Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập một số học phần phương pháp chuyên ngành chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Sư phạm trung ương Nha Trang: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 287-292
287
Email: bichthuy.gdmn@gmail.com
XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MỘT SỐ HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN NGÀNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG NHA TRANG
Nguyễn Thị Bích Thủy - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
Ngày nhận bài: 15/4/2019; ngày chỉnh sửa: 23/4/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019.
Abstract: The objective of research is Developing a a toolkit to assess the learning outcomes of
some methodology- specialized module of college-level preschool teacher training curriculums at
Nha Trang. And the research results achieved is a developing a toolkit to assess the learning
outcomes of 4 methodology- specialized module for formal college-level preschool students;
Compile a guide on using the toolkit in detail and clarity from the combination of exam questions
as well as the evaluation criteria and scales to make i...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập một số học phần phương pháp chuyên ngành chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Sư phạm trung ương Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 287-292
287
Email: bichthuy.gdmn@gmail.com
XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MỘT SỐ HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN NGÀNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG NHA TRANG
Nguyễn Thị Bích Thủy - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
Ngày nhận bài: 15/4/2019; ngày chỉnh sửa: 23/4/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019.
Abstract: The objective of research is Developing a a toolkit to assess the learning outcomes of
some methodology- specialized module of college-level preschool teacher training curriculums at
Nha Trang. And the research results achieved is a developing a toolkit to assess the learning
outcomes of 4 methodology- specialized module for formal college-level preschool students;
Compile a guide on using the toolkit in detail and clarity from the combination of exam questions
as well as the evaluation criteria and scales to make it easy for teachers to use in testing and
evaluating learning outcomes in some modules of this specialized method on students
Keywords: Toolkit, developing a toolkit, evaluate the learning outcomes, methodology-
specialized module, preschool pedagogical college students, criteria, rating scale, testing and
assessing.
1. Mở đầu
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước giai đoạn phát triển
hiện nay đòi hỏi giáo dục đại học phải đổi mới đồng bộ
trên nhiều phương diện nhằm đào tạo được nguồn nhân
lực chất lượng cao cho đất nước. Trong số các nhiệm vụ
và giải pháp thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn
diện GD-ĐT, Nghị quyết số 29-NQ/TW đã nêu rõ: “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm
chất, năng lực của người học; Đổi mới căn bản hình
thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả
GD-ĐT, đảm bảo trung thực, khách quan. Theo đó, việc
đào tạo trong các nhà trường cần phải chú trọng mục
tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học chứ
không chỉ nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng đơn lẻ” [1].
Để đổi mới căn bản, toàn diện chương trình, nâng cao
chất lượng dạy và học theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, trước
hết, cần đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá người học
bởi kiểm tra, đánh giá là bộ phận không thể tách rời của
quá trình dạy học, là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá
trình dạy và học (như: đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản
lí). Nếu thực hiện được việc kiểm tra, đánh giá hướng
vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người
học, lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất
nhiều. Quá trình đó sẽ hướng đến mục tiêu xa hơn, đó là
nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học
tập và quan trọng hơn tạo niềm tin cho người học [2].
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều
công trình của các nhà khoa học nghiên cứu về đánh giá,
đánh giá năng lực học tập của người học cũng như đánh
giá kết quả học tập của người học. Tuy nhiên, đa số các
nghiên cứu mới tập trung vào việc nghiên cứu sâu về mặt
cơ sở lí luận đánh giá. Hoặc có một số nghiên cứu đi sâu
vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của người học nhưng chủ yếu
tập trung ở học sinh bậc phổ thông hoặc dành cho đối
tượng sinh viên (SV) các chuyên ngành khoa học, kĩ
thuật. Ở lĩnh vực giáo dục mầm non (GDMN), cụ thể là
ở lĩnh vực đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) trình độ
cao đẳng, cho đến nay vẫn chưa có những công trình đi
sâu vào nghiên cứu công cụ đánh giá năng lực cũng như
công cụ đánh giá kết quả học tập ở lĩnh vực đào tạo
GVMN trình độ cao đẳng, đặc biệt là công cụ để đánh
giá kết quả học tập các học phần phương pháp chuyên
ngành (PPCN) của SV. Đây là vấn đề cần được quan tâm,
chú trọng, cần được đầu tư và đi sâu nghiên cứu đối với
việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV trình độ
cao đẳng nói chung, đặc biệt, trong việc xây dựng hệ
thống các câu hỏi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các
học phần PPCN GDMN trình độ cao đẳng nói riêng.
