Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Trung học Cơ sở dạy học môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục Phổ thông mới - Bùi Thu Hà

Tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Trung học Cơ sở dạy học môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục Phổ thông mới - Bùi Thu Hà: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 1-5 1 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Bùi Thu Hà - Đỗ Thị Hiền - Bùi Thị Thanh Thủy Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Ngày nhận bài: 20/11/2018; ngày sửa chữa: 05/12/2018; ngày duyệt đăng: 27/12/2018. Abstract: In the new general education curriculum of the Ministry of Education and Training, the Natural Science subject at the secondary level is a new subject, built on the basis of Physics, Chemistry and Biology. In order to teach this subject curriculum, it is necessary to foster teachers and develop training curriculums for teachers. In this article, we propose a training curriculum for natural science teachers in secondary schools to meet the requirements of the new general education curriculum. Keywords: Training curriculum, Natural Science, teacher. 1. Mở đầu Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, chương ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Trung học Cơ sở dạy học môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục Phổ thông mới - Bùi Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 1-5 1 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Bùi Thu Hà - Đỗ Thị Hiền - Bùi Thị Thanh Thủy Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Ngày nhận bài: 20/11/2018; ngày sửa chữa: 05/12/2018; ngày duyệt đăng: 27/12/2018. Abstract: In the new general education curriculum of the Ministry of Education and Training, the Natural Science subject at the secondary level is a new subject, built on the basis of Physics, Chemistry and Biology. In order to teach this subject curriculum, it is necessary to foster teachers and develop training curriculums for teachers. In this article, we propose a training curriculum for natural science teachers in secondary schools to meet the requirements of the new general education curriculum. Keywords: Training curriculum, Natural Science, teacher. 1. Mở đầu Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình môn Khoa học Tự nhiên (KHTN) ở trung học cơ sở (THCS) có rất nhiều điểm mới so với chương trình cũ. Để đáp ứng mục tiêu dạy học môn KHTN ở THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới, cần đổi mới các yếu tố: đội ngũ giáo viên (GV), điều kiện cơ sở vật chất, công tác quản lí giáo dục,... trong đó nhân tố quyết định, quan trọng nhất chính là đội ngũ GV trực tiếp tham gia giảng dạy. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GV dạy học môn KHTN ở trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông là nhiệm vụ cần thiết của các cơ sở đào tạo GV. Bài viết xây dựng chương trình đào tạo GV THCS dạy học môn KHTN nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những nguyên tắc khi xây dựng các học phần trong Chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở dạy học môn Khoa học tự nhiên Ở các trường sư phạm, khi xây dựng các học phần trong chương trình đào tạo GV THCS dạy học môn KHTN nhằm hình thành và phát triển cho người học các năng lực với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT [1], cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Cung cấp đầy đủ, có chọn lọc các kiến thức khoa học cơ bản về Vật lí, Hóa học, Sinh học làm kiến thức nền, đảm bảo cho người học nắm được các nội dung môn KHTN ở THCS. - Cung cấp đầy đủ kiến thức, kĩ năng về dạy học tích hợp liên môn, làm nền tảng để dạy học các chủ đề. - Tinh giản số giờ lí thuyết; gia tăng các nội dung thực hành, thực tập, các hoạt động trải nghiệm, sử dụng tiếng Anh trong dạy học và chú trọng rèn kĩ năng nghề. - Có tính mềm dẻo theo hướng mở, gia tăng nhu cầu lựa chọn cho người học thông qua một số học phần tự chọn cho mỗi khối kiến thức chuyên ngành. 