Tài liệu Xây dựng chuẩn đầu ra – giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0135
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 101-110
This paper is available online at
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA – GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Kim Dung
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ, đồng bộ ở mọi cấp học từ mầm non,
giáo dục phổ thông đến đại học và ở mọi khâu của quá trình giáo dục. Chuẩn hóa là một
trong những khía cạnh đổi mới quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung
và nâng cao uy tín của các cơ sở giáo dục có chất lượng, trong đó các các trường đại học sư
phạm.Bài viết này đi sâu phân tích những căn cứ để xây dựng chuẩn đầu ra và những nội
dung cơ bản trong chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm.
Từ khóa: Chuẩn đầu ra, chất lượng đào tạo, sinh viên tốt nghiệp, đại học sư phạm.
1. Mở đầu
Triết lí về giáo dục cho thế kỉ XXI có những biến đổi sâu...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chuẩn đầu ra – giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0135
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 101-110
This paper is available online at
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA – GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Kim Dung
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ, đồng bộ ở mọi cấp học từ mầm non,
giáo dục phổ thông đến đại học và ở mọi khâu của quá trình giáo dục. Chuẩn hóa là một
trong những khía cạnh đổi mới quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung
và nâng cao uy tín của các cơ sở giáo dục có chất lượng, trong đó các các trường đại học sư
phạm.Bài viết này đi sâu phân tích những căn cứ để xây dựng chuẩn đầu ra và những nội
dung cơ bản trong chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm.
Từ khóa: Chuẩn đầu ra, chất lượng đào tạo, sinh viên tốt nghiệp, đại học sư phạm.
1. Mở đầu
Triết lí về giáo dục cho thế kỉ XXI có những biến đổi sâu sắc. Đó là lấy việc “học thường
xuyên, suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát – 4 trụ cột của giáo dục, là: “Học
để biết”; “Học để làm”; “Học để cùng chung sống” và “Học để làm người”. Trong nền giáo dục
mới có sự chuyển đổi cơ bản vai trò, vị trí của người học. Người học phải ở vị trí trung tâm của
nhà trường, là người tham gia trực tiếp, tích cực vào quá trình học tập, phát triển óc tò mò, thái độ
hoài nghi khoa học, ý chí, khả năng chọn lựa hành động và cam kết thực hiện. Sự thay đổi vai trò
của người học trong nền giáo dục hiện đại đã dẫn đến sự thay đổi chức năng và vai trò của giáo
viên (GV), từ vai trò là người cung cấp thông tin, trở thành người nhạc trưởng, tổ chức, hướng dẫn
quá trình học của học sinh (HS).
Những yêu cầu mới của xã hội, những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạy
trong những hoàn cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi xem xét, xác định chuẩn đầu ra (CĐR)
đối với sinh viên tốt nghiệp (SVTN) các cơ sở đào tạo giáo viên (ĐTGV) để chuẩn bị cho họ có
khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới của đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục (GD) Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những căn cứ xây dựng chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại học
sư phạm
Yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục [4]
Ngày nhận bài: 22/8/2016. Ngày nhận đăng: 23/9/2016.
Liên hệ: Nguyễn Thị Kim Dung, e-mail: kimdung28863@gmail.com
101
Nguyễn Thị Kim Dung
Nghị quyết 29-NQ/TW (NQ 29) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu
rõ mục tiêu và những yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục. Đây là một trong những
căn cứ quan trọng để xây dựng CĐR đối với SVTN ĐHSP. Chuẩn đầu ra phải đáp ứng những yêu
cầu đổi mới của chương trình giáo dục. Cụ thể:
- Mục tiêu tổng quát của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
“Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng
ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của
mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.
Đối với giáo dục phổ thông, NQ 29 yêu cầu “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho
học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, NQ 29 yêu cầu phải xác định rõ và công
khai mục tiêu, CĐR của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo.
Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ
giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo.
- Yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy và học
“Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí,
thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện
đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công
dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lí dân tộc, tinh hoa văn
hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. . . . .”.
Nghị quyết yêu cầu cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học... Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học
tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.Những yêu cầu này đặt ra đối với toàn bộ
hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học, đặc biệt là các trường sư phạm phải tính đến khi xây
dựng CĐR đối với sinh viên tốt nghiệp.
