Tài liệu Xây dựng Chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá trong môn tiếng Anh đối với giáo viên Tiểu học ở tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 255-259
255
Email: hoanggiang789@yahoo.com
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG MÔN TIẾNG ANH
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TỈNH NAM ĐỊNH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Hoàng Giang - Phạm Thị Huế
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
Ngày nhận bài: 03/5/2019; ngày chỉnh sửa: 18/5/2019; ngày duyệt đăng: 24/5/2019.
Abstract: The fundamental innovation of new general education curriculum in comparison with
the current general education curriculum is posing a pressing problem of fostering teachers,
including primary school teachers of English which enable them to well implement the education
curriculum in English as well as the general education curriculum. The article proposes to develop
a a theme to foster the teaching and assessing methods of English for primary teachers in Nam
Dinh province which is aimed to provide teachers with the techniques of t...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng Chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá trong môn tiếng Anh đối với giáo viên Tiểu học ở tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 255-259
255
Email: hoanggiang789@yahoo.com
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG MÔN TIẾNG ANH
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TỈNH NAM ĐỊNH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Hoàng Giang - Phạm Thị Huế
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
Ngày nhận bài: 03/5/2019; ngày chỉnh sửa: 18/5/2019; ngày duyệt đăng: 24/5/2019.
Abstract: The fundamental innovation of new general education curriculum in comparison with
the current general education curriculum is posing a pressing problem of fostering teachers,
including primary school teachers of English which enable them to well implement the education
curriculum in English as well as the general education curriculum. The article proposes to develop
a a theme to foster the teaching and assessing methods of English for primary teachers in Nam
Dinh province which is aimed to provide teachers with the techniques of teaching and testing,
assessing English, to improve the teaching competence for primary school English teachers,
improve teaching competency for primary school English teachers, helping them to have
professional competency to meet the renovation requirements of general education.
Keywords: Fostering, primary school teachers of English, primary school English, teaching
method, testing, assessment.
1. Mở đầu
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/1/2013
của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn
diện GD-ĐT, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày
28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách
giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông và Quyết định số
404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo
dục phổ thông, ngành GD-ĐT mà cơ quan chủ trì là Bộ
GD-ĐT đã tiến hành xây dựng và ban hành Chương trình
giáo dục phổ thông (CTGDPT) tổng thể vào năm 2018
[1]. Cùng với Chương trình môn, CTGDPT tổng thể dự
kiến theo lộ trình sẽ được đưa vào sử dụng theo hình thức
“cuốn chiếu” từ năm học 2020-2021.
So với CTGDPT hiện hành, CTGDPT mới đã có
những thay đổi căn bản và toàn diện. Chương trình được
xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, xác định rõ hệ
thống phẩm chất và năng lực cần đạt ở từng cấp học.
Quan điểm tích hợp và phân hoá cũng được quán triệt
đầy đủ, giảm bớt kiến thức hàn lâm, chú trọng kĩ năng
(KN) thực hành, KN vận dụng kiến thức. Hình thức tổ
chức giáo dục coi trọng cả việc dạy học trên lớp và tổ
chức hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Phương
pháp giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục hướng tới
việc phát huy tính chủ động, ý thức tự học, xây dựng cách
học và khả năng sáng tạo của học sinh (HS). Chương
trình cũng xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của hai giai
đoạn (giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề
nghiệp), đảm bảo tốt tính liên thông trong từng môn học
và giữa các môn học, trong từng cấp học và giữa các cấp
học, phát huy vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích
cực, sáng tạo của giáo viên (GV) trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ giáo dục [1].
Những phân tích trên đây thể hiện sự đổi mới căn bản
của CTGDPT mới so với CTGDPT hiện hành và đặt ra
vấn đề bức thiết về bồi dưỡng đội ngũ GV, trong đó có
đội ngũ GV môn Tiếng Anh cấp tiểu học, để có thể thực
hiện tốt Chương trình môn Tiếng Anh cũng như
CTGDPT.
