Xây dựng chuỗi giá trị rau bền vững cho các nông hộ quy mô nhỏ tại Mộc Châu và Vân Hồ

Tài liệu Xây dựng chuỗi giá trị rau bền vững cho các nông hộ quy mô nhỏ tại Mộc Châu và Vân Hồ: Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 207 Xây dựng chuỗi giá trị rau bền vững cho các nông hộ quy mô nhỏ tại Mộc Châu và Vân Hồ Vũ Thị Phương Thanh1 Cơ quan 1Công ty trách nhiệm hữu hạn Fresh Studio Innovations Asia, Hà Nội, Việt Nam. Liên hệ Thanh.vu@freshstudio.vn Từ khóa Chuỗi giá trị rau, nông hộ quy mô nhỏ tại Mộc Châu, nông hộ quy mô nhỏ tại Vân Hồ Giới thiệu Năm 2011, các nhà sản xuất rau tại Mộc Châu đã bán sản phẩm của họ thông qua các thương lái địa phương hoặc bán trực tiếp cho các chợ địa phương (đặc biệt là chợ Nông Trường). Vào thời điểm đó, nhiều nông dân đã có những hợp đồng không chính thức với các thương lái địa phương để trồng đậu leo và su su quả. Sau khi ký được hợp đồng với thương lái, nông dân mua giống, phân bón và thuốc trừ sâu thông qua thương lái và chi trả vào vụ thu hoạch. Trong nhiều trường hợp, mức lãi suất thực tế áp dụng t...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chuỗi giá trị rau bền vững cho các nông hộ quy mô nhỏ tại Mộc Châu và Vân Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 207 Xây dựng chuỗi giá trị rau bền vững cho các nông hộ quy mô nhỏ tại Mộc Châu và Vân Hồ Vũ Thị Phương Thanh1 Cơ quan 1Công ty trách nhiệm hữu hạn Fresh Studio Innovations Asia, Hà Nội, Việt Nam. Liên hệ Thanh.vu@freshstudio.vn Từ khóa Chuỗi giá trị rau, nông hộ quy mô nhỏ tại Mộc Châu, nông hộ quy mô nhỏ tại Vân Hồ Giới thiệu Năm 2011, các nhà sản xuất rau tại Mộc Châu đã bán sản phẩm của họ thông qua các thương lái địa phương hoặc bán trực tiếp cho các chợ địa phương (đặc biệt là chợ Nông Trường). Vào thời điểm đó, nhiều nông dân đã có những hợp đồng không chính thức với các thương lái địa phương để trồng đậu leo và su su quả. Sau khi ký được hợp đồng với thương lái, nông dân mua giống, phân bón và thuốc trừ sâu thông qua thương lái và chi trả vào vụ thu hoạch. Trong nhiều trường hợp, mức lãi suất thực tế áp dụng tương đối cao. Nông dân chưa được tập huấn về kỹ thuật canh tác và về thực hành nông nghiệp tốt. Nông dân dựa vào những thông tin từ các thương lái địa phương và các cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp, nông dân thường sử dụng sai thuốc bảo vệ thực vật và không tuân thủ về khoảng cách thời gian cách li cũng như không sử dụng đồ bảo hộ cá nhân khi phun thuốc bảo vệ thực vật. Mục đích chính của các dự án do ACIAR hỗ trợ AGB/2009/053 và AGB/ 2014/035 là nhằm liên kết những nông dân trồng rau an toàn quy mô nhỏ tại Mộc Châu và Vân Hồ với thị trường Hà Nội, cũng như xây dựng mô hình chuỗi giá trị rau bền vững cho các nông hộ nhỏ tại Mộc Châu và Vân Hồ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của họ. Biện pháp tiếp cận nghiên cứu Trong năm 2012, dự án triển khai đánh giá nhu cầu thị trường rau tại Hà Nội, bao gồm các yêu cầu về chất lượng và số lượng, chứng nhận, truy xuất H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 208 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người nguồn gốc và đóng gói. Dựa vào những kết quả nghiên cứu thị trường, các cán bộ kỹ thuật của dự án đã hỗ trợ các nhóm nông