Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Trung học Cơ sở dạy môn lịch sử và địa lí đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông sau 2020 - Trịnh Thị Quỳnh

Tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Trung học Cơ sở dạy môn lịch sử và địa lí đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông sau 2020 - Trịnh Thị Quỳnh: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 10-17 10 Email: nguyenthiyencdspnd@gmail.com XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DẠY MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU 2020 Trịnh Thị Quỳnh - Nguyễn Thị Yến Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Ngày nhận bài: 20/4/2019; ngày chỉnh sửa: 03/5/2019; ngày duyệt đăng: 12/5/2019. Abstract: History and Geography is a new subject in general education curriculum after 2020. Developing the training curriculum for secondary school teachers to teach History and Geography to meet the requirements of educational practice is an urgent issue. Based on the legal basis of the development of the training curriculum, keep close to the general education curriculum after 2020 and the professional standard of school teachers stipulated in Circular No. 20/2018/TT-BGDĐT, we has conducted to develop History and Geography training curriculum, including the following ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Trung học Cơ sở dạy môn lịch sử và địa lí đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông sau 2020 - Trịnh Thị Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 10-17 10 Email: nguyenthiyencdspnd@gmail.com XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DẠY MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU 2020 Trịnh Thị Quỳnh - Nguyễn Thị Yến Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Ngày nhận bài: 20/4/2019; ngày chỉnh sửa: 03/5/2019; ngày duyệt đăng: 12/5/2019. Abstract: History and Geography is a new subject in general education curriculum after 2020. Developing the training curriculum for secondary school teachers to teach History and Geography to meet the requirements of educational practice is an urgent issue. Based on the legal basis of the development of the training curriculum, keep close to the general education curriculum after 2020 and the professional standard of school teachers stipulated in Circular No. 20/2018/TT-BGDĐT, we has conducted to develop History and Geography training curriculum, including the following steps: survey the professional practice of History and Geography teachers as a basis for developing the goals and outcomes of the training curriculum; build students’ competence profile; build subject matrix, estimate the training curriculum framework; develop the detailed outline of modules; organize conferences to obtain experts’ opinions and complete the curriculum. Keywords: Training curriculum, History and Geography, professional standard, competency. 1. Mở đầu Trong xu hướng đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục hiện nay, trước yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông, Chương trình đào tạo (CTĐT) của các trường sư phạm nói chung và của các trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) nói riêng, cần xây dựng, đổi mới theo hướng phát triển năng lực (NL) và phẩm chất người học, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, đó là một đòi hỏi cấp thiết. Xác định nhiệm vụ quan trọng đó, trong những năm gần đây, Trường CĐSP Nam Định đã tiến hành phát triển CTĐT các ngành hiện có theo định hướng phát triển NL và phẩm chất người học đồng thời xây dựng mới một số CTĐT nhằm chuẩn bị đội ngũ giáo viên (GV) thực hiện chương trình giáo dục phổ thông sau 2020. Bài viết trình bày một số nội dung xoay quanh vấn đề “Xây dựng chương trình đào tạo GV trung học cơ sở (THCS) dạy môn Lịch sử và Địa lí đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2020”. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở xây dựng chương trình - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; - Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí; - Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông; - Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT, Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về NL mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành CTĐT. 2.2. Những nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo Căn cứ vào những văn bản pháp lí về việc phát triển chương trình đào tạo, tiếp thu những ý kiến góp ý từ các chuyên gia giáo dục và các đơn vị sử dụng lao động, chúng tôi xác định những nguyên tắc xây dựng CTĐT như sau: - Mục tiêu CTĐT GV phải chỉ rõ những yêu cầu cần đạt của sinh viên sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, NL và kĩ năng vận hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. - CTĐT xây dựng theo hướng “mở” để thường xuyên phát triển CTĐT và đáp ứng cho nhiều đối tượng: học trở thành GV (hướng ứng dụng nghề nghiệp), học trở thành giảng viên (hướng nghiên cứu), thậm chí học để đáp ứng việc chuyển đổi nghề nghiệp; vì vậy, cần xây dựng nhiều module, chuyên đề để sinh viên tự chọn theo nhu cầu học tập. - CTĐT chú trọng đổi mới và tăng thời lượng cho thực hành; tự học, tự nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn và rèn nghề. - Cấu trúc và nội dung chương trình đảm bảo tính khoa học, phù hợp với phương thức đào theo tín chỉ; các VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 10-17 11 học phần có tính tích hợp, liên thông, đảm bảo kiến thức và kĩ năng theo chuẩn đầu ra. - Cập nhật những vấn đề mới của thực tiễn giáo dục ở các địa phương, nhà trường để thường xuyên phát triển CTĐT, giúp sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông. 2.3. Xây dựng chương trình đào tạo 2.3.1. Xác định mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo 2.3.1.1. Cơ sở xác định mục tiêu và chuẩn đầu ra - Mục tiêu chung của chương trình đào tạo phải đạt được các tiêu chí về phẩm chất, nhân cách và các NL của Chuẩn nghề nghiệp GV từng bậc đã được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông ngày 22/8/2018 của Bộ GD-ĐT. - Mục tiêu cụ thể của GV dạy môn Lịch sử và Địa lí còn cần phải đáp ứng thực tiễn nghề nghiệp của GV tại các cơ sở sử dụng lao động. Qua khảo sát 60 GV dạy Lịch sử và Địa lí ở trường THCS trên địa bàn tỉnh Nam Định, chúng tôi đã thu được bảng mô tả các công việc của GV gồm: giảng dạy (13 công việc), công tác giáo dục (9 công việc), công tác đoàn thể (8 công việc), các công tác khác (7 công việc). Căn cứ vào bảng mô tả công việc của GV THCS, chúng tôi tiếp tục xây dựng bảng khảo sát đánh giá tầm quan trọng của các công việc, trên cơ sở đó xác định mục tiêu đào tạo theo NL cần có của GV THCS dạy môn Lịch sử và Địa lí. 2.3.1.2. Mục tiêu Đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lí có NL giáo dục, NL dạy học đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của người GV dạy môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS; có phẩm chất đạo đức; có kĩ năng tự học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo này có thể tiếp tục học lên trình độ Đại học các ngành Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lí. 2.3.1.3. Chuẩn đầu ra - Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: + Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ công dân. + Yêu nghề dạy học; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; là tấm gương tốt cho học sinh. + Tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, nhiệt tình giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. + Có lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong sư phạm mẫu mực. - Về kiến thức, kĩ năng: + Hiểu biết về những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức về các văn bản hiện hành quản lí, điều hành giáo dục đào tạo, về lĩnh vực rèn luyện thể chất, về công tác quốc phòng - an ninh của Đảng và Nhà nước; nắm vững nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc dạy học, giáo dục ở trường THCS; các kiến thức về tâm lí con người nói chung và lứa tuổi THCS nói riêng, phương pháp dạy học bộ môn; có kĩ năng làm GV chủ nhiệm, làm công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. + Nắm vững kiến thức về Lịch sử Việt Nam (ghi nhớ và hiểu bản chất sự phát triển kế tiếp của các triều đại, các thời đại của lịch sử; quá trình ra đời và sự hoàn thiện của hệ thống nhà nước và pháp luật; những thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hóa; lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ), Lịch sử thế giới (nắm được sự phân kì lịch sử nhân loại, nhận thức và nắm vững tri thức lịch sử thế giới cổ trung đại, cận đại và hiện đại, vận dụng được những tri thức lịch sử để lí giải những vấn đề nổi bật trong lịch sử thế giới qua các thời đại...), đáp ứng yêu cầu dạy học môn Lịch sử ở THCS theo định hướng tích hợp. + Nắm vững kiến thức về Địa lí đại cương (Địa lí tự nhiên đại cương, Địa lí KT-XH đại cương), Địa lí thế giới (Địa lí các châu lục, Địa lí tự nhiên, Địa lí KT-XH, Địa lí Đông Nam Á...), Địa lí Việt Nam (Địa lí tự nhiên, Địa lí KT-XH, môi trường, biển và đảo Việt Nam) và Địa lí địa phương đáp ứng yêu cầu dạy học môn Địa lí ở THCS theo định hướng tích hợp. + Nắm vững mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở THCS. + Có kiến thức thực tế giáo dục; tổ chức được các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS. + Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu. Bước đầu sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và tra cứu tài liệu. - Về NL nghề nghiệp: Các NL chuyên ngành + NL hình thành và phát triển những giá trị nhân văn từ truyền thống lịch sử dân tộc, từ những bài học cuộc sống vào thực tiễn nhà trường và đời sống xã hội. + NL chuyên môn Lịch sử cơ bản: nhận thức các sự kiện lịch sử; sử dụng tư liệu lịch sử; tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, rút ra bài học và quy luật lịch sử. + NL chuyên môn Địa lí cơ bản: phân tích các thuộc tính không gian và mối liên hệ không gian giữa các sự vật, hiện tượng; vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng Địa lí tự nhiên, Địa lí KT-XH. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 10-17 12 + NL thích ứng linh hoạt với sự biến đổi của chương trình, môi trường dạy học, nghiên cứu môn Lịch sử và Địa lí. + NL tích hợp Lịch sử và Địa lí: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, lược đồ; nghiên cứu và dạy học ở thực địa; tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Các NL sư phạm chung: + NL phát triển chuyên môn nghiệp vụ: Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao NL chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. + Xây dựng môi trường giáo dục: xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường. + NL phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. + NL sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin và truyền thông, thiết bị trong dạy học, giáo dục: sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh) trong giao tiếp cơ bản; khai thác và sử dụng được thiết bị, công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục. 2.3.2. Xây dựng hồ sơ năng lực 2.3.2.1. Cơ sở xây dựng các năng lực từ hồ sơ nghề nghiệp - Ở phần trước, chúng tôi đã mô tả các nghề nghiệp đặc trưng mà một sinh viên tốt nghiệp phải thực hiện trong quá trình hành nghề sau khi ra trường. Tiếp tục phân tích các nghề nghiệp đặc trưng đó, chúng tôi đã xây dựng các NL đặc thù mà sinh