Tài liệu Xác định tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh y học cổ truyền của hội chứng tiền mãn kinh - Mãn kinh bằng mô hình cây tiềm ẩn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 44
XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CÁC BỆNH CẢNH Y HỌC CỔ
TRUYỀN CỦA HỘI CHỨNG TIỀN MÃN KINH – MÃN KINH
BẰNG MÔ HÌNH CÂY TIỀM ẨN
Phạm Thị Ánh Hằng*, Nguyễn Thị Bay**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Số lượng phụ nữ hiện nay có triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh là rất nhiều, triệu chứng
phong phú, nhưng chưa có sự thống nhất về chẩn đoán y học cổ truyền (YHCT), chẩn đoán bệnh còn mang tính
chủ quan của mỗi thầy thuốc. Để làm giảm tính chủ quan này chúng ta cần một phương pháp phân tích và suy
luận logic, phương pháp phân tích mô hình cây tiềm ẩn (LTMs) là phương pháp hiện nay được sử dụng nhiều
trong việc phân loại chứng, hội chứng YHCT với kết quả khả quan. Nghiên cứu này nhằm xây dựng tiêu chuẩn
chẩn đoán (TCCĐ) các bệnh cảnh lâm sàng YHCT của hội chứng tiền mãn kinh – mãn kinh (HCTMK – MK).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trên tài liệu YHCT: Các sách được các trường đại họ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh y học cổ truyền của hội chứng tiền mãn kinh - Mãn kinh bằng mô hình cây tiềm ẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 44
XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CÁC BỆNH CẢNH Y HỌC CỔ
TRUYỀN CỦA HỘI CHỨNG TIỀN MÃN KINH – MÃN KINH
BẰNG MÔ HÌNH CÂY TIỀM ẨN
Phạm Thị Ánh Hằng*, Nguyễn Thị Bay**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Số lượng phụ nữ hiện nay có triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh là rất nhiều, triệu chứng
phong phú, nhưng chưa có sự thống nhất về chẩn đoán y học cổ truyền (YHCT), chẩn đoán bệnh còn mang tính
chủ quan của mỗi thầy thuốc. Để làm giảm tính chủ quan này chúng ta cần một phương pháp phân tích và suy
luận logic, phương pháp phân tích mô hình cây tiềm ẩn (LTMs) là phương pháp hiện nay được sử dụng nhiều
trong việc phân loại chứng, hội chứng YHCT với kết quả khả quan. Nghiên cứu này nhằm xây dựng tiêu chuẩn
chẩn đoán (TCCĐ) các bệnh cảnh lâm sàng YHCT của hội chứng tiền mãn kinh – mãn kinh (HCTMK – MK).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trên tài liệu YHCT: Các sách được các trường đại học giảng
dạy/tham khảo cho các bậc đại học và sau đại học. Trên bệnh nhân: BN khám ngoại trú tại bệnh viện phụ sản
Hùng Vương, nằm trong độ tuổi 40 – 60 và có triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh được bác sĩ tại bệnh viện
chẩn đoán.
Kết quả: Nghiên cứu trên y văn ghi nhận được 10 bệnh cảnh, nghiên cứu trên lâm sàng thu được 6 bệnh
chứng và 1 hội chứng YHCT của HCTMK – MK.
Kết luận: Xây dựng được TCCĐ 6 bệnh chứng và 1 hội chứng YHCT của HCTMK – MK bằng LTMs.
Từ khoá: hội chứng tiền mãn kinh – mãn kinh, mô hình cây tiềm ẩn, tiêu chuẩn chẩn đoán
ASTRACT
DIAGNOSTIC CRITERIA FOR TRADITIONAL MEDICINE OF CLIMACTERIC SYNDROME: AN
APPROACH USING LATENT TREE MODEL ANALYSIS
Pham Thi Anh Hang, Nguyen Thi Bay
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 44 – 50
Objectives: Pre-menopausal and menopausal symptoms are common, and vary among women. However,
pattern identification in traditional medicine for these conditions is still uncertain, due to its conventional
subjective method. A logical approach using latent tree model analysis is recently introduced for better
classification. This study aims to identify traditional medicine patterns in women with pre-menopausal and
menopausal syndrome by using latent tree model analysis.