dân xây dựng kế hoạch sản xuất và dự báo khối lượng nhu cầu tiềm năng hàng tuần của các nhà bán lẻ tại Hà Nội. Tất cả các nông dân trong dự án đã nhận được những tư vấn từ các cán bộ kỹ thuật cũng như đã tham gia vào các khóa tập huấn, thử nghiệm đồng ruộng, thí điểm kỹ thuật sản xuất mới. Cùng với các hoạt động hỗ trợ về mặt sản xuất, dự án cũng đóng vai trò dẫn đầu trong việc thành lập và xây dựng thương hiệu rau an toàn Mộc Châu. Từ năm 2014, các hoạt động của dự án triển khai đã được chuyển giao theo tiến độ cho các nhóm nông dân và chính quyền địa phương nhằm khuyến khích tính sở hữu của địa phương và xây dựng năng lực nhằm chuẩn bị cho giai đoạn kết thúc dự án. Kết quả Với sự hỗ trợ của dự án, một chuỗi rau bền vững với sự lồng ghép và truyền thông chặt chẽ giữa các hợp phần của chuỗi đã được xây dựng. (Hình 1) Hình 1: Chuỗi giá trị rau Mộc Châu Vào năm 2012, siêu thị Metro mua khoảng 10% tổng sản phẩm bán ra, và không có sản phẩm nào được bán cho Fivimart. Từ năm 2012, đã có nhiều cửa hàng rau trái vụ và lượng hàng bán cho các cửa hàng tại Hà Nội, bao gồm Metro và Fivimart, đã gia tăng nhanh chóng. Lượng hàng gia tăng bán cho các cửa hàng hiện đại tại Hà nội là do nông dân sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn (xem Hình 2) Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 209Hình 2: Tổng lượng rau đã bán của các nông dân thuộc dự án từ năm 2012 đến tháng 8-2017 Ngày càng nhiều nông dân quan tâm đến việc tham gia các nhóm rau an toàn, với số lượng tăng lên từ 32 nông hộ năm 2012 lên 170 nông hộ năm 2017. Thu nhập ròng từ trồng rau trên ha của các nông hộ cao hơn gấp 5-10 lần so với thu nhập từ trồng lúa và ngô (Hình 3), do năng suất cao hơn, chi phí sản xuất tối ưu, và giá cả sản phẩm ổn định. Hình 3: Thu nhập bình quân của nông hộ tham gia dự án H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 210 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Hình 4: Những nông dân đầu tiên có chứng chỉ Hình 5: Các hoạt động tiếp thị và quảng bá rau an toàn Mộc Châu tại Hà Nội Hình 6: Giao hàng rau tại Hà nội bằng xe tải của nông dân Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 211 Thảo luận và kết luận Tổng diện tích sản xuất rau an toàn tiềm năng tại Mộc Châu vào khoảng 40.000ha. Mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn có thể đem lại lợi ích cho một số lượng đáng kể nông dân (bao gồm dân tộc thiểu số) tại Mộc Châu và Vân Hồ. Để mở rộng sản xuất, điều kiện tiên quyết quan trọng nhất là xác định cơ hội thị trường mới cho các sản phẩm rau được sản xuất bởi nông hộ quy mô nhỏ. Cùng với việc hình thành các nhóm nông dân/hợp tác xã sản xuất rau an toàn, cần đẩy mạnh hợp tác và trao đổi thông tin giữa các nhóm để phối hợp đáp ứng nhu cầu thị trường. Để tăng thu nhập hơn nữa cho nông dân, sản xuất nông nghiệp theo công nghệ mới cần được áp dụng như trồng cây trong giá thể hoặc sử dụng công nghệ thủy canh. Đồng thời, các nhóm nông dân mới và hiện có cần hạn chế các tác động tiêu cực tiềm tàng đến môi trường thông qua việc giảm và tối ưu hóa phân bón và sử dụng thuốc trừ sâu bằng cách làm theocác khuyến nghị trong tài liệu hướng dẫn dự án.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_3996_2207213.pdf
Tài liệu liên quan