Tài liệu Xây dựng chủ để tích hợp “Em tập pha chế dung dịch” trong dạy học môn toán về phương trình và hệ phương trình cho học sinh Lớp 9 - Phạm Thị Ngọc Lan: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 188-193
188
XÂY DỰNG CHỦ ĐỂ TÍCH HỢP “EM TẬP PHA CHẾ DUNG DỊCH”
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
VỀ PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH LỚP 9
Phạm Thị Ngọc Lan - Trường Trung học cơ sở Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Trần Việt Cường, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Ngày nhận bài: 02/04/2019; ngày sửa chữa: 15/04/2019; ngày duyệt đăng: 25/04/2019.
Abstract: Integrated teaching is the process of teaching, in which there is a combination and
integration of many contents, knowledge and skills in different fields and subjects to help students
form necessary competencies. The article provides an process of building integrated topic, tasks
when building an integrated topic; apply to develop the theme “I practice mixing solutions” in
teaching mathematics about equations and systems of equations for grade 9th students.
Keywords: Integrated teaching, students, equations, system of equations.
1. ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chủ để tích hợp “Em tập pha chế dung dịch” trong dạy học môn toán về phương trình và hệ phương trình cho học sinh Lớp 9 - Phạm Thị Ngọc Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 188-193
188
XÂY DỰNG CHỦ ĐỂ TÍCH HỢP “EM TẬP PHA CHẾ DUNG DỊCH”
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
VỀ PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH LỚP 9
Phạm Thị Ngọc Lan - Trường Trung học cơ sở Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Trần Việt Cường, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Ngày nhận bài: 02/04/2019; ngày sửa chữa: 15/04/2019; ngày duyệt đăng: 25/04/2019.
Abstract: Integrated teaching is the process of teaching, in which there is a combination and
integration of many contents, knowledge and skills in different fields and subjects to help students
form necessary competencies. The article provides an process of building integrated topic, tasks
when building an integrated topic; apply to develop the theme “I practice mixing solutions” in
teaching mathematics about equations and systems of equations for grade 9th students.
Keywords: Integrated teaching, students, equations, system of equations.
1. Mở đầu
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay,
dạy học tích hợp (DHTH) được coi là một xu hướng phù
hợp, cần được nghiên cứu và áp dụng đại trà. Bởi khi
triển khai DHTH sẽ giúp giáo viên (GV) tiết kiệm được
thời gian, hạn chế việc dạy học một nội dung nhiều lần
và dạy học theo định hướng phát triển năng lực người
học; giúp học sinh (HS) biết sử dụng các kiến thức, kĩ
năng của nhiều môn học trong quá trình tìm tòi nghiên
cứu để giải quyết vấn đề. Như vậy, có thể thấy DHTH là
một định hướng dạy học mang lại hiệu quả cao, đáp ứng
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Vấn đề DHTH cho HS đã được nhiều tác giả trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở nước ta, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về lí luận và thực tiễn DHTH
như: Nguyễn Kim Hồng [1], Đỗ Hương Trà [2], Nguyễn
Thế Sơn [3], Trần Vui [4], Nguyễn Hữu Châu [5], Hà
Thị Lan Hương và Đặng Thị Oanh [6],... Tuy nhiên, chưa
có nhiều những nghiên cứu cụ thể về DHTH trong dạy
học Toán về phương trình và hệ phương trình cho HS
trung học cơ sở. Bài viết đề cập việc xây dựng chủ đề tích
hợp “Em tập pha chế dung dịch” trong dạy học môn Toán
về phương trình và hệ phương trình cho HS lớp 9 ở
trường trung học cơ sở.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Xây dựng bài học/chủ đề tích hợp
Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp gồm các bước
sau [2]:
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề. Các chủ đề tích hợp
thường được đưa ra hoặc gợi ý trong chương trình. Tuy
nhiên, giáo viên (GV) cũng có thể tự xác định chủ đề tích
hợp cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, trình độ HS.
- Bước 2: Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải
quyết trong chủ đề. Đây là bước định hướng các nội dung
cần được đưa vào chủ đề. Các vấn đề thường là các
câu hỏi mà HS có thể trả lời được thông qua quá trình
học tập.
- Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải
quyết vấn đề. Dựa trên ý tưởng chung và vấn đề đặt ra,
GV sẽ xác định được những kiến thức cần đưa vào chủ
đề. Các kiến thức này có thể thuộc một môn học hoặc
nhiều môn học khác nhau. Nội dung chủ đề đưa ra cần
dựa trên mục tiêu và có tính gắn kết với nhau.
- Bước 4: Xây dựng mục tiêu dạy học của chủ đề. Để
xác định mục tiêu dạy học, cần rà soát những kiến thức
cần dạy, các kĩ năng cần rèn luyện cho HS. Đồng thời,
căn cứ vào cấu trúc năng lực chung và năng lực chuyên
biệt của các môn học để xác định những năng lực của HS
có thể được hình thành và phát triển thông qua chủ đề.
- Bước 5: Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học
của chủ đề. Ở bước này cần làm rõ: chủ đề có những hoạt
động dạy học nào, từng hoạt động thực hiện vai trò gì để
đạt được mục tiêu bài học?
- Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề. Xây dựng
kịch bản tổ chức dạy học chủ đề: thực hiện hoạt động như
thế nào; ai, làm gì, thời gian bao lâu, ở đâu?,... Có thể
hiểu đây chính là quá trình xây dựng giáo án dạy học chủ
đề tích hợp đã xây dựng. Việc phối hợp giữa các GV bộ
môn (nếu có) cũng cần được xây dụng một cách chi tiết.
- Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá. Sau khi tổ
chức dạy học chủ đề, GV cần đánh giá các mặt như: tính
phù hợp giữa thời lượng thực tế với dự kiến; mức độ đạt
được mục tiêu học tập của HS thông qua đánh giá các
hoạt động học tập; sự hứng thú của HS với chủ đề thông
qua quan sát và phỏng vấn.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 188-193
189
Việc đánh giá tổng thể chủ đề giúp GV có sự điều
chỉnh, bổ sung cho phù hợp hơn. Mặt khác, đánh giá HS
cho phép GV nắm được mục tiêu dạy học có đạt được
hay không. Mục tiêu dạy học có thể được đánh giá thông
qua các hoạt động dạy học và công cụ đánh giá.
Tùy theo từng bài học/chủ đề, tình huống dạy học cụ
thể, GV có thể lồng ghép nội dung các bước cho phù hợp.
Theo chúng tôi, để xây dựng một chủ đề tích hợp, cần
thực hiện theo 4 nhiệm vụ chính sau:
- Nhiệm vụ 1: Lựa chọn chủ đề. GV thực hiện rà soát
chương trình sách giáo khoa hiện hành ở cấp trung học
cơ sở, tìm ra những nội dung dạy học có liên quan đến
vấn đề cần giải quyết để lựa chọn chủ đề tích hợp, xác
định vấn đề cũng như các kiến thức cần thiết để giải quyết
vấn đề, sau đó xác định chủ đề, vai trò của các môn học
trong bài học.
- Nhiệm vụ 2: Xác định mục tiêu dạy học. GV đưa ra
mục tiêu cần đạt được của HS sau khi học chủ đề.
- Nhiệm vụ 3: Dự kiến một số hoạt động dạy học. GV
dự kiến một số hoạt động dạy học chủ đề tích hợp cho
HS.
- Nhiệm vụ 4: Gợi ý nội dung kiểm tra, đánh giá. GV
dự kiến nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
HS sau khi học chủ đề.
2.2. Xây dựng chủ đề tích hợp “Em tập pha chế dung
dịch” trong dạy học môn Toán về phương trình và hệ
phương trình cho học sinh lớp 9
2.2.1. Lựa chọn chủ đề
Giải bài toán bằng cách lập phương trình và hệ
phương trình là một trong những nội dung toán học có
ứng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
Trong thực tế, các công việc mà HS vẫn làm hàng ngày
như pha nước đường, pha nước muối loãng, pha nước
chấm,... là một hình thức đơn giản của pha chế dung dịch.
Với chủ đề: “Em tập pha chế dung dịch”, HS sẽ được
cung cấp kiến thức cơ bản về pha chế dung dịch, đồng
thời biết vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng về giải
toán bằng cách lập hệ phương trình với kiến thức về pha
chế dung dịch để pha chế với nồng độ cho trước.