Vai trò, vị trí của đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông
Xu thế hội nhập quốc tế và những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của đất nước hiện nay
đang đưa đến những cơ hội và thách thức lớn lao đối với giáo dục nói chung và GV nói riêng. Tổ
chức UNESCO cho rằng vai trò của người giáo viên trong thế kỉ 21 có những thay đổi theo những
hướng sau: đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục, dạy học
nặng nề hơn; phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức học sinh hoạt động chiếm
lĩnh tri thức, coi trọng dạy học phân hoá cá nhân; biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong
xã hội; phải biết sử dụng vi tính, phương tiện kĩ thuật dạy học, phải tự học để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ; yêu cầu hợp tác với đồng nghiệp chặt chẽ hơn, quan hệ ứng xử của giáo
viên, với cha mẹ học sinh, với học sinh và các tổ chức xã hội có thay đổi theo hướng hợp tác, phối
hợp, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài
nhà trường;... Nhìn chung vai trò của GV đã có những thay đổi tập trung vào bốn vai trò căn bản:
102
Xây dựng chuẩn đầu ra – Giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên...
(1) nhà GD chuyên nghiệp (tức là nhà sư phạm); (2) nhà nghiên cứu ứng dụng (tức là nhà nghiên
cứu thực hành); nhà văn hoá (tức là nhà canh tân xã hội); và đồng thời (3) người học suốt đời (tức
là nhà chuyên gia về học) [5, 6]. Do đó, CĐR của ngành sư phạm ĐTGV phải hướng đến hình
thành các năng lực tương ứng để GV thực hiện tốt cả những vai trò này.
Lao động của người giáo viên đòi hỏi tính nghệ thuật và sáng tạo cao
Đối tượng của lao động GV là những con người sống động, những HS vốn có tính chủ động,
hoạt bát. Trong lao động của GV không chỉ có yếu tố năng động của GV mà còn có yếu tố năng
động của HS - những con người đang trong quá trình phát triển không ngừng và khác nhau ở từng
thời kì cả về thể chất và tinh thần. Hơn nữa, quá trình lớn lên và trưởng thành của HS còn chịu ảnh
hưởng từ nhiều phía như: gia đình, nhà trường, môi trường xã hội bên ngoài.... Điều này đòi hỏi
người GV trong quá trình lao động của mình phải có sự điều chỉnh, sự sáng tạo và nghệ thuật cao.
Tính sáng tạo trong công việc của người giáo viên trước hết được biểu hiện trong quá trình dạy
học; ở sự ứng xử có tính phân hóa đối với HS; ở khả năng thuyết phục và cảm hóa học sinh; ở khả
năng phân tích và đưa ra cách xử lí các tình huống sư phạm. Đây được xem như một phần của tài
nghệ sư phạm.
Có thể nói sư phạm là một nghề mang tính nghệ thuật. Nếu người GV chỉ có kiến thức và kĩ
năng chuyên môn thôi thì chưa đủ mà cái quan trọng là phải biết làm thế nào để chuyển tải những
cái đó đến HS một cách có hiệu quả, làm thế nào để khơi dạy ở các em niềm đam mê, sự say sưa
học tập và hướng dẫn các em cách học có hiệu quả, làm thế nào để giải quyết các tình huống sư
phạm một cách khéo léo, linh hoạt... tức là đòi hỏi ở người GV tài nghệ sư phạm. Tuy nhiên, không
phải tự nhiên mà tất cả GV đều có thể có được những tài nghệ sư phạm đó mà họ phải được đào
tạo ngay từ trong các trường đại học. Nó phải trở thành một trong những nội dung trọng tâm trong
đào tạo GV cho SV ở các trường sư phạm và làmột khía cạnh quan trọng trong CĐR của ngành sư
phạm ĐTGV trung học.
Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông còn nhiều bất cập
Đổi mới GD phổ thông ở nước ta trong những năm qua đã mang lại những thay đổi tích cực
đáng kể. Tuy nhiên, khó có thể phủ nhận một thực tế là GD phổ thông của chúng ta vẫn còn tồn
tại nhiều vấn đề, nhiều bất cập, yếu kém, nhất là về chất lượng GD. Xu hướng dạy và học để đáp
ứng thi cử dẫn đến lối học thụ động, học vẹt vẫn khá phổ biến. Điều này dẫn đến sự thiếu năng
động, linh hoạt, không đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn ở đại đa số học sinh. Bên cạnh đó, xu
hướng chạy theo những lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt đang lấn át những lợi ích chung, lợi ích
lâu dài. . .