Từ năm 2011, Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP)
Trung ương - Nha Trang đã chuyển đổi hình thức tổ chức
đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Trong 8
năm qua, Nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo như: Nghiên cứu đổi mới
mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo các chuyên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 287-292
288
ngành, đổi mới phương pháp dạy và học phát huy tính
tích cực, nghiên cứu đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của người học vì sự tiến bộ của người
học. Các hoạt động này bước đầu thu được những kết quả
nhất định, song trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
GD-ĐT, trước bối cảnh có sự cạnh tranh mạnh mẽ về
nguồn tuyển sinh giữa các trường sư phạm nói chung,
các trường sư phạm đào tạo GVMN nói riêng, việc
nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học, kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của người học cần tiếp tục
được đẩy mạnh và trở thành yêu cầu cấp thiết, nhằm đảm
bảo sự tồn tại, phát triển của Nhà trường trong giai đoạn
phát triển hiện nay.
Để việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực người học, rất cần những công trình
nghiên cứu xây dựng nguồn tài liệu giúp người dạy và
người học có thể kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá hiệu quả
hoạt động dạy - học, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch
giảng dạy, học tập phù hợp là việc làm có ý nghĩa thực
tiễn rất lớn. Do vậy, hướng nghiên cứu nhằm thực hiện
mục tiêu “Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập
một số học phần PPCN chương trình đào tạo GVMN
trình độ cao đẳng tại Trường CĐSP Trung ương - Nha
Trang” là việc làm cấp thiết.
Căn cứ vào tính chất đặc thù của từng học phần
PPCN, chúng tôi lựa chọn và tập trung nghiên cứu xây
dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của bốn học
phần PPCN trong chương trình đào tạo GVMN trình độ
cao đẳng, cụ thể: - Phương pháp tổ chức hoạt động vui
chơi cho trẻ mầm non (PP-HĐVC); - Phương pháp tổ
chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen tác phẩm văn
học (PP-LQVH); - Phương pháp tổ chức hoạt động cho
trẻ mầm non khám phá môi trường xung quanh (PP-
MTXQ); - Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mầm
non làm quen với các biểu tượng toán (PP-LQVT). Đối
tượng thử nghiệm tập trung vào SV năm 2 và năm 3
(khóa 2014 và khóa 2015) chuyên ngành GDMN trình
độ cao đẳng Trường CĐSP Trung ương - Nha Trang.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng như:
- Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp: Đọc, phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những tài liệu có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm hoàn thiện được
một hệ thống cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu;
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giảng viên trực
tiếp giảng dạy các học phần và phỏng vấn SV để thu thập
thêm thông tin, làm rõ các vấn đề nghiên cứu; - Phương
pháp lấy ý kiến chuyên gia: Ở nghiên cứu này, các bài
tập, câu hỏi kiểm tra sau khi được phác thảo được lập
thành phiếu và gửi tới các nhà chuyên môn về các lĩnh
vực nghiên cứu để xin ý kiến nhận xét, đánh giá về từng
nội dung bài tập câu hỏi. Ý kiến đóng góp của các nhà
chuyên môn là căn cứ một trong những căn cứ để điều
chỉnh bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các
học phần chuyên ngành GDMN của SV; - Phương pháp
thử nghiệm: Sử dụng bộ công cụ đã được rà soát và điều
chỉnh theo các ý kiến góp ý của các chuyên gia để tiến
hành thử nghiệm trên đối tượng SV năm thứ 2 và năm
thứ 3 đang theo học tại Trường CĐSP Trung ương - Nha
trang; - Phương pháp thống kê xử lí số liệu: Sử dụng các
phương pháp toán học để thống kê xử lí số liệu thu thập
được. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá đạt được của
SV để phân tích tính khả thi, mức độ đạt chuẩn đầu ra
(CĐR) học phần của người học, sự phân hoá kết quả học
tập cũng như năng lực của người học ở từng dạng câu
hỏi. Trên cơ sở đó rà soát, điều chỉnh các câu hỏi kiểm,
tra đánh giá cho phù hợp với trình độ nhận thức và năng
lực của người học cũng như các hình thức kiểm tra, đánh
giá. Sau đó, đưa ra kết luận cho đề tài nghiên cứu.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quy trình xây dựng bộ công cụ [4]
Bước 1) Xác định các mục tiêu cần đánh giá của học
phần
Mục đích của bước này là xác định chính xác các mục
tiêu cần đạt của SV sau khi học xong học phần nhằm đạt
được CĐR của học phần. CĐR của học phần và nội dung
các chương, bài của học phần là căn cứ để xây dựng công
cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần.