viên phải đạt trong quá trình học tập. - Từ Chuẩn nghề nghiệp GV trung học theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018/TT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Bộ chuẩn này gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí. Từ các căn cứ trên, chúng tôi xây dựng bảng mô tả hồ sơ phẩm chất, NL của sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lí. Bảng 1. Hồ sơ phẩm chất, NL của sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lí (rút gọn) TT Phẩm chất / NL Dự kiến module kiến thức 1 Phẩm chất nhà giáo: Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo Các học phần đại cương chung; Các học phần phương pháp dạy học chung và chuyên ngành 2 Các NL Sư phạm chung - NL phát triển chuyên môn nghiệp vụ: Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao NL chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - NL xây dựng môi trường giáo dục: Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường - NL phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. - NL sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin và truyền thông, thiết bị trong dạy học, giáo dục: Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh) trong giao tiếp cơ bản; khai thác và sử dụng được thiết bị, công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục Các học phần giáo dục đại cương chung; Các học phần phương pháp dạy học chung và chuyên ngành 3 Các NL chuyên ngành - NL hình thành và phát triển những giá trị nhân văn từ truyền thống lịch sử dân tộc, từ những bài học cuộc sống vào thực tiễn nhà trường và đời sống xã hội. - NL chuyên môn Lịch sử cơ bản: nhận thức các sự kiện lịch sử; sử dụng tư liệu lịch sử; tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, rút ra bài học và quy luật lịch sử. - NL chuyên môn Địa lí cơ bản: phân tích các thuộc tính không gian và mối liên hệ không gian giữa các sự vật, hiện tượng; vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng Địa lí tự nhiên, Địa lí KT-XH. - NL thích ứng linh hoạt với sự biến đổi của chương trình, môi trường dạy học, nghiên cứu môn Lịch sử và Địa lí. - NL tích hợp Lịch sử và Địa lí: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, lược đồ; nghiên cứu và dạy học ở thực địa; tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Mĩ học đại cương, Giáo dục môi trường, Giáo dục qua di sản Các học phần chuyên môn Lịch sử Các học phần chuyên môn Địa lí Các học phần phương pháp dạy học Các học phần tích hợp Lịch sử, Địa lí VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 10-17 13 2.3.3. Xây dựng ma trận môn học 2.3.3.1. Căn cứ để xây dựng ma trận môn học Bảng 2. Ma trận môn học Moddule kiến thức NĂNG LỰC N L x ây d ự n g m ô i tr ư ờ n g gi áo d ục N L p h át t ri ển m ố i q u an h ệ g iữ a N T , G Đ v à X H N L s ử d ụ ng n g oạ i n gữ , T B D G , ứ n g d ụn g C N T T N l ph át t ri ển c h uy ên m ôn , n gh iệ p v ụ N L h ìn h th àn h v à P T c ảm x ú c N V ở n gư ờ i họ c N L n h ận t h ứ c cá c sự k iệ n l ịc h s ử N L s ử d ụ ng t ư l iệ u lị ch s ử N L t ạo b iể u tư ợ ng , h ìn h t h àn h K N .. N L t ổ ch ứ c cá c H Đ T N S T N L p h ân t íc h c ác t hu ộ c tí n h K G N L v ận d ụn g K T đ ể gi ải t h íc h cá c H T Đ L T N N L v ận d ụn g k iế n t h ứ c để g iả i th íc h c ác H T Đ L K T X H N L t h àn h l ập b iể u đ ồ, b ản đ ồ N L d ạy h ọ c L ịc h s ử N L d ạy h ọ c Đ ịa l ý N L d ạy h ọ c tí ch h ợ p N L t ư d u y tổ ng h ợ p th eo l ãn h th ổ N L s ử d ụ ng b ản đ ồ, l ư ợ c đ ồ N L n gh iê n cứ u , d ạy h ọc ở t h ự c đị a Các học phần Chính trị X X Quản lí hành chính nhà nước và QL ngành GD-ĐT X X X Tiếng Anh 1, 2, 3 X X Các HP GDTC, Quốc phòng - An ninh X Tin học X X Các học phần Tâm lí học, Giáo dục học X X X X Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh X X X ĐC về PPDH và ĐG ở THCS X X