Nguyên nhân của tình trạng đó thì có nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân quan
trọng là do sự bất cập của đội ngũ nhà giáo. Nhiều GV chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới tư
duy và đổi mới phương pháp GD, tỏ ra thiếu kĩ năng sư phạm (bao gồm cả kĩ năng dạy học và kĩ
năng GD); thiếu kĩ năng thực hành công tác xã hội, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại,năng
lực nghiên cứu GD và năng lực phát triển nghề nghiệp cũng yếu. Mặt khác, bản thân người GV
cũng gặp khó khăn khi thích ứng và đương đầu với các hoàn cảnh, tình huống sư phạm trong thực
tế nghề nghiệp. Tóm lại, đội ngũ GV phổ thông hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế về năng lực tác
nghiệp, đặc biệt là các năng lực sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp đã được ban hành và theo yêu
cầu mới của nhà trường phổ thông. Điều này phần nào do cách thức đào tạo chủ yếu dựa vào sách
vở, theo lối mòn đã có và khép kín trong nhà trường sư phạm hơn là dựa vào thực tiễn, các tình
huống sinh động, đa dạng hàng ngày.
Theo kết quả điều tra của đề tài của đề tài B2009-17-177 tiến hành năm 2010 và đề tài
B2011-17-CT04 được tiến hành vào tháng 12 năm 2013 cho thấy 10 khó khăn nhất mà GV trẻ gặp
103
Nguyễn Thị Kim Dung
phải khi đứng lớp ở phổ thông như sau [2]:
- Giải quyết các tình huống sư phạm;
- Tìm hiểu đối tượng GD;
- Quản lí học sinh;
- Giáo dục học sinh;
- Công tác chủ nhiệm lớp;
- Trình bày bài giảng;
- Giao tiếp với học sinh;
- Sử dụng các phương tiện dạy học, công nghệ thông tin;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS;
- Biên soạn và quản lí hồ sơ, giáo án.
Căn cứ pháp lí
Chuẩn phải phù hợp tham chiếu những quy định đối với đội ngũ giáo viên trong những văn
bản pháp quy hiện hành của Việt Nam.
(i) Luật giáo dục (2009). Chuẩn đầu ra không được có điểm nào trái với Luật Giáo dục.
Trong Luật Giáo dục, các điều từ 26 đến 29 đã ghi rõ mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục
của giáo dục phổ thông. Ở chương IV – Nhà giáo, các điều 70 72, 73, 75 đã quy định rõ ràng tiêu
chuẩn của nhà giáo, nhiệm vụ, quyền của nhà giáo và những hành vi nhà giáo không được phép.
Ở Chương V- Người học, các điều 85,86 quy định rõ nhiệm vụ và quyền của người học. Đây là
những quy định mà Chuẩn đầu ra phải tuyệt đối tuân thủ.
(ii) Điều lệ trường Đại học và Điều lệ trường Trung học. Các Điều lệ trường Đại học và
trường Trung học là sự cụ thể hoá của Luật Giáo dục. Trong điều lệ các nhà trường đã qui định
rõ những điều liên quan đến người học và đội ngũ GV của trường như cơ cấu và nhiệm vụ của tổ
chuyên môn; trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức và nhiệm vụ của người GV. Chuẩn đầu ra phải
phản ánh được những qui định này.
(iii) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên (NNGV) trung học tại
thông tư số 30/2009/TT ngày 22/10/2009. Chuẩn này quy định chi tiết, có hệ thống nội dung về
phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của GV. Một trong những mục đích chính của việc ban hành
chuẩn là làm cơ sở để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV.
Trường ĐHSP đào tạo sinh viên trở thành GV các cấp học. Như vậy, mục tiêu đào tạo của
trường ĐHSP là đào tạo nghề giáo thì đương nhiên người tốt nghiệp cũng phải đạt được các tiêu
chí nghề nghiệp về phẩm chất nhân cách và các năng lực tương ứng chuẩn NNGV.
