Tài liệu Xây dựng các Chuyên đề địa lí để bồi dưỡng cho giáo viên lịch sử cấp trung học cơ sơ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Vũ Thị Thanh Hương: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 6-9; 17
6 Email: thanhhuong264@gmail.com
XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ ĐỂ BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN LỊCH SỬ
CẤP TRUNG HỌC CƠ SƠ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Vũ Thị Thanh Hương - Nguyễn Thị Hoài Thu
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
Ngày nhận bài: 28/4/2019; ngày chỉnh sửa; 01/5/2019; ngày duyệt đăng: 17/5/2019.
Abstracs: In order to teach History and Geography in the new general education curriculum,
History teachers need to be equipped with the competency to teach Geography. In this article, we
propose to develop geographic themes to foster history teachers meeting the requirements of
education innovation, which includes: the following steps: 1) Study the draft curriculum;
2) Determine the criteria of competency to teach Geography; 3) Identify knowledge modules and
theme corresponding to each type of criteria of competency to teach Geography, 4) Anticipate
training program. The themes of geography foster...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng các Chuyên đề địa lí để bồi dưỡng cho giáo viên lịch sử cấp trung học cơ sơ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Vũ Thị Thanh Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 6-9; 17
6 Email: thanhhuong264@gmail.com
XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ ĐỂ BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN LỊCH SỬ
CẤP TRUNG HỌC CƠ SƠ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Vũ Thị Thanh Hương - Nguyễn Thị Hoài Thu
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
Ngày nhận bài: 28/4/2019; ngày chỉnh sửa; 01/5/2019; ngày duyệt đăng: 17/5/2019.
Abstracs: In order to teach History and Geography in the new general education curriculum,
History teachers need to be equipped with the competency to teach Geography. In this article, we
propose to develop geographic themes to foster history teachers meeting the requirements of
education innovation, which includes: the following steps: 1) Study the draft curriculum;
2) Determine the criteria of competency to teach Geography; 3) Identify knowledge modules and
theme corresponding to each type of criteria of competency to teach Geography, 4) Anticipate
training program. The themes of geography fostering include: Overview of general natural
geography; Overview of continental Geography; Overview of Vietnamese Geography; Build some
integrated modules and some issues in teaching Geography in secondary school. These are the
most core subjects to form the specialized competency of Geography teachers.
Keywords: History and Geography, geographical theme, Geography teachers.
1. Mở đầu
Trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới,
Lịch sử và Địa lí là môn học tích hợp, được dạy bắt buộc
ở trung học cơ sở (THCS). Việc ghép 2 môn Lịch sử và
Địa lí đòi hỏi giáo viên (GV) Lịch sử cần được cung cấp
những kiến thức, kĩ năng dạy học môn Địa lí.
Một trong những điểm mới của chương trình các môn
học trong Chương trình giáo dục phổ thông là việc tích hợp
liên môn để giúp học sinh giảm tải. Ở cấp THCS, Lịch sử
được tích hợp với Địa lí. Ngày 2/5/2018, Bộ GD-ĐT ban
hành Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT về đào tạo, bồi
dưỡng GV cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Trong đó,
nội dung bồi dưỡng GV chuyên ngành Lịch sử dạy môn
Lịch sử và Địa lí do các cơ sở đào tạo GV phối hợp với Sở
GD-ĐT thực hiện, thời gian dự kiến vào quý 3 năm 2018.
Thực tế cho thấy, một số Sở GD-ĐT đã tổ chức tập
huấn cho lực lượng GV nòng cốt chuyên môn ở các
quận/huyện, sau đó lực lượng này sẽ phổ biến đến từng
GV trên địa bàn; tuy nhiên, dạy thế nào, vận dụng thế
nào, đến nay nhiều GV còn lúng túng. Với bậc tiểu học
còn có thể thực hiện được bởi GV thường dạy hết các
môn, có cái nhìn khái quát; còn ở bậc THCS, trung học
phổ thông, mỗi GV đảm nhiệm một môn học và không
dễ dạy tích hợp với môn học khác.
Vì vậy, bài viết đề xuất xây dựng các chuyên đề Địa
lí để bồi dưỡng cho GV Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục. Hi vọng, sau khi đào tạo, GV Lịch sử có thể
nhanh chóng thực hiện được chương trình, sách giáo
khoa GDPT mới.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
2.1.1. Cơ sở pháp lí
Ngày 27/3/2015, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết
định số 404/QĐ-TTg, phê duyệt đề án đổi mới chương
trình, sách giáo khoa GDPT.