Trong quá trình thực hiện chủ đề, HS cần pha chế
dung dịch theo yêu cầu, tính toán được nồng độ dung
dịch, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch của một
dung dịch cho trước. HS cần sử dụng kiến thức giải bài
toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn trong
chương trình môn Toán lớp 9 và vận dụng công thức tính
nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch, pha
chế dung dịch trong chương trình Hóa học 8.
2.2.2. Mục tiêu dạy học
- Về kiến thức: HS được củng cố kiến thức giải bài
toán bằng cách lập hệ phương trình; hiểu được cách tính
tỉ số phần trăm, cách tính các đại lượng liên quan đến
dung dịch như: khối lượng dung dịch, khối lượng chất
tan, khối lượng dung môi; nắm được ứng dụng của toán
học vào các môn học khác và thực tiễn.
- Về kĩ năng: vận dụng giải bài toán bằng cách lập hệ
phương trình để giải quyết tình huống thực tiễn; phát
triển kĩ năng làm thí nghiệm khoa học; rèn luyện, phát
triển một số kĩ năng như: làm việc nhóm, thuyết trình,
thu thập và xử lí thông tin.
- Về thái độ: HS có cái nhìn tổng thể và khách quan
hơn về ứng dụng liên môn của hệ phương trình; rèn luyện
cho HS thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận khi thực
hành; hứng thú, say mê trong học tập.
2.2.3. Dự kiến một số hoạt động dạy học
Chủ đề “Em tập pha chế dung dịch” được tổ chức
dạy học theo dự án. Dự kiến thời gian để thực hiện dạy
học chủ đề này trong 2 tiết luyện tập, sau khi HS đã học
xong nội dung giải bài toán bằng cách lập hệ phương
trình.
Hoạt động 1: Giới thiệu dự án (10 phút). GV dành 10
phút trên lớp giới thiệu dự án, chia nhóm dự án, phân
công nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Chia nhóm học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi
tổ là một nhóm, mỗi nhóm cử ra một tổ trưởng và một
thư kí.
- Nhiệm vụ của các nhóm như sau: + Hệ thống lại
kiến thức về hệ phương trình (các phương pháp giải hệ
phương trình, giải bài toán bằng cách lập hệ phương
trình) và công thức tính nồng độ phần trăm của một dung
dịch; + Tính toán số liệu để pha chế dung dịch bằng cách
giải bài toán sau: pha chế 2 loại dung dịch muối có nồng
độ cho trước để tạo thành dung dịch muối có nồng độ
theo yêu cầu; + Pha chế dung dịch: từ những số liệu đã
tính toán được, HS tiến hành pha chế dung dịch.
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án (10 phút).
* Xây dựng kế hoạch, thời gian: GV thống nhất với
các nhóm về mốc thời gian cũng như khoảng thời gian
cần thiết cho mỗi hoạt động trước khi xây dựng kế hoạch
thực hiện như sau: - Nghiên cứu lí thuyết (30 phút);
- Thực hành (10 phút); - Hoàn thành sản phẩm: thu thập
kết quả, hoàn thiện dự án học tập (10 phút).
* Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án: sau khi GV
hướng dẫn về kế hoạch thực hiện, các nhóm xây dựng kế
hoạch chi tiết cho nhóm mình và xác định các công việc
cần thực hiện: - Nghiên cứu lí thuyết: + Hệ thống lại kiến
thức: giải hệ phương trình bằng phương pháp thế; giải hệ
phương trình bằng phương pháp cộng đại số; giải bài
toán bằng cách lập hệ phương trình; công thức tính nồng
độ phần trăm của dung dịch; + Giải bài toán: cho hai lọ
dung dịch muối có nồng độ 5% và 25%. Hãy pha trộn 02
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 188-193
190
dung dịch trên thành 200g dung dịch muối có nồng độ
15%; - Thực hành: từ số liệu vừa tính toán được, các
nhóm tiến hành pha chế dung dịch muối có nồng độ 15%;
sau đó kiểm tra tiến độ và hoàn thành sản phẩm.