Materials and Methods: This was a cross-sectional study on female out-patients aged 40-60 with pre-
menopausal and menopausal syndrome, diagnosed by doctors at Hung Vuong Maternity Hospital. Traditional
medicine patterns and symptoms were defined based on textbooks and standard references. Then, latent tree model
analysis was used to identify the common patterns and diagnosis criteria from observed patient’s symptoms.
Results: A total of 10 traditional medicine patterns were mentioned in literatures. Based on this population,
6 traditional medicine patterns and 1 common traditional medicine syndrome of pre-menopausal and menopausal
syndrome were identified.
Conclusion: Diagnostic criteria for 6 traditional medicine patterns and 1 traditional medicine syndrome of
premenopausal syndrome - menopause were constructed.
*Trung Tâm Y Tế Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai **Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Phạm Thị Ánh Hằng ĐT: 0973949723 Email: hangphamthianh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 45
Keywords: premenopausal syndrome - menopause, latent tree model, diagnostic standard, theory of
traditional medicine
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mãn kinh là một giai đoạn trong cuộc đời mà
mỗi người phụ nữ đều phải trải qua. Ở Việt
Nam theo tổng cục thống kê năm 2016, tuổi thọ
trung bình của phụ nữ phụ nữ Việt Nam là
76,1(7), tuổi mãn kinh trung bình qua một số
nghiên cứu là 48,2, như vậy phụ nữ Việt Nam
dành khoảng 1/3 – 1/4 cuộc đời họ ở thời kỳ này.
Khoảng 90% phụ nữ giai đoạn mãn kinh xuất
hiện một hoặc nhiều triệu chứng như: Cơn bốc
hỏa, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, dễ bị kích động
tạo nên “Hội chứng tiền mãn kinh - mãn kinh”
(HCTMK – MK). Triệu chứng mãn kinh ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của
người phụ nữ, không chỉ ảnh hưởng đến sức
khỏe, thể chất, tinh thần, mà còn ảnh hưởng đến
công việc, cuộc sống gia đình và mối quan hệ với
mọi người xung quanh(8). Trên thế giới đã áp
dụng nhiều phương pháp điều trị bằng y học
hiện đại (YHHĐ) hoặc y học cổ truyền (YHCT)
để giảm bớt triệu chứng, nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của người phụ nữ giai đoạn
mãn kinh(2). Trong đó YHCT ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong điều trị các rối loạn chức
năng do quá trình lão suy này.
Ưu điểm của YHCT là vậy nhưng bên cạnh
đó còn tồn tại một nhược điểm lớn. Như ta đã
thấy, số lượng phụ nữ có triệu chứng mãn
kinh là rất nhiều, triệu chứng mãn kinh thì
phong phú, nhưng chưa có sự thống nhất cao
trong giới thầy thuốc YHCT, các bác sĩ khác
nhau có thể đưa ra những kết luận khác nhau
về chẩn đoán hội chứng bệnh của cùng một
bệnh nhân(2,4,5,8), dẫn đến mang tính chủ quan
của thầy thuốc, làm giảm hiệu quả ứng dụng
điều trị các phương pháp YHCT. Để làm giảm
tính chủ quan này chúng ta cần một phương
pháp phân tích và suy luận logic. Phương
pháp phân tích mô hình cây tiềm ẩn (LTMs) là
phương pháp được sử dụng nhiều hiện nay
trong việc phân loại chứng, hội chứng YHCT
với kết quả khả quan(9), chính vì vậy chúng tôi
chọn phương pháp này để xây dựng tiêu
chuẩn chẩn đoán (TCCĐ) các bệnh cảnh YHCT
của HCTMK – MK.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tài liệu YHCT
Các tác phẩm kinh điển, sách giáo khoa, sách
chuyên khảo của các tác giả có hơn 20 năm kinh
nghiệm điều trị YHCT, sách được các trường đại
học giảng dạy/tham khảo cho các bậc đại học và
sau đại học. Các sách tham khảo phải có quan
điểm cá nhân độc lập.
Bệnh nhân
Tiêu chuẩn chọn bệnh
BN khám ngoại trú tại bệnh viện phụ sản
Hùng Vương, nằm trong độ tuổi 40 – 60 và có
triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh được bác
sĩ tại bệnh viện chẩn đoán.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có thai/có rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tri giác
không thể giao tiếp với thầy thuốc/bệnh nhân từ
chối tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu trên y văn
Từ tháng 09/2017 – 03/2018, số lượng ít
nhất 10 y văn.