2.2. Nghiên cứu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông Căn cứ vào Chuẩn nghề nghiệp GV THCS theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT [1], chúng tôi đã xác định những kiến thức tương ứng cần trang bị cho GV dạy học môn KHTN ở trường THCS như sau (xem bảng 1): Bảng 1. Những kiến thức cần trang bị cho GV THCS dạy học môn KHTN theo Chuẩn nghề nghiệp Chuẩn nghề nghiệp GV THCS dạy học môn KHTN Kiến thức đại cương, chuyên môn nghiệp vụ tương ứng Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo: Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và xây dựng phong cách nhà giáo. Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo. Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo. Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: nắm vững kiến thức chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: - Các học VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 1-5 2 năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân. Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (HS). Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ HS. phần nghiệp vụ; - Các học phần chuyên ngành Vật lí, Hóa học, Sinh học và tích hợp; - Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp. Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục: thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường. Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường. Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường. - Tư tưởng Hồ Chí Minh. - Quản lí hành chính nhà nước và ngành GD-ĐT. - Giáo dục pháp luật. - Tâm lí học. - Giáo dục học. - Hoạt động trải nghiệm trong dạy học KHTN. - Nghiệp vụ sư phạm. - Thực hành nghề. Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho HS. Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với phụ huynh hoặc người giám hộ của HS và các bên liên quan. Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục HS. Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho HS. - Tâm lí học. - Giáo dục học. - Hoạt động trải nghiệm trong dạy học KHTN. - Nghiệp vụ sư phạm. - Thực hành nghề. Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc. Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. - Tiếng Anh 1, 2, 3. - Tin học. - Phương pháp dạy học KHTN. - Hoạt động trải nghiệm trong dạy học KHTN. - Thực hành nghề. - Phương pháp dạy học KHTN bằng tiếng Anh. - Tích hợp trong các học phần khác. Chương trình đưa ra có tính “mở”, đó là người học có thể lựa chọn các học phần nâng cao kiến thức chuyên ngành, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực dạy học. Thông qua tìm hiểu thực tế quá trình dạy học tại các trường THCS, chúng tôi nhận thấy một trong những điểm hạn chế của đa số GV ở các trường THCS hiện nay là rất ít khai thác, sử dụng các phòng thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, GV còn thiếu kĩ năng thực hành, thực nghiệm - một trong những kĩ năng rất cần thiết đối với GV dạy học môn KHTN. Việc dạy học các môn KHTN bằng tiếng Anh đã được Bộ GD-ĐT triển khai từ năm học 2011-2012. Tuy nhiên, qua một quá trình thực hiện, những khó khăn, bất cập vẫn còn đối với đội ngũ GV. Vì vậy, hiện nay chúng tôi đưa ra học phần Phương pháp dạy học KHTN bằng tiếng Anh là học phần tự chọn, với mục đích cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết để soạn giáo án, thiết kế các nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; trình bày các vấn đề khoa học và một số bài luận VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 1-5 3 khoa học bằng tiếng Anh. Từ đó, giúp người học hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học, năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. 2.3. Đề xuất Khung chương trình đào tạo Sư phạm Khoa học Tự nhiên theo hệ thống tín chỉ 2.3.1. Xây dựng Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung học cơ sở dạy học môn Khoa học Tự nhiên theo chương trình phổ thông mới Dựa trên: Quy trình xây dựng chương trình nhóm ngành KHTN, kĩ thuật xây dựng hồ sơ năng lực của GV nhóm ngành KHTN, kĩ thuật xây dựng chương trình khung, kĩ thuật xây dựng các module kiến thức và đề cương môn học [2]; Khung Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo GV trung học phổ thông [2]; Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT về ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông [3] và nội dung chương trình môn học KHTN [4], chúng tôi xây dựng Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo GV THCS dạy học môn KHTN theo chương trình phổ thông mới như sau: * Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: - Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ công dân; - Yêu nghề dạy học; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; - Tôn trọng, đối xử công bằng với HS, nhiệt tình giúp HS khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt; - Sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục; - Có lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong sư phạm mẫu mực. * Về kiến thức, kĩ năng: - Hiểu rõ hệ thống tri thức khoa học những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức về các văn bản hiện hành trong quản lí và điều hành, về lĩnh vực rèn luyện thể chất, công tác quốc phòng - an ninh của Đảng và Nhà nước; nắm vững nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc dạy học, giáo dục ở trường THCS; nắm rõ các kiến thức về tâm lí con người nói chung và lứa tuổi THCS nói riêng, phương pháp dạy học bộ môn; có kĩ năng làm GV chủ nhiệm, làm công tác đoàn; - Có các kiến thức cơ bản, thiết thực về Vật lí, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất. Biết tổ chức, thực hiện thí nghiệm, thực hành, sử dụng ngôn ngữ Vật lí, Sinh học, Hóa học; tìm hiểu, quan sát, nghiên cứu thiên nhiên; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, xây dựng, giải quyết các chủ đề tích hợp của KHTN. * Về năng lực nghề nghiệp - Các năng lực chuyên ngành Có năng lực nắm vững các kiến thức cơ bản: Về Vật lí: Nắm được các kiến thức cốt lõi về vật lí: cơ học, nhiệt học, vật lí phân tử và hạt nhân, điện - từ, quang hình học và sơ lược về dao động - sóng; nhận biết được một số ngành, nghề liên quan đến vật lí. Thực hiện được hoạt động tìm tòi, khám phá, phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi trong thế giới tự nhiên. Vận dụng được kiến thức vật lí vào thực tiễn. Về Sinh học: nắm được nguồn gốc, sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái đất; cấu trúc và các quá trình sống cơ bản diễn ra trong các cấp độ tổ chức sự sống từ mức phân tử đến sinh quyển; tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường sống; phân loại các nhóm sinh vật; công nghệ sinh học; thực nghiệm và vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Về Hóa học: nắm được các khái niệm, định luật, học thuyết cơ bản về hóa học; các nguyên tố, đơn chất, hợp chất hóa học; các phản ứng hóa học; kĩ thuật tổng hợp hóa học; thực nghiệm và vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Về tích hợp: có kiến thức về khoa học trái đất. Vận dụng kiến thức Vật lí, Hóa học, Sinh học để xây dựng, giải quyết được các chủ đề tích hợp trong KHTN. Vận dụng kiến thức KHTN giải quyết các tình huống thực tế trong đời sống, khoa học kĩ thuật, sản xuất và bảo vệ môi trường. - Các năng lực sư phạm + Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục: có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của HS, về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. + Năng lực dạy học: biết tổ chức các hoạt động dạy học KHTN theo kế hoạch chuyên môn của cá nhân, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông. Có năng lực nhận xét, đánh giá và phát triển chương trình KHTN, đánh giá kết quả học tập của HS, xây dựng, quản lí và sử dụng hồ sơ dạy học. Năng lực dạy học gồm: năng lực chuẩn bị, năng lực thực hiện (năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học, năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài trường, năng lực sử dụng tiếng Anh và ứng dụng vào dạy học KHTN, năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục). + Năng lực giáo dục: biết xây dựng, tổ chức kế hoạch hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng người học và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. Có năng lực chủ nhiệm lớp; năng lực đánh giá các hoạt động giáo dục; năng lực tư vấn, tham vấn cho HS; năng lực quản lí và sử dụng hồ sơ giáo dục. