Tài liệu Xác định nhu cầu thích ứng với xâm nhập mặn tại tỉnh Đồng Nai: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 61 (01/2019) No. 61 (01/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
31
XÁC ĐỊNH NHU CẦU THÍCH ỨNG
VỚI XÂM NHẬP MẶN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
Identifying the needs for adaptation to saltwater intrusion in Dong Nai province
TS. Lê Ngọc Tuấn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM
Tóm tắt
Trên cơ sở phân tích tình trạng dễ bị tổn thương (DBTT) do xâm nhập mặn (XNM) trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai, các khu vực DBTT cần quan tâm bao gồm 21 xã phường tại huyện Nhơn Trạch (12), Long
Thành (07) và Biên Hòa (02). Theo đó, huyện Nhơn Trạch và Long Thành là đối tượng cần quan tâm
thích ứng với XNM. Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số DBTT, các mắt xích khiếm khuyết cần
quan tâm cải thiện bao gồm: khả năng thích ứng (10 khía cạnh) - là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, sau đó là
mức độ phơi nhiễm (3 khía cạnh) và mức độ nhạy...
13 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định nhu cầu thích ứng với xâm nhập mặn tại tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 61 (01/2019) No. 61 (01/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
31
XÁC ĐỊNH NHU CẦU THÍCH ỨNG
VỚI XÂM NHẬP MẶN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
Identifying the needs for adaptation to saltwater intrusion in Dong Nai province
TS. Lê Ngọc Tuấn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM
Tóm tắt
Trên cơ sở phân tích tình trạng dễ bị tổn thương (DBTT) do xâm nhập mặn (XNM) trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai, các khu vực DBTT cần quan tâm bao gồm 21 xã phường tại huyện Nhơn Trạch (12), Long
Thành (07) và Biên Hòa (02). Theo đó, huyện Nhơn Trạch và Long Thành là đối tượng cần quan tâm
thích ứng với XNM. Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số DBTT, các mắt xích khiếm khuyết cần
quan tâm cải thiện bao gồm: khả năng thích ứng (10 khía cạnh) - là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, sau đó là
mức độ phơi nhiễm (3 khía cạnh) và mức độ nhạy cảm (8 khía cạnh). Trên cơ sở đó, nhu cầu thích ứng
với XNM tại địa phương bao gồm 7 nhóm giải pháp: tăng cường năng lực, giải pháp điều chỉnh, công
nghệ, cơ chế, sinh thái và kinh tế. Khung thời gian thích ứng được đề xuất phù hợp với các quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương: giai đoạn 2016 – 2020 và 2020 - 2025.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, nhu cầu thích ứng, tính dễ bị tổn thương, xâm nhập mặn.
Abstract
On the basis of analyzing the vulnerability to saltwater intrusion (SI) in Dong Nai province, there are 21
areas (communes/ wards) of concern: 12, 7, and 2 wards in Nhon Trach, Long Thanh, and Bien Hoa
districts, respectively. Accordingly, Nhon Trach and Long Thanh need to consider the SI adaptation.
For factors affecting the vulnerability index, defective chains needing to be improved include: adaptive
capacity (10 aspects/indicators) - the most influential factors, then the level of exposure (3 aspects) and
sensitivity (8 aspects). From those results, the needs for adaptation to SI in the locality can consist of 7
groups of management solutions: capacity building, adjustment solutions, technology, policy, ecological
and economic solutions. The adaptation time frame are proposed in accordance with socio-economic
development plans in the localities: 2016 - 2020 and 2020-2025.
Keywords: climate change, needs for adaptation, vulnerability, saltwater intrusion.
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu
(BĐKH) ngày càng diễn ra mạnh mẽ, dòng
chảy trên các sông bị ảnh hưởng rất lớn bởi
sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, mực nước
biển... gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình
xâm nhập mặn (XNM). Theo đó, làm thay
đổi chất lượng nước, ảnh hưởng đến hầu hết
các hoạt động dân sinh kinh tế ở các khu
vực ven sông. Gần đây, nhiều nghiên cứu về
BĐKH xem XNM là một trong những tác
động chính cần quan tâm, đặc biệt là ở các
Email: lntuan@hcmus.edu.vn
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
32
vùng cửa sông và ven biển [1] – [6].