2.2. Chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm
Cấu trúc khung chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm
CĐR mô tả những gì sinh viên cần biết, nắm chắc và có thể làm được (có kĩ năng) và cả giá
trị, thái độ SV cần có để giúp họ trở thành những giáo viên chuyên nghiệp và giảng dạy – giáo dục
có hiệu quả.Đó là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp mà
sinh viên phải đạt được khi kết thúc khóa đào tạo để có thể thực hiện được các nhiệm vụ, vai trò,
chức năng của người GV trung học ở mức đạt yêu cầu tối thiểu.
Mục đích ban hành chuẩn đầu ra là:
104
Xây dựng chuẩn đầu ra – Giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên...
- Tạo khung chuẩn để các ngành đào tạo của các trường thiết kế chuẩn đầu ra của từng khối
ngành đào tạo/khoa;
- Làm căn cứ để cơ sở đào tạo điều chỉnh, xây dựng mới chương trình đào tạo GV. Từ đó
xây dựng giáo trình, tổ chức các hoạt động đào tạo (hoạt động dạy và học);
- Định hướng cho người dạy cụ thể hóa mục tiêu giảng dạy, lựa chọn hình thức, phương
pháp dạy và học; đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo chuẩn (cả trong quá trình giảng dạy cũng như
thực tập sư phạm).
- Để người học biết rõ mình phải đạt được những năng lực (kiến thức, kĩ năng) gì khi kết
thúc khóa đào tạo, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân;
- Là căn cứ cho việc kiểm định chất lượng của một chương trình đào tạo;
- Công khai và cam kết với xã hội về chất lượng đào tạo của trường; tạo cơ hội tăng cường
hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và cơ sở sử dụng nhân lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng
đào tạo, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động.
Dựa trên những căn cứ phân tích ở trên, chúng tôi xác định khung CĐR bao gồm các phẩm
chất/giá trị và 3 nhóm năng lực nghề như sau:
* Phẩm chất/giá trị nghề nghiệp:
- Những phẩm chất/giá trị hướng vào học sinh
- Những phẩm chất/giá trị mang bản sắc người giáo viên
- Những phẩm chất/giá trị phục vụ nghề nghiệp
* Năng lực nghề nghiệp:
- Nhóm năng lực nền tảng:
(i) Năng lực giao tiếp và hợp tác
(ii) Năng lực Ngoại ngữ và Công nghệ thông tin
(iii) Năng lực thích ứng với sự thay đổi
(iv) Năng lực nghiên cứu khoa học
- Nhóm năng lực chuyên ngành – do từng chuyên ngành xác định
- Nhóm năng lực nghiệp vụ sư phạm:
(i) Năng lực định hướng sự phát triển học sinh
(ii) Năng lực dạy học
(iii) Năng lực giáo dục
(iv) Năng lực công tác xã hội
(v) Năng lực học tập và phát triển nghề nghiệp
Mỗi nhóm năng lực gồm các tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chuẩn là các tiêu chí và mỗi tiêu chí mô
tả một công việc mà giáo sinh phải hoàn thành. Số lượng các tiêu chí trong một tiêu chuẩn ứng với
một số công việc hoàn thành để đạt tiêu chuẩn đó. Mỗi tiêu chí được cụ thể hoá thành các yêu cầu
cần có để thực hiện được công việc đã nêu ở tiêu chí. Cách viết từng chuẩn như sau:
Tên tiêu chuẩn:Mỗi tiêu chuẩn có tên gọi ngắn gọn, súc tích định hướng hành động chính
trong hoạt động nghề nghiệp của GV tương lai.
Mô tả chuẩn: Mô tả nội dung cốt lõi của từng chuẩn – tức là mô tả cái mong đợi cơ bản
nhất mà SV phải đạt được ở mỗi chuẩn.
105
Nguyễn Thị Kim Dung
Tiêu chí:Mỗi tiêu chí mô tả thành phần cốt lõi của mỗi chuẩn.
Yêu cầu: những biểu hiện ở mức độ tối thiểu của mỗi tiêu chí - Các biểu hiện này được mô
tả để có thể quan sát, đánh giá, đo lường được và tạo ra những minh chứng về hiệu quả trong thực
tiễn.