Căn cứ vào năng lực cần đạt của nhóm ngành sư
phạm trình độ cao đẳng do Bộ GD-ĐT quy định, CĐR
của ngành đào tạo, chuẩn nghề nghiệp GVMN và phản
hồi của xã hội về chương trình đào tạo chuyên ngành
GDMN trình độ cao đẳng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất
điều chỉnh phát biểu CĐR của học phần. Theo đó, CĐR
của học phần PPCN một mặt phải có những CĐR tương
đồng về rèn luyện kĩ năng thực hành nghề nghiệp đáp
ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN (như kĩ năng lập kế
hoạch/thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục; kĩ
năng tổ chức hoạt động giáo dục; kĩ năng nhận xét, đánh
giá kế hoạch và việc tổ chức hoạt động của bạn học; kĩ
năng phân tích/thuyết minh bảo vệ kế hoạch tổ chức hoạt
động), mặt khác lại có những nét riêng do nội dung tri
thức từng học phần quy định.
Để xác định được các mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập học phần, cần phải căn cứ vào mục tiêu của
chương trình đào tạo chuyên ngành và mục tiêu của học
phần để thiết lập ma trận CĐR cần đánh giá của học phần
theo các mức độ nhận thức. Ma trận CĐR học phần được
trình bày theo mẫu sau (xem bảng 1, trang bên):
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 287-292
289
Bước 2) Xác định mục đích của đề kiểm tra, đánh giá:
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các học phần
PPCN chương trình đào tạo GVMN trình độ cao đẳng có
những nét chung do tính chất học phần quy định (lí thuyết
và thực hành), đồng thời mang những nét đặc trưng do
nội hàm tri thức của từng lĩnh vực/học phần quy định. Do
vậy, khi xác định mục đích của đề kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập, một mặt phải tuân thủ tính chất đặc thù
chung của các học phần PPCN (lí thuyết và thực hành -
lí thuyết dùng để vận dụng vào hình thành kĩ năng thực
hành nghề nghiệp GVMN), một mặt phản ánh tính chất
riêng biệt của mỗi lĩnh vực kiến thức của từng học phần.
Tuy nhiên, mục đích của đề kiểm tra, đánh giá một số
các học phần PPCN bao gồm 3 nhóm sau: - Kiểm tra,
đánh giá giữa học phần (thi giữa học phần): mục đích
nhằm kiểm tra, đánh giá chủ yếu các CĐR về kiến thức;
- Kiểm tra, đánh giá các kĩ năng thực hành: mục đích
nhằm kiểm tra, đánh giá các kĩ năng chuyên ngành sau:
Kĩ năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
thuộc phạm vi học phần và giải thích được các căn cứ
thiết kế kế hoạch; Kĩ năng tổ chức và nhận xét việc tổ
chức các hoạt động giáo dục thuộc phạm vi học phần
trong tình huống đóng vai; - Bài thi kết thúc học phần:
mục đích nhằm kiểm tra, đánh giá kĩ năng lập kế
hoạch/thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục thuộc
phạm vi học phần và phân tích được các căn cứ thiết kế
kế hoạch.