Đồng Nai là tỉnh thuộc lưu vực sông
Đồng Nai - Sài Gòn. Mặc dù không giáp
biển (điểm gần nhất cách biển khoảng 9
km), nhưng với đặc điểm phân bố trữ
lượng nước (khoảng 20% vào mùa khô) và
chế độ nước bán nhật triều, các sông suối
tỉnh Đồng Nai vẫn có nguy cơ bị nhiễm
mặn cao. Trong thời gian gần đây, tình
hình XNM trên địa bàn tỉnh đang có dấu
hiệu tiêu cực. Theo Trung tâm quan trắc và
kỹ thuật môi trường Đồng Nai [7], từ năm
2007 đến 2010, độ mặn xâm nhập vào sông
Đồng Nai tăng lên rõ rệt, cao điểm thường
từ tháng 3 đến tháng 5. Năm 2011, ở đoạn
3 sông Đồng Nai - từ cầu Hóa An đến cầu
Đồng Nai, độ mặn nhiều khu vực tăng trên
10 lần so với mọi năm. Tháng 11/2012, kết
quả đo độ mặn trên sông Thị Vải (khu vực
cửa sông Đồng Nai tiếp giáp với biển) dao
động từ 10,2‰ - 24,9‰, cao hơn tháng
9/2012 khoảng 2‰.
Như vậy, tình hình XNM ở Đồng Nai
ngày càng nghiêm trọng và thực sự cần
được quan tâm. Theo đó, việc xây dựng
các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động
của XNM trong bối cảnh BĐKH được xem
là một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Để
tạo cơ sở đề xuất các giải pháp khả thi,
mục tiêu của nghiên cứu là xác định ưu
tiên các khía cạnh cần quan tâm trong công
tác thích ứng với XNM tại địa phương
(trên cơ sở phân tích các mắt xích khiếm
khuyết trong mối quan hệ với mức độ phơi
nhiễm (E), mức độ nhạy cảm (S) và khả
năng thích ứng (AC) của hệ thống). Nghiên
cứu cũng giới thiệu cách tiếp cận xác định
nhu cầu thích ứng nói chung trên cơ sở
phân tích tính dễ bị tổn thương (DBTT)
(V) do BĐKH.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp tổng hợp, thống kê
và xử lý số liệu
Được áp dụng để thu thập các số liệu,
tài liệu có liên quan (kinh tế, xã hội, môi
trường) phục vụ tính toán các chỉ số E, S
và AC. Phần mềm Microsoft Excel được
sử dụng để xử lý kết quả tính toán, thực
hiện thống kê phục vụ đánh giá.
2.2. Phương pháp kế thừa
Nội dung tính toán các chỉ số E, S, AC
và V (trên cơ sở bộ chỉ thị đánh giá tính
DBTT do XNM [8]) không được trình bày
chi tiết trong nghiên cứu này. Kết quả tính
toán được kế thừa từ Lê Ngọc Tuấn [9] làm
cơ sở phân tích nhu cầu thích ứng với
XNM.
2.2. Phương pháp chỉ số
Một cách tổng quát, chỉ số phơi nhiễm
(E) được tính toán dựa trên giá trị các chỉ thị
thành phần (Ei ) đã được chuẩn hóa (0-100)
và các trọng số tương ứng (wEi ) theo công
thức: E với n: số lượng các
chỉ thị thành phần; E: biến số mức độ phơi
nhiễm với XNM; Ei: biến số phụ (thành
phần) của mức độ phơi nhiễm; wei: trọng số
của từng biến số phụ Ei. Tiếp cận tương tự
đối với chỉ số E và AC. Chỉ số DBTT (V) =
(E+S+100-AC)/3 [10]. Các chỉ số được
phân cấp theo thang đánh giá ở Bảng 1.
Bảng 1. Thang đánh giá mức độ
Giá trị 0-25 25-50 50-75 75-100
Mô tả Thấp Trung bình thấp Trung bình cao Cao
LÊ NGỌC TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
33
2.3. Phương pháp GIS
Áp dụng để khai thác các số liệu tính
toán trên bản đồ, xây dựng bản đồ chỉ số E,
S, AC và V nhằm trực quan hóa kết quả
tính toán bằng phần mềm Mapinfo 11.0
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Xác định các vùng DBTT cần
quan tâm
Chỉ số DBTT (V) do XNM được tính
toán tổng hợp từ chỉ số E (Hình 1), chỉ số S
(Hình 2) và chỉ số AC (Hình 3).
Kết quả tính toán trong giai đoạn 2014
– 2030 cho thấy tính DBTT giảm qua các
năm (Hình 4). Số lượng các xã/phường có
chỉ số V ở mức trung bình cao giảm từ 10
(2014) xuống 08 (2020) và còn 06 (2030).
Nhơn Trạch là địa phương DBTT nhất với
XNM với chỉ số V là 52,18; 48,38 và 45,51
tương ứng năm 2014, 2020, 2030; trong
đó, các xã có chỉ số V trung bình cao như:
Phước An, Vĩnh Thanh, Phước Khánh.
