Xác định tiêu chí nước công nghiệp để trở thành nước công nghiệp

Tài liệu Xác định tiêu chí nước công nghiệp để trở thành nước công nghiệp: 14 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật * PGS.TS. Học viện Cán bộ, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Thành phố Hồ Chí Minh. XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP ĐỂ TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP Trương Thị Hiền* TÓM TẮT Đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp đã trở nên mục tiêu và động lực của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta trong những ngày đầu xây dựng và đổi mới đất nước. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi quốc gia khác nhau, tiêu chí của việc phát triển nước công nghiệp cũng khác nhau. Với tinh thần đó, bài viết “Xác định tiêu chí nước công nghiệp để trở thành nước công nghiệp” đã luận và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí nước công nghiệp và xây dựng nước nông nghiệp; Quan điểm của tác giả về nước công nghiệp và tiêu chí nước công nghiệp thể hiện một số nội dung chủ yếu sau: (i) khẳng định sự cần thiết nghiên cứu cơ sở lý luận; (ii) Một số tiêu chí cần quan tâm khi xây dựng nước công nghiệp; (iii) Một số định hướng cần được xem xét tro...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tiêu chí nước công nghiệp để trở thành nước công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật * PGS.TS. Học viện Cán bộ, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Thành phố Hồ Chí Minh. XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP ĐỂ TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP Trương Thị Hiền* TÓM TẮT Đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp đã trở nên mục tiêu và động lực của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta trong những ngày đầu xây dựng và đổi mới đất nước. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi quốc gia khác nhau, tiêu chí của việc phát triển nước công nghiệp cũng khác nhau. Với tinh thần đó, bài viết “Xác định tiêu chí nước công nghiệp để trở thành nước công nghiệp” đã luận và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí nước công nghiệp và xây dựng nước nông nghiệp; Quan điểm của tác giả về nước công nghiệp và tiêu chí nước công nghiệp thể hiện một số nội dung chủ yếu sau: (i) khẳng định sự cần thiết nghiên cứu cơ sở lý luận; (ii) Một số tiêu chí cần quan tâm khi xây dựng nước công nghiệp; (iii) Một số định hướng cần được xem xét trong việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra đối với từng tiêu chí đã nêu. Từ khóa: nước công nghiệp, tiêu chí nước công nghiệp DETERMINATION OF INDUSTRIAL WATER CRITERIA FOR BECOMING INDUSTRIAL WATER ABSTRACT Bringing Vietnam into an industrialized country has become the goal and motivation of the whole party, the people and our military in the early days of building and renovating the country. However, depending on the conditions and circumstances of different countries, the criteria for industrial water development vary. With that in mind, the article “Deining Industrial Water Criteria for Industrialization” argues and practices the determinants of industrial water and agricultural agriculture; The views of industrial and industrial water industry authors relect some of the following key points: (i) conirming the need for rationale; (Ii) Some criteria to consider when building industrial countries; (Iii) Some directions should be considered in the implementation of the indicators for each of the criteria. Keywords: industrial water, industrial water criteria 15 Xác định tiêu chí nước công nghiệp ... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ trương “đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào nĕm 2020 đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định từ Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (nĕm 1991) đến nay. Nhận thức về quan điểm công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta đã được nhấn mạnh hơn ở Đại hội IX và Đại hội X của Đảng: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển vĕn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tĕng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến nĕm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục xác định lại “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Vì vậy, vấn đề hiện nay là phải xây dựng và xác định cụ thể những tiêu chí nước công nghiệp dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và kế thừa, học hỏi những tiêu chí nước phát triển công nghiệp trên thế giới. Tạo cơ sở, tiền đề l‎ý luận và thực tiễn cho xây dựng một nước công nghiệp Việt Nam trong tương lai. Đại hội XII cũng không xác định cụ thể mốc thời gian phải hoàn thành việc “cơ bản đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. 