Bước 3) Xác định hình thức đề kiểm tra, đánh giá:
Với tính chất đặc thù của học phần lí thuyết thực
hành, căn cứ ma trận CĐR của học phần đã thiết lập ở
bước 1, hình thức của đề kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập các học phần PPCN được xác định như sau: - Bài thi
giữa học phần: Tự luận; - Bài kiểm tra kĩ năng nghề:
Thực hành (nhóm và cá nhân); - Bài thi kết thúc học
phần: Tự luận hoặc vấn đáp (chọn 1 trong 2 hình thức,
tùy vào tình hình thực tiễn của từng năm học, khóa đào
tạo).
Bước 4) Thiết lập ma trận đề kiểm tra, đánh giá (dàn
bài kiểm tra)
Căn cứ ma trận CĐR của học phần đã thiết lập ở bước
1 và mục đích, hình thức của đề kiểm tra đã xác định ở
bước 2, bước 3, khâu tiếp theo là thiết lập ma trận đề kiểm
tra (dàn bài kiểm tra). Ma trận đề kiểm tra là một bảng
gồm có hai chiều, trong đó một chiều là nội dung
(chương, bài) cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận
thức của người học. Trong mỗi ô là CĐR về kiến thức,
kĩ năng cần đánh giá (phù hợp với khả năng nhận thức
của người học tính đến thời điểm đánh giá), tỉ lệ (%) số
điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Cấp độ nhận thức trong kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập các học phần PPCN gồm có 3 mức (theo thang
phân loại Bloom) như sau:
Mức I (hiểu): là khả năng phân tích, giải thích được
ý nghĩa, nội dung, mối quan hệ bên trong của các kiến
thức (giải thích hoặc tóm tắt), diễn đạt được kiến thức đã
học theo ý hiểu của mình; hoặc khả năng người học có
thể chuyển dịch các kiến thức đó theo thuật ngữ hay hình
thức thể hiện khác (chẳng hạn từ ngôn từ sang số liệu),
suy luận dựa trên thông tin đã có.
Mức II (vận dụng): là khả năng người học biết sử
dụng thông tin, áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái
niệm, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết
tình huống tương tự hoặc gần giống với tình huống đã
học, đã gặp trên lớp; hoặc giải quyết vấn đề mới, tình
huống mới.
Mức III (phân tích, tổng hợp, đánh giá): là khả năng
người học có thể phân chia thông tin, kiến thức ra thành
những phần nhỏ để hiểu và chỉ ra mối liên hệ của chúng
với tổng thể; Sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình
thành một tổng thể mới, mô hình hoặc cấu trúc mới; Đưa
ra nhận định, nhận xét, đánh giá, phán quyết của bản thân
đối với thông tin dựa trên các chuẩn mực, tiêu chí.
Khung ma trận đề kiểm tra, đánh giá về cơ bản được
trình bày như sau (xem bảng 2, trang bên):
Bước 5) Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề kiểm tra
Trên cơ sở ma trận đề kiểm tra, giảng viên tiến hành
biên soạn câu hỏi kiểm tra theo từng nội dung (chương,
bài). Căn cứ mục tiêu, CĐR của chương trình và tính đặc
thù của các học phần PPCN (lí thuyết - thực hành), câu
hỏi đề kiểm tra, đánh giá chủ yếu là dạng tự luận và dạng
bài tập thực hành.
Bảng 1. Ma trận CĐR học phần
CĐR học phần Nội dung chương trình học phần
Mức độ đạt được Nội dung CĐR Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài n
Mức I (hiểu) CĐR 1. x
Mức II (vận dụng) CĐR 2. x
Mức III (phân tích, tổng
hợp, đánh giá)
CĐR 3. x
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 287-292
290
Bước 6) Xây dựng tiêu chí đánh giá (rubric) cho các
đề kiểm tra [5]
Tiêu chí đánh giá được xây dựng trên cơ sở ma trận
CĐR của học phần và ma trận đề kiểm tra (dàn bài kiểm
tra), vận dụng kĩ thuật rubric. Rubric được trình bày theo
dạng biểu bảng. Với tính chất đặc thù của từng học phần
PPCN, tiêu chí đánh giá các đề kiểm tra, đánh giá (rubric)
kết quả học tập gồm các thành phần chính sau: 1) Tên
tiêu chí; 2) Mô tả tiêu chí (mô tả bài tập/công việc/nhiệm
vụ); 2) Thang điểm (thang đo hoặc các mức độ thành
tích; 4) Điểm theo thang đo/mức độ thành tích.