Tiếp sau là huyện Long Thành với các chỉ
số V tương ứng qua từng năm là 48,93,
45,59 và 42,29. Thành phố Biên Hòa ít tổn
thương do XNM nhất trên địa bàn nghiên
cứu, duy trì mức độ trung bình thấp trong
suốt giai đoạn 2014, 2020 và 2030 với chỉ
số V lần lượt là 32,32; 33,35; 30,90.
Nghiên cứu cũng thực hiện tính toán
trường hợp giả định S và AC không thay đổi
so với hiện trạng. Kết quả cho thấy sự gia
tăng chỉ số V theo thời gian; tuy không đáng
kể (<3 đơn vị) nhưng thể hiện vai trò quan
trọng của các giải pháp tang cường năng lực
thích ứng trong hệ thống các giải pháp giảm
thiểu thiệt hại do XNM tại địa phương.
(a)
(b)
(c)
Hình 1. Bản đồ chỉ số E: (a) hiện trạng, (b) 2020 – A1FI, (c) 2030 – A1FI
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
34
(a) (b) (c)
Hình 2. Bản đồ chỉ số S: (a) hiện trạng, (b) 2020, (c) 2030
(a) (b) (c)
Hình 3. Bản đồ chỉ số AC: (a) hiện trạng, (b) 2020, (c) 2030
(a) (b) (c)
Hình 4. Bản đồ chỉ số V: (a) hiện trạng, (b) 2020-A1FI, (c) 2030-A1FI
LÊ NGỌC TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
35
Từ kết quả tính toán chỉ số V, nghiên
cứu tiến hành khoanh vùng các xã/phường
có tính DBTT do XNM ở mức trung bình
thấp trở lên (>37,5) (Bảng 2), theo đó:
21/57 xã có chỉ số V trên mức trung bình
thấp (02/30 xã/phường tại TP Biên Hòa,
12/12 xã/thị trấn tại Nhơn Trạch và 07/15
xã tại Long Thành); đối với chỉ số V ở mức
trên trung bình, các số liệu tương ứng là 0,
06 và 04.
3.2. Xác định nguyên nhân tổn
thương (mắt xích khiếm khuyết)
3.2.1. Tính dễ bị tổn thương
Trên cơ sở các vùng DBTT cần quan
tâm thích ứng, nghiên cứu tiến hành phân
tích các trị số thành phần (E, S, AC) đáng
quan tâm cho từng khu vực theo 2 trường
hợp (TH): TH 1: V ≥ 37,5, theo đó, E ≥
37,5; S ≥ 37,5; AC ≤ 62,5 (Bảng 2); TH 2:
V ≥50 (đáng quan tâm hơn), tương ứng lựa
chọn E ≥ 50; S ≥ 50; AC ≤ 50 (Bảng 3).
Trong TH1, tần suất xuất hiện các trị
số thành phần đáng quan tâm như sau:
- TP. Biên Hòa: AC (2/2)
- H. Nhơn Trạch: AC (12/12) > S
(9/12) > E (8/12).
- H. Long Thành: AC (7/7) = S (7/7)
> E (4/7).
- Trên toàn địa bàn nghiên cứu: AC
(21/21) > S (16/21) > E (12/21).
Bảng 2. Các trị số thành phần đáng quan tâm - trường hợp 1
STT Xã/Phường V E S AC
BIÊN HÒA
1 Tân Vạn 38,29
34,39
2 Phước Tân 38,17
32,08
LONG
THÀNH
3 Tam An 46,20
49,40 31,58
4 Long An 43,27
51,62 32,86
5 Long Phước 57,35 56,56 55,08 39,60
6 Phước Thái 59,90 71,26 45,17 36,74
7 Phước Bình 57,65 57,14 48,24 32,43
8 Tân Hiệp 55,84 54,27 46,89 33,65
9 Bàu Cạn 38,72
45,68 33,65
NHƠN
TRẠCH
10 Phú Hữu 51,04 62,96 46,85 56,67
11 Đại Phước 38,21
57,32
12 Long Tân 42,72
49,75 53,01
13 Phước Thiền 38,09
45,00 44,19
14 Hiệp Phước 46,39 47,87
42,41
15 Phước An 64,61 78,34 56,79 41,30
16 Phước Khánh 61,41 82,12 44,20 42,08
17 Vĩnh Thanh 63,39 76,03 58,47 44,33
18 Phú Đông 53,86 63,55 50,85 52,81
19 Phú Thạnh 44,40 40,01
43,37
20 Phú Hội 39,39
38,37 53,17
21 Long Thọ 52,66 67,66 43,03 52,72
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
36
Với TH 2, tần suất xuất hiện các chỉ số
thành phần đáng quan tâm như sau:
- H. Nhơn Trạch: E (6/6) > AC (3/6)
= S (3/6)
- H. Long Thành: AC (4/4) = E (4/4)
> S (1/4).