Bệnh nhân
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 03/2018 – 06/2018.
Cỡ mẫu
Ước lượng cỡ mẫu dựa trên công thức:
n =
Z2 (1- α /2) × p(1-p)
= 385 người
d2
(α = 0,05, Z0,975 = 1,96, p = 0,5, d = 0,05)
Do không có sẵn trị số của p (không thể tìm
thấy trong Y văn), nên giả định p = 0,5 để có một
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 46
cỡ mẫu lớn nhất. Với: Z: Trị số từ phân phối
chuẩn, α: Xác suất sai lầm loại 1, p: Tỷ lệ % ước
tính, d: Độ chính xác (hay là sai số cho phép).
Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu thuận tiện trong thời gian nghiên
cứu, cho đến khi đạt 385 bệnh nhân.
Các bước tiến hành
Giai đoạn 1: Khảo sát thống kê tài liệu YHCT.
Bước 1: Chọn tài liệu.
Bước 2: Liệt kê tất cả các bệnh cảnh xuất hiện
trong HCTMK - MK trong Y văn.
Bước 3: Liệt kê tần số và tỷ lệ các triệu chứng
của từng bệnh cảnh được chọn.
Bước 4: Dựa vào triệu chứng bệnh YHHĐ,
dựa vào tứ chẩn YHCT, chức năng và triệu
chứng rối loạn chức năng ngũ tạng, dựa vào bát
cương triệu chứng hư, thực, hàn, nhiệt để lập
bảng câu hỏi khảo sát trên BN.
Giai đoạn 2: Khảo sát trên lâm sàng.
Bước 1: BN thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ
được tham gia thăm khám, trả lời câu hỏi trên
phiếu khảo sát.
Bước 2: Thu thập toàn bộ dữ liệu triệu chứng
đưa vào LTMs
Bước 3: Dựa trên LTMs và nền tảng lý thuyết
YHCT gọi tên biến tiềm ẩn.
Bước 4: Gộp các biến tiềm ẩn cùng nói lên
thông tin về một hội chứng YHCT.
Bước 5: Xây dựng TCCĐ cho các hội chứng
YHCT tìm được.
Phương pháp thống kê
Nhập liệu bằng Microsoft Excel 2016;
STATA 13.0 tính tần suất, tỷ lệ % cho biến số
định tính, trung bình và độ lệch chuẩn cho
biến số định lượng.
Thống kê phân tích
Dùng phần mềm Lantern 4.3 xây dựng
LTMs thu được các biến tiềm ẩn, bằng lý luận
YHCT gọi tên các biến tiềm ẩn này thành các hội
chứng YHCT liên quan. Dữ liệu là các triệu
chứng lâm sàng của bệnh nhân được đánh dấu
“1” tương ứng có triệu chứng, “0” tương ứng là
không có triệu chứng.
Các công cụ được dùng trong LTMs: Max
CMI 95% (thông tin tích lũy tương hỗ) thông số
này càng cao thì càng nói lên được nhiều thông
tin cho biến tiềm ẩn, công cụ gộp Joint
Clustering giúp ta phân vùng dữ liệu bằng
nhiều cách từ đó có được mô hình sát thực tế
hơn. Nói một cách khác, mô hình LTMs được
xây dựng dựa trên định lý Bayes: Những gì
chúng ta biết = Những gì chúng ta đã biết + Dữ
liệu thực tế.
Dùng thang điểm The Menopause Rating
Scale (MRS) đánh giá mức độ triệu chứng
YHHĐ HCTMK – MK.
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng
Y đức Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí
Minh số 318/ĐHYD-HĐ ngày 12/10/2017.