X X Rèn nghiệp vụ sư phạm X X X X X X X X X X X X X X X X X X X PPDH Lịch sử và Địa lí 1,2 X X X X X Hoạt động trải nghiệm X X X X X X X X X X X X X X X Thực hành nghề X X X X X X X X X X X X X X X X Thực tập sư phạm 1,2 X X X X X X X X Nhập môn sử học X X X X Lịch sử thế giới cổ - trung đại X X X X X Lịch sử thế giới cận đại X X X X X Lịch sử thế giới hiện đại X X X X X Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại X X X X X Lịch sử Việt Nam cận đại X X X X X Lịch sử Việt Nam hiện đại X X X X X VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 10-17 14 Quan hệ quốc tế từ Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay X X X X X Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa X X X X X X Giáo dục qua di sản X X X X X Khảo cổ học X X Bản đồ học X X Địa lí tự nhiên đại cương X X X X X X X X X Địa lí KT-XH đại cương X X X X X X X X X X Địa lí các châu X X X X X X X X X X Địa lí tự nhiên Việt Nam X X X X X X X X X X Địa lí KT - XH Việt Nam X X X X X X X X X X Thực địa 1, 2 X X X X X X X X X X Giáo dục môi trường X X X X Địa chất học x X X Một số chủ đề tích hợp X X X X X X X X X X X Lịch sử và Địa lí địa phương X X X X X Tiếng Việt thực hành X X X X Văn hóa, Văn học và ngôn ngữ địa phương X X X Đại cương mĩ học X X X Lịch sử văn minh thế giới X X X X X Một số chuyên đề Lịch sử X X X X X Một số chuyên đề dạy học Địa lí X X X X X X X X X X - Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí để xác định các module kiến thức nền tảng, cốt lõi. - Để đảm bảo CTĐT sát với thực tiễn nghề nghiệp, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến GV dạy môn Lịch sử và Địa lí ở THCS về các module kiến thức (học phần) dự kiến đưa vào CTĐT trên 4 mức độ: Rất thiết thực; Thiết thực; Bình thường; Không thiết thực, trên cơ sở đó xác định các học phần bắt buộc và tự chọn. - Nghiên cứu các CTĐT khác cùng trình độ ở Trường CĐSP Nam Định 2.3.3.2. Dự kiến các học phần: - Đảm bảo tính liên thông ngang, các học phần giáo dục đại cương chung và chuyên nghiệp có thời lượng như các CTĐT khác cùng trình độ hiện hành. - Nhằm hình thành NL dạy học Lịch sử và Địa lí, căn cứ vào phương pháp dạy học bộ môn và yêu cầu cập nhật với chương trình phổ thông có các học phần: Phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí 1,2; Hoạt động trải nghiệm. - Nhằm đảm bảo sinh viên có kiến thức nền tảng cốt lỗi về khoa học Lịch sử có các học phần: Nhập môn sử học, Khảo cổ học, Lịch sử thế giới cổ - trung đại, Lịch sử thế giới cận đại, Lịch sử thế giới hiện đại, Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại, Lịch sử Việt Nam cận đại, Lịch sử Việt Nam hiện đại, Quan hệ quốc tế từ chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay, Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa. - Nhằm đảm bảo sinh viên có kiến thức nền tảng cốt lõi về khoa học Địa lí có các học phần: Bản đồ học, Địa lí tự nhiên đại cương, Địa chất học, Địa lí KT-XH đại cương, Địa lí các châu, Địa lí tự nhiên Việt Nam, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Thực địa 1, 2. - Nhằm giúp sinh viên dạy tốt 4 chủ đề tích hợp trong Chương trình GDPT môn Lịch sử và Địa lí: chúng tôi xây dựng các học phần: Một số chủ đề tích hợp, Lịch sử và Địa lí địa phương, Tiếng Việt thực hành, Văn hóa, văn học và ngôn ngữ địa phương, Đại cương mĩ học, Lịch sử văn minh thế giới, Giáo dục môi trường, Giáo dục qua di sản. - Các học phần thay thế khóa luận là những học phần có tính chuyên sâu về Lịch sử, Địa lí và thực hành nghề nghiệp Trên cơ sở những chỉ đạo chung của Bộ GD-ĐT và ý kiến điều tra thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành thảo luận và xác định module kiến thức của CTĐT đồng thời xây dựng ma trận môn học tương ứng với hồ sơ NL sinh viên (bảng 2, trang 13). 