Hoạt động 3: Thực hiện dự án học tập (50 phút). Trên
cơ sở kế hoạch đã xây dựng, HS thực hiện các nhiệm vụ
GV đưa ra.
* Nghiên cứu lí thuyết: Nhóm trưởng phân công nhiệm
vụ cho các thành viên trong nhóm. Có thể chia thành các
nhóm nhỏ thực hiện từng nhiệm vụ sau: 1) Nêu quy tắc
giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số và
phương pháp thế; 2) Nêu các bước giải bài toán bằng cách
lập hệ phương trình; 3) Nêu cách tính nồng độ phần trăm
của dung dịch; 4) Giải bài toán GV đưa ra, ghi lại các số
liệu thu được. HS thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ, sau
đó thư kí tổng hợp, ghi chép lại ra giấy A0. GV theo dõi
các nhóm làm việc và có sự hỗ trợ khi cần thiết.
GV có thể hướng dẫn HS giải bài toán đã đưa ra theo
các hướng sau:
- Nêu các bước giải hệ phương trình bằng phương
pháp thế:
Bước 1: Từ phương trình của hệ đã cho (coi là
phương trình thứ nhất), ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia
rồi thế vào phương trình thứ hai để được một phương
trình mới (chỉ còn một ẩn).
Bước 2: Dùng phương trình vừa thu được để thay
thế cho phương trình thứ hai trong hệ phương trình
(phương trình thứ nhất cũng được thay thế bởi hệ thức
biểu diễn một ẩn theo ẩn kia có được ở bước 1).
- Nêu quy tắc giải hệ phương trình bằng phương
pháp cộng đại số:
Bước 1: Cộng hay trừ từng vế hai phương trình của
hệ phương trình đã cho để được một phương trình mới.
Bước 2: Dùng phương trình mới ấy thay thế cho
một trong hai phương trình của hệ phương trình (giữ
nguyên phương trình kia).
- Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương
trình gồm 3 bước:
Bước 1: Lập hệ phương trình.
Bước 2: Giải hệ phương trình.
Bước 3: Trả lời: kiểm tra xem trong các nghiệm
của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của
ẩn, nghiệm nào không, sau đó kết luận.
- Nồng độ phần trăm của dung dịch: nồng độ phần
trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho biết số gam
chất tan có trong 100 gam dung dịch:
dd
% .100%ct
m
C
m
Trong đó:
ct
m là khối lượng chất tan, biểu thị bằng
gam.
dd
m là khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam.
Gọi x (gam) là lượng dung dịch có nồng độ muối
5% cần dùng để pha chế dung dịch, y (gam) là lượng
dung dịch có nồng độ muối 25% cần dùng để pha chế
dung dịch.
Theo đề bài, ta có hệ phương trình:
200
5%. 25%. 200.15%
x y
x y
Giải hệ phương trình, ta được: x = 100, y = 100.
Vậy, cần 100g dung dịch có nồng độ muối 5% và
100g dung dịch có nồng độ muối 25% để pha chế
được 200g dung dịch có nồng độ muối 15%.
* Thực hành (HS di chuyển sang phòng thí nghiệm):
- Pha chế dung dịch muối có nồng độ 5%; - Pha chế dung
dịch muối có nồng độ 25%; - Pha chế dung dịch muối có
nồng độ 15%.
GV có thể hướng dẫn HS thực hành theo các bước
sau: - Pha chế dung dịch muối 5%. Đong lấy 5g muối
vào cốc chia độ có dung tích 200ml. Thêm từ từ nước cất
vào cốc đến vạch 100ml và khuấy đều; - Pha chế dung
dịch muối 25%. Đong lấy 25g muối vào cốc chia độ có
dung tích 200ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch
100ml và khuấy đều; - Đổ 100g dung dịch muối 5% vào
cốc có dung tích 200ml đến vạch 100ml, thêm từ từ 100g
dung dịch muối 25% đến vạch 200ml và khuấy đều.
- Kiểm tra tiến độ và hoàn thành sản phẩm: GV
thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc các nhóm hoạt
động, kịp thời đưa ra những chỉ dẫn và định hướng hoạt
động. Các nhóm ghi nhận, chỉnh sửa và hoàn thiện sản
phẩm của nhóm mình.