Bài viết phân tích, đề xuất số vấn đề về xây dựng
chuyên đề bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy và kiểm
tra, đánh giá (KT, ĐG) môn Tiếng Anh dành cho GV tiểu
học tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
phổ thông hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Căn cứ để xây dựng chuyên đề bồi dưỡng về
phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá trong
môn Tiếng Anh cho giáo viên tiểu học
Chương trình môn Tiếng Anh quy định đây là môn
học bắt buộc từ lớp 3-12. Chương trình được xây dựng
theo quan điểm giao tiếp, lấy giao tiếp làm mục tiêu của
quá trình dạy học, chú trọng hình thành và phát triển KN
giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết. Chương trình
đảm bảo lấy hoạt động học của HS làm trung tâm của
quá trình dạy học. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của
HS được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực,
chủ động, sáng tạo. GV là người tổ chức, hướng dẫn quá
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 255-259
256
trình dạy học, khuyến khích HS tham gia hoạt động luyện
tập ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả
năng tự học. Kết thúc chương trình tiếng Anh phổ thông,
HS đạt cấp 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 cấp
dùng cho Việt Nam. Đối với cấp tiểu học, sau khi hoàn
thành xong chương trình HS có thể giao tiếp đơn giản
bằng tiếng Anh thông qua 4 KN nghe, nói, đọc, viết,
trong đó nhấn mạnh hai KN nghe và nói; có kiến thức cơ
bản và tối thiểu về tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp, thông qua tiếng Anh có hiểu biết ban đầu về
đất nước, con người và nền văn hoá của các nước nói
tiếng Anh; có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh,
biết tự hào, yêu quý và trân trọng nền văn hoá và ngôn
ngữ của dân tộc mình; hình thành cách học tiếng Anh
hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác trong
tương lai. Kết thúc chương trình tiếng Anh tiểu học, HS
đạt trình độ cấp 1/6 theo Khung ngoại ngữ 6 cấp dùng
cho Việt Nam [2]. Trong khi đó, chương trình hiện hành,
áp dụng cho cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông,
không chỉ ra được yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp
cụ thể cho từng cấp học, không nêu yêu cầu cụ thể về
chuẩn đầu ra đối với HS từng cấp học. Về phương pháp
dạy học, chương trình hiện hành cũng không quy định cụ
thể phương pháp dạy học chủ đạo, không xác định được
các KN cần ưu tiên phát triển ở các cấp học khác nhau.
Về KT, ĐG, chương trình hiện hành tập trung vào đánh
giá kết quả học tập, chưa chú ý đến đánh giá thúc đẩy học
tập. Đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa chương
trình hiện hành và chương trình mới.
Căn cứ vào những yêu cầu đổi mới của CTGDPT
tổng thể và Chương trình môn Tiếng Anh, các trường sư
phạm có vai trò đón đầu đổi mới trong xây dựng và thực
hiện CTGDPT mới. Một trong nhiều nhiệm vụ đặt ra cho
các trường sư phạm là bồi dưỡng GV phổ thông, trong
đó có bồi dưỡng GV môn Tiếng Anh cấp tiểu học, nhằm
đáp ứng yêu cầu đổi mới của CTGDPT mới.
Điều thuận lợi đối với bồi dưỡng GV môn Tiếng Anh
cấp tiểu học hiện nay là hầu hết GV đã được bồi dưỡng
về KN thực hành nghe, nói, đọc, viết và đạt chuẩn theo
yêu cầu. Mặc dù chương trình tiếng Anh hiện hành chỉ
quy định Tiếng Anh là môn học bắt buộc từ lớp 6, nhưng
nhiều trường tiểu học đã đưa môn Tiếng Anh vào giảng
dạy chính khoá từ nhiều năm nay. Do đó, đội ngũ GV
cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở cấp
học này.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất ở đây là chưa có chương
trình tổng thể cấp quốc gia đối với môn Tiếng Anh cấp
tiểu học; do đó, không có quy định cụ thể về mục tiêu sau
khi kết thúc cấp học, không thống nhất về quan điểm dạy
học, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy,
phương pháp KT, ĐG. Hơn nữa, GV môn Tiếng Anh cấp
tiểu học không đồng đều về trình độ, thậm chí nhiều GV
còn không được đào tạo chính quy, khả năng tiếp cận và
thích ứng với cái mới còn hạn chế. Đa số GV môn Tiếng
Anh tiểu học hiện nay được đào tạo để dạy Tiếng Anh cấp
trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Nhiều trường
sư phạm trên cả nước còn chưa xây dựng chương trình đào
tạo chuyên ngành Tiếng Anh tiểu học trong khi môn Tiếng
Anh tiểu học lại có những điểm rất khác biệt so với môn
Tiếng Anh trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Khi
chương trình mới được ban hành thì yêu cầu bồi dưỡng
cho đội ngũ GV môn Tiếng Anh tiểu học là rất cấp bách.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác bồi dưỡng tập trung
chủ yếu vào bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và KT, ĐG
trong môn Tiếng Anh tiểu học nhằm đáp ứng mục tiêu,
yêu cầu đổi mới của CTGDPT mới.
