 2,41 > t0,05(4)= 2,11). Vì vậy, thành phẩm có nồng độ cao là 7% được chọn. Bảng 6: Kết quả độ phù bàn chân chuột Lô Độ phù chân chuột (%) Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Chứng bệnh 95,0 72,3 52,4 27,1 16,9 Xà phòng 2% 78,0 57,9 55,3 29,0 18,8 Xà phòng 5% 49,0 38,4 31,1 22,6 14,1 Xà phòng 7% 38,1 28,6 23,7 21,7 13,1 Lactacyd 58,8 39,9 31,8 30,9 18,7 Hình 1: Độ phù bàn chân chuột (%) của lô chứng bệnh, lô xà phòng 2%, 5%, 7% và lô đối chứng Lactacyd Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 597 Kết quả đánh giá chất lượng của thành phẩm Công thức xà phòng chứa 7% cao đặc lá khế được đánh giá các chỉ tiêu cảm quan, pH, định tính, định lượng. Kết quả được trình bày ở Bảng 6. Bảng 6: Kết quả đánh giá chất lượng của xà phòng chứa cao lá khế. Chỉ tiêu Kết quả Cảm quan Xà phòng màu nâu đen, có mùi thơm, màu sắc đồng nhất. pH 7,40 7,38 7,42 7,39 7,44 7,30 Trung bình: 7,388 RSD%: 0,6543 Định tính - Phản ứng hóa học với FeCl3. - Sắc kí lớp mỏng Hình phản ứng và hình sắc ký Ghi chú: Vết 1: thành phẩm Vết 2: cao đặc lá khế -Thành phẩm có phản ứng dương tính với các thuốc thử đặc trưng của hợp chất phenolic - Sắc kí đồ của mẫu cao và mẫu thành phẩm cho các vết có cùng Rf và màu sắc. Định lượng (mg GAE/ml) 1,12 1,16 1,18 Trung bình: 1,15 RSD%: 2,87 BÀN LUẬN Các thành phần hóa học trong lá khế là chủ yếu là polyphenol toàn phần, do đó dung môi dùng để chiết xuất sẽ là các dung môi có tính phân cực trung bình như ethanol, nhưng do cấu tạo các hợp chất có nhiều nhóm –OH phân cực: flavonoid toàn phần, proanthocyanidin, nên với dung môi cồn 50% sẽ cho lượng polyphenol toàn phần cao hơn cồn 70%. Cao đặc lá khế sau khi chiết xuất được khảo sát các chỉ tiêu đặc trưng của một cao chiết dược liệu như về cảm quan cao đặc lá khế có màu nâu đen, thể chất dẻo và có mùi hương đặc trưng của dược liệu. Cao đặc phải có độ ẩm nhỏ hơn 13% vì nếu lớn hơn thì cao đặc sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm mốc, không thể bảo quản lâu dài. Bên cạnh đó, do cao đặc lá khế có chứa lượng lớn polyphenol (74,81 mg GAE/g) nên cho phản ứng dương tính với các thuốc thử FeCl3. Công thức nền xà phòng được xây dựng dựa trên việc khảo sát thể chất, mức độ dễ dàng khi nhấn đầu phun để lấy xà phòng và khả năng làm mềm da. Những tính chất này giúp chọn lựa được một công thức xà phòng nền đạt được tính thuận tiện cho việc đóng chai, dễ dàng sử dụng và người dùng cảm thấy thoải mái. Công thức xà phòng nền sau đó được phối hợp với các nồng độ khác nhau của cao đặc lá khế để khảo sát tính kháng viêm, từ đó chọn được nồng độ cao đặc thích hợp cho thành phẩm. Từ kết quả khảo sát cho thấy nồng độ cao đặc lá khế 7% cho khả năng kháng viêm đạt hiệu quả hơn so với các mức nồng độ khác và xà phòng đối chiếu Lactacyd đang lưu hành trên thị trường. trng 1 2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 598 KẾT LUẬN Công thức xà phòng chứa chiết xuất từ lá khế dùng hỗ trợ trị rôm sảy đã được đánh giá các chỉ tiêu chất lượng như cảm quan, pH, định tính, định lượng. Các thử nghiệm bước đầu cho thấy thành phẩm có tác động kháng viêm tương đương với sản phẩm đối chiếu trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Experient: Soap making (saponification),” facweb.northseattle.edu, para. 2, May. 2, 2015. [Online]. Available https://vi.scribd.com/document/374234236/252Preparation-of- Soap10-pdf. [Accessed: Jul. 1,2018]. 2. “Heat rash”, webmd.com, para. 2, 20/3/2017, [online]. https://www.webmd.com/skin-problems-and- treatments/picture-of-heat-rash. [Accessed: Jul. 1,2018]. 3. Bộ Y tế. (2009). Dược điển Việt Nam IV. NXB Y học: Hà Nội pp. 919-920, PL 12.6, PL 6.2, PL 6.5, PL 6.3. 4. Cabrini DA, et al, “Analysis of the Potential Topical Anti- Inflammatory Activity of Averrhoa carambola L. In Mice”, Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, para. 2, May. 2, 2011. [online]. Available: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3137785/, [Accessed: Jul. 1,2018]. 5. Debesh M, “Preparation of Soap Using Different Types of Oils and Exploring its properties,” ethesis.nitrkl.ac.in, para. 2, Dec. 20, 2013. [Online]. Available: [Accessed: Jul. 1,2018]. 6. Larralde M, Luna PC.(2008), “Pustulosis neonatales estérelis”, Dermatol Pediatr Latinoam, 6, pp.2–9. 7. Ngô Thu Vân, Trần Hùng (2011), Dược liệu học tập 1, NXB Y học, Hà Nội, tr. 483-486. 8. Stamatas GN, Nikolovski J, Luedtke MA, Kollias N, Wiegand BC. (2010), “Infant skin microstructure assessed in vivo differs from adult skin in organization and at the cellular level”, Pediatr Dermatol, 27, pp.125–131. 9. Vogel HG (2008), Drug discovery and Evalution: Pharmacological Assays, Springer Berlin Heidelberg New York, pp.725-774, 1099-1106. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_cong_thuc_xa_phong_tu_cao_la_khe_averrhoa_carambola.pdf