- Trên toàn địa bàn nghiên cứu: E
(10/10) > AC (7/10) > S (4/10).
Bảng 3. Các trị số thành phần đáng quan tâm - trường hợp 2
TT Xã/phường V E S AC
NHƠN TRẠCH
1 Phú Hữu 51,04 62,96
2 Phú Đông 53,86 63,55 50,85
3 Phước Khánh 61,41 82,12 42,08
4 Vĩnh Thanh 63,39 76,03 58,47 44,33
5 Long Thọ 52,66 67,66
6 Phước An 64,61 78,34 56,79 41,30
LONG THÀNH
1 Long Phước 57,35 56,56 55,08 39,60
2 Phước Bình 57,65 57,14 32,43
3 Phước Thái 59,90 71,26 36,74
4 Tân Hiệp 55,84 54,27 33,65
Bảng 4 thống kê tần suất xuất hiện của
các trị số thành phần đáng quan tâm trong cả
2 trường hợp, theo đó, các khía cạnh đáng
quan tâm được sắp xếp ưu tiên như sau:
- H. Nhơn Trạch: E >AC > S
- H. Long Thành: AC > E > S
- Trên toàn địa bàn nghiên cứu: AC >
E > S.
Bảng 4. Tần suất xuất hiện chỉ số thành phần đáng quan tâm
Chỉ số
Biên Hòa Nhơn Trạch Long Thành Toàn địa bàn nghiên cứu
TH1 TH1 TH2 TB (%) TH1 TH2 TB (%) TH1 TH2 TB (%)
E 0/2 8/9 6/6 94,44 4/7 4/4 78,57 12/21 10/10 78,57
S 0/2 9/12 3/6 62,5 7/7 1/4 62,5 16/21 4/10 58,1
AC 2/2 12/12 3/6 75 7/7 4/4 100 21/21 7/10 85
Như vậy, nhìn chung trên toàn địa bàn
nghiên cứu, với tần suất xuất hiện cao
trong cả 2 trường hợp, chỉ số AC có thể
được xem là tác nhân ảnh hưởng chính đến
chỉ số V tại địa phương. Theo đó, cải thiện
năng lực thích ứng nên là nhiệm vụ được
ưu tiên hàng đầu trong hệ thống giải pháp
nhằm giảm thiểu tác động do XNM trong
bối cảnh BĐKH.
3.2.2. Mức độ phơi nhiễm
Tương tự, để khoanh vùng các khu vực
đáng quan tâm trong mối quan hệ với mức
độ phơi nhiễm, nghiên cứu xem xét các
phường-xã có chỉ số E trên mức trung bình
(>50 điểm) (TH1) và trên mức cao (>75)
(TH2) (Bảng 5). Kết quả cho thấy các xã
LÊ NGỌC TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
37
phường có chỉ số E đáng quan tâm hiện tập
trung tại H. Nhơn Trạch (06), Long Thành
(05) và không ghi nhận trường hợp nào tại
TP Biên Hòa.
Nhằm xác định các chỉ thị đáng quan
tâm về mức độ phơi nhiễm (trong tổng số 4
chỉ thị), giá trị của các chỉ thị thành phần
tại các phường xã trên tiếp tục được tính
toán (= giá trị chuẩn hóa * trọng số ưu tiên)
và sắp xếp theo thứ tự giảm dần của điểm
số, sau đó thống kê theo 2 trường hợp:
- TH 1 (E>50): Lựa chọn 50% số chỉ
thị có trị số cao nhất trong từng xã/phường.
- TH 2 (E>75): Lựa chọn 25% số chỉ
thị có trị số cao nhất trong từng xã phường.