Sự kết nối giữa các chuẩn
Các chuẩn không phải được xếp theo thứ tự quan trọng. Các nhóm chuẩn và từng chuẩn có
mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, Năng lực định hướng sự phát triển học sinh được
phát triển trên nền tảng năng lực giao tiếp, năng lực nghiên cứu khoa học và làm cơ sở cho năng
lực dạy học, năng lực GD. Hoặc Năng lực nghiên cứu khoa học tác động tích cực đến việc nâng
cao năng lực phát triển nghề nghiệp và năng lực tự học. . .
Về bản chất, các phẩm chất/giá trị, năng lực nền tảng, năng lực chuyên ngành, năng lực
nghiệp vụ sư phạm,. . . là các yếu tố tích hợp, tổng hoà tạo thành nhân cách nghề nghiệp của GV;là
điều kiện đảm bảo cho chủ thể hoạt động thành công trong môi trường nghề nên để hoàn thành
khoá học sinh viên phải đáp ứng yêu cầu đặt ra ở mức cơ bản với tất cả các năng lực nghề cốt lõi
(không chấp nhận một năng lực nào còn chưa đạt mức yêu cầu). Nói cách khác, các yêu cầu trong
Chuẩn đầu ra có giá trị như nhau và không có giá trị thay thế giữa mức phát triển của năng lực này
cho năng lực khác. Sự chia tách từng nhóm, từng năng lực, từng tiêu chí chỉ là nhân tạo dựa trên
những quy luật tâm lí, giáo dục học, lí luận dạy học ... để thuận lợi cho thiết kế chương trình, tổ
chức các hoạt động đào tạo. Bên cạnh đó, các phẩm chất/giá trị nghề nghiệp phải xuyên suốt, hòa
quyện vào các năng lực. Tóm lại, mỗi chuẩn đều có vai trò quan trọng đối với sinh viên sư phạm
để thực hiện có hiệu quả hoạt động giảng dạy và giáo dục [1, 5].
Các tiêu chí trong chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử
nhân sư phạm
Phẩm chất/giá trị nghề nghiệp
(i) Những phẩm chất/giá trị hướng vào học sinh
- Thừa nhận, tôn trọng, yêu thương, công bằng, khoan dung, độ lượng với HS;
- Tin tưởng tất cả mọi học sinh đều có thể học được;
- Cam kết nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng của từng học sinh;
106
Xây dựng chuẩn đầu ra – Giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên...
- Coi trọng sự đa dạng của học sinh.
(ii) Những phẩm chất/giá trị mang bản sắc người giáo viên
- Trung thực; Lạc quan; Cởi mở; Ham học hỏi;
- Kiên trì, kiên nhẫn; Sáng tạo; Thân thiện;
- Gương mẫu; Lối sống lành mạnh, chuẩn mực.
(iii) Những phẩm chất/giá trị phục vụ nghề nghiệp
- Yêu nghề; Tự hào và say mê với nghề giáo;
- Trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp;
- Cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục.
Năng lực nghề nghiệp
Nhóm 1: Năng lực nền tảng
(i) Năng lực giao tiếp và hợp tác
Mô tả: Sinh viên tốt nghiệp (SVTN) thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ nói, viết, ngôn
ngữ cơ thể, ngôn ngữ chuyên môn phù hợp và khả năng hợp tác với các đối tượng khác nhau (với
đồng nghiệp, với học sinh, cha mẹ HS và cộng đồng, . . . ) để khuyến khích học tập tích cực, sự
cộng tác và các mối quan hệ, tương tác hỗ trợ lẫn nhau thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của người
giáo viên.
Các tiêu chí:
- Năng lực giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ;
- Năng lực hợp tác với học sinh;
- Năng lực hợp tác với cha mẹ, đồng nghiệp và cộng đồng.
(ii) Năng lực Ngoại ngữ và Công nghệ thông tin
Mô tả: SVTN sử dụng thành thạo các kĩ năng tin học văn phòng và thể hiện khả năng ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT)vàsử dụng ngoại ngữ đểkhai thác, quản lí, xử lí và sử dụng có
trách nhiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin;để thúc đẩy quá trình học của HS, nâng cao
năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của hội nhập.
Các tiêu chí:
- Năng lực sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng;
- Năng lực khai thác, tra cứu, sử dụng và quản lí các nguồn tài nguyên thông tin;
- Năng lực sử dụng CNTT trong dạy học – giáo dục;
- Năng lực sử dụng CNTT, ngoại ngữ như là công cụ tự học và phát triển nghề nghiệp.