2.3.4. Xây dựng khung chương trình đào tạo VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 10-17 15 Bảng 3. Khung CTĐT Lịch sử và Địa lí TT Tên học phần Số TC I. Kiến thức giáo dục đại cương 22 1 Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2 2 Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 5 Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành GD-ĐT 2 6 Tiếng Anh 1 2 7 Tiếng Anh 2 2 8 Tiếng Anh 3 3 9 Giáo dục pháp luật 1 10 Giáo dục thể chất 2* 11 Đường lối quân sự của Đảng 3* 12 Công tác quốc phòng, an ninh 2* 13 Quân sự chung (thực hành) 3* 14 Tin học 2 II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 84 1. Các học phần nghiệp vụ 23 15 Tâm lí học 1 2 16 Tâm lí học 2 2 17 Giáo dục học 1 2 18 Giáo dục học 2 2 19 Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 1 20 Đại cương về phương pháp dạy học và đánh giá ở THCS 2 21 Rèn nghiệp vụ sư phạm 3 22 phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí 1 3 23 phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí 2 3 24 Hoạt động trải nghiệm 3 2. Các học phần chuyên ngành 61 a. Kiến thức chuyên ngành Lịch sử 18 25 Nhập môn sử học 1 26 Lịch sử thế giới cổ - trung đại 2 27 Lịch sử thế giới cận đại 2 28 Lịch sử thế giới hiện đại 2 29 Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại 2 30 Lịch sử Việt Nam cận đại 2 31 Lịch sử Việt Nam hiện đại 3 32 Quan hệ quốc tế từ Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay 2 33 Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa 2 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 10-17 16 b. Kiến thức chuyên ngành Địa lí 18 34 Bản đồ học 2 35 Địa lí tự nhiên đại cương 3 36 Địa lí KT-XH đại cương 3 37 Địa lí các châu 3 38 Địa lí tự nhiên Việt Nam 3 39 Địa lí KT-XH Việt Nam 2 40 Thực địa 1 1 41 Thực địa 2 1 *Tự chọn 1 trong 2 học phần (1TC) 1 42 Khảo cổ học 1 43 Địa chất học 1 c. Kiến thức tích hợp 13 44 Một số chủ đề tích hợp 4 45 Lịch sử và Địa lí địa phương 2 *Tự chọn 4 trong 6 học phần (7 TC) 46 Tiếng Việt thực hành 2 47 Văn hóa, văn học và ngôn ngữ địa phương 2 48 Đại cương mĩ học 2 49 Lịch sử văn minh thế giới 2 50 Giáo dục qua di sản 1 51 Giáo dục môi trường 1 d. Thực tập sư phạm 6 52 Thực tập sư phạm 1 (3 tuần) 2 53 Thực tập sư phạm 2 (6 tuần) 4 e. Các học phần thay thế khóa luận, chọn 5 tín chỉ 5 54 Một số chuyên đề Lịch sử 3 55 Một số chuyên đề dạy học Địa lí 2 56 Thực hành nghề 2 Tổng số tín chỉ 106 2.3.5. Xây dựng đề cương chi tiết các học phần Mục tiêu của CTĐT sẽ chỉ đạo việc xây dựng đề cương chương trình các học phần sao cho thật sát với thực tế phổ thông, lấy định hướng nghề nghiệp làm cơ sở xây dựng các module kiến thức trong học phần. Theo đó, chúng tôi biên soạn đề cương chương trình với 3 nhiệm vụ dạy học chính nhằm trả lời cho 3 câu hỏi: + Học phần này sẽ phục vụ gì cho việc dạy ở THCS? Để trả lời cho câu hỏi này, học phần yêu cầu SV khảo sát thực tiễn SGK phổ thông để nắm bắt những kiến thức cũng như nhiệm vụ học tập cần thiết (khoảng 10%-15% số tiết của học phần). + Để thực hiện nhiệm vụ ấy cần huy động kiến thức và kĩ năng gì? Trả lời cho câu hỏi này chính là thực hiện mục tiêu kiến thức và kĩ năng của học phần (khoảng 50% số tiết của học phần). + Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn như thế nào? (Thực hành chuyên môn nghiệp vụ: khoảng 35%-40% số tiết của học phần). Trên tinh thần đó, các nhóm, tổ chuyên môn đã tiến hành khảo sát thực tiễn, thảo luận và xây dựng đề cương chi tiết các học phần. 2.3.6. Hoàn thiện chương trình đào tạo VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 10-17 17 Sau khi xây dựng đề cương chi tiết các học phần như trên, chúng tôi tiếp tục tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia giáo dục, các cơ sở đào tạo và GV để lựa chọn các module kiến thức thực sự phù hợp, sát với mục tiêu đào tạo. Tại hội thảo này, những học phần được xác định là xa