Các chỉ thị đã chọn sau đó được tổng
hợp vào ma trận để thống kê tần suất xuất
hiện trên địa bàn nghiên cứu. Số lần xuất
hiện các chỉ thị cao điểm được thống kê ở
Bảng 6. Theo đó, danh mục (ưu tiên)
các chỉ thị phơi nhiễm đáng quan tâm
như sau:
- H. Nhơn Trạch: độ mặn (E.dm) > dao
động mặn (E.dd) > thời gian mặn trên 4‰
(E.tg.2)
- H. Long Thành: E.dm = E.tg.2
- Trên toàn địa bàn nghiên cứu: E.dm
> E.tg.2 > E.dd
Bảng 5. Khu vực ưu tiên – chỉ số E
Trường hợp 1 Trường hợp 2
H/TP STT Xã/Phường E H/TP STT Xã/Phường E
NHƠN
TRẠCH
1 X. Phú Hữu 62,96
NHƠN
TRẠCH
1 X. Phước An 78,34
2 X. Phú Đông 63,55 2 X. Phước Khánh 82,12
3 X. Phước Khánh 82,12 3 X. Vĩnh Thanh 76,08
4 X. Vĩnh Thanh 76,08
5 X. Long Thọ 67,67
6 X. Phước An 78,34
LONG
THÀNH
7 X. Bàu Cạn 60,07
8 X. Long Phước 64,45
9 X. Phước Bình 71,1
10 X. Phước Thái 71,49
11 X. Tân Hiệp 69,23
Bảng 6. Tần suất xuất hiện các chỉ thị ưu tiên - chỉ số E
Chỉ thị
Toàn địa bàn H Nhơn Trạch H Long Thành
T/H 1 T/H 2 T/H 1 T/H 2 T/H 1 T/H 2
E.dm 11/11 3/3 6/6 3/3 5/5 0
E.dd 4/11 0/3 4/6 0/3 0/5 0
E.tg.1 0/11 0/3 0/6 0/3 0/5 0
E.tg.2 7/11 0/3 2/6 0/3 5/5 0
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
38
3.2.3. Mức độ nhạy cảm
Tương tự chỉ số phơi nhiễm E, nghiên
cứu tiến hành khoanh vùng các phường xã
có mức độ nhạy cảm cao với XNM: TH 1:
S >37,5 điểm; TH 2: S >50. Khu vực ưu
tiên xem xét mức độ nhạy cảm với XNM
được trình bày ở Bảng 7: hiện tập trung tại
Huyện Long Thành (13/15) và Nhơn Trạch
(08/12) (không ghi nhận trường hợp nào tại
TP Biên Hòa).
Bảng 7. Khu vực ưu tiên – chỉ số S
STT Xã/Thị trấn S STT Xã/Thị trấn S
N
H
Ơ
N
T
R
Ạ
C
H
1 X. Phú Hội 38,37
L
O
N
G
T
H
À
N
H
1 X. Bàu Cạn 45,68
2 X. Long Tân 43,89 2 X. Bình An 39,4
3 X.Phú Hữu 46,85 3 X. Bình Sơn 41,31
4 X. Phú Đông 50,85 4 X. Cẩm Đường 40,23
5 X. Phước Khánh 44,2 5 X. Long Đức 40,26
6 X. Vĩnh Thanh 58,47 6 X. Long Phước 55,08
7 X. Long Thọ 43,03 7 X. Lộc An 43,59
8 X. Phước An 56,79 8 X. Long An 51,62
9 X. Phước Bình 48,24
10 X. Phước Thái 45,17
11 X. Suối Trầu 43,71
12 X. Tân Hiệp 46,89
13 X. Tam An 49,4
Các chỉ thị S thành phần tiếp tục được
tính toán (=giá trị chuẩn hóa * trọng số ưu
tiên) và sắp xếp theo thứ tự giảm dần của
điểm số. Đối với TH 1 (S>37,5), 62,5% số
chỉ thị từ trên xuống (10 chỉ thị) được chọn
như là nguyên nhân làm gia tăng chỉ số S
tại địa phương. Thực hiện tương tự với TH
2 (S>50), khi đó 50% số chỉ thị từ trên
xuống được chọn (tương đương 8 chỉ thị).
Các chỉ thị đã lựa chọn sau đó được tổng
hợp vào ma trận để thống kê tần suất xuất
hiện trên địa bàn nghiên cứu (tương tự
Bảng 6). Những chỉ thị có tần suất xuất
hiện trung bình cả 2 trường hợp ≥50%
được xem là quan trọng. Theo đó, danh
mục (ưu tiên) các chỉ thị nhạy cảm với
XNM đáng quan tâm bao gồm:
- H. Nhơn Trạch: 9 chỉ thị
- H. Long Thành: 7 chỉ thị
- Trên toàn khu vực nghiên cứu: bao
gồm 7 chỉ thị
o S.ds.3: Tốc độ gia tăng dân số
o S.ds.8: Tỷ lệ dân số (hoặc số hộ)
không sử dụng nguồn nước cấp tập trung
o S.đk.2: Mật độ sông suối
o S.đk.3: Khoảng cách từ khu vực
được xét đến cửa sông, cửa biển
o S.sk.2: Tỷ lệ diện tích nông
nghiệp/tổng diện tích tự nhiên
o S.đk.1: Cao độ địa hình
o S.sk.1: Tỷ lệ GTSX ngành nông
nghiệp/tổng GTSX các thành phần kinh tế
LÊ NGỌC TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
39
3.2.4. Năng lực thích ứng
Tương tự, nghiên cứu tiến hành
khoanh vùng các phường xã có năng lực
thích ứng thấp với XNM: TH1: AC < 50;
TH2: AC < 37,5. Khu vực ưu tiên xem xét
năng lực thích ứng với XNM -được trình
bày ở Bảng 8 cho thấy tại Tp Biên Hòa và
H. Long Thành, 100% xã/phường/thị trấn
có chỉ số AC đáng quan tâm, riêng H.Nhơn
Trạch là 50%.