(iii) Năng lực thích ứng với sự thay đổi
Mô tả: SVTN thể hiện khả năng nhận thức và hành động tích cực, chủ động nhằm làm quen
với những thay đổi của môi trường tự nhiên – xã hội, các mối quan hệ; nhận định, tiếp nhận những
cái mới, khác biệt của hoàn cảnh; tạo ra sự thay đổi, cải tạo và sáng tạo bản thân, môi trường, nhằm
đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động học tập và phát triển nghề nghiệp, trong các điều kiện
và hoàn cảnh khác nhau.
Các tiêu chí:
- Năng lực thích ứng với các yếu tố mới, khác biệt của môi trường;
- Năng lực thích ứng với các mối quan hệ xã hội;
107
Nguyễn Thị Kim Dung
- Năng lực tiếp nhận cái mới và tạo ra sự thay đổi.
(iv) Năng lực nghiên cứu khoa học
Mô tả: SVTN thể hiện khả năng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu, xây dựng
đề cương và tiến hành nghiên cứu khoa học phù hợp chuyên ngành đào tạo nhằm cập nhật, nâng
cao chất lượng giảng dạy và phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông. SVTN
có thể sử dụng ngoại ngữ trong việc sưu tầm, đọc và tổng quan, phân tích các tài liệu chuyên ngành
có liên quan.
Các tiêu chí:
- Năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu;
- Năng lực lựa chọn đề tài và xây dựng đề cương nghiên cứu;
- Năng lực xây dựng, sử dụng công cụ, phương tiện nghiên cứu;
- Năng lực lựa chọn và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu;
- Năng lực tổ chức nghiên cứu và thu thập số liệu;
- Năng lực phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu;
- Năng lực công bố và ứng dụng kết quả nghiên cứu.
Nhóm 2: Năng lực chuyên ngành
Từng chuyên ngành xác định các tiêu chí cụ thể với yêu cầu đảm bảovừa cung cấp cho sinh
viên nội dung nền tảng, cốt lõi về chuyên ngành, vừa đảm bảo đào tạo năng lực giáo dục môn
học thuộc chuyên ngành cho học sinh phổ thông, để trên nền tảng đó người tốt nghiệp vừa có thể
dạy môn học ở các loại hình trường khác nhau có liên quan và có thể nghiên cứu lĩnh vực chuyên
ngành đó.
Nhóm 3: Năng lực nghiệp vụ sư phạm
(i) Năng lực định hướng sự phát triển học sinh
Mô tả: SVTN thể hiện khả năng lựa chọn và tư vấn cho người học những chiến lược, cách
thức phát triển cá nhân trên cơ sở những hiểu biết về quá trình phát triển và học tập của học sinh,
tôn trọng sự đa dạng, sở trường riêng của từng em.
Các tiêu chí:
- Năng lực phân tích, nhận diện đặc điểm cá nhân để định hướng đến học tập và phát triển
của HS;
- Năng lực hỗ trợ HS thiết kế chiến lược và kế hoạch phát triển;
- Năng lực hỗ trợ HS xây dựng cách học;
- Năng lực hỗ trợ HS tự đánh giá khả năng, sở trường của bản thân và biết rút kinh nghiệm,
điều chỉnh.
(ii) Năng lực dạy học
Mô tả: SVTN thể hiện khả năng xây dựng và tổ chức các hoạt động học, xử lí các tình huống
sư phạm dựa trên những hiểu biết về người học, các lí thuyết học tập, lí thuyết giáo dục, công nghệ
thông tin, môn học, mục tiêu chương trình. . . nhằm phát triển tối đa tiềm năng của từng học sinh.
Các tiêu chí:
- Năng lực phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa;
- Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn;
- Năng lực dạy học phân hoá;
108
Xây dựng chuẩn đầu ra – Giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên...
- Năng lực dạy học tích hợp;
- Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học;
- Năng lực tổ chức các hoạt động học tập của HS/Năng lực thực hiện kế hoạch bài học;
- Năng lực tổ chức và quản lí lớp học trên giờ học;
- Năng lực hỗ trợ HS có nhu cầu đặc biệt trong dạy học;
- Năng lực đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh;
- Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học.