Sau khi biên soạn xong câu hỏi và tiêu chí đánh giá (bước
5 và 6), bộ môn tổ chức trao đổi, thảo luận và thống nhất để
tổng hợp thành bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
học phần và xin ý kiến chuyên gia về bộ công cụ.
Bước 7) Xin ý kiến chuyên gia về bộ công cụ kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập học phần
Để kiểm tra, rà soát hoặc thẩm định các câu hỏi trong
đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, phương pháp
chuyên gia đã được sử dụng bằng cách đề nghị một số
chuyên gia cho ý kiến nhận xét về những câu hỏi kiểm
tra, đánh giá cụ thể theo một số tiêu chí đề ra. Những
người được hỏi là các chuyên gia môn học chuyên ngành,
có kinh nghiệm về đánh giá, đo lường trong giáo dục; có
khả năng bình phẩm, phê phán các câu hỏi thi/kiểm tra.
Hình thức xin ý kiến chuyên gia: bằng phiếu khảo sát.
Những câu hỏi chuyên gia đánh giá là “Ít phù hợp”, phải
xem xét điều chỉnh hoặc viết lại; đánh giá là “Không phù
hợp”, phải loại bỏ.
Bước 8) Thử nghiệm bộ công cụ kiểm tra, đánh giá [7]
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về câu
hỏi đề kiểm tra/thi, giảng viên điều chỉnh lại câu hỏi
(hoặc thư viện câu hỏi) và tiến hành thử nghiệm bộ công
cụ (tổ chức cho SV làm bài kiểm tra/thi). Việc thử
nghiệm bộ công cụ kiểm tra, đánh giá được tiến hành trên
mẫu đã chọn. Mục đích chính của thử nghiệm là thu thập
dữ liệu để phân tích các câu hỏi kiểm tra/thi, chỉ ra những
câu hỏi kiểm tra/thi cần phải chỉnh sửa.
Bước 9) Xem xét kết quả thử nghiệm và điều chỉnh,
hoàn thiện bộ công cụ
Sau khi chấm điểm bài kiểm tra/thi, giáo viên có thể
sử dụng phương pháp định lượng hoặc định tính để phân
tích thống kê kết quả làm bài của thí sinh và đánh giá tình
hình. Các phương pháp phân tích số liệu và bình phẩm,
đánh giá đều rất quan trọng giúp nâng cao chất lượng câu
hỏi thi/kiểm tra nhằm đo lường được thành tích học tập
tương đối và mức độ đạt CĐR của người học.
2.2. Sản phẩm bộ công cụ
Theo quy trình trên, chúng tôi đã xây dựng được 4 bộ
công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 4 học phần
PPCN với 902 câu hỏi kiểm tra, đánh giá, cụ thể: - Học
Bảng 2. Khung ma trận đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần
Cấp độ
nhận thức
Nội dung
(chương/bài)
Hiểu Vận dụng
Phân tích, tổng hợp,
đánh giá
Cộng
Trắc nghiệm Trắc nghiệm Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận
Nội dung 1. .. CĐR cần đánh giá CĐR cần đánh giá CĐR cần đánh giá
Số câu hỏi .......câu
Số điểm ......điểm
Tỉ lệ % .........%
Nội dung 2. .. CĐR cần đánh giá CĐR cần đánh giá CĐR cần đánh giá
Số câu hỏi ....... câu
Số điểm ..... điểm
Tỉ lệ % .........%
Nội dung n. .. CĐR cần đánh giá CĐR cần đánh giá CĐR cần đánh giá
Số câu hỏi ....... câu
Số điểm ...... điểm
Tỉ lệ % .........%
Tổng số câu ....... câu
Tổng số điểm ..... Điểm
Tỉ lệ (%) .........%
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 287-292
291
phần PP-HĐVC: 117 câu hỏi (Thi giữa học phần 17 câu,
thực hành 60 câu và thi kết thúc học phần 60 câu); - Học
phần PP-LQVH: 253 câu hỏi (Thi giữa học phần 53 câu,
thực hành 100 câu và thi kết thúc học phần 100 câu); - Học
phần PP-MTXQ: 285 câu hỏi (Thi giữa học phần 85 câu,
thực hành 100 câu và thi kết thúc học phần 100 câu); - Học
phần PP-LQVT: 217 câu hỏi (Thi giữa học phần 37 câu,
thực hành 80 câu và thi kết thúc học phần 100 câu).