Bảng 8. Khu vực ưu tiên - chỉ số AC
H STT Xã AC H STT Xã AC
B
IÊ
N
H
Ò
A
1 An Bình 32,31
N
H
Ơ
N
T
R
Ạ
C
H
31 Hiệp Phước 42,41
2 Bửu Long 32,32 32 Phước Thiền 44,19
3 Bình Đa 33,52 33 Phú Thạnh 43,37
4 Tân Vạn 34,39 34 Phước Khánh 42,08
5 Tân Phong 35,05 35 Vĩnh Thanh 44,33
6 Tân Mai 32,67 36 Phước An 41,30
7 Tân Hòa 35,27
L
O
N
G
T
H
À
N
H
37 TT Long Thành 40,18
8 Tân Hiệp 35,57 38 Bàu Cạn 33,65
9 Thống Nhất 35,06 39 Bình An 43,06
10 Tân Biên 33,12 40 Bình Sơn 33,98
11 Tam Hòa 32,91 41 Cẩm Đường 38,21
12 Tam Hiệp 32,67 42 Long Đức 40,09
13 Thanh Bình 33,95 43 An Phước 36,37
14 Bửu Hòa 35,73 44 Long Phước 39,60
15 Trảng Dài 43,29 45 Lộc An 34,86
16 Long Bình Tân 41,34 46 Long An 32,86
17 Long Bình 36,81 47 Phước Bình 32,43
18 Hố Nai 35,92 48 Phước Thái 36,74
19 Hòa Bình 32,38 49 Suối Trầu 35,08
20 Tân Tiến 36,23 50 Tân Hiệp 33,65
21 Quang Vinh 32,16 51 Tam An 31,58
22 Quyết Thắng 32,81
23 Trung Dũng 30,01
24 X. Tam Phước 35,50
25 X. Tân Hạnh 32,25
26 X. Phước Tân 32,08
27 X. Long Hưng 38,57
28 X. Hiệp Hòa 46,93
29 X. Hóa An 34,14
30 X. An Hòa 36,61
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
40
Các chỉ thị AC thành phần tiếp tục
được tính toán (=giá trị chuẩn hóa * trọng
số ưu tiên) và sắp xếp theo thứ tự tăng dần
của điểm số. Đối với TH1 (AC<50), 50% số
chỉ thị từ trên xuống được chọn (10 chỉ thị)
như là nguyên nhân làm gia tăng chỉ số AC
tại địa phương; tương ứng với TH 2
(AC<37,5) là 37,5% (7 chỉ thị). Các chỉ thị
đã chọn sau đó được tổng hợp vào ma trận
để thống kê tần suất xuất hiện các chỉ thị
cao điểm trên địa bàn nghiên cứu (tương tự
Bảng 6). Những chỉ thị có tần suất xuất hiện
trung bình cả 2 trường hợp >50% được cho
là quan trọng. Theo đó, danh mục (ưu tiên)
các chỉ thị AC đáng quan tâm bao gồm:
- TP. Biên Hòa: 7 chỉ thị
- H. Long Thành: 7 chỉ thị
- Trên toàn khu vực nghiên cứu: bao
gồm 7 chỉ thị
o AC.cd.7: Thu nhập bình quân đầu
người
o AC.cq.4: Ngân sách cho hoạt động
ứng phó BĐKH và sự cố XNM
o AC.cd.4: Số lượng giống cây trồng
chịu mặn
o AC.cd.5: Tỷ lệ diện tích các cây
trồng chịu mặn/tổng diện tích đất trồng trọt
o AC.cd.6: Sự đa dạng các loại thủy sản
nước lợ (mặn) nuôi tại địa phương
o AC.cq.3: Chương trình/kế hoạch hỗ
trợ người dân trong lĩnh vực XNM
o AC.cq.6: Tỷ lệ diện tích được hỗ
trợ ngăn mặn từ các công trình
3.3. Tổng hợp nhu cầu thích ứng
XNM tỉnh Đồng Nai
Các khía cạnh ưu tiên trong công tác
ứng phó với XNM đã phân tích cho thấy:
- Các giải pháp tăng cường năng lực
thích ứng chủ yếu liên quan đến các điều
kiện KTXH.