(iii) Năng lực giáo dục
Mô tả: SVTN thể hiện khả năng xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục và xử lí các
tình huống sư phạm dựa trên những hiểu biết về người học, các lí thuyết tâm lí, giáo dục,. . . nhằm
phát triển toàn diện nhân cách người học.
Các tiêu chí:
- Năng lực giáo dục qua giảng dạy môn học;
- Năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục;
- Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục;
- Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục;
- Năng lực xử lí các tình huống giáo dục;
- Năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi;
- Năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường;
- Năng lực tư vấn, tham vấn cho học sinh;
- Năng lực đánh giá sự tiến bộ và kết quả giáo dục HS;
- Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ giáo dục.
(iv) Năng lực công tác xã hội
Mô tả: SVTN thể hiện khả năng tham gia các hoạt động ở cộng đồng nhà trường cũng như
cộng đồng địa phương, với tư cách của người công dân, và tư cách của người làm công tác văn hóa
– tuyên truyền, vận động học sinh, cha mẹ và mọi người cùng tham gia và tổ chức các hoạt động
văn hóa - xã hội trong trường và ở cộng đồng.
Các tiêu chí:
- Năng lực tham gia vào các hoạt động văn hóa – xã hội;
- Năng lực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia vào các hoạt động văn hóa- xã hội;
- Năng lực tổ chức các hoạt động văn hóa - xã hội.
(v) Năng lực học tập và phát triển nghề nghiệp
Mô tả: SVTN thể hiện năng lực tự học, tự nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp và tham gia tích
cực vào việc phát triển chuyên môn nghề nghiệp với tư cách là thành viên cộng đồng nghề và với
tư cách cá nhân.
Các tiêu chí:
- Năng lực tự học;
- Năng lực phát triển nghề cá nhân;
- Năng lực phát triển cộng đồng nghề.
109
Nguyễn Thị Kim Dung
3. Kết luận
Chuẩn giúp cho việc tạo ra chất lượng nhà trường với Ban giám hiệu và GV làm việc có
hiệu quả cao, giảng dạy đáp ứng nhu cầu của tất cả người học. Trong hệ thống GD dựa vào chuẩn
thì việc giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá sẽ được thực hiện theo cùng một hướng. Người
học hiểu rõ chúng được mong đợi hiểu biết và làm những gì, GV tập trung giảng dạy vào việc giúp
người học đạt được những mục tiêu mong đợi; và hiệu trưởng giúp đỡ, tạo điều kiện cho GV có đủ
các nguồn lực và phương tiện cần thiết để giảng dạy có hiệu quả.Trong bối cảnh đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, các trường ĐHSP cần phải nghiên cứu xây dựng và sớm ban hành
bộ chuẩn nghề nghiệp SV tốt nghiệp. Sự ra đời của bộ chuẩn sẽ là một trong những giải pháp để
nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp của cácnhà trường sư phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Quang Báo (Chủ biên), 2015. Chương trình đào tạo GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Nguyễn Thị Kim Dung, 2011. Xác định những yêu cầu sư phạm đối với sinh viên tốt nghiệp
nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông hiện nay ở nước ta. Đề tài cấp Bộ,
B2009-17-177.
[3] Nguyễn Thị Kim Dung (Chủ biên), 2015. Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình
thành năng lực nghề cho sinh viên trong các trường ĐHSP. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Hà Nội, 4/11/2013
[5] Vũ Thị Sơn, 2015. Mô hình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực nghề.
NXB ĐHSP.
[6] Tony Townsend & Richard Bates (Eds), 2007. Handbook of teacher education:
Globalization, standards and professionalism in times of change. Springer, 2007.
ABSTRACT
Developing Graduating Teachers Standards – the important solution
to enhance teachers training quality at the university of education
Nguyen Thi Kim Dung
Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education
Education innovation is occuring radically, synchronizing at all levels from pre-school
education to university and in all phases of the educational process. Standardization is one of
the important aspects of innovation in order to improve the quality of education in general and
enhance the reputation of the institutions and Hanoi National University of Education (HNUE)
is not an exception. This article analyses the bases to develop graduating standards generally and
HNUE specific standards for graduates.
Keywords: Graduating Standard, training quality, graduating students, university of
education.
110
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4458_ntkdung_7944_2131872.pdf