2.3. Thử nghiệm bộ công cụ
2.3.1. Mục đích thử nghiệm bộ công cụ
Mục đích thử nghiệm bộ công cụ là để xác định bộ
công cụ có đảm bảo đánh giá được mức độ đạt CĐR học
phần của người học hay không; có đảm bảo đánh giá
được kết quả học tập của người học, giúp phân hóa được
người học hay không; có đảm bảo tính khả thi trong tổ
chức thực hiện hay không.
2.3.2. Nội dung thử nghiệm bộ công cụ
Nội dung thử nghiệm là 4 học phần PPCN:
Đề thi giữa học phần: Nội dung câu hỏi đề thi
tập trung vào phần kiến thức lí thuyết của học phần (đánh
giá các CĐR về kiến thức).
Đề kiểm tra kĩ năng thực hành:
- Học phần PP-HĐVC: + Thực hành 1: đánh giá kĩ
năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động với đồ vật cho
trẻ nhà trẻ, phân tích các căn cứ khi thiết kế kế hoạch, tổ
chức và nhận xét việc tổ chức hoạt động với đồ vật cho
trẻ nhà trẻ của người học; + Thực hành 2: đánh giá kĩ
năng thiết kế các trò chơi có luật cho trẻ mầm non (trò
chơi học tập và trò chơi vận động), phân tích các căn cứ
khi thiết kế trò chơi, tổ chức và nhận xét việc tổ chức các
loại trò chơi có luật cho trẻ của người học; + Thực hành
3: đánh giá kĩ năng thiết kế kế hoạch tổ chức các trò chơi
sáng tạo (trò chơi đóng vai theo chủ đề và trò chơi xây
dựng lắp ghép, phân tích các căn cứ khi thiết kế kế hoạch,
tổ chức và nhận xét việc tổ chức trò chơi cho trẻ mẫu giáo
của người học).
- Học phần PP-LQVH: + Thực hành 1: đánh giá kĩ
năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ làm
quen với thơ, phân tích các căn cứ khi thiết kế kế hoạch,
tổ chức và nhận xét việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm
quen với thơ của người học; + Thực hành 2: đánh giá kĩ
năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ làm
quen với truyện, phân tích các căn cứ khi thiết kế kế
hoạch, tổ chức và nhận xét việc tổ chức hoạt động cho trẻ
làm quen với truyện của người học.
- Học phần PP-MTXQ: + Thực hành 1: đánh giá kĩ
năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với
môi trường xung quanh cho trẻ nhà trẻ, phân tích các
căn cứ khi thiết kế kế hoạch, tổ chức và nhận xét việc
tổ chức hoạt động cho trẻ nhà trẻ làm quen với MTXQ
của người học; + Thực hành 2: đánh giá kĩ năng thiết
kế kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với môi
trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo, phân tích các căn
cứ khi thiết kế kế hoạch, tổ chức và nhận xét việc tổ
chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với MTXQ
của người học.
- Học phần PP-LQVT: + Thực hành 1: đánh giá kĩ
năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ làm
quen với tập hợp - số lượng - phép đếm - chữ số/kích
thước, phân tích căn cứ khi thiết kế kế hoạch, tổ chức và
nhận xét việc tổ chức cho trẻ làm quen với tập hợp - số
lượng - phép đếm - chữ số/kích thước; + Thực hành 2:
đánh giá kĩ năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động cho
trẻ làm quen với hình dạng/ không gian và thời gian; phân
tích các căn cứ khi thiết kế kế hoạch, tổ chức và nhận xét
việc tổ chức cho trẻ làm quen với hình dạng/ không gian
và thời gian.