KẾT QUẢ
Kết quả khảo sát y văn
Có 17 y văn được chọn (3 sách kinh điển, 6
sách về y lý YHCT, 9 sách về bệnh học HCTMK
– MK YHCT). Kết quả tìm được 10 bệnh cảnh
YHCT của HCTMK – MK:
- Thận dương hư 78% (25 triệu chứng),
- Thận âm dương lưỡng hư 67% (20 triệu chứng),
- Thận âm hư 67% (36 triệu chứng),
- Tâm Thận bất giao 56% (20 triệu chứng),
- Can Thận âm hư 44% (22 triệu chứng),
- Can âm hư 22% (15 triệu chứng),
- Tỳ Thận dương hư 22% (19 triệu chứng),
- Tỳ khí hư 11% (14 triệu chứng),
- Tâm Tỳ hư 11% (14 triệu chứng),
- Thận khí hư 11% (15 triệu chứng).
Tổng hợp được triệu chứng rối loạn chức
năng ngũ tạng dựa trên y lý YHCT: Lấy tất cả
triệu chứng rối loạn chức năng ngũ tạng, triệu
chứng hư, thực, hàn, nhiệt từ 6 sách y lý YHCT
(tác giả Trần Quốc Bảo, Trần Thúy, Hoàng Bảo
Châu, Ngô Anh Dũng, Zhan Wen Liu(3), Sun
Guang Ren(6) lược bỏ các triệu chứng chỉ xảy ra
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 47
ở nam giới như di tinh, liệt dương và các triệu
chứng xảy ra ở trẻ em như ngũ trì, ngũ
nhuyễn. Ghi nhận được: tạng Thận 34 triệu
chứng, tạng Can 27 triệu chứng, tạng Tỳ 24
triệu chứng, tạng Tâm 20 triệu chứng, tạng
Phế với 14 triệu chứng, lý hàn 12 triệu chứng,
lý nhiệt 11 triệu chứng, hư chứng 10 triệu
chứng, thực chứng 7 triệu chứng. Số lượng
triệu chứng ở mỗi tạng không đồng đều, có
nhiều triệu chứng trùng lắp ở nhiều tạng.
Kết quả khảo sát trên lâm sàng
Số lượng bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
này là 385 bệnh nhân. Tuổi trung bình của
mẫu nghiên cứu là 48,90 ± 4,20, chiếm tỷ lệ cao
nhất là nhóm tuổi 45 – 49 chiếm 44,90%. Nghề
nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là nội trợ 54,8%.
Tình trạng hôn nhân hiện tại: Đang sống cùng
chồng chiếm tỷ lệ cao nhất 92%. Tình trạng
kinh nguyệt hiện tại chiếm tỷ lệ cao nhất là rối
loạn kinh nguyệt 46%. Bệnh kèm theo thường
gặp: Bệnh U xơ tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất
26%. BMI trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 65%.
Điểm triệu chứng MRS có mức độ nặng chiếm
tỷ lệ cao nhất 50%. Tuổi kinh nguyệt lần đầu
trung bình là 15,02 ± 1,72. Tuổi mãn kinh tự
nhiên trung bình là 48,90 ± 3,95 phù hợp với
quá trình sinh trưởng của phụ nữ thời xưa,
đồng thời tuổi mãn kinh trung bình của
nghiên cứu này cũng tương đồng với tuổi mãn
kinh của các đề tài được lấy mẫu ở khu vực
phía nam như đề tài của Phạm Gia Đức, Phạm
Thị Ngọc Phượng, Vũ Văn Đạo.
Kết quả phân tích triệu chứng lâm sàng bằng
LTMs
Đưa 101 triệu chứng lâm sàng khảo sát được
trên người bệnh vào LTMs. Kết quả phân tích
được 19 biến tiềm ẩn từ Y0 đến Y18 như hình
trên. Cụm triệu chứng bên dưới biến tiềm ẩn
chính là biến biểu hiện của biến tiềm ẩn đó. Các
biến dạng đồng hiện gồm: Y0, Y1, Y2, Y3, Y4, Y5,
Y6, Y8, Y9, Y10, Y11, Y12, Y16, Y17, Y18. Biến
dạng loại trừ gồm: Y7, Y13, Y14, Y15 (Hình 1).