- Các giải pháp hạn chế mức độ phơi
nhiễm phần lớn là các giải pháp công trình
và mang tính liên vùng, liên ngành.
- Các khía cạnh ảnh hưởng đến mức
độ nhạy cảm bao gồm các yếu tố về tự
nhiên và KTXH. Trong đó, các yếu tố tự
nhiên như mật độ sông suối, khoảng cách
tới công trình điều tiết, cao độ địa hình
là những yếu tố khó có khả năng cải thiện.
Do đó, nhu cầu thích ứng nhằm hạn chế
mức độ nhạy cảm chủ yếu tập trung vào
các khía cạnh KTXH.
Nhu cầu thích ứng với XNM được
tổng hợp thành 7 nhóm giải pháp [11]
(Bảng 11), là cơ sở để xem xét, đề xuất các
giải pháp cụ thể và khả thi.
Khung thời gian thích ứng được đề
xuất phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch
phát triển KT-XH trên địa bàn nghiên cứu:
giai đoạn 2016 – 2020 và 2020 – 2025.
LÊ NGỌC TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
41
Bảng 11. Nhu cầu thích ứng với XNM trên địa bàn nghiên cứu
Giải
pháp
E S AC
(1) Nhóm
giải pháp
tăng
cường
năng lực
- Giải pháp nâng cao nhận thức và kinh nghiệm
(giáo dục/truyền thông) cho cộng đồng dân cư về
thích ứng với XNM
- Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng y tế và
giáo dục cho cộng đồng.
- Giải pháp nâng cao nhận thức (giáo dục/truyền
thông) cho khối doanh nghiệp về thích ứng với
XNM, bao gồm giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng nước, nguyên vật liệu, năng lượng và sản
xuất thân thiện với môi trường.
- Giải pháp nâng cao nhận thức (truyền thông/tập
huấn) cho cán bộ về thích ứng với XNM và BĐKH
(2) Nhóm
các giải
pháp điều
chỉnh
Giải pháp
nhằm hạn chế
mức độ gia
tăng dân số.
- Tăng cường các chương trình, kế hoạch, hoạt
động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong lĩnh
vực thích ứng XNM.
- Tăng cường ngân sách trong hoạt động thích
ứng với XNM và BĐKH.
(3) Nhóm
giải pháp
công nghệ
Giải pháp nhằm
thích ứng với
độ mặn, thời
gian mặn và
dao động độ
mặn
Giải pháp nhằm đa dạng hóa các giống, phát
triển diện tích các cây trồng chịu mặn và các loài
thủy sản nước lợ (mặn)
Áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi
trường, đẩy mạnh tái sử dụng nước trong công
nghiệp, giảm thiểu nhu cầu dung nước và lượng
nước xả thải.
(4) Nhóm
giải pháp
cơ chế
Hướng dẫn chuyển đổi hiệu quả cơ cấu kinh tế
theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ (hoặc
canh tác NN thích ứng XNM và BĐKH)
(5) Nhóm
giải pháp
về cơ sở
hạ tầng
Giải pháp nhằm
hạn chế tác
động của độ
mặn, thời gian
mặn và dao
động độ mặn
Giải pháp
nâng cao tỷ lệ
cấp nước trên
địa bàn
nghiên cứu.
Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các công
trình thủy lợi nói chung và ngăn mặn, đẩy mặn
nói riêng.
Tăng cường hiệu quả của hệ thống quan trắc chất
lượng nước nói chung và quan trắc mặn nói riêng
(6) Nhóm
giải pháp
sinh thái
Giải pháp bảo
vệ và phát
triển rừng
(7) Các
giải pháp
về kinh tế
- Giải pháp phát triển kinh tế nhằm tăng thu nhập
bình quân đầu người.
- Giải pháp ổn định sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp thích ứng với XNM.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
42
4. Kết luận
Kết quả phân tích các mắt xích khiếm
khuyết cần quan tâm trong công tác thích
ứng với XNM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
chỉ ra rằng khả năng thích ứng (10 khía
cạnh) là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, sau đó
là mức độ phơi nhiễm (3 khía cạnh) và mức
độ nhạy cảm (8 khía cạnh). Theo đó, nhu
cầu thích ứng với XNM tại địa phương
(chủ yếu tại huyện Nhơn Trạch và Long
Thành) bao gồm các nhóm giải pháp:
(1) Nhóm giải pháp tăng cường năng
lực: nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân
cư, doanh nghiệp và cán bộ quản lý về
thích ứng với XNM và BĐKH; nâng cao
chất lượng y tế và giáo dục cho cộng đồng.