Tiếp theo, ngày 29/04/2016, Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định số 732/QĐ-TTg, phê duyệt đề án đào tạo, bồi
dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ
thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
Công văn số 1621/SGDĐT-GDCN&TX, ngày
26/12/2016 của Sở GD-ĐT Nam Định về việc bồi dưỡng
cán bộ quản lí, GV. Nội dung công văn nhấn mạnh: giao
Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Nam Định phối hợp
với các phòng ban chức năng của Sở GD-ĐT, các phòng
GD-ĐT huyện/thành phố, các trường trung học phổ thông:
- Tăng cường công tác bồi dưỡng CBQL các trường
mầm non, tiểu học, THCS;
- Thực hiện bồi dưỡng, đào tạo lại GV mầm non, tiểu
học, THCS đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, chuyển hạng,
nâng hạng GV.
2.1.2. Nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học Địa lí của
giáo viên Lịch sử ở trung học cơ sở
Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV Lịch sử, ngày
16/12/2017, Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội
đã tổ chức hội thảo quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng GV
môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách
giáo khoa”. Hội thảo được tổ chức với mong muốn góp
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 6-9; 17
7
phần nâng cao vị thế của môn Lịch sử, nâng cao chất
lượng đào tạo GV và đổi mới phương pháp dạy học lịch
sử ở trường phổ thông và những vấn đề nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử hiện nay.
Như vậy, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao
năng lực dạy học cho GV chuyên ngành Lịch sử đang được
các cấp, các ngành quan tâm. Nhưng do chỉ được đào tạo
chuyên sâu một môn học nên GV Lịch sử đang lo ngại nếu
phải dạy cả môn Địa lí, nhất là những nội dung tích hợp.
2.2. Xác định các tiêu chí năng lực dạy học Địa lí của
giáo viên Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
phổ thông
Ngoài các năng lực chung của GV, để dạy học Địa lí,
GV Lịch sử cần được có những năng lực cốt lõi sau:
- Năng lực phân tích các thuộc tính không gian và
mối liên hệ không gian giữa các sự vật, hiện tượng.
- Năng lực vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích
các hiện tượng tự nhiên và các vấn đề địa lí KT-XH.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ.
Để hình thành các năng lực cốt lõi này, trong chương
trình đào tạo sinh viên chuyên ngành Địa lí (CTĐT Văn
- Địa), Trường CĐSP Nam Định đã dành thời lượng 25
tín chỉ (các học phần Địa lí) trên tổng số 117 tín chỉ
(tương đương 750 tiết trên tổng số 1755 tiết). Tuy nhiên,
với đội ngũ GV Lịch sử hiện tại - những thầy cô đã trực
tiếp đứng lớp, đã tích lũy được một nền tảng kiến thức
chuyên môn và phương pháp nhất định, chúng tôi đã
giảm tải lí thuyết, lược bỏ những nội dung không liên
quan đến chương trình môn học Lịch sử và Địa lí ở
THCS, chỉ giữ lại những module cốt lõi nhất. Sau đây là
dự thảo ma trận môn học tương ứng với mục tiêu năng
lực mà chúng tôi vừa trình bày.
2.3. Xác định các module kiến thức, chuyên đề tương
ứng với từng loại tiêu chí năng lực dạy học Địa lí của
giáo viên Lịch sử
Những mục tiêu cần hình thành Nội dung các module kiến thức
Chuyên
đề
Dự
kiến
số
tiết
1. Năng lực phân tích các thuộc tính không gian và mối liên hệ không gian giữa các sự vật, hiện tượng
- Về kiến thức:
+ Hiểu rõ quy luật và giải thích các hiện
tượng địa lí tự nhiên trên Trái Đất.
+ Vận dụng kiến thức để nhận biết và giải
thích các hiện tượng tự nhiên.