Tất cả những bàn luận trên đây là căn cứ để chúng tôi
xây dựng chuyên đề bồi dưỡng về phương pháp giảng
dạy và KT, ĐG môn Tiếng Anh cho GV môn Tiếng Anh
tiểu học.
Chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và KT,
ĐG môn Tiếng Anh dành cho GV tiểu học được chúng
tôi xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng CTGDPT
tổng thể và chương trình môn Tiếng Anh, có đối chiếu
với CTGDPT môn Tiếng Anh hiện hành ban hành năm
2006 nhằm xác định những điểm mới, những điểm khác
nhau giữa hai chương trình. Chuyên đề cũng đã được
trình bày tại hội thảo cấp trường năm 2018 về các biện
pháp triển khai công tác bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục phổ thông tại Trường Cao đẳng Sư
phạm Nam Định và được chuyên viên các phòng GD-
ĐT, các GV môn Tiếng Anh đóng góp ý kiến. Chuyên
đề được xây dựng cụ thể như sau:
2.2. Đối tượng bồi dưỡng
Đối tượng bồi dưỡng là các GV đang giảng dạy môn
Tiếng Anh tại các trường tiểu học tỉnh Nam Định, đáp
ứng được các yêu cầu sau: - Có chứng chỉ năng lực ngoại
ngữ Tiếng Anh từ cấp 4 trở lên theo Khung năng lực
ngoại ngữ 6 cấp dùng cho Việt Nam; - Đã trải qua đào
tạo ở các trường đại học hoặc cao đẳng và có một lượng
kiến thức nhất định về phương pháp giảng dạy và KT,
ĐG môn Tiếng Anh (trên thực tế, nhiều GV môn Tiếng
Anh tiểu học có trình độ cao đẳng và họ vẫn nằm trong
phạm vi đối tượng bồi dưỡng); - Đã có kinh nghiệm
giảng dạy tiếng Anh tại trường tiểu học trong một số năm
nhất định và sẵn sàng sử dụng những kinh nghiệm giảng
dạy này để phát triển chuyên môn và nghiệp vụ.
2.3. Mục tiêu bồi dưỡng
2.3.1. Mục tiêu chung
Chuyên đề bồi dưỡng này nhằm giúp GV môn Tiếng
Anh cấp tiểu học: - Nhận thức rõ cấu trúc chương trình
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 255-259
257
môn Tiếng Anh mới cấp tiểu học theo CTGDPT tổng thể
ban hành năm 2018; - Cập nhật các kiến thức về các xu
hướng và phương pháp giảng dạy và KT, ĐG tiếng Anh
tiên tiến, từ đó nâng cao nhận thức về công việc giảng
dạy và KT, ĐG môn Tiếng Anh ở cấp tiểu học; - Củng
cố, điều chỉnh và hình thành các năng lực thực hành
giảng dạy và KT, ĐG môn Tiếng Anh, tạo tiền đề cho
việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp KT,
ĐG môn Tiếng Anh ở cấp tiểu học, đáp ứng mục tiêu của
chương trình mới.