Hình 1. Mô hình cây tiềm ẩn
Tìm các biến biểu hiện đạt thông tin tích lũy
tương hỗ 95% (Max CMI 95%) và gọi tên các
biến tiềm ẩn theo lý luận YHCT ta được: 5 nhóm
Tỳ khí hư (Y0, Y1, Y2, Y3, Y17), 2 nhóm Âm hư
(Y4, Y5), 2 nhóm Thận âm hư (Y6, Y17), 2 nhóm
Thận khí hư (Y18), 3 nhóm Can âm hư (Y9, Y12,
Y16), 1 Tâm huyết hư (Y10), 1 Hàn chứng (Y11),
1 Dương hư (Y8), 1 Nhóm sắc diện (Y7), 1 Nhóm
mạch chứng (Y13), 1 Nhóm rối loạn kinh nguyệt
(Y15), 1 Nhóm chất lưỡi (Y14). Ví dụ cách gọi tên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 48
biến tiềm ẩn Y18 (xem Bảng 1): Ta thấy xác suất
xuất hiện biến Y18 là 30%, có hai biến đồng hiện
cùng nói lên được nhiều thông tin cho biến Y18
là nghe giảm, ù tai. Theo lý luận YHCT, Thận
khai khiếu ra tai, Thận khí đầy đủ thì tai nghe
được rõ, Thận khí suy kém dẫn đến triệu chứng
ù tai, nghe giảm. Nên biến Y18 được gọi là Thận
khí hư.
Bảng 1. Cách gọi tên biến tiềm ẩn Y18
Biến tiềm
ẩn
p = 0,7 p = 0,3 Gọi tên
Y18 S0 S1 S0 S1
Thận khí
hư
Nghe
giảm
0,98 0,02 0,38 0,62
Ù tai 1 0 0,53 0,47
Phân tích gộp các biến tiềm ẩn có liên quan:
Trong thực tế lâm sàng không đơn thuần chỉ
xuất hiện 1 bệnh nội thương trên mỗi BN, lâm
sàng thường có nhiều mặt, phức tạp, chồng chéo
nhiều bệnh cảnh lên nhau. Sử dụng Latent trong
phân tích gộp giúp ta phân vùng dữ liệu bằng
nhiều cách, từ đó có được những mô hình sát
thực tế hơn. Cách gộp sao cho ta lựa chọn được
mô hình có xác suất xảy ra nhiều trong mẫu
nghiên cứu được xem là tối ưu nhất và phải có
những triệu chứng nói lên được thông tin ban
đầu ta muốn gộp, những triệu chứng đó sau này
sẽ trở thành TCCĐ cho hội chứng đó. Các biến
gộp được ký hiệu là H.
Ví dụ biến gộp H0 (Tỳ khí hư) gồm các biến
tiềm ẩn Y0, Y1, Y2, Y3, Y14, Y17 (Hình 2).
Hình 2. Biến gộp H0
Kết quả phân tích gộp và phân tích riêng
từng biến tiềm ẩn ta được 6 bệnh chứng và
một hội chứng YHCT. Từ các hội chứng YHCT
thu được ta tiến hành xây dựng TCCĐ cho các
bệnh cảnh YHCT này, chúng tôi chọn những
triệu chứng có tỷ lệ xuất hiện cao trong mô
hình LTMs tức là ≥ 50% làm triệu chứng chẩn
đoán chính, và những triệu chứng còn lại <50%
làm triệu chứng chẩn đoán phụ. Kết quả xây
dựng được TCCĐ sau:
BN nữ, nằm trong độ tuổi từ 40 – 60, có
triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh như:
Giảm ham muốn tình dục, hay quên, RLKN,
bốc hỏa, khô rát âm đạo cộng với có các triệu
chứng tương ứng với các thể YHCT sau:
Tỳ khí hư H0 (Y0, Y1, Y2, Y3, Y14, Y17) với
Max CMI = 0,95%, p = 0,41%: 4 triệu chứng chính
(đau thượng vị, đầy bụng chậm tiêu, lưỡi bệu,
chán ăn), 1 triệu chứng phụ (ợ hơi).
Thận âm hư H1 (Y17, Y4, Y5, Y7, Y14, Y15,
Y6) với Max CMI = 0,95%, p = 0,58%: 6 triệu
chứng chính (đau thắt lưng, lưỡi thon, mạch
sác, khô rát âm đạo, tóc bạc sớm, tiểu đêm), 2
triệu chứng phụ (khát, mặt sạm, thích uống
nước lạnh, da khô).
