Tài liệu Xác định nhu cầu nước cho cây cà phê vối kinh doanh tại Gia Lai bằng phương trình fao penman monteith và hệ số cây trồng: KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT30
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Đặt vấn đề
Tưới nước là một trong những biện pháp
kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất
cà phê vối. Sau thời gian khô hạn, hoa cà phê
đã phân hóa đầy đủ, cây cà phê cần một lượng
nước đủ để kích thích quá trình tái tăng trưởng,
nở hoa, thụ phấn và thụ tinh.
Một số nghiên cứu về tưới nước cho cây
cà phê vối tại Tây Nguyên đã được thực hiện
và đưa ra lượng nước tưới giúp cây cà phê sinh
trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất. Tuy
nhiên, điểm chung của những nghiên cứu này
chính là đánh giá phản ứng của cây cà phê (sinh
trưởng, năng suất) đối với những lượng nước
khác nhau mà chưa xác định chính xác nhu cầu
sử dụng nước của cây cà phê vối trong các giai
đoạn khác nhau. Chúng tôi giả thiết rằng, lượng
nước mà các nghiên cứu đã khuyến cáo chưa
đánh giá đầy đủ nhu cầu nước của cây cà phê.
Do vậy, nghiên cứu này nhằm x...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định nhu cầu nước cho cây cà phê vối kinh doanh tại Gia Lai bằng phương trình fao penman monteith và hệ số cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT30
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Đặt vấn đề
Tưới nước là một trong những biện pháp
kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất
cà phê vối. Sau thời gian khô hạn, hoa cà phê
đã phân hóa đầy đủ, cây cà phê cần một lượng
nước đủ để kích thích quá trình tái tăng trưởng,
nở hoa, thụ phấn và thụ tinh.
Một số nghiên cứu về tưới nước cho cây
cà phê vối tại Tây Nguyên đã được thực hiện
và đưa ra lượng nước tưới giúp cây cà phê sinh
trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất. Tuy
nhiên, điểm chung của những nghiên cứu này
chính là đánh giá phản ứng của cây cà phê (sinh
trưởng, năng suất) đối với những lượng nước
khác nhau mà chưa xác định chính xác nhu cầu
sử dụng nước của cây cà phê vối trong các giai
đoạn khác nhau. Chúng tôi giả thiết rằng, lượng
nước mà các nghiên cứu đã khuyến cáo chưa
đánh giá đầy đủ nhu cầu nước của cây cà phê.
Do vậy, nghiên cứu này nhằm xác định nhu
cầu nước của cây cà phê vối kinh doanh với mục
tiêu vừa đảm bảo nhu cầu nước có cây cà phê
sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời tiết kiệm
được lượng nước tưới so với những khuyến
cáo trước đây.
2. Vật liệu, nội dung và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên
cứu
Vật liệu: vườn cà phê vối kinh doanh, trồng
năm 2012, mật độ 1.100 cây/ha.
Xác định nhu cầu nước cho cây cà phê vối kinh doanh tại Gia Lai
bằng phương trình fao penman monteith và hệ số cây trồng
KS. NGUYỄN THỊ THANH PHỤNG,
ThS. NGUYỄN QUANG NGỌC,
ThS. NGUYỄN TRẦN QUYỆN
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu
Địa điểm: thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai,
tỉnh Gia Lai.
Thời gian: tháng 11 năm 2017 đến tháng
12 năm 2018.
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung 1: Xác định nhu cầu nước cho
cây cà phê vối kinh doanh
Nhu cầu nước của cây cà phê được xác định
là lượng nước cần thiết để đáp ứng sự mất nước
thông qua sự thoát hơi nước. Nước trong đất
liên tục bị mất đi do quá trình bốc hơi từ mặt
đất và quá trình thoát hơi nước từ cây cà phê,
cây che bóng và cỏ dại. Lượng nước mất đi do
quá trình này được gọi là lượng bốc thoát hơi
nước và cũng được xem như lượng nước tiêu
thụ của vườn cây.