2.3.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành xong chuyên đề bồi dưỡng, GV
cần đạt được những yêu cầu sau:
- Năng lực dạy học tiếng Anh tiểu học: + Năng lực lập
kế hoạch dạy học: xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung,
phương pháp dạy học, chiến lược dạy học và các kĩ thuật
dạy học đa dạng, phù hợp, khai thác tài liệu, soạn giáo án
và thiết kế bài giảng; + Năng lực tổ chức các hoạt động
dạy học: vận dụng các phương pháp, trong đó chú trọng
phương pháp giao tiếp, nhằm phát triển năng lực giao tiếp
cho HS tiểu học, đặc biệt nhấn mạnh vào phát triển 2 KN
nghe và nói, sử dụng phương tiện dạy học phù hợp, tổ chức
các hoạt động dạy học, truyền đạt, hướng dẫn HS tiểu học
thực hiện các hoạt động học có chủ đích, xây dựng môi
trường học tập tích cực; + Năng lực KT, ĐG kết quả học
tập của HS tiểu học: thiết kế, xây dựng các bài tập ứng
dụng, các bài kiểm tra, bài thi, biết nhận xét và phản hồi
kết quả học tập cho HS, biết sử dụng kết quả đánh giá để
điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy và học.
- Thái độ: - Hình thành thái độ tích cực đối với môn
học; + Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn
học đối với nghề nghiệp; + Nâng cao ý thức tự học, tự
bồi dưỡng, trình độ chuyên môn của bản thân; + Xây
dựng sự tự tin trong giảng dạy.
2.4. Nội dung chuyên đề bồi dưỡng
2.4.1. Khối lượng kiến thức và thời lượng bồi dưỡng
- Nội dung chuyên đề bồi dưỡng gồm có 3 phần: Phần
1: Cấu trúc chương trình môn Tiếng Anh mới cấp tiểu
học; Phần 2: Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tiếng
Anh; Phần 3: Bồi dưỡng về phương pháp KT, ĐG.
- Thời lượng bồi dưỡng: 6 tín chỉ, trong đó ½ thời
lượng dành cho tự nghiên cứu.
2.4.2. Cấu trúc chuyên đề bồi dưỡng
STT Nội dung
Số
tiết
Phần 1: Cấu trúc chương trình môn tiếng Anh
mới cấp tiểu học
3
Nội dung 1
Quan điểm xây dựng và mục
tiêu môn học
1
Nội dung 2
Nội dung chương trình và yêu
cầu cần đạt
1
Nội dung 3
Phương pháp giáo dục và đánh
giá kết quả giáo dục
1
Phần 2: Phương pháp giảng dạy tiếng Anh 25
Nội dung 1
Một số cách tiếp cận và phương
pháp giảng dạy tiếng Anh trong
chương trình môn tiếng Anh
mới cấp tiểu học
4
Nội dung 2 Dạy KN nói 4
Nội dung 3 Dạy KN nghe 4
Nội dung 4 Dạy ngữ pháp giao tiếp 5
Nội dung 5
Học tiếng thông qua các nhiệm
vụ học tập
4
Nội dung 6
Học tiếng thông qua kĩ thuật kể
chuyện
4
Phần 3: Phương pháp KT, ĐG 17
Nội dung 1
Đánh giá thúc đẩy học tập
(Formative Assessment)
4
Nội dung 2
Các kĩ thuật đánh giá thường
xuyên
6
Nội dung 3
Thiết kế bài kiểm tra định kì
theo 4 mức độ nhận thức
7
Cộng 45
2.5. Mô tả nội dung chuyên đề
Phần 1: Cấu trúc chương trình môn Tiếng Anh
mới cấp tiểu học
Nội dung 1: Quan điểm xây dựng và mục tiêu môn
học
a) Mục tiêu: Sau khi hoàn thành xong nội dung này,
học viên có thể: Nắm vững đặc điểm môn Tiếng Anh nói
chung và môn Tiếng Anh cấp tiểu học nói riêng; - Hiểu
rõ các khái niệm và nội dung cụ thể trong quan điểm xây
dựng CTGDPT môn Tiếng Anh; - Xác định rõ mục tiêu
chung của môn học và mục tiêu cụ thể của môn học cấp
tiểu học.
b) Nội dung chi tiết: - Các đặc điểm của môn Tiếng
Anh và môn Tiếng Anh cấp tiểu học; - 6 nội dung cụ thể
trong quan điểm xây dựng chương trình môn Tiếng Anh;
- 4 mục tiêu cụ thể trong chương trình môn Tiếng Anh
cấp tiểu học.