Can âm hư H2 (Y9, Y12, Y5, Y7, Y14, Y16)
với Max CMI = 0,95%, p = 0,69%: 5 triệu chứng
chính (mắt mờ, cáu gắt nóng tính, mạch sác, ngủ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 49
khó vào giấc, nóng trong người), 8 triệu chứng
phụ (đau đầu, khát, mặt sạm tối, thích uống
nước lạnh, vọp bẻ, da khô, người gầy, lòng bàn
tay bàn chân nóng).
Hội chứng Dương hư H3 (Y7, Y8, Y11) với
Max CMI = 0,95%, p = 0,03%: 3 triệu chứng chính
(mặt trắng nhợt, ớn lạnh, sợ lạnh).
Can Thận âm hư H4 (Y4, Y5, Y6, Y7, Y9,
Y12, Y14, Y15, Y16, Y17) với Max CMI=0,95%,
p=0,50%: 6 triệu chứng chính (mắt mờ, khô rát
âm đạo, mạch sác, lưỡi thon, tóc bạc sớm, nóng
trong người).
Thận khí hư Y18 với Max CMI=0,95%,
p=0,25%: 1 triệu chứng chính (nghe giảm), 1 triệu
chứng phụ (ù tai).
Tâm huyết hư Y10 với Max CMI=0,95%,
p=0,25%: 1 triệu chứng chính (tim đập nhanh), 1
triệu chứng phụ (hồi hộp).
* Với tỷ lệ xuất hiện mỗi hội chứng ở bảng
trên, như vậy xét trung bình một BN sẽ có 2 hội
chứng cùng lúc, phù hợp với thực tế lâm sàng
ghi nhận được có những BN có dấu chứng phối
hợp 2, 3 cho đến 4 hội chứng trên cùng 1 BN.
BÀN LUẬN
Trong 101 triệu chứng lâm sàng khảo sát
được của đề tài này, có 10 triệu chứng có tần
suất xuất hiện cao >50%: Giảm ham muốn tình
dục, hay quên, mạch trầm, bốc hỏa, mắt mờ, đau
thắt lưng, cáu gắt nóng tính, chóng mặt, lo lắng,
khô rát âm đạo. Các triệu chứng này đa số đều là
triệu chứng đặc trưng của HCTMK – MK
YHHĐ.
So sánh kết quả TCCĐ với y văn
Trong các triệu chứng lâm sàng khảo sát
được có 4 triệu chứng xuất hiện với tỷ lệ cao
nhất là: Giảm ham muốn tình dục 80,50%, hay
quên 80,20%, mạch trầm 77,10%, bốc hỏa 76,40%.
Tuy nhiên cả bốn triệu chứng này đều không
nằm trong TCCĐ hội chứng, ta thấy rằng bốn
triệu chứng này đều chiếm >75%, như vậy trung
bình 5 bệnh nhân thì có hết 4 bệnh nhân có ít
nhất một triệu chứng trong bốn triệu chứng này,
vì vậy các triệu chứng này không đặc trưng cho
một hội chứng nào, mà là triệu chứng đặc trưng
chung cho đối tượng tiền mãn kinh – mãn kinh.
Ngoài ra, so sánh tỷ lệ xuất hiện triệu chứng
trên y văn và lâm sàng ta nhận thấy rằng, một số
triệu chứng có tỷ lệ xuất hiện thấp trên y văn lại
có tỷ lệ xuất hiện cao trên lâm sàng và ngược lại.
Đồng thời nghiên cứu còn khảo sát được nhiều
triệu chứng mới mà y văn không ghi nhận như:
Trằn bụng dưới, bầm máu, thích vị chua, thích vị
cay, thích vị mặn, miệng đắng, móng sọc mất
bóng dễ gãy, môi thâm khô, vọp bẻ, thức giấc 1 –
3 giờ sáng, thống kinh. Những triệu chứng trên
là những triệu chứng có giá trị giúp hỗ trợ chẩn
đoán tốt hơn. Ví dụ như: Thức giấc 1 - 3 giờ sáng
(giờ Sửu) chính là giờ vượng của kinh Can, khi
chức năng Can tàng huyết bị rối loạn, làm huyết
không tàng được về Can dẫn đến ngủ khó vào
giấc, qua giờ Sửu sẽ dễ ngủ hơn, hoặc móng sọc
mất bóng dễ gãy, những triệu chứng này làm
chúng ta nghĩ đến bệnh lý có liên quan đến tạng
Can. Có được kết quả này là nhờ kết hợp y lý
YHCT, không phụ thuộc vào bệnh cảnh y văn
trước đó nên đề tài này có thể ghi nhận được
những triệu chứng, hội chứng mà y văn không
ghi nhận, giúp không bỏ sót triệu chứng và
TCCĐ phù hợp với lâm sàng hiện nay hơn. Đây
cũng chính là điểm mới trong đề tài so với các
nghiên cứu trước đó.