2. QUAN NIỆM VỀ NƯỚC CÔNG NGHIỆP VÀ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP 2.1. Quan niệm về nước công nghiệp Có thể hiểu một cách cơ bản rằng, nước công nghiệp là nước đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế lấy công nghiệp và dịch vụ làm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm đa số giảm dần và nhường chỗ cho lao động công nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn. Theo nghĩa rộng, công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ vĕn minh nông nghiệp sang vĕn minh công nghiệp. 2.2. Tiêu chí nước công nghiệp Tiêu chí nước công nghiệp có thể hiểu là những đặc trưng để nhận biết hay để phân biệt trình độ đạt được trong tiến trình công nghiệp hóa. Muốn ước lượng và so sánh trình độ công nghiệp hóa của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, cần phải lượng hóa các tiêu chí đánh giá. Phương pháp thường dùng là phương pháp chỉ tiêu, theo đó, mỗi tiêu chí lựa chọn ra một số chỉ tiêu định lượng có thể tính toán được và thể hiện đầy đủ tính chất của tiêu chí đó. 3. CƠ SỞ XÁC LẬP VÀ CÁCH TIẾP CẬN ĐỂ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ CHÍNH CHO NƯỚC CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Cơ sở xác lập và cách tiếp cận xây dựng những tiêu chí chính cho nước công nghiệp ở nước ta được xây dựng phải thể hiện đặc thù của Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; thể hiện các đặc tính công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ bản; không thay thế các chỉ tiêu khác sẽ được tính trong bộ tiêu chí kinh tế - xã hội; có thể so sánh với các tiêu chuẩn quốc tế; có thể tính toán được trên cơ sở các công cụ, số liệu thống kê chính thức hiện hành. Để đi đến một bộ tiêu chí cho nước công 16 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật nghiệp phù hợp yêu cầu phát triển của nước ta và có thể so sánh quốc tế, cần tiến hành nhiều bước nghiên cứu rất cụ thể và phải thu thập số liệu trong, ngoài nước thích hợp. Cơ sở lý luận công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các chỉ tiêu công nghiệp hoá, mô hình công nghiệp hoá cần thiết phải xây dựng dựa trên kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một số nước trên thế giới. Đồng thời, khi đánh giá thực trạng công nghiệp hoá cần có sự so sánh với các nước trong khu vực có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Tiêu chí công nghiệp hóa có thể hiểu là những đặc trưng để nhận biết hay để phân biệt trình độ đạt được trong tiến trình công nghiệp hóa. Thí dụ, một nét đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa là kinh tế phải phát triển, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong nền kinh tế phải được nâng cao, tỷ trọng nông nghiệp, lao động nông nghiệp phải giảm v.v... đó là tiêu chí công nghiệp hóa về kinh tế. Nếu xem xét nội dung công nghiệp hóa theo nghĩa rộng thì còn có tiêu chí công nghiệp hóa về xã hội, vĕn hóa.v.v Thí dụ một tiêu chí quan trọng nữa là quá trình đô thị hóa, tỷ lệ đô thị hóa, tỷ lệ thị dân so với nông dân, vĕn minh đô thị khác vĕn minh nông thôn, làng xã ra sao? v.v Muốn ước lượng và so sánh trình độ công nghiệp hóa của một nước hay một vùng lãnh thổ, cần phải lượng hóa các tiêu chí đánh giá. Phương pháp thường dùng là phương pháp chỉ tiêu1, 2. Theo đó, mỗi tiêu chí lựa chọn ra một số chỉ tiêu định lượng có thể tính toán được và thể hiện đầy đủ tính chất của tiêu chí đó. Thí dụ với tiêu chí kinh tế đã nêu ở trên, có thể chọn các chỉ tiêu: GDP bình quân đầu người, tỷ lệ cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tỷ lệ cơ cấu lao động trong nền kinh tế v.v... Một mặt, có thể dựa vào kinh nghiệm quốc tế để xác định đối với mỗi chỉ tiêu cần đạt đến mức chuẩn nào là đủ thỏa mãn yêu cầu của một nước công nghiệp hoặc hoàn thành quá trình công nghiệp hóa. Mặt khác, dựa vào số liệu thống kê có thể thu thập được để tính toán các chỉ tiêu tương ứng của nước ta và so sánh với chuẩn đã chọn để đánh giá xem hiện nay chúng ta đang ở điểm nào trên con đường công nghiệp hóa. Ước lượng mỗi nĕm ta có thể phát triển được bao nhiêu theo mỗi chỉ tiêu công nghiệp hóa, chúng ta sẽ dễ dàng làm rõ được thời hạn công