Nội dung 2: Nội dung chương trình và yêu cầu cần
đạt
a) Mục tiêu: Sau khi hoàn thành xong nội dung này,
học viên có thể: - Nhận thức rõ yêu cầu cần đạt của
chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học và yêu cầu cần
đạt của từng khối lớp cấp tiểu học; - Hiểu rõ về hệ thống
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 255-259
258
chủ đề, chủ điểm trong chương trình môn Tiếng Anh cấp
tiểu học; - Hiểu rõ về khái niệm năng lực giao tiếp và
những năng lực giao tiếp cần đạt ở cấp tiểu học; - Xác
định được khối lượng kiến thức ngôn ngữ trong chương
trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học và kiến thức ngôn ngữ
của từng khối lớp cấp tiểu học; - Xác định rõ vai trò của
kiến thức ngôn ngữ như là phương tiện giúp hình thành
và phát triển năng lực giao tiếp ở HS cấp tiểu học.
b) Nội dung chi tiết: - Bảng mô tả những yêu cầu cần
đạt và kiến thức ngôn ngữ tương ứng ở từng khối lớp cấp
tiểu học; - Bảng mô tả hệ thống chủ đề, chủ điểm trong
chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học; - Bảng mô tả
những năng lực giao tiếp tương ứng với các chủ đề trong
chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học.
Nội dung 3: Phương pháp giáo dục và đánh giá kết
quả giáo dục
a) Mục tiêu: Sau khi kết thúc nội dung này, học viên
có thể:
- Xác định rõ khái niệm “Phương pháp giao tiếp trong
chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học”; - Xác định
rõ vai trò của người GV và hoạt động dạy theo phương
pháp giao tiếp; - Xác định rõ vai trò của người học và
hoạt động học theo phương pháp giao tiếp; - Nắm vững
vai trò của KT, ĐG trong quá trình dạy học; - Hiểu rõ các
hình thức KT, ĐG và các loại hình KT, ĐG.
b) Nội dung chi tiết: - Khái niệm “Phương pháp giao
tiếp”; - các quy định về vai trò của người dạy và người
học trong lớp học; - Vai trò của KT, ĐG trong quá trình
dạy học; - Các hình thức và loại hình KT, ĐG.
Phần 2: Phương pháp giảng dạy tiếng Anh
Nội dung 1: Một số cách tiếp cận và phương pháp
giảng dạy Tiếng Anh trong chương trình môn Tiếng
Anh mới cấp tiểu học
a) Mục tiêu: Sau khi kết thúc nội dung này, học viên
có thể: - Nắm vững một số phương pháp giảng dạy tiếng
Anh chủ đạo tương thích với nội dung chương trình và
SGK thí điểm môn Tiếng Anh cấp tiểu học; - Xác định
phương pháp dạy học một bài học cụ thể trong SGK thí
điểm.
b) Nội dung chi tiết: - Khái niệm và đặc trưng của mô
hình PPP (Presentation - Practice - Production) trong
giảng dạy Tiếng Anh; - Khái niệm và đặc trưng của dạy
và học Tiếng Anh dựa theo nhiệm vụ học tập (task-based
learning and teaching); - Khái niệm và đặc trưng của
TPR (Total Physical Response).
Nội dung 2: Dạy KN nói
a) Mục tiêu:
Sau khi kết thúc nội dung này, học viên có thể: - Biết
thiết kế một số hoạt động nói trên lớp (meaningful
speaking activities) dựa theo tài liệu bồi dưỡng hoặc
SGK; - Xây dựng các hoạt động tích hợp KN nói với các
KN khác.
b) Nội dung chi tiết: - Đặc trưng của hoạt động nói
đối với HS tiểu học; - Các trò chơi tương tác nhằm kích
thích khả năng diễn đạt nói; - Các KN tích hợp.
Nội dung 3: Dạy KN nghe
a) Mục tiêu: Sau khi kết thúc nội dung này, học viên
có thể: - vận dụng TPR để giúp HS tiểu học nghe hiểu và
làm theo yêu cầu; - Xây dựng các hoạt động tích hợp KN
nghe với các KN khác.
b) Nội dung chi tiết: - Đặc trưng của hoạt động nghe
đối với HS tiểu học; - Những khó khăn mà HS tiểu học
gặp phải đối với KN nghe; - Các KN tích hợp.