So sánh kết quả TCCĐ với các nghiên cứu
trước đó
So với đề tài của Chen(1), cả hai đề tài đều
không có triệu chứng văn chẩn, như đã khảo sát
trên BN HCTMK – MK ghi nhận triệu chứng rối
loạn chức năng tạng Can, Tâm, Tỳ, Thận, không
có tạng tổn thương tạng Phế. Theo lý luận
YHCT, Phế là tạng chủ khí, chủ âm thanh, chức
năng Phế vẫn bình thường nên văn chẩn trên đối
tượng BN này ít có giá trị chẩn đoán. Và đề tài
này khảo sát đầy đủ tứ chẩn hơn (Chen không
có triệu chứng vọng chẩn và thiết chẩn), triệu
chứng khảo sát được từ Vọng và Thiết chẩn có tỷ
lệ xuất hiện khá cao trên lâm sàng (>60%), nói
lên được nhiều thông tin cho Thận âm hư. Như
vậy, tên của một hội chứng YHCT có thể là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 50
giống nhau ở các bệnh YHHĐ khác nhau, và lúc
đó triệu chứng đặc trưng của mỗi bệnh chính là
điểm khác biệt để phân biệt hội chứng.
So với đề tài của tác giả Đặng Thanh Hồng
An – xây dựng TCCĐ thể Can Thận âm hư trên
bệnh nhân sau đột quỵ, ta thấy cùng một hội
chứng YHCT, cùng một tên gọi là Can Thận âm
hư nhưng trên bệnh cảnh YHHĐ khác nhau thì
triệu chứng xác định cũng không giống nhau.
KẾT LUẬN
Xây dựng được TCCĐ YHCT cho các thể
lâm sàng: Thận âm hư, Can âm hư, Can Thận
âm hư, Tỳ khí hư, hội chứng Dương hư, Thận
khí hư, Tâm huyết hư trên nền HCTMK – MK
YHHĐ bằng mô hình LTMs.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chen RQ, Wong CM, Lam T (2012). "Construction of a
traditional Chinese medicine syndrome-specific outcome
measure: The Kidney Deficiency Syndrome Questionnaire
(KDSQ)". BMC Complement Altern Med, 12:73.
2. Liu Y, Ding XF, Kou M, Chen JX, Zou XJ, Jiang RX, Dai H (2016).
"Integrated traditional Chinese and western medicine for
Menopausal syndrome: Meta-analysis of randomized controlled
trials". African Journal of Traditional, Complementary and
Alternative Medicines, 13(1):157.
3. Liu ZW (2009). Essentials of Chinese medicine. Springer, 1:49-69.
4. Ma K, Chen YX (2015). "Discussion on strategy of treatment of
perimenopausal syndrome with Chinese and Western
Medicine". Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 40(20):906-3899.
5. Phạm Thị Vân Anh (2016). "Nghiên cứu tác dụng điều trị hội
chứng mãn kinh của viên mãn kinh". Luận án Tiến sỹ Y học Viện
Y học cổ truyền Quân Đội-Bộ Quốc Phòng, pp.15-30.
6. Sun GR (2002). Lý luận cơ sở YHCT Trung Quốc. Trung Y Dược
Xuất Bản Xã, pp.74-98.
7. Tổng cục thống kê (2016). Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế
xã hội năm 2016. Accessed from
8. World Health Organization (1996). Reaserch on the menopause
in the 1990s. IRIS, pp.1-27.
9. Zhang NL, Yuan S, Chen T, Wang Y (2008). "Latent tree models
and diagnosis in traditional Chinese medicine". Artif Intell Med,
42(3):45-229.
Ngày nhận bài báo: 28/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_tieu_chuan_chan_doan_cac_benh_canh_y_hoc_co_truyen.pdf