Lượng bốc thoát hơi nước của vườn cà
phê áp dụng theo phương trình FAO Penman
Monteith và hệ số cây trồng Kc, theo công
thức sau:
ETc = ETo x Kc
Trong đó:
ETc (mm/ngày): Lượng bốc thoát hơi nước
ETc của vườn cây cà phê.
Eto (mm/ngày): Bốc thoát hơi tiêu chuẩn
ETo (Theo phương trình của Penman - Monteith)
Kc: Hệ số cây trồng Kc (theo đề xuất của
FAO - Tổ chức nông lương quốc tế)
* Cách tính lượng bốc thoát hơi tiêu chuẩn
ETo
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 31
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
19
Trong đó:
Rn - bức xạ mặt trời trên bề mặt cây trồng
(MJ/m2/ngày);
G - mật độ thông lượng nhiệt trong đất
(MJ/m2/ngày);
T - nhiệt độ trung bình ngày tại vị trí 2 m
từ mặt đất (°C);
u2 - tốc độ gió tại chiều cao 2 m từ mặt
đất (m/s);
es - áp suất hơi nước bão hòa (kPa);
ea - áp suất hơi nước thực tế (kPa);
∆ - độ dốc của áp suất hơi nước trên đường
cong quan hệ nhiệt độ (kPa/ °C);
g - hằng số ẩm (kPa/ °C)
Các thông số trên được xác định thông
qua trạm khí tượng thời tiết đặt tại vườn thí
nghiệm. Chỉ số ETo được tính toán hàng ngày
bằng phần mềm Cropwat.
u2: tốc độ gió của khu vực nghiên cứu
RHmin: độ ẩm thấp nhất của khu vực nghiên
cứu
h: chiều cao cây cà phê
Ghi chú: FAO 56 là viết tắt của Crop
evapotranspiration - Guidelines for computing
crop water requirement - FAO Irrigation and
Drainage Paper No.56 (Tài liệu hướng dẫn tính
toán nhu cầu nước cho cây trồng, bản số 56 của
Tổ chức nông lương thế giới - FAO).
2.2.2. Nội dung 2: Xác định lượng nước tưới
đợt 1, đợt 2 và đợt 3
Lượng nước tưới cho cà phê kinh doanh
được tính toán dựa trên sự cân bằng nước hàng
ngày trong đất: Hiệu số giữa tổng lượng nước
đi vào và đi ra của một khối đất đang xem xét
nào đó trong thời gian nhất định bằng sự thay
đổi lượng nước trữ trong khối đất đó.
Phương trình được xác định thông qua
công thức:
Ir + Pr = D - Dr
Trong đó:
Ir là lượng nước cần tưới cho đất (mm) tại
thời điểm xem xét
Pr là lượng nước mưa tại thời điểm xem xét
D (mm) là lượng nước được đất dự trữ lại để
cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường
Dr là lượng nước dự trữ còn lại trong lớp
đất (mm) tại thời điểm xem xét
Như vậy lượng nước tưới cho cây cà phê
được tính toán như sau:
Ir = D - Dr - Pr
- Lượng nước tưới (lít/gốc) = I (mm) × S
trong đó S (m2) là diện tích chiếm chỗ của mỗi
gốc cà phê có bán kính tán 1,2m.
- Cách xác định D: Lượng nước được đất
dự trữ lại (D) chính là độ ẩm hữu hiệu và được
xác định bằng công thức: D = 1000 × (θFC - θWP)
× Zr
- Phương trình Penman - Monteith xác định
lượng bốc thoát hơi tiêu chuẩn có dạng:
Hình 1: Trạm khí tượng tại vườn thí nghiệm
* Hệ số cây trồng Kc
Hệ số cây trồng Kc được tính theo công
thức dưới đây:
Kc = Kc (tab) + [0.04(u2 - 2) - 0.004(RHmin -
45)](h/3)0.3
Trong đó: Kc (tab) : hệ số cây trồng tra theo
bảng 12 (FAO 56)
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT32
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G Trong đó:
θFC là độ ẩm đồng ruộng
θWP là độ ẩm cây héo;
Zr là độ sâu lớp đất cần tưới cho cây cà
phê (45 cm)
Trong thí nghiệm này θFC, θWP được xác
định thông qua việc lấy mẫu đất, phân tích
trong phòng thí nghiệm.