mục tiêu hình thành NL đều được chúng tôi loại bỏ khỏi CTĐT và chỉ giữ lại những module góp phần hình thành NL cần thiết gắn với mục tiêu đào tạo. 3. Kết luận Lịch sử và Địa lí là một môn học mới trong chương trình GDPT sau 2020. Việc xây dựng CTĐT GV THCS dạy môn Lịch sử và Địa lí nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục là một vấn đề cấp bách. Xuất phát từ việc khảo sát thực tiễn nghề nghiệp của người GV làm cơ sở để xác định mục tiêu và xây dựng chuẩn đầu ra, nhóm tác giả đã tiến hành các bước nghiên cứu rất khoa học, tuần tự và xây dựng được CTĐT Lịch sử và Địa lí với thời lượng 106 tín chỉ (chưa kể nội dung giáo dục thể chất, quốc phòng và an ninh). CTĐT không phải là sự “ghép” cơ học chương trình đào tạo 2 ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lí trước đây mà được xây dựng trên quan điểm tích hợp với tỉ lệ hợp lí giữa các module kiến thức/ học phần. Thông qua quy trình phát triển CTĐT Lịch sử và Địa lí với mục tiêu đào tạo GV THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi mong muốn đóng góp một tiếng nói trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đang nghiên cứu và triển khai tại đơn vị, hi vọng nhận được sự chia sẻ, góp ý từ các nhà khoa học, các chuyên gia phát triển CTĐT để có được tiếng nói chung vì mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2015). Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên phổ thông của các cơ sở đào tạo giáo viên. [2] Bộ GD-ĐT (2015). Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên. [3] Bộ GD-ĐT (2005). Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường đại học, cao đẳng. Học viện Quản lí giáo dục. [4] Bộ GD-ĐT (2015). Phát triển chương trình đào tạo giáo viên nhóm ngành khoa học xã hội, Hà Nội. [5] Bộ GD-ĐT (2015). Tài liệu Hội thảo “Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lí các trường sư phạm”. Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương. [6] Bộ GD-ĐT (2014). Năng lực quản lí và phát triển chương trình giáo dục ở trung học phổ thông. [7] Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh (2007). Hội thảo khoa học Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các trường sư phạm Việt Nam. XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ... (Tiếp theo trang 9) 3. Kết luận Trong chương trình đào tạo GV Lịch sử, bài viết đã đề xuất 5 chuyên đề Địa lí. Đây là những chuyên đề cốt lõi nhất nhằm hình thành những năng lực chuyên biệt của giáo viên dạy Địa lí. Có được những năng lực này, GV Lịch sử hoàn toàn có thể dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Để thực hiện chương trình bồi dưỡng, chúng tôi xin đưa ra những đề xuất sau: - Với đội ngũ GV được đào tạo: do chương trình được rút gọn và thời gian học trên lớp chỉ chiếm 50%, còn lại là tự học nên GV phải dành thời gian tự học, tự bồi dưỡng nhiều. Điều này đòi hỏi GV có tinh thần tự giác. - Với các cấp quản lí: cần tạo điều kiện để đội ngũ GV được bồi dưỡng trực tiếp về thời gian, kinh phí, phương tiện Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2014). Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Tài liệu tập huấn). [2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí. [3] Bộ GD-ĐT (2014). Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông (Tài liệu Hội thảo). [4] Bộ GD-ĐT (2015). Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên phổ thông của các cơ sở đào tạo giáo viên. [5] Bộ GD-ĐT (2015). Phát triển chương trình đào tạo giáo viên nhóm ngành Khoa học xã hội (Tài liệu tập huấn). [6] Phạm Hồng Quang (2013). Phát triển chương trình đào tạo giáo viên - Những vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Thái Nguyên. [7] Ban Chấp hành trung ương (2013). Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3trinh_thi_quynh_nguyen_thi_yen_132_2164571.pdf
Tài liệu liên quan