Đề thi kết thúc học phần: Nội dung câu hỏi đề
kiểm tra tập trung vào việc đánh giá kĩ năng thiết kế kế
hoạch tổ chức hoạt động, phân tích các căn cứ của việc
thiết kế kế hoạch đó của người học.
2.3.3. Đối tượng thử nghiệm bộ công cụ
SV năm 2 và năm 3 (khóa 2014 và khóa 2015)
chuyên ngành GDMN trình độ cao đẳng Trường CĐSP
Trung ương - Nha Trang: - Học phần PP-HĐVC: 553
SV năm thứ 2; - Học phần PP-LQVH: 556 SV năm thứ
2; - Học phần PP-MTXQ: 540 SV năm thứ 2; - Học phần
PP-LQVT: 492 SV năm thứ 3.
2.3.4. Phương pháp thử nghiệm bộ công cụ
Thi giữa học phần: Đề thi giữa học phần được tổ hợp
theo phương án tổ hợp của bộ công cụ, do giảng viên
giảng dạy tại lớp thực hiện. Thời gian tổ chức thi: khi SV
đã học được từ ½ số tiết của học phần. Thời lượng làm
bài: 1 tiết (50 phút). Sau khi thu bài, giảng viên tiến hành
chấm điểm và xếp loại kết quả theo mẫu “Phiếu đánh giá
bài thi giữa học phần”.
Kiểm tra thực hành 1, thực hành 2, thực hành 3:
Bài kiểm tra thực hành được tổ chức theo hình thức
nhóm, do giảng viên giảng dạy tại lớp thực hiện. Thời
gian tổ chức: theo lịch trình giảng dạy được quy định
trong đề cương chi tiết học phần. SV tự chuẩn bị trước
kế hoạch tổ chức hoạt động ở nhà 1 tuần sau khi bốc
thăm câu hỏi trong ngân hàng đề. Sau khi SV tổ chức
hoạt động và nhận xét việc tổ chức hoạt động, giảng
viên chấm điểm, xếp loại kết quả theo mẫu “Phiếu
đánh giá kiểm tra thực hành” tại lớp và nhận xét tổng
quát, rút kinh nghiệm đối với SV về kĩ năng tổ chức
hoạt động cho trẻ mầm non.
Thi kết thúc học phần. Bài thi kết thúc học phần được
tổ chức theo một trong hai hình thức: Tự luận hoặc vấn
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 287-292
292
đáp, tổ chức theo kế hoạch thi kết thúc học phần của Nhà
trường. Đề thi được đơn vị chức năng tổ hợp từ ngân
hàng đề theo phương án tổ hợp ma trận đề kiểm tra:
- Đối với hình thức thi tự luận: thời lượng làm bài: 90
phút.
- Đối với hình thức thi vấn đáp: + Học phần PP-
LQVH, PP-MTXQ, PP-LQVT: SV được bốc thăm câu
hỏi trong ngân hàng đề trước khi thi 01 tuần; Thời lượng
trả lời vấn đáp: 10 phút; + Học phần PP-HĐVC: Khi
được gọi vào phòng thi, SV bốc thăm câu hỏi trong ngân
hàng đề, thời gian chuẩn bị: 15 phút, thời lượng trả lời
vấn đáp: 10 phút.
2.3.5. Kết quả thử nghiệm
Qua phân tích đánh giá kết quả thử nghiệm bộ công
cụ có thể thấy: Về cơ bản, các bộ công cụ đã đạt được
mục tiêu đề ra: đánh giá được các CĐR của học phần, có
tính đa dạng trong hình thức kiểm tra, đánh giá, thể hiện
được các mức độ nhận thức, phù hợp với đặc điểm của
người học và tính đặc thù của học phần PPCN (lí thuyết
- thực hành), đảm bảo tính khách quan, công bằng trong
kiểm tra, đánh giá, phát huy được tính tích cực, chủ động
học tập của SV.