Hoạt động 4: tổng hợp, đánh giá dự án (10 phút).
- Các nhóm tổng hợp kết quả trình bày báo cáo trước
lớp. GV có thể chỉ định bất kì thành viên nào trong nhóm
báo cáo sản phẩm của nhóm, qua đó GV nắm được được
kết quả của hoạt động nhóm có hiệu quả hay không, các
thành viên khác theo dõi, rút ra nhận xét.
- Lớp thảo luận theo nhóm, các nhóm tự thảo luận,
đánh giá kết quả thực hiện dự án, rút kinh nghiệm cho
quá trình học tập và cho việc thực hiện những dự án sau
này (ghi biên bản).
- GV: + Đánh giá từng nhóm và các cá nhân trong
nhóm; + Đánh giá sự thành công của dự án và rút kinh
nghiệm sau quá trình triển khai dự án.
Dưới đây là một số gợi ý để đánh giá kết quả thực
hiện dự án học tập của từng nhóm:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 188-193
191
Phiếu 1: Đánh giá kết quả trình bày báo cáo nhóm
Tiêu chí
Đánh giá
Tốt (10-9 điểm) Khá (8-7 điểm) Trung bình (6-5 điểm) Yếu (4-0 điểm)
Hình
thức
- Báo cáo trình bày rõ
ràng, sạch đẹp, khoa
học.
- Giải bài toán ngắn
gọn, câu hỏi dắt dễ
hiểu, hợp lí.
- Phần đầu tiên gồm:
tên dự án, tên nhóm và
các thành viên của
nhóm.
- Báo cáo trình bày rõ
ràng, khoa học.
- Giải bài toán ngắn
gọn, câu hỏi dẫn dắt
đúng.
- Mục đầu có: tên dự
án, tên nhóm và các
thành viên của nhóm.
- Báo cáo trình bày
chưa rõ ràng, không
khoa học.
- Giải bài toán dài
dòng, câu hỏi dẫn dắt
khó hiểu.
- Phần đầu có: tên dự
án, tên nhóm và các
thành viên của nhóm.
- Báo cáo trình bày
chưa rõ ràng, không
khoa học.
- Giải bài toán dài
dòng, câu hỏi dẫn dắt
khó hiểu.
- Phần đầu có: tên dự
án, tên nhóm và các
thành viên của nhóm.
Nội dung
- Chính xác, khoa học.
- Vận dụng được các
kiến thức hóa phổ
thông và công thức
tính nồng độ phần trăm
của dung dịch.
- Sản phẩm thực hành
đạt yêu cầu.
- Chính xác nhưng sắp
xếp chưa khoa học.
- Vận dụng được các
kiến thức hóa phổ
thông và công thức
tính nồng độ phần trăm
của dung dịch.
- Sản phẩm thực hành
đạt yêu cầu.
- Chính xác nhưng sắp
xếp chưa khoa học.
- Vận dụng được các
kiến thức về hóa phổ
thông và công thức
tính nồng độ phần trăm
của dung dịch.
- Sản phẩm thực hành
chưa đạt yêu cầu.
- Thiếu chính xác.
- Không vận dụng
được các kiến thức hóa
phổ thông và công thức
tính nồng độ phần trăm
của dung dịch.
- Sản phẩm thực hành
chưa đạt yêu cầu.
Trình bày
thuyết
trình
báo cáo
- Đúng thời gian.
- Trình bày: logic, lập
luận chặt chẽ, mạch
lạc, phát âm chuẩn.
- Bài trình bày lôi
cuốn, hấp dẫn, thuyết
phục, có lời dẫn mở
đầu tạo sự chú ý.
- Phân công trình bày
đồng đều trong nhóm.
- Trả lời tốt các câu hỏi
khi thảo luận.
- Đúng thời gian.
- Trình bày: logic, lập
luận chặt chẽ, mạch
lạc, phát âm chuẩn.
- Bài trình bày chưa lôi
cuốn, hấp dẫn và
thuyết phục, có lời dẫn
mở đầu tạo sự chú ý.
- Phân công trình bày
đồng đều trong nhóm.
- Trả lời khá tốt các câu
hỏi khi thảo luận.
- Đúng thời gian.