- Cách xác định Dr: lượng nước dự trữ còn
lại trong đất (Dr) được xác định bằng công thức:
Dr = Dr-1 - ETcr
Trong đó:
Dr-1 : là lượng nước còn trong đất vào ngày
r-1(mm) và được xác định:
Dr-1 = 1000 × (θr-1 - θWP) × Zr, với θr-1 là độ
ẩm đất vào ngày r-1
ETcr : là lượng bốc thoát hơi nước vào
ngày r
Như vậy lượng nước cần tưới cho cây cà
phê sẽ được tính toán hàng ngày theo công
thức sau:
Ir = D - Dr-1 + ETcr - Pr
2.2.3. Đánh giá hiệu quả của lượng nước
tưới đợt 1, đợt 2 và đợt 3 đến diễn biến độ ẩm
đất, tỷ lệ nở hoa và tỷ lệ đậu quả
* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ô lớn
không lặp lại, gồm 2 công thức:
+ Công thức 1 (0,2 ha): Tưới qua hệ thống
tưới nước tiết kiệm phun mưa tại gốc, lượng
nước tưới tính toán tại nội dung 2.2.2.
+ Công thức 2 (0,2 ha): Đối chứng: tưới
bằng phương pháp tưới dí, với lượng nước
tưới là 390l/gốc/lần và chu kỳ tưới 15 - 20 ngày.
* Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Độ ẩm đất: Lấy mẫu độ ẩm đất ở tầng đất
0 - 30cm. Vị trí lấy mẫu ở ngay mép tán của cây
cà phê. Độ ẩm đất được phân tích bằng phương
pháp cân khối lượng đất trước và sau khi sấy
đến khi khô kiệt. Theo dõi độ ẩm trước khi tưới
1 ngày và sau khi tưới với chu kỳ 5 ngày 1 lần
(5, 10, 15, 20 ngày).
P1 - P2
Độ ẩm đất (%) = ————— x 100
P1 - P3
Trong đó: P1: khối lượng đất + khối lượng
hộp nhôm trước khi sấy
P2: khối lượng đất + hộp nhôm sau khi sấy
P3: khối lượng hộp nhôm
- Độ thấm sâu: Được xác định sau khi tưới
1 ngày bằng cách đào một hố sâu đến khi gặp
lớp đất khô thì dùng thước đo chiều sâu hố.
- Sự ra hoa và đậu quả của cà phê: Mỗi công
thức theo dõi 20 cây, mỗi cây theo dõi 4 cành
ở 4 hướng. Các cành được đánh dấu bằng dây
buộc và theo dõi trên 5 đốt cố định.
+ Tỷ lệ hoa nở: Theo dõi 2 lần (sau tưới đợt
1 và sau tưới đợt 2). Đếm số hoa nở và không
nở được trên cây sau khi tưới 4 - 5 ngày khi hoa
cương lên và chuẩn bị nở.
Tổng số hoa nở
Tỷ lệ hoa nở (%) = ———————— x 100
Tổng số hoa
* Xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng phần
mềm Excel.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Nhu cầu nước của cây cà phê và lượng
nước tưới cho đợt 1, đợt 2 và đợt 3
Theo số liệu từ trạm khí tượng tại vườn thí
nghiệm, cơn mưa cuối cùng của mùa mưa năm
2017 vào ngày 03 tháng 12 năm 2017, đánh dấu
mùa khô bắt đầu. Như vậy, mùa khô năm 2017
tại Gia Lai bắt đầu muộn hơn so với thường lệ.