3. Kết luận
Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập một
số học phần PPCN chương trình đào tạo GVMN trình độ
cao đẳng tại Trường CĐSP Trung ương - Nha Trang là
việc làm cần thiết, có ý nghĩa không chỉ về mặt lí luận
mà còn cả về mặt thực tiễn. Việc xây dựng được bộ công
cụ và sử dụng hệ thống các câu hỏi kiểm tra, đánh giá do
đề tài xây dựng sẽ giúp Nhà trường nâng cao hiệu quả
đào tạo SV chuyên ngành GDMN theo định hướng phát
triển năng lực người học, lấy người học làm trung tâm.
Cụ thể, giúp cho giảng viên đánh giá được trình độ của
người học, phân hóa được đối tượng người học theo năng
lực và có cơ sở xây dựng kế hoạch giảng dạy giúp phát
triển năng lực của người học, thực hiện được mục tiêu và
CĐR của học phần. Đối với SV, sẽ giúp đánh giá được
khả năng lĩnh hội tri thức, kĩ năng của bản thân, có cơ sở
xây dựng kế hoạch học tập phù hợp.
Việc xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập
các học phần PPCN chương trình đào tạo GVMN trình
độ cao đẳng đã được thực hiện tuân theo các nguyên tắc
và quy trình chặt chẽ, nhằm đảm bảo tính khoa học của
kết quả nghiên cứu. Các câu hỏi kiểm tra, đánh giá trong
Bộ công cụ được xây dựng bám sát mục tiêu, CĐR của
học phần, có sự tham khảo ý kiến đóng góp của các
chuyên gia về GDMN ở từng mảng nội dung nghiên cứu.
Nội dung các câu hỏi kiểm tra, đánh giá trong bộ công cụ
đảm bảo tính mục đích; diễn đạt dễ hiểu, rõ ràng, mạch
lạc, súc tích.
Kết quả thử nghiệm bộ công cụ trên đối tượng gần
500 SV năm 3 và hơn 500 SV năm 2 chuyên ngành
GDMN trình độ cao đẳng hệ chính quy đang theo học
tại Trường CĐSP Trung ương - Nha Trang cho phép
khẳng định: Bộ công cụ đánh giá kết quả học tập một
số học phần PPCN chương trình đào tạo GVMN trình
độ cao đẳng mà đề tài đã xây dựng là phù hợp. Các
câu hỏi kiểm tra, đánh giá trong bộ công cụ đảm bảo
bám sát mục tiêu và CĐR của học phần, có tính khả
thi trong tổ chức thực hiện, đảm bảo phân hóa được
năng lực học tập của SV ở từng học phần PPCN theo
các mức độ khác nhau. Điều này phần nào đã thể hiện
được tính giá trị của sản phẩm nghiên cứu của đề tài ở
mức độ nhất định.
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề
nghị ứng dụng đồng bộ Bộ công cụ đánh giá kết quả học
tập các học phần PPCN chương trình đào tạo GVMN
trình độ cao đẳng trong khâu kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập các học phần PPCN trên SV.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
[2] Nguyễn Công Khanh (2013). Đổi mới kiểm tra,
đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng
lực. Kỉ yếu hội thảo khoa học: “Kiểm định chất
lượng chương trình giáo dục - Kinh nghiệm Việt
Nam và thế giới”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
[3] Bộ GD-ĐT (2014). Hướng dẫn biên soạn câu hỏi,
bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực. Tài liệu tập huấn dạy học.
[4] Nghiêm Xuân Nùng - Lâm Quang Thiệp (biên dịch,
1995). Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo
dục. Bộ GD-ĐT - Vụ Đại học.
[5] Joint Committee on Standards for Educational
Evaluation (2013). The student evaluation
standards. Thousand Oaks, CA: Crowin.
[6] Perrone, V. (2011). Expanding student assessment.
Alexandria, VA: Association for Supervision and
Curriculm Development.
[7] Stufflebeam, D. L. (2011a). Evaluation checklist:
Practical tools for guiding and judging evaluation.
American Journal of Evaluation, Vol. 22, pp. 71-79.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 58nguyen_thi_bich_thuy_8992_2164623.pdf