Nội dung 4: Dạy ngữ pháp giao tiếp
a) Mục tiêu: Sau khi kết thúc nội dung này, học viên
có thể: - Hiểu và vận dụng các đặc trưng tri nhận của HS
tiểu học khi tiếp thụ cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh vào
thiết kế các hoạt động giới thiệu ngữ liệu mới theo hướng
giao tiếp; - Nắm vững cách tiếp cận dạy ngữ pháp lấy
người học làm trung tâm nhằm phát triển năng lực ngữ
pháp nội tại (internal grammar) cho HS tiểu học.
b) Nội dung chi tiết: - Các đặc trưng tri nhận của HS
tiểu học khi tiếp thụ cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh;
- Nguyên lí về dạy ngữ pháp lấy người học làm trung
tâm; - Các hoạt động được sử dụng để thiết lập ngữ cảnh
giới thiệu ngữ liệu mới (interesting/funny
situations/dialogues with children or with puppets,
stories, mini dramas, role play, TPR).
Nội dung 5: Học tiếng thông qua các nhiệm vụ
học tập
a) Mục tiêu: Sau khi kết thúc nội dung này, học viên
có thể: - Nắm vững khái niệm nhiệm vụ học tập (task)
đối với HS tiểu học; - Xác định mục tiêu, thiết kế và tổ
chức một nhiệm vụ học tập ngay tại lớp dựa theo tài liệu
bồi dưỡng hoặc SGK.
b) Nội dung chi tiết: - Khái niệm nhiệm vụ học tập
đối với HS tiểu học; - Tiến trình thực hiện một nhiệm vụ
học tập trên lớp học; - Vai trò của GV trong tổ chức thực
hiện một nhiệm vụ học tập trên lớp học.
Nội dung 6: Học tiếng thông qua kĩ thuật kể chuyện
a) Mục tiêu: Sau khi kết thúc nội dung này, học viên
có thể: - Nắm vững những lợi ích của kĩ thuật kể chuyện
nhằm kích thích hứng thú học tập của HS tiểu học: - Biết
vận dụng kĩ thuật kể chuyện để thiết kế một bài dạy sử
dụng chuyện kể ngay tại lớp dựa theo tài liệu bồi dưỡng
hoặc SGK.
b) Nội dung chi tiết: - Lợi ích của kĩ thuật kể chuyện;
- Kĩ thuật kể chuyện (storytelling techniques) và kĩ thuật
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 255-259
259
thể hiện (performance techniques); - Tiến trình xây dựng
bài dạy sử dụng kĩ thuật kể chuyện.
Phần 3: Phương pháp KT, ĐG
Nội dung 1: Đánh giá thúc đẩy học tập (Formative
Assessment)
a) Mục tiêu: Sau khi kết thúc nội dung này, học viên
có thể: - Hiểu rõ những vấn đề cơ bản về hình thức đánh
giá thúc đẩy học tập; - Phân biệt đánh giá thúc đẩy học
tập (formative assessment) với đánh giá kết thúc giai
đoạn học tập (summative assessment).
b) Nội dung chi tiết: - Định nghĩa và đặc điểm của
đánh giá thúc đẩy học tập; - Sự khác biệt giữa đánh giá
thúc đẩy học tập và đánh giá kết thúc giai đoạn học tập.
Nội dung 2: Các kĩ thuật đánh giá thường xuyên
(Continuous Asessment)
a) Mục tiêu: Sau khi kết thúc nội dung này, học viên
có thể: - Lĩnh hội kiến thức liên quan đến đánh giá
thường xuyên trong giảng dạy môn Tiếng Anh tiểu học;
- Áp dụng vào thiết kế các hoạt động đánh giá năng lực
của HS tiểu học nhằm cải tiến khả năng học tập;
b) Nội dung chi tiết: - Mục đích của đánh giá thường
xuyên; - Nguyên tắc cơ bản của đánh giá thường xuyên;
- Các kĩ thuật đánh giá thường xuyên: Kĩ thuật hỏi đáp,
quan sát, trò chơi, tự đánh giá, học tập, dự án
Nội dung 3: Thiết kế bài kiểm tra định kì theo 4 mức
độ nhận thức
a) Mục tiêu: Sau khi kết thúc nội dung này, học viên
có thể: - Nắm rõ 4 mức độ nhận thức theo thang nhận
thức của Bloom’s; - Thiết kế các bài kiểm tra KN nghe,
nói, đọc viết theo thang 4 mức độ nhận thức trên.