Các số liệu ETo và ETc được theo dõi từng
ngày bắt đầu từ ngày dứt cơn mưa cuối cùng,
được cộng lũy kế đến thời điểm tưới nước đợt 1,
đợt 2 và đợt 3. Số liệu được trình bày tại bảng 1
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 33
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
19Bảng 1. Nhu cầu nước và lượng nước cần
tưới cho mỗi đợt
Thời gian
Sau dứt mưa
đến tưới đợt 1
Từ 03/12/2017
đến 02/02/2018
Tưới đợt 1 -
Tưới đợt 2
Từ 02/02 đến
23/02/2018
Tưới đợt 2 -
Tưới đợt 3
Từ 23/02 -
15/03/2018
Tổng ETo (mm) 151,95 76,17 63,00
Kc 0,78 0,73 0,92
Tổng ETc (mm) 117,91 55,45 57,96
Lượng nước
tưới (lít/cây) 324,10 239,10 244,00
Sau dứt mưa khoảng 57 ngày, lúc này độ
ẩm đất đạt khoảng 27 - 28%. Hoa cà phê đã
trong trạng thái phân hóa hoàn toàn, nụ hoa có
màu trắng ngà, dài khoảng 0,8 - 1,0 cm; cây cà
phê bắt đầu có triệu chứng héo tạm thời, lá hơi
rũ xuống vào giữa trưa khi trời nắng gắt và nhiệt
độ không khí tăng cao. Đây là thời điểm thích
hợp để tưới đợt 1 (tưới nở hoa) cho cây cà phê.
Kết quả tính toán thì lượng nước tưới cho
cây cà phê đợt 1 là 324,1 lít/gốc, đợt 2 là 239,1
lít/cây và đợt 3 là 244,0 lít/cây.
3.2. Đánh giá hiệu quả của lượng nước
tưới đợt 1, đợt 2 và đợt 3 đến diễn biến độ
ẩm đất, tỷ lệ hoa nở và tỷ lệ đậu quả
* Diễn biến độ ẩm đất
- Tưới đợt 1 (tưới nở hoa)
Bảng 2. Diễn biến độ ẩm đất của các công
thức sau khi tưới đợt 1
CT Lượng nước tưới (lít/cây/lần)
Độ thấm
sâu (cm)
Ẩm độ đất (%TLĐK)
Tầng đất
Trước
tưới 1
ngày
Sau tưới
1 ngày 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày
CT1 324,1 40
0-10cm 26,53 43,28 32,92 31,30 30,21 29,00
10-20cm 28,11 42,03 35,71 33,56 33,02 31,81
20-30cm 29,45 41,66 36,08 34,65 34,01 33,37
TB 28,03 42,32 34,9 33,17 32,41 31,39
CT2 390 46
0-10cm 25,48 45,05 38,20 31,76 29,96 27,43
10-20cm 27,15 46,86 41,59 34,65 33,24 29,62
20-30cm 28,83 47,00 41,89 35,57 34,48 33,07
TB 27,16 46,30 40,56 34,00 32,56 30,04
(Ghi chú: TLĐK: trọng lượng đất khô)
Kết quả tại bảng 2 cho thấy công thức tưới
390 lít/cây có vùng thấm sâu hơn so với công
thức tưới 324,1 lít/cây. Tuy nhiên, vùng rễ hút
của cây cà phê chỉ phân bố trong khoảng 40
cm do vậy chỉ cần tưới với lượng nước 324,1 lít/
cây đã đủ thấm trong vùng rễ của cây cà phê.
Để đánh giá diễn biến của độ ẩm đất khi
tưới ở mức 324,1 lít/cây và 390 lít/cây, các mẫu
đất ở tầng đất 0 - 10 cm, 10 - 20 cm và 20 - 30
cm được thu thập để phân tích độ ẩm đất.
Xét về diễn biến độ ẩm đất sau tưới 1 ngày,
5 ngày, 10 ngày và 15 ngày thì công thức 2 (tưới
390 lít/cây) có độ ẩm cao hơn so với công thức
1 (tưới 324,1 lít/cây). Tuy nhiên, độ ẩm đất sau
tưới 20 ngày thì giữa công thức 2 và công thức
1 là tương đương nhau. Như vậy, việc tưới 324,1
lít/cây thì độ ẩm đất sau 20 ngày tương đương
với tưới 390 lít/cây.