- Về kĩ năng:
+ Nhận biết, gọi tên và giải thích các hiện
tượng tự nhiên trên Trái Đất
+ Truyền thụ kiến thức về tự nhiên của Trái
Đất cho học sinh ở THCS
Mở đầu: Khái niệm, cấu trúc, đối tượng nghiên
cứu của Địa lí tự nhiên đại cương
Chương 1. Trái Đất trong vũ trụ
1.1. Vũ trụ
1.2. Hệ Ngân Hà
1.3. Hệ Mặt Trời
1.4. Tính chất vật lí và cấu trúc của Trái Đất
1.5. Sự vận động của Trái Đất
Chương 2. Cấu trúc lớp vỏ Địa lí của Trái Đất
2.1. Thạch quyển
2.2. Khí quyển
2.3. Thủy quyển
2.4. Thổ nhưỡng quyển
2.5. Sinh quyển
Chương 3. Các quy luật địa lí của Trái Đất
3.1. Quy luật tính thống nhất và hoàn chỉnh
3.2. Quy luật tuần hoàn vật chất và năng lượng
3.3. Quy luật nhịp điệu
3.4. Quy luật địa đới và phi địa đới
Khái
quát về
Địa lí tự
nhiên
đại
cương
30
2. Năng lực vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng tự nhiên và các vấn đề địa lí kinh tế
- Về kiến thức
+ Biết được các hiện tượng tự nhiên và KT-
XH ở một châu lục nhất định.
+ Xác định mối quan hệ giữa các hiện tượng
tự nhiên và KT-XH trên châu lục.
Chương 1. Châu Âu
1.1. Vị trí, giới hạn, hình dạng
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.3. Đặc điểm KT-XH, văn hóa
Khái
quát về
Địa lí
châu lục
30
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 6-9; 17
8
+ Giải thích được hệ quả của mối quan hệ
tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên và
KT-XH trên một châu lục.
- Kĩ năng:
+ Đọc, phân tích số liệu thống kê, biểu đồ,
bản đồ
+ Vẽ, nhận biết biểu đồ nhiệt ẩm
+ Thành lập lược đồ các thành phần tự nhiên
cơ bản của các châu lục.
Chương 2. Châu Á
2.1. Vị trí, giới hạn, hình dạng
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.3. Đặc điểm KT-XH, văn hóa
Chương 3. Châu Phi
3.1. Vị trí, giới hạn, hình dạng
3.2. Điều kiện tự nhiên
3.3. Đặc điểm KT-XH, văn hóa
Chương 4. Các châu lục khác
4.1. Châu Mỹ
4.2. Châu Đại Dương
4.3. Châu Nam Cực
Chương 5. Một số vấn đề địa lí toàn cầu
- Kiến thức:
+ Hiểu được những đặc điểm cơ bản nhất
của tự nhiên Việt Nam.
+ Giải thích được cơ chế hình thành và phát
triển của các hợp phần tự nhiên Việt Nam
+ Nhớ được đặc điểm về dân cư, các ngành
kinh tế Việt Nam giải thích được các đặc
điểm đó.
+ Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam
- Kĩ năng:
+ Có kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, số liệu
thống kê, biểu đồ, bản đồ.
+ Nhận biết các hiện tượng tự nhiên và KT-
XH trên lãnh thổ Việt Nam
+ Truyền thụ kiến thức về tự nhiên và KT-
XH Việt Nam cho HS ở THCS
Chương 1. Khái quát về Địa lí tự nhiên Việt
Nam
1.1. Vị trí địa lí tự nhiên, hình dạng lãnh thổ
1.2. Địa hình
1.3. Khí hậu
1.4. Thủy văn
1.5. Thổ nhưỡng
1.6. Sinh vật
Chương 2. Khái quát về Địa lí KT-XH Việt
Nam
2.1. Vị trí địa kinh tế, chính trị
2.2. Địa lí dân cư
2.3. Địa lí các ngành kinh tế
2.4. Các vùng kinh tế Việt Nam
Khái
quát về
Địa lí
Việt
Nam
45
3. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Về kiến thức:
+ Nắm được lịch sử nghiên cứu, vị thế của
biển, đặc trưng tự nhiên biển.
+ Những vấn đề địa - chính trị biển Đông
trong quan hệ quốc tế và khu vực. Quan
điểm và các giải pháp chính trị của Việt Nam
trên cơ sở luật pháp quốc tế
+ Nắm được khái niệm, đặc điểm của đô
thị hóa
+ Hiểu được đặc trưng đô thị hóa trong từng
thời kì lịch sử.
+ Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của
đô thị hóa
- Về kĩ năng:
+ Củng cố, phát triển kĩ năng so sánh, phân
tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện, hiện tượng
địa lí liên quan đến biển, đảo Việt Nam, biến
đổi khí hậu.