- Trình bày: logic, lập
luận chưa chặt chẽ,
mạch lạc, phát âm
chưa chuẩn
- Bài trình bày chưa lôi
cuốn, hấp dẫn, thuyết
phục, lời dẫn mở đầu
không tạo sự chú ý.
- Phân công trình bày
chưa đều trong nhóm.
- Trả lời được các câu
hỏi khi thảo luận.
- Không đúng thời
gian.
- Trình bày không
logic, lập luận chưa
chính xác, giọng khó
nghe, khó hiểu.
- Bài trình bày chưa lôi
cuốn, chưa khoa học.
- Phân công trình bày
lộn xộn trong nhóm.
- Không trả lời được
các câu hỏi thảo luận.
Phiếu 2: Đánh giá kết quả hợp tác nhóm
Tiêu chí
Đánh giá
Tốt (10-9 điểm) Khá (8-7 điểm) Trung bình (6-5 điểm) Yếu (4-0 điểm)
Sự
cộng tác
- Cộng tác rất hiệu quả
và có sự tôn trọng lẫn
nhau giữa các thành
viên trong nhóm.
- Cộng tác khá hiệu
quả và có sự tôn trọng
lẫn nhau giữa các
thành viên trong nhóm.
- Có sự cộng tác với
mỗi thành viên trong
nhóm.
- Làm việc không hiệu
quả với các thành viên
trong nhóm.
Sự
đóng góp
- Các cá nhân trong
nhóm tích cực tham gia
hoàn thiện dự án.
- Các cá nhân trong
nhóm đều có sự tham
gia để hoàn thiện dự
án.
- Các cá nhân có sự
tham gia hoàn thiện dự
án một cách hạn chế.
- Các cá nhân ít tham
gia hoặc không tham
gia vào dự án
Sự
chia sẻ
- Mỗi thành viên đều
chia sẻ, trao đổi kiến
- Mỗi thành viên đều
sự chia sẻ, trao đổi kiến
- Mỗi thành viên đều
chia sẻ, trao đổi kiến
- Mỗi thành viên
không có sự chia sẻ,
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 188-193
192
Tiêu chí
Đánh giá
Tốt (10-9 điểm) Khá (8-7 điểm) Trung bình (6-5 điểm) Yếu (4-0 điểm)
thức lẫn nhau rất hiệu
quả, sản phẩm của
nhóm thành công.
thức lẫn nhau nhưng
hiệu quả chưa cao, sản
phẩm của nhóm cũng
đạt kết quả khá cao.
thức cho nhau nhau
nhưng chưa tích cực,
sản phẩm của nhóm
đạt kết quả chưa cao.
trao đổi kiến thức lẫn
nhau nên hiệu quả
chưa cao, sản phẩm
của nhóm đạt kết quả
chưa tốt.
Thời gian
hoàn
thành
Trước thời hạn, có kết
quả tốt.
Đúng thời hạn, có kết
quả tốt.
Đúng thời hạn nhưng
cần bổ sung một vài ý.
Không đúng thời hạn
và còn chỉnh sửa.
2.2.4. Một số gợi ý về nội dung kiểm tra, đánh giá
Chúng tôi đưa ra một số câu hỏi, bài tập có nội dung
đơn giản, từ mức độ nhận biết, đến vận dụng để đánh giá
mức độ hiểu bài của HS. Các câu hỏi đều ở mức độ cơ
bản để HS có học lực trung bình đều có thể thực hiện
được. Thông qua các câu hỏi, HS được quan sát các hiện
tượng trong cuộc sống, tự thực hành pha chế dung dịch,
biết cách vận dụng kiến thức để giải bài toán bằng cách
lập phương trình và hệ phương trình, kết hợp với kiến
thức về tính nồng độ phần trăm trong dung dịch để giải
bài tập.
Câu hỏi 1: Hòa tan 100g muối vào 200g nước, để cho
bay hơi. Sau 1-2 tháng, em hãy cho biết hiện tượng quan
sát được.
Câu hỏi 2: Em hãy thực hành pha chế với các nồng
độ dung dịch muối hoặc đường khác nhau.