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 1-5 4 + Năng lực hoạt động xã hội: có năng lực phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS và góp phần huy động các nguồn lực trong nhà trường; năng lực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập. + Năng lực phát triển nghề nghiệp: năng lực tự học, tự bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục; năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông. + Năng lực giao tiếp: phối hợp và sử dụng được các phương tiện, nguyên tắc và kĩ thuật giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, phù hợp với từng tình huống; làm chủ được cảm xúc của bản thân, giải quyết xung đột, biết thuyết phục và chia sẻ. 2.3.2. Đề xuất Khung chương trình đào tạo Sư phạm Khoa học tự nhiên theo hệ thống tín chỉ Căn cứ theo Chuẩn đầu ra trình độ đại học dành cho khối ngành Sư phạm đào tạo GV THCS dạy học môn KHTN được xây dựng ở trên, chúng tôi đã nghiên cứu chi tiết từng nội dung của mỗi học phần trong các chương trình đào tạo cao đẳng sư phạm Toán - Lí, Lí - Kĩ thuật Công nghiệp, Sinh - Hóa, Hóa - Sinh, Sinh - Kĩ thuật nông nghiệp để tìm ra những phần kiến thức độc lập, phần kiến thức giao thoa, kiến thức liên quan giữa Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí tự nhiên. Dưới đây, chúng tôi đề xuất Khung chương trình đào tạo Sư phạm KHTN như sau: TT Tên học phần Số tín chỉ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 83 1. Các học phần nghiệp vụ 27 1 Tâm lí học 1 2 2 Tâm lí học 2 2 3 Giáo dục học 1 2 4 Giáo dục học 2 2 5 Công tác đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 1 6 Đại cương về phương pháp dạy học và đánh giá ở THCS 2 7 Rèn nghiệp vụ sư phạm 3 8 Phương pháp dạy học KHTN 1 2 9 Phương pháp dạy học KHTN 2 2 10 Hoạt động trải nghiệm trong dạy học KHTN 3 11 Thực tập sư phạm 1 (3 tuần) 2 12 Thực tập sư phạm 2 (6 tuần) 4 2. Các học phần chuyên ngành Vật lí 15 13 Cơ học 3 14 Nhiệt học, Vật lí phân tử và hạt nhân 3 15 Điện từ học 3 16 Quang học 2 17 Vật lí trái đất và thiên văn 2 Học phần tự chọn (chọn 1 trong 2) 2 18 Thí nghiệm Vật lí ở THCS 2 Dao động sóng 2 3. Các học phần chuyên ngành Hóa học 12 19 Hóa học đại cương 3 20 Hóa học vô cơ 3 21 Cơ sở hóa học hữu cơ 4 Học phần tự chọn (chọn 1 trong 2) 2 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 1-5 5 22 Hóa học công nghệ 2 Thí nghiệm Hóa học ở THCS 2 4. Các học phần chuyên ngành Sinh học 16 23 Sinh học đại cương 2 24 Thực vật học 3 25 Động vật học 2 26 Giải phẫu, sinh lí người 3 27 Di truyền học 2 28 Sinh thái học và môi trường 2 Học phần tự chọn (chọn 1 trong 2) 2 29 Sinh học phát triển cá thể động vật và tiến hóa 2 Bài tập di truyền 2 5. Các học phần tích hợp 8 30 Hóa Lí 2 31 Hóa Sinh 2 32 Khoa học trái đất 2 33 Một số chủ đề tích hợp trong dạy học KHTN 2 6. Các học phần thay khóa luận tốt nghiệp (chọn 2 học phần) 5 34 Phương pháp dạy học KHTN bằng tiếng Anh 2 Thiết bị trong dạy học KHTN 2 Thực hành nghề 2 35 Vật lí ứng dụng 3 Hóa học ứng dụng 3 Sinh học ứng dụng 3 3. Kết luận Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, môn KHTN là môn tích hợp, được xây dựng trên nền tảng các lĩnh vực: Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất. Thực hiện chương trình mới đã đặt ra cho đội ngũ GV THCS những thách thức không nhỏ. Theo lộ trình áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường sư phạm là cần xây dựng một chương trình đào tạo GV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Thông qua thực tiễn giảng dạy, quá trình nghiên cứu, các hội nghị, hội thảo khoa học và lấy ý kiến của các chuyên gia, hi vọng rằng, Khung chương trình đào tạo Sư phạm KHTN theo hệ thống tín chỉ mà chúng tôi đã đề xuất ở trên sẽ được áp dụng rộng rãi và hiệu quả ở các trường cao đẳng sư phạm trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2018). Dự thảo Chương trình môn học Khoa học Tự nhiên. [2] Bộ GD-ĐT (2015). Phát triển chương trình đào tạo giáo viên phổ thông nhóm ngành tự nhiên. Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo. [3] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 về Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. [4] Bộ GD-ĐT (2015). Tài liệu hỏi - đáp về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [5] Bộ GD-ĐT (2018). Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT ngày 02/5/2018 về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. [6] Đỗ Hương Trà (chủ biên, 2015). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (quyển 1 - Khoa học tự nhiên). NXB Đại học Sư phạm. [7] Trần Bá Hoành (2010). Vấn đề giáo viên - những nghiên cứu lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01bui_thu_ha_do_thi_hien_bui_thi_thanh_thuy_4781_2135433.pdf
Tài liệu liên quan