Chương 1. Biển và đảo Việt Nam
1.1. Địa lí tự nhiên biển, đảo Việt Nam
1.2. Địa lí kinh tế biển Việt Nam
1.3. Địa chính trị biển
Chương 2. Đô thị hóa
2.1. Khái quát chung
2.2. Quá trình phát triển của đô thị
2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa
Xây
dựng
một số
module
tích hợp
30
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 6-9; 17
9
+ Sử dụng thành thạo bản đồ, đồ thị, số liệu
thống kế để xử lí thông tin liên quan đến biển
Việt Nam
+ Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện
tượng và quan hệ tương tác địa lí: tự nhiên -
kinh tế - chính trị liên quan tới biển Đông,
điều kiện tự nhiên - nền văn minh nhân loại.
4. Năng lực nghiên cứu chương trình
- Về kiến thức:
+ Hiểu được những vấn đề chung về quá
trình dạy học Địa lí ở trường phổ thông: nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học, kiểm tra - đánh giá.
+ Đặc điểm chương trình THCS mới
- Kĩ năng:
+ Nghiên cứu chương trình hiện hành
+ Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
+ Vận dụng kiến thức vào soạn, giảng một
bài Địa lí ở trường phổ thông.
Chương 1. Nội dung Địa lí trong chương trình
THCS
1.1. Những vấn đề chung
1.2. Đặc điểm chương trình - sách giáo khoa
môn Lịch sử - Địa lí
1.3. Giải pháp và những định hướng phù hợp
với chương trình mới
Chương 2. Các phương pháp dạy học tích cực
trong dạy học Địa lí
2.1. Chương trình môn Địa lí 6
2.2. Chương trình môn Địa lí 7
2.3. Chương trình môn Địa lí 8
2.4. Chương trình môn Địa lí 9
Chương 3. Các hình thức tổ chức dạy học Địa lí
3.1. Khái niệm
3.2. Các hình thức dạy học Địa lí trong trường
THCS
Chương 4. Đánh giá trong dạy học Địa lí
4.1. Khái niệm
4.2. Vai trò, ý nghĩa, nội dung
4.3. Hình thức đánh giá
4.4. Các phương pháp đánh giá
Một số
vấn đề
trong
dạy học
Địa lí ở
THCS
15
2.4. Dự kiến chương trình bồi dưỡng
Trên cơ sở những năng lực dạy học Địa lí và những
năng lực dạy học tích hợp Lịch sử - Địa lí, các chuyên đề
được đề xuất với thời lượng và những nội dung chính.
Các năng lực khác như năng lực sử dụng bản đồ, năng
lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ được bồi dưỡng
trong các chuyên đề tích hợp khác.
- Để việc đào tạo đạt kết quả tốt, GV cần tự học theo
hướng dẫn. Thời lượng của tiết học trên lớp chỉ nên
chiếm 50% số tín chỉ của một chuyên đề.
Xuất phát từ việc xác định các module kiến thức,
chuyên đề tương ứng với từng loại tiêu chí năng lực dạy
học Địa lí của GV Lịch sử (mục 2.3), chúng tôi dự kiến
chương trình bồi dưỡng như sau:
TT Tên chuyên đề
Số tiết
Học trên lớp Tự học Khác
1 Chuyên đề 1: Khái quát về Địa lí tự nhiên đại cương 15 15
2 Chuyên đề 2: Khái quát về Địa lí châu lục 15 15
3 Chuyên đề 3: Khái quát về Địa lí Việt Nam 23 22
4 Chuyên đề 4: Xây dựng một số module tích hợp 15 15
5
Chuyên đề 5: Một số vấn đề trong dạy học Địa lí
ở THCS
7 8
(Xem tiếp trang 17)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 10-17
17
Sau khi xây dựng đề cương chi tiết các học phần như
trên, chúng tôi tiếp tục tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các
chuyên gia giáo dục, các cơ sở đào tạo và GV để lựa chọn
các module kiến thức thực sự phù hợp, sát với mục tiêu
đào tạo. Tại hội thảo này, những học phần được xác định
là xa mục tiêu hình thành NL đều được chúng tôi loại bỏ
khỏi CTĐT và chỉ giữ lại những module góp phần hình
thành NL cần thiết gắn với mục tiêu đào tạo.