(2) Nhóm các giải pháp điều chỉnh:
tăng cường các ngân sách, chương trình, kế
hoạch, hoạt động hỗ trợ người dân, doanh
nghiệp trong lĩnh vực thích ứng XNM; hạn
chế mức độ gia tăng dân số – qua đó giảm
thiểu mức độ nhạy cảm với XNM và
BĐKH.
(3) Nhóm giải pháp công nghệ: giải
pháp nhằm đa dạng hóa các giống, phát
triển diện tích các cây trồng chịu mặn và
các loài thủy sản nước lợ (mặn); áp dụng
công nghệ sản xuất thân thiện với môi
trường, sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.
(4) Nhóm giải pháp cơ chế: định
hướng, hướng dẫn chuyển đổi hiệu quả cơ
cấu kinh tế theo hướng phát triển công
nghiệp, dịch vụ (hoặc canh tác NN thích
ứng XNM và BĐKH).
(5) Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng:
tăng cường hiệu quả các công trình thủy lợi
nói chung và ngăn mặn, đẩy mặn nói riêng;
nâng cao tỷ lệ cấp nước và hiệu quả sử
dụng nước.
(6) Nhóm giải pháp sinh thái: giải pháp
bảo vệ và phát triển mảng xanh (rừng).
(7) Nhóm giải pháp về kinh tế: giải
pháp nhằm ổn định sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp thích ứng với XNM, phát triển
kinh tế nhằm tăng thu nhập bình quân đầu
người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung và
Kanchit Likitdecharote, “Mô phỏng xâm
nhập mặn đồng bằng sông cửu long dưới tác
động mực nước biển dâng và sự suy giảm
lưu lượng từ thượng nguồn”, Tạp chí Khoa
học, tr. 141 – 150, 2012 (21b).
2. Võ Thành Danh, “Đánh giá tổn thương do
xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp
tại các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh”, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh,
tr. 24 – 33, 2014 (02).
3. Đặng Quang Thịnh, Nguyễn Văn Đại,
Nguyễn Thị Hằng, “Đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn ĐBSCL
trong xu thế phát triển tài nguyên nước của
các quốc gia thượng lưu sông Mê Công”,
Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học quốc
gia về khí tượng, thủy văn, môi trường và
biến đổi khí hậu lần XVII, Viện Khoa học
Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,
tr. 170-176, 2014.
4. Vũ Hoàng Hoa, Lương Hữu Dũng, “Nghiên
cứu, dự báo xu thế diễn biến xâm nhập mặn
do nước biển dâng cho vùng cửa sông ven
biển bắc bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật
Thủy lợi và Môi trường, 2009 (27).
5. Phạm Tất Thắng, “Nghiên cứu diễn biến và
đề xuất giải pháp giảm thiểu xâm nhập mặn
dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ dưới tác
động của nước biển dâng”, Luận văn thạc sĩ
kỹ thuật, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội,
2011.
6. Phạm Thị Thu Trang, “Tác động của biến
đổi khí hậu đến xâm nhập mặn tại tỉnh Thái
Bình”, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học
quốc gia về khí tượng, thủy văn, môi trường
và biến đổi khí hậu lần XVII, Viện Khoa học
LÊ NGỌC TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
43
Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, tr.
177-182, 2014.
7. Trung tâm quan trắc kỹ thuật và môi trường
– Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng
Nai. Số liệu quan trắc chất lượng nước mặt
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 2007-2014.
8. Trần Xuân Hoàng và Lê Ngọc Tuấn, “Xác
định bộ chỉ thị tính dễ bị tổn thương với
xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí
hậu”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tr.
212-219, 2015 (Tập 53 -số 5A).
9. Lê Ngọc Tuấn, “Nghiên cứu ảnh hưởng
dòng chảy, ảnh hưởng của XNM, đề xuất
giải pháp quản lý lưu vực sông và giảm
thiểu tác động của xâm nhập mặn do biến
đổi khí hậu đến lưu vực sông tỉnh Đồng
Nai”, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng
Nai, 2016.
10. The WordBank, “Climate Risks and
Adaptation in Asian Coastal Mega cities”,
A Synthesis Report, 2010.
11. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường. “Đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu và xác định các giải pháp thích ứng”,
NXB Tài nguyên – Môi trường và bản đồ
Việt Nam, 2011.
Ngày nhận bài: 13/9/2016 Biên tập xong: 15/12/2018 Duyệt đăng: 20/01/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 82_6389_2214987.pdf