Xét về tầng đất: Ở tầng đất sâu (20 - 30 cm)
thì độ ẩm cao hơn so với tầng đất mặt 0 - 10 cm
và 10 - 20 cm. Đất tầng mặt cũng thoát hơi nước
nhanh hơn so với tầng đất sâu hơn.
- Tưới đợt 2:
Sau tưới đợt 1 khoảng 20 ngày, thì tiến
hành tưới đợt 2 với lượng nước tưới cho công
thức 1 là 239,1 lít/cây, công thức 2 là 390 lít/cây.
Số liệu về độ thấm sâu và diễn biến độ ẩm đất
được thu thập và trình bày tại bảng 3.
Bảng 3. Diễn biến độ ẩm đất của các công
thức sau khi tưới đợt 2
Công
thức
Lượng nước tưới
(lít/cây/lần)
Độ thấm
sâu
(cm)
Ẩm độ đất (%TLĐK)
Tầng đất Trước tưới 1 ngày
Sau tưới
1 ngày 5 ngày 10 ngày 20 ngày
CT1 239,1 40
0-10cm 29,00 42,89 34,16 30,75 28,16
10-20cm 31,81 41,60 37,15 33,13 30,85
20-30cm 33,37 36,29 35,38 34,18 31,87
TB 31,39 40,26 35,56 32,68 30,29
CT2 390 48
0-10cm 27,43 43,33 36,52 32,88 27,98
10-20cm 29,62 43,62 37,67 37,18 29,77
20-30cm 33,07 42,80 40,41 38,60 31,60
TB 30,04 43,25 38,20 36,22 29,78
(Ghi chú: TLĐK: trọng lượng đất khô)
Công thức 2 (tưới 390 lít/cây) thấm sâu hơn
so với công thức 1 (tưới 239,1 lít/cây). Tuy nhiên,
chỉ cần tưới với lượng 239,1 lít/cây đủ để thấm
toàn bộ vào vùng hoạt động của bộ rễ cà phê.
Số liệu độ ẩm đất cũng cho thấy việc tưới với
lượng nước 390 lít/cây và 239,1 lít/cây thì độ ẩm
đất sau 20 ngày sau tưới là tương đương nhau.
- Tưới đợt 3:
Bảng 4. Diễn biến độ ẩm đất sau khi tưới
đợt 3
CT Lượng nước (lít/cây/lần)
Độ
thấm
sâu
(cm)
Ẩm độ đất (%TLĐK)
Tầng đất Trước tưới 1 ngày
Sau tưới
1 ngày 5 ngày 10 ngày
CT1 244,0 45
0-10cm 28,16 45,51 39,77 32,27
10-20cm 30,85 45,39 41,00 33,86
20-30cm 31,87 47,44 39,85 34,26
TB 30,29 46,11 40,21 33,47
CT2 390 49
0-10cm 27,98 46,26 38,14 31,62
10-20cm 29,77 46,07 40,29 36,74
20-30cm 31,60 48,87 41,68 38,61
TB 29,78 47,07 40,03 35,66
(Ghi chú: TLĐK: trọng lượng đất khô)
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT34
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G Độ thấm sâu của nước sau khi tưới đợt 3 có
chiều hướng thấm sâu hơn so với tưới đợt 1 và
đợt 2. Điều này có thể giải thích do nước được
tích lũy từ các đợt tưới trước đó. Đây cũng là cơ
sở để có thể kéo dài hơn chu kỳ tưới. Khi theo
dõi diễn biến độ ẩm đất đến ngày thứ 10 sau
tưới thì thời tiết đã có mưa và mưa nhiều nên
việc theo dõi độ ẩm đất dừng lại.
* Tỷ lệ hoa nở
Kết quả bảng 5 cho thấy, việc tưới đúng
thời điểm đã giúp hoa cà phê nở rất tập trung
và gần như nở toàn bộ sau khi tưới đợt 1 (94,87
% đến 97,13%), tỷ lệ hoa nở ở đợt 2 là không
đáng kể. Công thức 2 tưới với lượng nước 390
lít/cây có tỷ lệ nở hoa cao hơn so với công thức
1 tưới với lượng nước 324,10 lít/cây. Tuy nhiên,
kết quả xử lý thống kê cho thấy sai khác ở tỷ
lệ hoa nở giữa hai công thức chưa đạt mức có
ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa rằng, việc
tưới với lượng nước 390 lít/cây và 324,1 lít/cây
có tỷ lệ hoa nở tương đương nhau.