Câu hỏi 3: Nước muối 0,9% rất có ích đối với sức
khỏe mỗi chúng ta. Nó có tác dụng kháng khuẩn, kháng
viêm rất tốt. Em hãy tự pha chế một lọ dung dịch nước
muối 0,9% để vệ sinh răng miệng hằng ngày.
2.3. Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 lớp:
lớp 9A và lớp 9B Trường Trung học cơ sở Giang Sơn,
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh từ ngày 10-16/04/2019.
Lớp 9A (gồm 36 HS) là lớp thực nghiệm và lớp 9B (39
HS) là lớp đối chứng có trình độ nhận thức, kết quả học
tập môn Toán trước khi bắt đầu thực nghiệm sư phạm là
tương đương. Lớp thực nghiệm 9A được dạy học theo
hướng DHTH chủ đề “Em tập pha chế dung dịch” theo
các nhiệm vụ như đã đề xuất ở trên, lớp đối chứng 9B
được dạy học theo phương pháp truyền thống.
Sau quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm, chúng
tôi thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên
hai phương diện: đánh giá định tính và đánh giá định
lượng.
* Đánh giá định lượng:
Bảng 1. Bảng phân bố tần số kết quả bài kiểm tra
45 phút của HS hai lớp 9A và lớp 9B
Trường Trung học cơ sở Giang Sơn
Điểm
kiểm
tra xi
3 4 5 6 7 8 9 10 X
Lớp
9A
2 3 5 5 8 6 6 1 6,69
Lớp
9B
4 5 6 8 10 3 3 0 5,92
Kết quả cho thấy: lớp thực nghiệm có 31/36 HS đạt
điểm trung bình trở lên, chiếm 86,11%; trong đó có 21/36
HS đạt loại khá, giỏi, chiếm 58,3%. Lớp đối chứng có
30/39 HS đạt điểm trung bình trở lên, chiếm 76,92%;
trong đó có 16/39 HS đạt loại khá, giỏi, chiếm 41,03%.
Điểm trung bình chung học tập ở lớp thực nghiệm cao
hơn lớp đối chứng. Số HS có điểm dưới điểm trung bình
ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng và số HS có
điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Để khẳng định về chất lượng của đợt thực nghiệm sư
phạm, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu thống kê toán học.
Kết quả xử lí số liệu thống kê thu được như sau:
Nội dung
Kiểm tra 45 phút
Thực nghiệm Đối chứng
Điểm trung bình
1
.
n
i i
i
x f
x
N
6,69 5,92
Phương sai
2
2 1
( ) .
1
n
i i
i
x x f
s
N
3,42 2,92
Độ lệch chuẩn
2s s
1,85 1,71
Trong đó N là số HS, xi là điểm, fi là tần số các điểm
xi mà HS đạt được.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 188-193
193
Sử dụng phép thử t - student để xem xét, kiểm tra tính
hiệu quả của việc thực nghiệm sư phạm, ta có kết quả:
TN
TN
x
t
s
= 1,9. Tra bảng phân phối t - student với bậc tự
do F = 36, mức ý nghĩa = 0,05 thu được t=1,69. Ta có t
> t. Như vậy, thực nghiệm sư phạm đã có kết quả rõ rệt.
Tiến hành kiểm định phương sai của lớp TN và lớp
ĐC với giả thuyết E0: Sự khác nhau giữa các phương sai
ở lớp TN và lớp ĐC là không có ý nghĩa. Ta có kết quả:
2
2
TN
DC
S
F
S
= 1,17. Giá trị tới hạn F tra trong bảng phân
phối F ứng với mức = 0,05 và với các bậc tự do fTN =
39; fDC = 36 là 1,7 cho thấy F < F: chấp nhận E0, tức là
sự khác nhau giữa phương sai ở nhóm lớp TN và nhóm
lớp ĐC là không có ý nghĩa.
Để so sánh kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi
tiến hành kiểm định giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa các
điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa với phương
sai như nhau”. Với mức ý nghĩa = 0,05, tra bảng phân
phối t - student với bậc tự do là NTN + NDC - 2 = 36 + 39 -
2 = 73, ta được t = 1,67. Ta có giá trị kiểm định:
1 1
.
TN DC
TN DC
x x
t
s
N N
= 1,87;
với s =
2 2( 1) ( 1).