b) Nội dung chi tiết: - Đặc điểm 4 mức độ nhận thức
của người học; - Thiết kế đề kiểm tra KN nghe, nói theo
4 mức độ nhận thức; - Thiết kế đề kiểm tra KN đọc, viết
theo 4 mức độ nhận thức
3. Kết luận
CTGDPT môn Tiếng Anh đã cụ thể hoá những định
hướng cơ bản của CTGDPT tổng thể, trong đó quy định
Tiếng Anh là môn học bắt buộc từ cấp tiểu học (lớp 3).
Tuy nhiên, để thực hiện tốt Chương trình môn Tiếng Anh
cấp tiểu học thì cần có sự chuẩn bị dài hơi, trong đó sự
chuẩn bị về đội ngũ GV môn Tiếng Anh tiểu học, bao
gồm đào tạo và bồi dưỡng, là nhiệm vụ cấp bách hàng
đầu. Trong khi việc đào tạo đội ngũ GV môn Tiếng Anh
tiểu học ở các trường sư phạm còn chưa theo kịp với việc
thực hiện Chương trình thì công việc cần thiết trước mắt
là phải bồi dưỡng đội ngũ GV môn Tiếng Anh tiểu học
hiện đang đứng lớp.
Chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và KT,
ĐG môn Tiếng Anh dành cho GV tiểu học được xây
dựng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu bồi dưỡng GV phổ
thông, tạo tâm thế chủ động sẵn sàng tham gia công tác
bồi dưỡng. Chuyên đề được xây dựng dựa trên những đổi
mới căn bản và toàn diện của CTGDPT mới, cập nhật
phương pháp và kĩ thuật dạy học và KT, ĐG Tiếng Anh
phổ biến hiện nay tương thích với mục tiêu, yêu cầu và
nội dung của Chương trình môn Tiếng Anh, xác định rõ
mục tiêu của từng nội dung bồi dưỡng, chú trọng đặc biệt
vào việc nâng cao năng lực dạy học Tiếng Anh tiểu học
cho GV phổ thông, giảm tối đa kiến thức hàn lâm, tăng
thời lượng thực hành giảng dạy. Với cách tiếp cận như
vậy, chuyên đề hi vọng đáp ứng đầy đủ yêu cầu bồi
dưỡng GV phổ thông, góp phần thực hiện thành công
CTGDPT tổng thể và là tham khảo hữu ích cho các địa
phương, các GV tiếng Anh trong việc bồi dưỡng phương
pháp giảng dạy và KT, ĐG môn học này ở tiểu học.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
[2] Bộ GD-ĐT (2008). Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020
“Khung năng lực giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam:
Hướng dẫn áp dụng trong giảng dạy”.
[3] Thủ tướng Chính phủ (2008). Quyết định số
1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 về việc phê duyệt Đề
án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
[4] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thông môn Tiếng Anh.
[5] Bộ GD-ĐT (2018). Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT
ngày 02/5/2018 của Bộ GD-ĐT về đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
mới.
[6] Cameron, L. (2001). Teaching Languages to Young
Learners. Cambridge. Cambridge University Press.
[7] Lê Văn Canh - Nguyễn Thị Ngọc (2017). Đề án
ngoại ngữ quốc gia 2020 - Có thể học được gì từ
kinh nghiệm châu Á?. Tạp chí Nghiên cứu nước
ngoài, tập 33, số 4, tr 10-23.
[8] Lê Thị Thanh Thủy (2015). Quản lí hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh tiểu học
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Tạp chí
Giáo dục, số đặc biệt tháng 12, tr 15-18; 23.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 51hoang_giang_pham_thi_hue_1981_2164616.pdf