Bảng 5. Tỷ lệ hoa nở sau mỗi đợt tưới của
các công thức
Công
thức
Tỷ lệ hoa nở sau
tưới đợt 1 (%) tt tb
Tỷ lệ hoa nở sau
tưới đợt 2 (%) tt tb
CT1 94,87
1,94NS 2,02
3,84
1,68NS 2,02
CT2 97,13 2,21
Ghi chú: NS: không có ý nghĩa; tt: T - test
tính; tb: T - test bảng
Bảng 6. Lượng nước tưới tiết kiệm so với
đối chứng
TT Nội dung CT1
CT2
(đối chứng)
Tiết kiệm so với
đối chứng
Tỷ lệ %
1 Lượng nước tưới/cây (lít/cây) 766,4 1.170 403,6
34,50
2 Lượng nước tưới/ha (m3/ha) 843 1.287 444
4. Kết luận
- Áp dụng phương trình FAO Penman
Monteith và hệ số cây trồng Kc đã xác định được
nhu cầu nước của cây cà phê kinh doanh tại Ia
Grai, Gia Lai. Lượng nước tưới nở hoa (đợt 1)
được xác định là khoảng 324,1 lít/cây, tưới đợt
2 là 239,1 lít/cây và đợt 3 là 244 lít/cây.
- Với lượng nước tưới như trên vẫn đảm
bảo độ thấm sâu trong vùng rễ của cây cà phê,
đồng thời độ ẩm đất sau 20 ngày sau tưới tương
đương với công thức tưới với lượng nước 390
lít/cây.
- Với lượng nước tưới đợt 1 là 324,1 lít/cây
đã giúp cây cà phê nở hoa tập trung (94,87 %)
và tương đương với công thức tưới với lượng
390 lít/cây.
- Lượng nước tưới tiết kiệm được so với đối
chứng khoảng 444 m3/ha, nếu khoảng 10 %
diện tích cà phê của Gia Lai (khoảng 9.000 ha)
áp dụng lượng nước tưới trên thì lượng nước
tưới tiết kiệm khoảng 3,994 triệu m3 nước,
tương đương với khoảng 19,98 tỷ đồng (giá
nước tưới khoảng 5.000 đ/m3)./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Triệu Nhạn, Hoàng Thanh Tiệm, Phan Quốc Sủng
(1999). Cây cà phê Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
2. Hoàng Thanh Tiệm, Lê Ngọc Báu (2000), Nghiên cứu
nhu cầu nước, chế độ và phương pháp tưới cho cà phê vối kinh
doanh ở Đăk Lăk, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
3. Kết quả nghiên cứu và giải pháp phát triển cà phê bền
vững, Viện KHKTNLN Tây Nguyên.
4. Lê Ngọc Báu (2011), Nghiên cứu kỹ thuật tưới nước tiết
kiệm kết hợp bón phân qua nước cho cây cà phê ở Gia Lai, Viện
KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
5. Phan Quốc Sủng (1999), Cây cà phê Việt Nam, nhà
xuất bản Nông nghiệp.
6. Crop evapotranspiration - Guidelines for computing
crop water requirement - FAO Irrigation and Drainage Paper
No.56.
7. M.K.V. Carr - The water ralations and irrigation
requirements of coffee.
8. Vermeiren, L. (1984), Localized irrigation, FAO,
Irrigation and drainage.
Hình 2: Quan trắc tỷ lệ hoa nở
* Lượng nước tưới tiết kiệm so với đối
chứng
Kết quả bảng 6 cho thấy, lượng nước tưới
tiết kiệm được của công thức 1 so với công thức
2 khoảng 34,50 % tương đương với khoảng 444
m3 nước trên ha.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_6975_2207535.pdf