1,78
2
TN TN DC DC
TN DC
N S N S
N N
Ta có t > t. Như vậy, khẳng định giả thuyết H0 bị bác
bỏ. Điều đó chứng tỏ sự khác nhau giữa các điểm trung
bình ở hai mẫu chọn là có ý nghĩa. Kết quả kiểm định trên
chứng tỏ chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
* Phân tích định tính: căn cứ vào các phiếu đánh giá
sản phẩm nhóm, kết hợp với phiếu đánh giá của GV, bài
thuyết trình sản phẩm của các nhóm và phiếu thăm dò,
chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích
cực hơn so với lớp đối chứng.
- Về thái độ:
+ Trước đây, do HS ít được học tập theo phương pháp
làm việc nhóm nên các em còn rụt rè khi thực hiện các
hoạt động GV đưa ra. Sau đó, các em bắt đầu hứng thú
với chủ đề, với việc học tập theo chủ đề nên các em làm
việc tích cực, hợp tác và hoàn thành nhiệm vụ khá tốt ở
những nhiệm vụ hơn lớp đối chứng. Đa số HS ở lớp thực
nghiệm đều cho rằng, bài học rất dễ hiểu.
+ HS có khả năng phân tích đề bài, biết liên hệ vào
thực tiễn, liên hệ với kiến thức cũ và kiến thức các môn
học khác để hoàn thiện bài tập.
+ Việc học tập theo nhóm giúp HS thể hiện được khả
năng của bản thân, tích cực trao đổi bài và thảo luận. Đa
số HS đều hứng thú khi làm việc nhóm.
- Về năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS:
+ Nhìn chung, đa số HS ở lớp thực nghiệm đã phát
hiện và nêu được vấn đề, xác định được vấn đề cần giải
quyết đối với mỗi nội dung học tập tốt hơn so với lớp đối
chứng. Điều này được thể hiện khi GV đặt câu hỏi, đưa
ra bài tập, các em đã hoàn thành tương đối tốt. HS biết
liên hệ với kiến thức các môn học khác để trả lời câu hỏi
GV đưa ra.
- Về phần thực hành pha chế dung dịch, các nhóm ở
lớp thực nghiệm đã thực hiện pha chế đúng quy trình, đạt
yêu cầu, đảm bảo các quy tắc an toàn trong phòng thí
nghiệm. Hình thức dạy học theo chủ đề khá mới nhưng
các em đã biết vận dụng kiến thức vào giải quyết hiệu
quả các tình huống GV đưa ra.
3. Kết luận
DHTH đòi hỏi HS sử dụng kiến thức, kĩ năng, phương
pháp của nhiều môn học trong quá trình tìm tòi nghiên
cứu, từ đó giúp các em phát triển được các năng lực học
tập cần thiết. Các kết quả nghiên cứu bước đầu về DHTH
trong dạy học về phương trình và hệ phương trình cho HS
lớp 9 phần nào cho thấy, tính hiệu quả, tiềm năng của
DHTH trong dạy học Toán ở trường phổ thông hiện nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Kim Hồng - Huỳnh Công Minh Hùng
(2013). Dạy học tích hợp ở trong trường phổ thông
Australia. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh, số 42, tr 7-17.
[2] Đỗ Hương Trà (2016). Dạy học tích hợp phát triển
năng lực học sinh (quyển 1: Khoa học tự nhiên).
NXB Đại học Sư phạm.
[3] Nguyễn Thế Sơn (2017). Xây dựng chủ đề tích hợp
trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ
thông. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa
học giáo dục Việt Nam.
[4] Trần Vui (2014). Giải quyết vấn đề thực tế trong dạy
học Toán. NXB Đại học Huế.
[5] Nguyễn Hữu Châu (2006). Những vấn đề cơ bản về
chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục.
[6] Hà Thị Lan Hương - Đặng Thị Oanh (2015). Một số
nguyên tắc và phương pháp thiết kế chủ đề để tổ
chức dạy học tích hợp. Tạp chí Khoa học, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6/2015, tr 204-210.
[7] Phan Đức Chính (chủ biên, 2015). Toán 9. NXB
Giáo dục Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 41pham_thi_ngoc_lan_tran_viet_cuong_5143_2148394.pdf