3. Kết luận
Lịch sử và Địa lí là một môn học mới trong chương
trình GDPT sau 2020. Việc xây dựng CTĐT GV
THCS dạy môn Lịch sử và Địa lí nhằm đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn giáo dục là một vấn đề cấp bách.
Xuất phát từ việc khảo sát thực tiễn nghề nghiệp của
người GV làm cơ sở để xác định mục tiêu và xây dựng
chuẩn đầu ra, nhóm tác giả đã tiến hành các bước
nghiên cứu rất khoa học, tuần tự và xây dựng được
CTĐT Lịch sử và Địa lí với thời lượng 106 tín chỉ
(chưa kể nội dung giáo dục thể chất, quốc phòng và an
ninh). CTĐT không phải là sự “ghép” cơ học chương
trình đào tạo 2 ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lí trước
đây mà được xây dựng trên quan điểm tích hợp với tỉ
lệ hợp lí giữa các module kiến thức/ học phần. Thông
qua quy trình phát triển CTĐT Lịch sử và Địa lí với
mục tiêu đào tạo GV THCS đáp ứng yêu cầu chương
trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi mong muốn
đóng góp một tiếng nói trên cơ sở tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn đang nghiên cứu và triển khai tại đơn
vị, hi vọng nhận được sự chia sẻ, góp ý từ các nhà khoa
học, các chuyên gia phát triển CTĐT để có được tiếng
nói chung vì mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện
GD-ĐT.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2015). Đổi mới công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên phổ thông của
các cơ sở đào tạo giáo viên.
[2] Bộ GD-ĐT (2015). Những vấn đề chung về phát
triển chương trình đào tạo giáo viên.
[3] Bộ GD-ĐT (2005). Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giáo viên trường đại học, cao đẳng. Học
viện Quản lí giáo dục.
[4] Bộ GD-ĐT (2015). Phát triển chương trình đào tạo
giáo viên nhóm ngành khoa học xã hội, Hà Nội.
[5] Bộ GD-ĐT (2015). Tài liệu Hội thảo “Nâng cao
năng lực đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản
lí các trường sư phạm”. Trường Cao đẳng Sư phạm
Hải Dương.
[6] Bộ GD-ĐT (2014). Năng lực quản lí và phát triển
chương trình giáo dục ở trung học phổ thông.
[7] Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh (2007).
Hội thảo khoa học Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng
cho các trường sư phạm Việt Nam.
XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ...
(Tiếp theo trang 9)
3. Kết luận
Trong chương trình đào tạo GV Lịch sử, bài viết đã
đề xuất 5 chuyên đề Địa lí. Đây là những chuyên đề cốt
lõi nhất nhằm hình thành những năng lực chuyên biệt của
giáo viên dạy Địa lí. Có được những năng lực này, GV
Lịch sử hoàn toàn có thể dạy học môn Lịch sử và Địa lí
ở THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
Để thực hiện chương trình bồi dưỡng, chúng tôi xin
đưa ra những đề xuất sau:
- Với đội ngũ GV được đào tạo: do chương trình được
rút gọn và thời gian học trên lớp chỉ chiếm 50%, còn lại
là tự học nên GV phải dành thời gian tự học, tự bồi dưỡng
nhiều. Điều này đòi hỏi GV có tinh thần tự giác.
- Với các cấp quản lí: cần tạo điều kiện để đội ngũ
GV được bồi dưỡng trực tiếp về thời gian, kinh phí,
phương tiện
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2014). Đề án đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Tài liệu tập
huấn).
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình Giáo dục phổ
thông môn Lịch sử và Địa lí.
[3] Bộ GD-ĐT (2014). Kinh nghiệm quốc tế về phát
triển chương trình giáo dục phổ thông (Tài liệu Hội
thảo).
[4] Bộ GD-ĐT (2015). Đổi mới công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên phổ thông của
các cơ sở đào tạo giáo viên.
[5] Bộ GD-ĐT (2015). Phát triển chương trình đào tạo
giáo viên nhóm ngành Khoa học xã hội (Tài liệu tập
huấn).
[6] Phạm Hồng Quang (2013). Phát triển chương trình
đào tạo giáo viên - Những vấn đề lí luận và thực tiễn.
NXB Đại học Thái Nguyên.
[7] Ban Chấp hành trung ương (2013). Nghị quyết số 29
NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2vu_thi_thanh_huong_nguyen_thi_hoai_thu_4443_2164570.pdf