nghiệp hóa của nước ta còn cần bao nhiêu nĕm và sắp xếp các nguồn lực ưu tiên hợp lý để đạt được trong thời gian ngắn nhất. Cũng có thể dùng phương pháp gia quyền, quy các chỉ tiêu đánh giá về một chỉ số duy nhất để dễ so sánh quốc tế và so sánh theo thời gian. Đối với tiêu chí về kinh tế, khoa học công nghệ, xã hội, vĕn hoá, môi trường, Các tiêu chí này tương ứng với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tĕng trưởng xanh, phát triển khoa học - công nghệ tiến tới kinh tế tri thức, phát triển xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ, cải thiện môi trường sống. Để đi đến một Bộ tiêu chí nước công nghiệp phù hợp yêu cầu phát triển của nước ta và có thể so sánh quốc tế, cần tiến hành nhiều bước nghiên cứu rất cụ thể và phải thu thập số liệu trong, ngoài nước thích hợp. Cơ sở lý luận công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các chỉ tiêu công nghiệp hoá, mô hình công nghiệp hoá cần thiết phải xây dựng dựa trên kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một số nước trên thế 1 Bernard Perret.-Indicateurs sociaux, etats des lieux et perspectives. Rapport au CERC. 2002. 2 Tống Khánh Phương và Ngô Hàn Quang. - Hệ thống chỉ tiêu xã hội. NXB Khoa học xã hội. Bắc kinh, 2003. 17 Xác định tiêu chí nước công nghiệp ... giới. Đồng thời, khi đánh giá thực trạng công nghiệp hoá cần có sự so sánh với các nước trong khu vực có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Sơ bộ có thể tham khảo một số tiêu chí sau: Tiêu chí về kinh tế, khoa học công nghệ, xã hội vĕn hoá, môi trường tài nguyên. Các tiêu chí này tương ứng với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, phát triển khoa học công nghệ tiến tới kinh tế tri thức, phát triển xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ, cải thiện môi trường sống. Một số tiêu chí quan trọng cần phải được xác định như: Thứ nhất, GDP bình quân đầu người; Thứ hai, tỷ trọng giá trị gia tĕng khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong GDP; Thứ ba, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo kỹ thuật, Thứ tư, tỷ lệ kinh phí đầu tư cho giáo dục ở mỗi bậc học và tỷ lệ người dân có trình độ đại học trên tổng số dân; mức độ phổ cập giáo dục; Thứ nĕm, tỷ lệ số dân sử dụng công nghệ trong công việc, ứng dụng kỹ thuật số, internet trong cuộc sống hằng ngày; Thứ sáu, tỷ lệ hàng công nghệ cao trong hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu. Thứ bảy, tỷ lệ số bác sĩ trên số dân; luật sư trên số dân Thứ tám, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn và hiệu quả của những chính sách bảo hiểm, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch; Tỷ lệ diện tích rừng che phủ; 4. XÂY DỰNG TIÊU CHÍ CHÍNH CHO NƯỚC CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Rút kinh nghiệm về những mặt tiêu cực và trở ngại của loại hình công nghiệp hóa cổ điển và những thành công của con đường công nghiệp hóa mới trong một số nước đi sau, để đi đến một bộ chỉ tiêu công nghiệp hoá phù hợp yêu cầu phát triển của nước ta và có thể so sánh quốc tế, cần tiến hành nhiều bước nghiên cứu rất cụ thể và thu thập số liệu trong, ngoài nước thích hợp. Ở đây chỉ xin thử nêu ra một mô hình tính toán tương đối đơn giản để làm thí dụ. Trước hết cần cĕn cứ vào những đặc trưng công nghiệp hoá theo hướng hiện đại của Việt Nam đã nêu ở mục trên để đề ra các nhóm tiêu chí thích hợp, ở đây gồm có: tiêu chí về kinh tế, về khoa học công nghệ, về xã hội vĕn hoá, về môi trường, tương ứng với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tĕng trưởng xanh, phát triển khoa học công nghệ tiến tới kinh tế tri thức, phát triển xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ, cải thiện môi trường sống. Tóm lại, khi chọn loại chỉ tiêu cần bảo đảm trước hết có đủ tính đại diện cho từng tiêu chí, đồng thời có tính khả thi cao, nghĩa là có đủ các số liệu thống kê tương ứng để tính toán và so sánh quốc tế. Đồng thời, số lượng chỉ tiêu không nên quá nhiều và phải độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau. Một số định hướng cần được xem xét trong việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra như sau: (i) Phát triển nhanh công nghiệp. Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp hỗ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh 18 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật tế mở và đặc khu kinh tế. Phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại. Tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV (4.0) dựa trên cơ sở của công nghệ thông tin (đi tắt đón đầu). (ii) Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ cao cấp chất lượng cao, tiềm nĕng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tĕng trưởng của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tĕng trưởng GDP và các ngành khác. Đặc biệt là các ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ dựa trên kinh tế tri thức, công nghệ thông tin và số hóa. (iii) Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ; tạo ra giá trị gia tĕng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất; nâng cao nĕng suất, chất lượng và sức cạnh tranh phù hợp với từng vùng, từng địa phương; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chĕn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện và bền vững. (iv) Phát triển các vùng trong cả nước và tạo sự liên kết giữa các vùng và nội vùng; thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan tỏa đến các vùng khác; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế đang còn nhiều khó khĕn; xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế. 5. KẾT LUẬN Đã từ nhiều nĕm nay, tiêu chí về một nước công nghiệp đã được đề cập một cách khá phổ biến trong một số vĕn kiện của đảng Cộng sản Việt Nam hoặc trong các tài liệu của các cơ quan nghiên cứu và chuyên gia kinh tế nước ta. Theo chúng tôi, Việt Nam không tự đặt cho riêng mình các tiêu chí riêng mà cần phải tham khảo những tiêu chí chung của các nền kinh tế công nghiệp mới trên thế giới. Có thể nêu lên ba nhóm tiêu chí mà nền kinh tế Việt Nam cần hướng tới như sau: Nhóm 1, gồm các tiêu chí về tĕng trưởng kinh tế vĩ mô. Các tiêu chí này phản ánh trình độ công nghiệp hoá của một nước. Đó là: quy mô (GDP); tốc độ tĕng GDP/nĕm; GDP bình quân đầu người; tốc độ tĕng GDP bình quân đầu người/nĕm; tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP; tỷ trọng giá trị công nghiệp trong GDP; tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP; tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong xuất khẩu hàng hoá; tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tác; điện sản xuất bình quân đầu người; tỷ lệ đường bộ được trải nhựa. Nhóm 2, gồm các tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt xã hội. Các tiêu chí này cũng góp phần vào việc xác định mức tĕng GDP bình quân đầu người. Đó là: dân số; tốc độ tĕng dân số hàng nĕm; tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo; tỷ lệ dân số thành thị; chỉ số phát triển con người (HDI); tỷ lệ chi phí cho giáo dục trong GDP; tỷ lệ trẻ em nhập học ở cấp tiểu học, trung học; tỷ lệ lao động 19 Xác định tiêu chí nước công nghiệp ... trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động; tỷ lệ chi phí cho y tế trong GDP; tỷ lệ dân số được chĕm sóc y tế tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch; chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Gini). Nhóm 3, gồm các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là: giá trị xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ; tốc độ tĕng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ; vốn FDI; mức nợ nước ngoài và tỉ trọng so với GNI. Từ các nhóm tiêu chí định tính cơ bản nêu trên, so sánh với các nước trong nội khối ASEAN hiện nay, Việt Nam vẫn còn kém xa mức thu nhập bình quân đầu người/nĕm. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá và phân tích kỹ từng chỉ tiêu, có sự so sánh với các nước để sớm ban hành tiêu chí một nước công nghiệp, kèm theo đó là cần có chính sách công nghiệp quốc gia với hệ thống giải pháp bảo đảm để Việt Nam phát triển, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Nxb. Chính trị Quốc gia. [2]. ĐCSVN - Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Nxb CTQG, HN. [3]. ĐCSVN - Dự thảo các vĕn kiện trình Đại hội XII của Đảng (Tài liệu sử dụng tại đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương), tháng 4-2015. [4]. ĐCSVN - Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2016), Nxb CTQG, HN [5]. Đỗ Quốc Sam (2008). Thế nào là một nước công nghiệp. Cổng Thông tin kinh tế Việt Nam. [6]. Lê Xuân Thành (2015). Bàn về tiêu chí một nước công nghiệp. Báo Nhân dân điện tử, chủ nhật ngày 25/01. [7]. Bernard Perret (2002). Indicateurs sociaux, etats des lieux et perspectives. Rapport au CERC. [8]. Tống Khánh Phương và Ngô Hàn Quang (2003). Hệ thống chỉ tiêu xã hội. Nxb. Khoa học xã hội. Bắc kinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf49_8604_2136179.pdf
Tài liệu liên quan